Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 27 đến 30 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Môn : Đạo đức

Tuần 28 tiết 28

TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

Tiết 1

I. Mục tiêu :

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

* Tích hợp :

+ Nước là nguôn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung.

+ Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm , hiệu quả.

+ Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.

+ Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

+ Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước (gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụnglãng phí, không đúng mục đích)

- Hs khá giỏi : Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Không đồng tình với những hành vi sử dụng lảng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.

II. Các kỹ năng sống :

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :

- Thảo luận nhóm.

- Trình bày 1 phút.

IV. Đồ dùng dạy học :

- Phiếu học tập.

- Các tư liệu về sử dụng nước và tình hình ô nhiễm ở địa phương.

V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 11 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 27 đến 30 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 10 tháng 03 năm 2015
Môn : Đạo đức
Tuần 27 tiết 27
TÔN TRỌNG THƯ TỪ - TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
Tiết 2
I. Mục tiêu :
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết : 
+ Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
+ Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
+ Hs khá giỏi : Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật, riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện.
II. Các kỹ năng sống : 
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
- Kỹ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm.
- Trình báy 1 phút.
- Nói cách khác.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu học tập 
- Vở bài tập
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để hs đóng vai hoạt động 2.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học Đạo dức bài gì?
+ Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?
+ Em có tôn trọng thư từ và tài sản của người khác chưa? Hãy kể trước lớp?
- Gv nhận xét đánh giá
C. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay giúp các em tiếp tục nhận xét hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ và tài sản của người khác.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Tìm hiều bài : 
* Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi
+ Mục tiêu : Hs có khả năng nhận xét hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ và tài sản của người khác.
- Gọi hs đọc các tình huống vở bài tập 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét hành vi nào đúng hành vi nào sai
- Gọi đại diện hs đóng vai trước lớp 
- Gv nhận xét kết luận : 
+ Tình huống a : sai
+ Tình huống b : đúng
+ Tình huống c : sai
+ Tình huống d : đúng
* Hoạt động 2 : Đóng vai.
+ Mục tiêu : Hs khả năng thực hiện một số hành vi thể hiện sự tôn trọng thư từ và tài sản người khác.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chơi trò chơi đóng vai theo tình huống bài tập 5 vở bài tập. Trong đó một nữa đóng vai tình huống 1 một nữa còn lại đóng vai tình huống 2.
- Gọi hs trình bày trò chơi đóng vai trước lớp 
- Gv nhận xét tuyên dương kết luận : 
+ Tình huống 1 : Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy.
+ Tình huống 2 : Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
- Gv kết luận chung : Thư từ tài sản của mọi người thuộc về của riêng họ không ai được xâm phạm.Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
D. Cũng cố- Dặn dò :
+ Đối với thư từ và tài sản của người khác em phải làm gì?
+ Tại sao cần phải tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?
- Gv nhận xét – giáo dục hs 
- Hs về nhà thực hiện tốt những điều đã học để quan hệ tốt với những người xung quanh ta.
- Chuẩn bị tiết sau : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui 
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
2 hs đọc tình huống
Hs thảo luận nhóm
Hs báo cáo kết quả
Hs nhận xét
Hs thảo luận nhóm
Hs trình bày
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 17 tháng 03 năm 2015
Môn : Đạo đức
Tuần 28 tiết 28
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
Tiết 1
I. Mục tiêu :
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
* Tích hợp : 
+ Nước là nguôn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung.
+ Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm , hiệu quả.
+ Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
+ Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước (gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụnglãng phí, không đúng mục đích)
- Hs khá giỏi : Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Không đồng tình với những hành vi sử dụng lảng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Các kỹ năng sống : 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu học tập.
