Giáo án dạy học các môn lớp 1 - Tuần 22 năm 2012

Tiếng việt

BÀI 91: OA - OE.

I. MỤC TIÊU:

- HS đọc và nhận biết được vần oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè. Đọc được đoạn ứng dụng sgk.

- Phát triển lời nói tự nhiên(2 đến 3 câu) theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, bảng con, vở tập viết.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 7 trang Người đăng hong87 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học các môn lớp 1 - Tuần 22 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Soạn : ngày 2 tháng 2 năm 2013
 Giảng : Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013
Tiết 1 Chào cờ
Tiết 2 + 3	 Tiếng việt
Bài 91: oa - oe.
I. Mục tiêu:
- HS đọc và nhận biết được vần oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè. Đọc được đoạn ứng dụng sgk. 
- Phát triển lời nói tự nhiên(2 đến 3 câu) theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, bảng con, vở tập viết.
III.Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài
- Hôm nay chúng ta học vần có âm đầu là o đó là: oa, oe.
b.Dạy vần.
* Vần oa. 
- HS thêm âm và dấu thanh để tạo tiếng mới: hoạ?
 + Hoạ sĩ là người làm những công việc gì?
- Ghi bảng: hoạ sĩ.
- Đọc lại: oa 
 hoạ
 hoạ sĩ
* Vần oe: tương tự
- 2 vần oa và oe có gì giống và khác nhau?
- Đọc lại: oe, xoè, múa xoè.
* Dạy viết bảng con: 
- GV viết mẫu, HD các em cách viết: 
* Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi bảng.
- Tìm tiếng và gạch chân vần vừa học?
Tiết 2
c. Luyện tập
* Luyện đọc: 
- HS quan sát và nhận xét các tranh.
- Đọc lại vần, tiếng, từ khoá.
- HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng, tìm tiếng có vần mới học 
- Đọc trơn đoạn thơ ứng dụng. Luyện đọc toàn bài trong sgk.
* Luyện viết: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè.
- GV quan sát, uốn nắn HS viết yếu. Lưu ý các em nối từ.
- Chấm bài, tuyên dương các em viêt đẹp.
* Luyện nói: Chủ đề: sức khoẻ là vốn quý nhất.
Gợi ý trả lời:
+ Các bạn trai trong bức tranh đang làm gì?
+ Hàng ngày em tập thể dục vào lúc nào?
+ Tập thể dục sẽ giúp ích gì cho cơ thể?
4. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần mới học.
- Đọc lại bài trong sgk. Tuyên dương em đọc tốt
- HS viết bảng con: 
- Đọc sgk: 1 số em. 
- HS phân tích, đọc trơn.
- Cài vần oa.
- thêm âm h và dấu nặng.
- Kẻ, vẽ.
- HS đánh vần, đọc trơn.
- giống o, khác e, a. HS phân tích đọc trơn.
 Ξ hƦ ǧź 
 φψ mỳa xφǩ - Luyện viết bảng con.
sách giáo khoa hoà bình 
chích choè mạnh khoẻ
Tiết 4 Toán
Xăng ti mét - đo độ dài.
I. Mục tiêu: .
Giúp HS có khái niệm ban đầu về đo độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăng ti mét. Bước đầu vận dụng để đo đoạn thẳng với đơn vị là xăngtimét trong các trường hợp.
- Làm các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
II. Chuẩn bị: 
- Thước có vạch chia cm.
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV đưa thước kẻ và hỏi: Đây là cái gì?
Trên thước kẻ em nhìn thấy gì? 
- Vậy trên thước kẻ có từng vạch chia thành từng cm và số đo.
b. Giới thiệu đơn vị đo độ dài và dụng cụ đo.
- Cho HS quan sát thước thẳng có vạch chia thành từng cm.
- Giới thiệu : từ vạch số 0 đến 1 là 1cm, từ 2 đến 3 là 1cm.
- Xăngtimét viết tắt là cm, đọc là xăng ti mét.
- Giới thiệu thao tác đo độ dài theo 3 bước:
+ Đặt vạch 0 của thước trùng vào đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo cm.
Ví dụ: AB dài 3cm, CD dài 6cm
+ Viết số đo độ dài đoạn thẳng, chẳng hạn viết 3 ở dưới AB.
3. Luyện tập:
Bài 1: Viết kí hiệu của cm. HS viết bài, GV nhắc nhở.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, HS viết bài vào ô trống rồi đọc lên.
- GV nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu: đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s.
Bài 4: HS nêu yêu cầu: Đo và viết số đo, nhắc lại các bước đo.
Chữa bài: HS đọc số đo đoạn thẳng (6cm, 9cm, 4cm, 10cm).
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại cách đo độ dài, đơn vị đo độ dài là gì?
- Về nhà tập đo.
- Thước kẻ
- Vạch chia các số.
- Quan sát.
 cm cm cm cm 
 Soạn : Ngày 3 tháng 2 năm 2013
 Giảng: Chiều thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2013
Tiết 1	Tự nhiên xã hội
Bài 22: Cây rau
I. Mục tiêu:
- HS nêu được tên một số cây rau và nơi sống của chúng. Biết quan sát phân biệt, nói tên được các bộ phận chính của cây rau.
- Biết ích lợi của rau, có ý thức thường xuyên ăn rau và rửa rau trước khi ăn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sưu tầm 1 số cây rau.
III.Các hoạt động dạy và học
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. KTBC: 
- Em hãy kể những thành viên trong gia đình em?
- Kể về những việc làm mà em giúp đỡ bố mẹ?
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: 
- GV và HS giới thiệu về cây rau của mình:
- Tên cây rau? nó được trồng ở đâu?
=> Rau là 1 loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày, ích lợi của nó thế nào, khi ăn ta cần chú ý điều gì? Vậy chúng ta cần tìm hiểu về cây rau.
b. Hoạt động 2: Quan sát cây rau
- Mục tiêu: HS biết tên các bộ phận của cây rau, biết phân biệt loại rau này với loại rau khác.
+ Quan sát cây rau xem có những bộ phận nào? (rễ, thân, lá, hoa).
+ Bộ phận nào của cây rau đó ăn được?
+ Em thích ăn loại rau nào?
* Kết luận: Có rất nhiều loại rau, các cây rau đều có rễ, thân, lá, hoa. Có loại rau ăn lá (bắp cải, xà lách), có loại rau ăn cả thân và lá (rau cải, rau muống), có loại ăn thân (xu hào), có loại ăn củ (củ cải, cà rốt), có loại rau ăn hoa (su lơ, thiên lý), có loại rau ăn quả (cà chua, bí, mướp).
c. Hoạt động 3: Làm việc với sgk:
- Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và trả lời dựa trên các hình ảnh trong sgk. Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa sạch rau trước khi ăn.
+ Hướng dẫn các em quan sát tranh và đọc câu hỏi
+ Hoạt động cả lớp.
- GV nêu câu hỏi:
+ Các em thường ăn loại rau nào?
+ Tại sao ăn rau lại tốt?
+ Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì?
Kết luận: ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS nên ăn rau thường xuyên, nhắc gia đình phải rửa sạch rau trước khi ăn.
- Nhiều cá nhân nêu , số khác nhận xét
- HĐ nhóm
- đại diện một vài nhóm lên trình bày.
- HS hỏi nhau và trả lời
- Một số cặp hỏi và trả lời trước lớp.
Tiết 2 Âm nhạc - Giáo viên chuyên dạy
Tiết 3 Thể dục - Giáo viên chuyên dạy
 Soạn : Ngày 4 tháng 2 năm 2013
 Giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 2 năm 2013
Tiết 1 + 2 Tiếng việt
	 Bài 94: 	oang - oăng
I. Mục tiêu:
- Đọc và viết được vần oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng. 
- Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng trong sgk.
- Phát triển lời nói tự nhiên ( 2 - 3 câu ) theo chủ đề: áo choàng, áo sơ mi, áo len.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở tập viết, sgk, bộ chữ, bảng con, tranh minh hoạ.
III.Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
cây xoan, bài toán, khoẻ khoắn, xoắn thừng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Dạy vần.
* Vần oang 
- Vần oang được ghi bằng âm nào?
 oang
 hoang
- Quan sát tranh đưa từ vỡ hoang
- HS đọc lại: oang, hoang, vỡ hoang.
- Vần oăng: tương tự
- So sánh: oang, oăng?
- Đọc lại: oăng, hoẵng, con hoẵng.
* Luyện viết: 
oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
- GV viết mẫu
- GV kiểm tra, uốn nắn em viết yếu. 
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Đọc mẫu và giải thích.
- Phân tích , đọc trơn.
Tiết 2
c. Luyện tập
* Luyện đọc: 
- Đọc lại bài đã học ở tiết 1. .
- HS đọc thầm đoạn ứng dụng. Tìm tiếng có vần mới học.
- Đọc trơn toàn bài ứng dụng.
- Luyện đọc toàn bài trong sgk.
* Luyện viết: 
- Hướng dẫn viết theo chữ mẫu trong vở tập viết.
* Luyện nói: 
- chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
- HS quan sát từng kiểu áo trong sgk?
- Nói lên mỗi kiểu áo đang mặc vào lúc nào?
- Luyện nói liên tục nhiều câu về chủ đề trên
3. Củng cố, dặn dò:
- Đọc bài trong sgk.
- Dặn HS đọc bài ở nhà, tìm tiếng có chứa vần oang, oăng.
- Bảng con
- Từ o-a-ng. Cài vần oang.
- HS đọc lại: cá nhân, tổ, lớp.
- Giống nhau o, ng, khác a, ă
 Ξng vỡ hΞng 
 ęng con hƋng 
áo choàng liến thoắng
oang oang dài ngoẵng
- HS quan sát và nhận xét các bức tranh .
- HS đọc lại toàn bài
- HS đọc thầm đoạn ứng dụng.
- HS viết vở tập viết.
- Nhiều cá nhân nêu
Tiết 3 Toán 
Tiết 85: Luyện tập 
(Trang 122)
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài giải , thực hiện các phép cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo cm.
- Làm các bài tập : Bài 1 , 2 , 4
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, sgk.
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- viết cm, 1cm, 4cm, 6cm, 9cm. 
2. Bài mới:
- Hướng dẫn các em giải bài tập trong sgk.
Bài 1: 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ TH bằng phép tính nào ? Vì sao ?
Có : ... bóng xanh
Có : ... bóng đỏ
Có tất cả : ... quả bóng ? 
- HS tự giải bài toán theo 3 bước:
+ Viết câu trả lời
+ Viết phép tính
+ Viết đáp số
Bài 2: Tương tự bài 1. 
 Bài giải
 Số bạn tổ em là:
 5 + 5 = 10 (bạn)
 Đáp số: 10 bạn
Bài 4: Tính (theo mẫu).
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.
- Bảng con
- HS đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự điền số thích hợp vào chỗ chấm.
 Bài giải
 An có tất cả là:
 4 + 5 = 9 (quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng
- HS tự tóm tắt và giải bài toán.
- HS nêu yêu cầu và thực hiện .
Tiết 4 	 Thủ công
Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, kéo.
II. Chuẩn bị: 
- Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy vở HS.
III. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
- Đồ dùng và sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu các dụng cụ thủ công.
b. GV hướng dẫn thực hành.
- Cách sử dụng bút chì:
+ Bút chì gồm 2 bộ phận ngoài là vỏ cứng và trong là ruột mềm để sử dụng.
+ Cầm bút bằng 3 ngón tay cách mũi nhọn 3cm, khi viết ta đưa đầu nhọn trên giấy và di chuyển theo ý muốn.
- Cách sử dụng thước kẻ:
+ Muốn kẻ 1 đường thẳng ta đặt thước trên giấy, tay trái giữ thước, tay phải di chuyển bút nhẹ nhàng.
(Thước kẻ có nhiều loại: bằng gỗ hoặc bằng nhựa).
- Cách sử dụng kéo:
+ Kéo gồm 2 bộ phận lưỡi và cán, lưỡi kéo sắc được làm bằng sắt, khi sử dụng phải mở rộng kéo, đưa lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt, bấm kéo từ từ theo đường cắt.
3. Thực hành:
- Kẻ đường thẳng, cắt theo đường thẳng.
- HS thực hành, GV kịp thời quan sát, uốn nắn giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Nhắc nhở HS giữ an toàn khi sử dụng kéo.
4. Củng cố dặn dò:
a. Nhận xét về ATLĐ- VS lớp học
b.Dặn dò
- Nhắc HS về nhà chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để giờ sau học tốt hơn.
- Chú ý quan sát
- Chú ý quan sát
- Chú ý quan sát
- Thực hiện trên giấy nháp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc