Đạo Đức
GIỮ LỜI HỨA.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với người khác.
+ Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình. Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của người khác.
2. Thái độ:
+ Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa.
3. Hành vi:
+ Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
+ Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Câu chuyện “Chiếc vòng bạc – trích trong tập Bác Hồ – Người Việt Nam đẹp nhất”.
+ 4 bộ thẻ xanh đỏ.
+ 4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiết 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Thảo luận truyện “ Chiếc vòng bạc”.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành:
+ Giới thiệu: “Bài trước cô và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác Hồđối với thiếu nhi và sự kính trọng của thiếu nhi đối với bác. Hôm nay, qua câu chuyện :Chiếc vòng bạc”, các em sẽ còn thấy những tính cách đáng kính khác của Bác, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta”.
+ Giáo viên kể chuyện “Chiếc vòng bạc”.
+ Yêu cầu 1 2 học sinh kể hoặc đọc lại.
+Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận theo các câu hỏi sau:
1. Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?
2. Em bé và mọi người cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác?
3. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
+ Yêu cầu học sinh đại diện của các nhóm phát biểu ý kiến thảo luận của nhóm mình.
Hỏi cả lớp:
1. Thế nào là giữ lời hứa?
2. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá, nhận xét như thế nào?
+ Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận:
“Tuy bận nhiều công việc, dù qua thời gian dài nhưng Bác Hồ vẫn không quên lời hứa với em bé. Việc làm đó của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục”. + Học sinh chú ý lắng nghe.
+ 12 học sinh đọc lại truyện.
+ Lớp chia thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng và tiến hành thảo luận.
Câu trả lời đúng.
1. Khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa, Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc. Việc làm đó thể hiện bác là người giữ đúng lời hứa
2. Em bé và mọi người rất xuác động trước việc làm đó của Bác.
3. Qua câu chuyện, em rút ra bài học là: Cần luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
+ Đại diện nhóm trả lời, với hai câu 1&2, nếu các đội trả lời sau có câu trả lời giống đội trước thì không cần nhắc nhiều.
+ 23 học sinh trả lời.
1. Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác.
2. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu quí, tin cậy.
+ 12 học sinh nhắc lại phần kết luận.
thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Nội dung: a). Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay. b). Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự đợt thi báo tường mừng ngày 8/3 ở trường. c). Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ, riêng Nam cố nhắc mấy lần mà vẫn quên. d). Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo, Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng. đ). Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, giành nhiều điểm 9à10 để kính tặng các thầy cô nhân ngày 20/11. + Nhận xét câu trả lời của các nhóm. Kết luận: Để tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường, các emcó thể tham gia vào nhiều hoạt động như: lao động, hoạt động học tập, vui chơi tập thể ... + Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình. à Đúng, không chỉ hoàn thành các công việc của mình, Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng kết thúc công việc. à Đúng, tuy bị mệt, Thơ vẫn cố gắng tham gia để lớp hoàn thành tốt công việc. à Sai, nam vừa không có ý thức giúp đỡ các bạn vùng lũ, vừa không có ý thức tham gia vào việc làm chung mà lớp, trường phát động. à Sai, đang là giờ học, lại là yêu cầu thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho bài học mà Hùng và Tuấn lại không tham gia. à Đúng, các bạn làm thế sẽ làm cho các thầy cô vui lòng, phong trào học tập của lớp sẽ phát triển tốt. + các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. Thứ ngày tháng năm 200 Tiết 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Tại con Chích chòe”. Mục tiêu: Từ câu chuyện các em phân tích các em biết được các hành vi đúng để học tập. Cách tiến hành: + Kể chuyện: “Tại con Chích chòe”. Chia học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi sau: 1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tường? Vì sao? 2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ làm như thế nào? + Nhận xét câu trả lời của học sinh. Kết luận: Việc làm của bạn Tường như thế là Sai. Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung, bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tường cũng nên tham gia cùng các bạn. Có như thế, công việc mới nhanh chóng được hoàn thành tốt. + 1 Học sinh đọc lại. Tiến hành thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 1. Bạn Tường làm thế là không đúng. Trong khi các bạn ai cũng hăng say làm việc thì Tường lại mãi chơi, không chịu làm việc. 2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ cùng các bạn hăng hái làm việc. Em sẽ để con Chích chòe ở nhà vì học ra học, làm ra làm, chơi ra chơi. + các nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau. + 1à2 học sinh nhắc lại. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân. Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá được bản thân mình. Cách tiến hành: + Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi: Viết ra giấy những việc em đã tham gia với lớp, với trường trong tuần vừa qua. + Nhận xét. + Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà giáo viên nhận xét, đưa ra những lời khen, nhắc nhở với học sinh. + ?: Em hiểu thế nào là “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường? + Nhận xét, Kết luận: Như vậy “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường ở đây là hoàn thành tốt các công việc mà mình được giao theo hết khả năng của mình. Ngoài ra, nếu có điều kiện và khả năng, có thể giúp những người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Tiến hành thảo luận cặp đôi, 2à4 cặp đứng lên trình bày, lớp nghe, nhận xét và bổ sung. + Thảo luận cả lớp, 3à4 học sinh trả lới. Ví dụ: “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường, tức là: - Việc gì của lớp, của trường cũng tham gia. - Làm xong việc của mình, nếu còn thời gian thì làm giúp công việc của người khác. - Làm hết tất cả công việc được giao. Hoạt động 3: Văn nghệ + Mỗi nhóm cử 1 đại diện để tham gia. + Mỗi đại diện sẽ hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp. + Giáo viên nhận xét và dặn dò. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU Tuần 13&14 Thứ ngày tháng năm 200 Đạo Đức QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu + Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn. + Khi được giúp đỡ, khó khăn của họ được giải quyết và vơi nhẹ đi, do vậy tình cảm, tình hàng xóm láng giềng sẽ gắn bó hơn. + Các em có thể quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức như: Rút hộ quần áo lúc trời mưa, chơi với em bé ... 2. Thái độ: + Biết tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng. + Đồng tình với những ai biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, không đồng tình với những ai thờ ơ, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 3. Hành vi: + Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. + Nội dung tiểu phẩm “Chuyện hàng xóm”. Phiếu thảo luận cho các nhóm. + Nội dung truyện “Tình làng, nghĩa xóm”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. Tiết 1. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tiểu phẩm “ Chuyện hàng xóm” Mục tiêu: HS đóng vai trong tiểu phẩm để từ đó các em nhập vai mình vào các công việc tốt. Cách tiến hành: + Yêu cầu đóng tiểu phẩm (nội dung đã được chuẩn bị trước). + Nội dung: + Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ lên bảng đóng tiểu phẩm. + Lớp xem tiểu phẩm. Chuyện hàng xóm. Ba bạn Hải, Việt, Toàn đang chơi với nhau thì nhìn thấy một bà cụ đang đứng ngoài cửa nhà chú Thái. Ba bạn không biết bà cụ đó là ai, chỉ nghe thấy bà cụ gọi: “Thái ơi, vợ chồng Thái có nhà không con?”. À, chắc đây có thể là mẹ của chú Thái. Phải làm gì bây giờ nhỉ? Hải nói: “Chú Thái là hàng xóm của chúng mình. Hay là mình mời bà cụ – chắc là mẹ của chú Thái vào nhà mình nghỉ tạm rồi ngồi đợi chú Thái về”. Việt nói chen vào: “Tớ sợ lắm. nhỡ đó không phải là mẹ chú Thái mà chỉ là một bà cụ giã vờ thì sao. Dạo này có nhiều kẻ lừa đảo lắm. mình cho bà cụ vào, không khéo ... “. Toàn chặc lưỡi: “Thôi, cãi nhau làm gì. Việc của hàng xóm, tốt nhất là mặc kệ thì chả ảnh hưởng đến ai cả. Chúng mình cứ tiếp tục chơi tiếp đi”. + ? Em đồng ý với cách xử lý của bạn nào? Vì sao? + Qua tiểu phẩm trên, em rút ra được bài học gì? Kết luận: hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta. Bởi vậy, chúng ta cần quan tâm và giúp đỡ họ lúc khó khăn cũng như khi hoạn nạn. + Học sinh dưới lớp xem tiểu phẩm, tự suy nghĩ, sau đó 4à5 học sinh trả lời. + Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. + Qua tiểu phẩm trên, em rút ra được bài học: hàng xóm là những người sống bên cạnh ta. Cần thiết phải giúp đỡ hàng xóm xung quanh. + 1à2 học sinh nhắc lại. Họat động 2: Thảo luận nhóm. + Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận. + Treo phiếu thảo luận đã phóng to lên bảng để các nhóm lên điền kết quả. Nội dung phiếu thảo luận: Điền đúng (Đ) Sai (S) vào ¨. ¨ Giúp đỡ hàng xóm là việc làm cần thiết. ¨ không nên giúp hàng xóm lúc họ gặp khó khăn vì như thế càng làm cho công việc của họ thêm rắc rối. ¨ Giúp đỡ hàng xóm sẽ gắn chặt hơn tình cảm giữa mọi người với nhau. ¨ Chỉ quan tâm, giúp đỡ hàng xóm khi họ yêu cầu mình giúp đỡ. ¨ Không được tự ý giúp đỡ hàng xóm vì như thế là vi phạm quyền tự do cá nhân của mỗi người. + Nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng và lời giải thích (nếu học sinh chưa nắm rõ). + Nghe yêu cầu, nhận phiếu và tiến hành thảo luận. + Sau 3 phút, đại diện các nhóm lên ghi kết quả trên bảng. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả, có kèm theo lời giải thích. à Đúng. à Sai. à Đúng. à Sai. à Sai. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, tìm hiểu ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ. Mục tiêu: Từ các câu tục ngữ, ca dao đó các em hiểu về tình hàng xóm, láng giềng để các em có sự quan tâm hơn đối với họ. Cách tiến hành: + Chia học sinh thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm, láng giềng + Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận và lấy ví dụ minh họa cho từng câu. 1. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. 2. Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau. 3. Người xưa đã nói chớ quên Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau. Giữ gìn tình nghĩa tương giao, Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân. + Nhận xét, bổ sung giải thích thêm.(nếu cần) + Thảo luận nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả. + Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung. Hướng dẫn thực hành ở nhà: + Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm thêm những câu ca doa, tục ngữ, những mẫu chuyện nói về tình nghĩa hàng xóm, láng giềng. + Nhớ và ghi lại những công việc mà em đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Thứ ngày tháng năm 200 Tiết 2 Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS được bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể làm cho các em mạnh dạn hơn. Cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận, yêu cầu học sinh đưa ra lời giải thích hợp lý cho mỗi ý kiến của mình. Các tình huống sau: 1. Bác Tư sống một mình, lúc bị ốm không có ai bên cạnh chăm sóc. Thương bác, Hằng đã nghỉ học hẳm một buổi ở nhà để giúp bác làm công việc nhà. 2. Thấy bà Lan vừa phải trong bé Bi, vừa phải thổi cơm. Huy chạy lại, xin được trông bé Bi giúp bà. 3. Chủ nhật nào, Việt cũng giúp cu Tuấn con cô Hạnh ở nhà bên học thêm môn Toán. 4. Tùng nô đùa với các bạn trong khu tập thể, đá bóng vào cả quán nước nhà Bác Lưu. + Nhận xét câu trả lời của các nhóm Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là việc làm tốt nhưng cần phải chú ý đến sức mình. Chỉ nên giúp những công việc phù hợp và vừa sức với hoàn cảnh của mình. + Thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 1. Hằng làm thế là sai, chỉ giúp hàng xóm theo điều kiện cho phép của mình. Hằng có thể nói với người lớn để nhờ giúp đỡ thêm chứ không được nghỉ học. 2. Huy làm thế là đúng, nhờ Huy giúp đơ, bà Lan sẽ đỡ vất vả hơn khi làm công việc của mình. 3. Việt làm thế là đúng, cu Tuấn học giỏi Toán sẽ làm cho cả nhà cô Hạnh vui, bố mẹ Việt cũng vui, hai gia đình sẽ gắn bó hơn. 4. Tùng làm thế là sai, làm ảnh hưởng đến gia đình bác Lưu hàng xóm: các bạn có thể làm đổ vỡ chai lọ trong quán ... + Nhận xét các câu trả lời của nhóm khác. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân. Mục tiêu: HS biết được mình đã làm được gì và chưa làm được gì để từ đó điều chỉnh bản thân. Cách tiến hành: + Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi, ghi lại những công việc mà bạn bên cạnh đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình. + Nhận xét, Kết luận: Khen những học sinh đã biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình một cách hợp lý. + Học sinh thảo luận cặp đôi, 3à4 cặp đôi phát biểu ý kiến. + Học sinh nghe, nhận xét, bổ sung bày tỏ thái độ của mình. Hoạt động 3: Tìm hiểu truyện: “ Tình làng, nghĩa xóm”. Mục tiêu: Qua câu chuyện HS hiểu hơn về tình làng, nghĩa xóm. Cách tiến hành: + Đọc chuyện: “Tình làng, nghĩa xóm”. Yêu cầu học sinh thảo luận cả nhóm, trả lời các câu hỏi sau: 1. Em hiểu “tình làng nghĩa xóm” được thể hiện trong câu chuyện này như thế nào? 2. Em rút ra được bài học gì cho mình qua câu chuyệt trên? 3. Ở khu phố, em đã làm gì để góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hàng xóm, láng giềng của mình? Kết luận: Mỗi người không thể sống xa gia đình, xa hàng xóm láng giềng. Cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng để thắt chặt hơn mối quan hệ, tình cảm tốt đẹp này. + Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ nói về tình làng nghĩa xóm. + 1 học sinh đọc lại. Cả lớp thảo luận, 3à4 học sinh trả lời câu hỏi. à “Tình làng nghĩa xóm” ở đây được thể hiện ở chỗ: dù món quà cho bạn vân rất nhỏ nhưng vì quý Vân mà mẹ chị Quỳnh vẫn mang cho. à bài học: Đừng coi thường những cử chỉ, sự giúp đỡ, quan tâm dù nhỏ nhất của hàng xóm, láng giềng vì điều đó thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa mọi người với nhau. à Em đã quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng những lúc cần thiết như: trông em bé ... Tuần 15&16 Thứ ngày tháng năm 200 Đạo Đức BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu + Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh, liệt sĩ. 2. Thái độ: + Tôn trọng, biết ơn các thương binh liệt sĩ. + Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ. + Phê bình, nhắc nhở những ai không kính trọng, giúp đỡ các cô chú thương binh, liệt sĩ. 3. Hành vi: + Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. + Bảng phụ, phấn màu. Tranh vẽ minh họa truyện “Một chuyến đi bổ ích”. + Phiếu thảo luận nhóm, tranh ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản). III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. Tiết 1. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện: “Một chuyến đi bổ ích”. Mục tiêu: HS hiểu nội dung câu chuyện khuyên chúng ta phải biết quan tâm giúp đỡ gia đình thương binh và liệt sỹ. Cách tiến hành: + Yêu cầu: Các nhóm chú ý nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau: (treo bảng phụ có ghi 3 câu hỏi) 1. Vào ngày 27/7, các bạn học sinh lớp 3A đi đâu? 2. Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì? 3. Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào? + Kể chuyện, có tranh minh họa cho chuyện. + Tổng kết các ý kiến của các nhóm và kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ. + Các nhóm chú ý đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: 1. Vào ngày 27/7 các bạn học sinh lớp 3A đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng. 2. Các bạn đến trại thương binh nặng để thăm sức khỏe các cô chú thương binh và lắng nghe cô chú kể chuyện. 3. Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các cô chú thương binh, liệt sĩ. + Đại diện của từng nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. + 1à2 học sinh nhắc lại kết luận. Họat động 2: Thảo luận cặp đôi. Mục tiêu: HS biết được công việc mình cần làm để giúp đỡ gia đình thương binh và liệt sỹ. Cách tiến hành: + Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối cới cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì? + Ghi lại ý kiến của các nhóm lên bảng. Kết luận: Về các việc học sinh có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. + Tiến hành thảo luận cặp đôi. Đại diện mỗi nhóm trả lời. Ví dụ: + Chào hỏi lễ phép. + Thăm hỏi sức khỏe. + Giúp làm việc nhà. + Giúp các con của cô chú học bài. + Chăm sóc mộ thương binh, liệt sĩ. Hoạt động 3: bày tỏ ý kiến. Mục tiêu: HS biết được những hành vi nào đúng những hành vi nào sai để biết cách sử lý. Cách tiến hành: + Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong phiếu thảo luận. Phiếu thảo luận: Em hãy viết chữ Đ vào ô ¨ trước hành vi đúng, chữ S vào ô ¨ trước hành vi sai. a). ¨ Ngày nghỉ cuối tuần, 3 bạn Mai, Nga, Vân đến nhà chú Hà là thương binh nặng giúp em Lan là con chú học bài. b). ¨ Trêu đùa chú thương binh đang đi trên đường. c). ¨ Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ của các liệt sĩ. d). ¨ Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí và khác lạ. e). ¨ Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân. + Lắng nghe các nhóm trả lời và đưa ra kết luận. + Yêu cầu học sinh giải thích vì sao việc làm ở câu b và d lại sai. Kết luận: Bằng những việc làm đơn giản tường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện để đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ. + Các nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu của nhóm. à Đ à S à Đ à S à Đ + Đại diện của nhóm làm việc nhanh nhất trả lời. Các nhóm khác lắng nghe bổ sung ý kiến và nhận xét. + Trả lời: Vì hành động đó thể hiện sự không kính trọng lễ phép đối với thương binh, liệt sĩ. Hướng dẫn thực hành ở nhà. Yêu cầu học sinh: + Kể một vài việc em đã làm hoặc trường em tổ chức để tỏ lòng biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ. + Sưu tầm các bài hát ca ngợi thương binh, liệt sĩ. + Tìm hiểu gương một số anh hùng liệt sĩ như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản ... Thứ ngày tháng năm 200 Tiết 2 Hoạt động 1: Kể tên việc em đã làm hoặc trường em tổ chức. Mục tiêu: HS biết được tại sao các em phải giúp đỡ gia đình thương binh và liệt sỹ. Những việc cần làm để giúp đỡ họ. Cách tiến hành: + Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả tìm hiểu (trong yêu cầu về nhà ở tiết 1) trả lời/ báo cáo. + Ghi lại một số việc làm tiêu biểu, những việc làm được nhiều học sinh thực hiện lên bảng. + ?: Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ? Kết luận: Chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ vì họ đã hi sinh xương máu vì đất nước. Có rất nhiều việc mà các em có thể làm được để cám ơn các thương binh, liệt sĩ. + Học sinh lần lượt báo cáo. + Vì các cô chú thương binh là những người đã hi sinh xương máu cho Tổ Quốc, cho đất nước ... + 1à 2 học sinh nhắc lại. Hoạt động 2: Xử lý tình huống. Mục tiêu: Biết sử lý những tình huống có liên quan đế bài học. Cách tiến hành: + Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý các tình huống sau: Tình huống 1 (nhóm 1&2) Hôm đó em phải đi học sớm để trực nhật, khi đi tới ngã 3 đường em thấy một chú thương binh đang đứng và đang muốn sang đường khi đường rất đông. Em sẽ làm gì khi đó? Tình huống 2 (nhóm 3&4) Ngày 27/7, trường em mời các chú thương binh tới nói chuyện trước toàn trường. Trong lúc cả trường đang lắng nghe chăm chú thì một anh học sinh lớp 4A cạnh lớp em cười đùa, trêu chọc các bạn ngồi bên cạnh và bắt chước hành động của chú thương binh. Em sẽ làm gì khi đó? Tình huống 3 (nhóm 5&6) Lớp 3B có bạn Lan là con thương binh, nhà bạn Lan rất nghèo, lại có ít người nên bạn thường nghỉ học để làm giúp bố mẹ. Điểm học tập của bạn vì thế rất thấp. Nếu là học sinh lớp 3B em sẽ làm gì? + Tóm tắt ý kiến thảo luận của các nhóm học sinh. Kết luận: Chỉ cần bằng những hành động rất nhỏ, chúng ta cũng đã góp phần đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ. Tiến hành thảo luận nhóm. à Em đưa chú thương binh sang đường rồ nhanh chóng đi trực nhật. Nếu đến