- Các tư liệu về sử dụng nước và tình hình ô nhiễm ở địa phương.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học Đạo dức bài gì? 
+ Tại sao chúng ta cần phải tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?
- Gv nhận xét đánh giá
C. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay giúp các em sẽ học bài "Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước".
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Tìm hiều bài : 
- Hoạt động 1 : Thảo luận
+ Mục tiêu : Hs biết nước là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống. Được sử dụng đầy đủ để trả em có sức khỏe và phát triển.
- Yêu cầu hs xem ảnh vở bài tập đạo đức
+ Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào?
- Gv nhận xét kết luận : Nước là nhu cầu thiết yếu của con người đảm bảo cho trẻ sống và phát triển tốt.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
+ Mục tiêu : Hs nhận biết đánh giá hành khi sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu hs thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau
PHIẾU HỌC TẬP
(Khoanh vào chữ cho câu trả lời đúng nhất)
+ Nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
a. Tấm rửa cho trâu, bò ngay cạnh giếng nước ăn.
b. Đổ rác ở bờ sông
c. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào túi đựng riêng.
d. Để vòi nước chảy trên bể mà không khóa lai.
đ. Không vứt rác trên sông, hồ, biển.
- Gọi hs trình bày kết quả trước lớp 
- Gv nhận xét kết luận : 
a. Không nên tấm rửa cho trâu, bò ngay cạnh giếng nước vì sẽ làm bẩn giếng nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
b. Đổ rác ờ ao hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước.
c. Đúng vì giữ sạch đồng ruộng và nước không bị ô nhiễm.
d. Việc làm sai vì đã phí nước sạch.
đ. Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm.
+ Mục tiêu : Hs biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở địa phương.
- Gv phát phiếu cho các nhóm : Nội dung như bài tập 3 trang 44 vở bài tập
- Yêu cầu hs các nhóm thảo luận.
- Gọi hs trình bày kết quả trước lớp 
- Gv nhận xét tuyên dương nhóm biết quan tâm đến việc sử dụng nước nơi mình sống.
+ Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? 
- Gv nhận xét kết luận : Nước là tài nguyên quý chỉ có hạn. Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng nước hợp lý tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn thực hành.
- Yêu cầu hs tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình, nhà trường.
D. Cũng cố- Dặn dò :
+ Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? 
+ Ở gia đình em thường sử dụng nguồn nước nào? 
+ Nhà trường đổ rác ở đâu?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Hs về nhà vận động người thân tiết kiệm và sử dụng nguồn nước hợp lý.
- Chuẩn bị tiết sau : Xem trước bài tập 4, 5 vbt bài Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui 
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs quan sát
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs thảo luận nhóm
Hs trình bày
Hs theo dõi
Hs thảo luận nhóm
Hs trình bày
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 24 tháng 03 năm 2015
Môn : Đạo đức
Tuần 29 tiết 29
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
Tiết 2
I. Mục tiêu :
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
* Tích hợp : 
+ Nước là nguôn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung.
+ Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm , hiệu quả.
+ Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
+ Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước (gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụnglãng phí, không đúng mục đích)
- Hs khá giỏi : Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Không đồng tình với những hành vi sử dụng lảng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Các kỹ năng sống : 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu học tập.
- Vở bài tập đạo đức.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học Đạo dức bài gì?
+ Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? 
+ Làm thế nào để nguồn nước không bị ô nhiễm?
- Gọi hs đọc lại nội dung ghi nhớ bài học
- Gv nhận xét tuyên dương
C. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục học bài "Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước".
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Thực hành : 
* Hoạt động 1 : Xác định các biện pháp
+ Mục tiêu : Hs đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 
- Gv nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu biện pháp hay và khen cả lớp là nhà bảo vệ môi trường tốt, là những chủ nhân tương lai phát triển bền vững của trái đất.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
+ Mục tiêu : Hs đưa ra các ý kiến đúng sai.
- Yêu cầu hs thảo luận hoàn thành phiếu học tập 
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả 
- Gv nhận xét kết luận : 
a. Sai vì lượng nước chỉ có hạng và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
b. Sai vì nguồn nước ngầm có hạng.
c. Đúng vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước dùng.
d. Đúng vì nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến các loài động, thực vật và con người.
đ. Đúng vì nguồn nước bị ô nhiễm thì môi trường bị ô nhiễm.
e. Đúng vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
* Hoạt động 3 : Ai nhanh, a đúng.
+ Mục tiêu : Hs ghi nhớ các việc làm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập 5
- Gv chia lớp thành 4 nhóm và phổ biến cách chơi thời gian 10 phút. Nhóm liệt kê các việc làm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy . Nhóm nào ghi được nhiều việc làm nhanh và đúng là nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu hs các nhóm làm việc tiếp sức.
- Gv nhận xét đánh giá kết quả trò chơi
* Kết luận chung : Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng nước hợp lý tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
D. Cũng cố- Dặn dò :
+ Chúng ta làm gì để tiết kiệm nguồn nước?
+ Tại sao chúng ta bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm?
+ Nếu nhà em sử dụng nước sông thì nên xử lý như thế nào trước khi sử dụng?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Hs về nhà xem lại bài và vận động người thân nên tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Chuẩn bị tiết sau : Chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui 
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
1 hs đọc ghi nhớ
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs trình bày 
Hs nhận xét
Hs theo dõi
Hs thảo luận
Hs trình bày
Lớp nhận xét
Hs đọc yêu cầu 
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 31 tháng 03 năm 2015
Môn : Đạo đức
Tuần 30 Tiết 30
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
Tiết 1
I. Mục tiêu :
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
* Tích hợp : Chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năm lượng.
- Hs khá giỏi : biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng , vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh ảnh một số chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Vở bài tập đạo đức.
- "Bài hát trồng cây" nhạc Văn Tiến lời của Bế Kiến Quốc
- Bài hát "Em đi giữa biển vàng" nhạc của Bùi Đình Hảo lời của Nguyễn Đăng Khoa
III Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học Đạo dức bài gì?
+ Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có hại gì cho sức khỏe?
+ Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? 
+ Em bảo vệ nguồn nước bằng cách nào?
- Gv nhận xét đánh giá
C. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Giờ đạo đức này các em sẽ học về cách chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Tìm hiểu bài : 
* Hoạt động 1 : Trò chơi "Ai đoán đúng"
+ Mục tiêu : Hs sự cần thiết của cây trồng vật nuôi trong đời sống con người.
- Gv chia nhóm hs theo số chẳn và lẻ giao nhiệm vụ
+ Hs số chẳn : Có nhiệm vụ vẽ và nêu đặc điểm về một số con vật nuôi mà em thích, nêu lý do vì sao mình thích và tác dụng của nó.
+ Hs số lẻ : Nêu đặc điểm và tác dụng của cây trồng.
+ Ví dụ :
+ Cây gì lá to thường trồng trước sân trường lấy bóng mát? (cây bàng)
+ Con gì đầu to mắt híp, ăn bụng no tròn, suốt ngày ủn ỉn? (con heo)
- Yêu cầu hs thực hiện trò chơi trước lớp 
- Gv nhận xét kết luận : Mọi người đều có thể yêu thích cây trồng vật nuôi nào đó. Cây trồng vật nuôi đều phục vụ cuộc sống mang lại niềm vui cho con người.
* Hoạt động 2 : Quan sát tranh ảnh.
+ Mục tiêu : Hs biết các việc cần làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi.
- Yêu cầu hs xem tranh ảnh vbt và thảo luận theo gợi ý
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Gọi hs trình bày kết quả thảo luận
- Gv nhận xét kết luận : 
+ Tranh 1 : Bạn đang tỉa cành bắt sâu cho cây.
+ Tranh 2 : Bạn đang cho gà ăn.
+ Tranh 3 : Các bạn đang cùng với ông trồng cây.
+ Tranh 4 : Bạn đang tắm cho lợn.
+ Theo em việc làm đó của các bạn mang lại lợi ích gì?
- Gv nhận xét chốt lại : Chăm sóc cây trồng mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng.
+ Tại sao chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi? ( Ví cây trồng vật nuôi mang lại niềm vui và lợi ích cho con người)
- Gv nhận xét chốt lại
- Yêu cầu hs đọc lại phần bài học vbt.
D. Cũng cố- Dặn dò :
+ Hãy nêu tên và ích lợi của một số cây trồng, vật nuôi mà em thích.
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Hs về nhà nhớ tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
- Chuẩn bị bài sau : Chăm sóc cây trồng vật nuôi (tt)
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui 
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs thảo luận
Hs trình bày
Lớp nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs đọc ghi nhớ
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc.doc