muộn, em cần giải thích rõ lý do với các bạn trong tổ. à Em nhắc nhở anh không nên cười đùa, trêu chọc và bắt chước hành động của chú thương binh. Nếu anh không nghe em cần báo cho giáo viên biết ngay. à Em nên cùng các bạn trong lớp tranh thủ thời gian rỗi đến nhà giúp Lan và Chú thương binh những việc vừa sức. Động viên Lan đi học đầy đủ, báo cáo tình hình gia đình Lan với giáo viên chủ nhiệm để có biện oháp giúp Lan. + Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Nhóm có cùng tình huống sẽ nhận xét, bổ sung, các nhóm khác góp ý, nhận xét. Hoạt động 3: Xem tranh và kể về các anh hùng thương binh, liệt sĩ. + Yêu cầu học sinh các nhóm xem tranh, thảo luận và trả lời 2 câu hỏi sau: - Bức tranh vẽ ai? - Em hãy kể đôi đi62u về người trong tranh. (Treo tranh: Chị Võ Thị Sáu, Anh Kim Đồng, Anh Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản, tuy tuổi còn trẻ nhưng đều anh dũng chiến đấu hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ Quốc. Chúng ta phải biết ơn những anh hùng, liệt sĩ đó và phải biết phấn đấu học tập để đền đáp công ơn các anh hùng thương binh, liệt sĩ). + Yêu cầu học sinh hát một bài hát ca ngợi gương anh hùng (Bái Anh Kim Đồng, Biết ơn chị Võ Thị Sáu) + Nhận xét giờ học và kết thúc tiết học. + Tiến hành thảo luận (mỗi nhóm thảo luận 1 tranh) + Đại diện mỗi nhóm lên bảng chỉ vào tranh và giới thiệu về anh hùng trong tranh. + 1à2 học sinh hát. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU Tuần 17&18 Thứ ngày tháng năm 200 Đạo Đức ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ II. MỤC TIÊU: . 1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu + Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt màu da, dân tộc ... + Trẻ em có quyền tự do kết bạn và thu nhận những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác. 2. Thái độ: + Học sinh quí mến, tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau. + Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới. + Giúp đỡ các bạn thiếu nhi nước ngoài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. + Bộ tranh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới. + Đạo cụ để sắm vai, Phiếu bài tập cho học sinh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. Tiết 1. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về các tranh ảnh. Mục tiêu: HS nhận ra mối đoàn kết giữa thiếu nhi các nước với nhau. Cách tiến hành: Phát cho các nhóm tranh ảnh về các cuộc giao lưu của trẻ em Việt Nam với trẻ em thế giới. (trang30). Yêu cầu các nhóm xem tranh và trả lời các câu hỏi sau: 1. Trong tranh ảnh, các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai? 2. Em thấy buổi giao lưu như thế nào? 3. Trẻ em Việt Nam và trẻ em trên thế giới có được kết bạn giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không? + Nhận xét và tổng kết các ý kiến: Trong tranh ảnh, các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. Không khí giao lưu rất đoàn kết hữu nghị. Trẻ em trên toàn thế giới có quyền giao lưu, kết bạn với nhau không kể màu da, dân tộc. + Chia thành các nhóm, nhận tranh ảnh, quan sát và thảo luận trả lời các câu hỏi. à Trong tranh ảnh, các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. à Không khí giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười. à Trẻ em Việt Nam có thế kết bạn, giao lưu, giúp đỡ các bạn bè ở nhiều nước trên thế giới. + Đại diện của mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Họat động 2: Kể tên các hoạt động, việc làm Thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới. Mục tiêu: HS biết được những việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi trên thế giới với nhau. Cách tiến hành: + Yêu cầu 2 học sinh tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi. Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đẽ từng tham gia hay được biết) để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới. + Nghe học sinh báo cáo, ghi lại kết quả trên bảng. + Yêu cầu học sinh nhắc lại. Kết luận: Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi các nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh. Các em có thể việt thư kết bạn
Tài liệu đính kèm: