Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt

LUYỆN: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN

I- Mục tiêu:

- Củng cố và rèn luyện kỹ năng về giảm một số đi nhiều lần.

- Vận dụng giải toán có lời văn.

II- Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ - Phiếu HT

III- Các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm ntn?

- Nhận xét.

3. Bài mới:

* Bài 1(T45-VBT): Viết

- Treo bảng phụ

a, Giảm 42 L đi 7 lần đư¬ợc bao nhiêu ?

b, Giảm 40 phút đi 5 lần đư¬ợc bao

nhiêu ?

c, Giảm 30 m đi 6 lần đư¬ợc bao nhiêu ?

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

* Bài 2(T45-VBT): Đọc BT

- T. theo dõi, giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài

- GV chữa bài.

* Bài 3(T45-VBT):

- Cho HS đọc yc

- T. theo dõi, giúp đỡ HS

- Nhận xét, chữa bài.

* Bài 4(T45-VBT):

 a,Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài

10 cm

b,Chấm 1 điểm P trên đoạn thẳng AB sao cho độ dài đoạn thẳng AP là độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

4. Củng cố:

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ?

5. Dặn dò: - Ôn lại bài.

- 2 - 3 HS nêu

- Nhận xét

- HS làm vào vở

- 42 : 7 = 6 (L)

 40 : 5 = 8 (phút)

 30 : 6 = 5 (m)

- HS chữa bài, nxét

- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải

 Bài giải

 Chị Lan còn số quả cam là

 84 : 4 = 21 ( quả)

 Đáp số: 21 quả cam

- HS suy nghĩ, tự làm bài, 1 HS chữa trên bảng phụ

 Bài giải

Thời gian chú Hùng đi ô tô từ làng đến thị xã là: 6 : 2 = 3 ( giờ)

 Đáp số: 3 giờ

- HS vẽ đoạn thẳng AB

- HS nêu PT: 10 : 5 = 2 cm

=> AP = 2cm

Chấm 1 điểm P trên đoạn thẳng AB để có AP = 2cm

- 1 HS chữa bài

- HS nêu

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016
Tiếng việt
LUYỆN ĐỌC: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu
	- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài : Các em nhỏ và cụ già
	- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi
II- Đồ dùng dạy- học : 
 GV : SGK
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
- Đọc bài : Các em nhỏ và cụ già
3. Bài mới:
a. HĐ1: Đọc tiếng
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn
- Đọc cả bài
b. HĐ 2 : Đọc hiểu
- GV hỏi HS câu hỏi trong SGK
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ ?
- Vì sao sau khi trò chuyện với các bạn, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ? 
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
c. HĐ 3 : Đọc phân vai
- Cho các nhóm đọc phân vai
- GV HD giọng đọc của từng vai
- 3 HS đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
+ Đọc nối tiếp 5 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất
+ 2 HS đọc cả bài
- HS trả lời
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.
- Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ
- Con người phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
- Đọc phân vai theo nhóm 6 em 
(Người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ)
- Các nhóm thi đọc phân vai
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất
- Nhận xét.
4. Củng cố 
	- GV nhận xét giờ học, khen tổ, nhóm, cá nhân đọc tốt
5. Dặn dò: 
 - Về nhà luyện đọc tiếp
Toán 
LUYỆN TẬP
 I- Mục tiêu:
- Củng cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải toán liên quan đến bảng chia 7.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS
II- Đồ dùng dạy- học : 
GV : Bảng phụ 
HS : SGK
III- Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Đọc bảng chia 7 ?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
* Bài 1(T44-VBT): - Nêu yêu cầu bài toán
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2(T44-VBT): Tính
- Nêu cách chia ?
- GV nhận xét
* Bài 3(T44-VBT): - Đọc đề? Tóm tắt?
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 4(T44-VBT): Đo đoạn thẳng AB
4. Củng cố:
- Thi đọc HTL bảng chia 7
5. Dặn dò: 
- Ôn bảng chia 7
- Hát
- 2, 3 HS đọc
- Tính nhẩm
- HS nêu KQ
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42
35 : 7 = 5 42 : 7 = 6.......
- Làm vở nháp, chữa bài trên bảng 
42 7 48 6 63 7
42 6 48 8 63 9
 0 0 0
.........
- HS làm vở, 1 em chữa bảng phụ
Bài giải
Số cây bưởi trong vườn là:
63 : 7 = 9( cây)
 Đáp số: 9 cây bưởi
- HS đo đoạn thẳng AB
 9 cm
- HS thi đọc
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
Toán
LUYỆN: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I- Mục tiêu:
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng về giảm một số đi nhiều lần.
- Vận dụng giải toán có lời văn.
II- Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ - Phiếu HT
III- Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm ntn?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
* Bài 1(T45-VBT): Viết 
- Treo bảng phụ
a, Giảm 42 L đi 7 lần được bao nhiêu ?
b, Giảm 40 phút đi 5 lần được bao 
nhiêu ?
c, Giảm 30 m đi 6 lần được bao nhiêu ?
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài 2(T45-VBT): Đọc BT
- T. theo dõi, giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài
- GV chữa bài.
* Bài 3(T45-VBT):
- Cho HS đọc yc
- T. theo dõi, giúp đỡ HS
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 4(T45-VBT):
 a,Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 
10 cm
b,Chấm 1 điểm P trên đoạn thẳng AB sao cho độ dài đoạn thẳng AP là độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố: 
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? 
5. Dặn dò: - Ôn lại bài.
- 2 - 3 HS nêu
- Nhận xét 
- HS làm vào vở
- 42 : 7 = 6 (L)
 40 : 5 = 8 (phút)
 30 : 6 = 5 (m)
- HS chữa bài, nxét
- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải
 Bài giải
 Chị Lan còn số quả cam là
 84 : 4 = 21 ( quả)
 Đáp số: 21 quả cam
- HS suy nghĩ, tự làm bài, 1 HS chữa trên bảng phụ
 Bài giải
Thời gian chú Hùng đi ô tô từ làng đến thị xã là: 6 : 2 = 3 ( giờ)
 Đáp số: 3 giờ
- HS vẽ đoạn thẳng AB
- HS nêu PT: 10 : 5 = 2 cm
=> AP = 2cm
Chấm 1 điểm P trên đoạn thẳng AB để có AP = 2cm
- 1 HS chữa bài
- HS nêu
Đạo đức
Tiết 8: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Trẻ em có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ anh chị em trong gia đình.
- Rèn cho HS ý thức quan tâm chăm sóc mọi người trong gia đình.
- Học sinh biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II. Tài liệu, phương tiện
- Các bài thơ, bài hát về chủ đề gia đình.
- Các tấm bìa đỏ, xanh, vàng, trắng.
- Giấy trắng, bút màu
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
HĐ1: Xử lý tình huống và đóng vai.
* Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong tình huống cụ thể.
*Tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống sau đó đóng vai.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- GV gọi các nhóm đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai 
- GV nhận xét - tuyên dương 
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận 
TH1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại.
TH2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: Củng cố để HS hiểu rõ về quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học.
- HS biết thực hiện quyền được tham gia của mình: Bày tỏ thái độ tán thành những ý kiến đúng và không đồng tình với những ý kiến sau.
* Tiến hành 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến 
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm bìa màu theo quy định.
- GV yêu cầu HS thảo luận 
- HS thảo luận về lý do tán thành và không tán thành.
- GV kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. ý kiến b là sai.
HĐ3: HS giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS được bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình.
*Tiến hành: 
- HS giới thiệu với bạn ngồi bên cạnh tranh vẽ các món quà mình muốn tặng ông bà, anh chị nhân dịp sinh nhật.
- GV mời một vài HS giới thiệu với cả lớp.
- 2- 3 HS giới thiệu 
- GV hỏi: Đây là món quà như thế nào với em?
- HS nêu kết luận 
HĐ4: HS hát múa, kể chuyện, đọc thơvề chủ đề bài học 
* Mục tiêu: Củng cố bài học 
*Tiến hành: 
GV nêu yêu cầu và cho HS thi 
- Sau mỗi phần trình bày GV cho lớp nhận xét.
- HS Tham gia thi
- HS biểu diễn tiết mục.
- HS thảo luận về ND và ý nghĩa của bài thơ, bài hát
* Kết luận chung: - Ông bà cha mẹ anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại em củng có bổn phận quan tâm tới mọi người.
4. Củng cố:
- GV hệ thông nội dung bài.
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016
Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT: NHỮNG CHIẾC CHUÔNG REO
I. Mục tiêu:	
- Giúp HS viết đúng, chính xác đoạn 2 của bài Những chiếc chuông reo.
- Luyện viết 1 số từ có chứa vần khó: oai / oay .
- Rèn cho HS kỹ năng viết chữ đẹp. Rèn giữ vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học : 
- Bảng phụ, bảng con
- Vở viết.
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Vở HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hướng dẫn HS nghe - viết
- T. đọc mẫu đoạn 2 
- Cho HS theo dõi SGK 
. Tìm chi tiết nói lên tình thân giữa gia 
 đình bác thợ gạch với cậu bé ? 
. Đoạn viết có mấy câu ? 
. Trong đoạn viết có những chữ nào viết hoa ? 
 - HS theo dõi SGK - 2 HS đọc lại đoạn 2
- Thằng cu rủ nặn chuông tí hon.
- Bác nung chuông vào lò gạch, tạo. thành xâu chuông tí hon.....
- 3 câu
- Tiếng đầu câu: Tôi, Một, Bác.
Tên riêng: Cu, Cún, Tết
- Cho HS viết từ khó
*. HS viết bài
- T. đọc cho HS viết bài
- Nhận xét, chữa bài.
b. Bài tập:
Tìm các từ có vần oai / oay.
- Cho HS làm bài 
- T. nxét chốt lời giải đúng
4. Củng cố: 
 - Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị giờ sau 
- HS viết b/con từ khó
- HS viết vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
- HS làm bài ( Thi đua giữa các nhóm)
- Các nhóm trình bày
- Nhóm khác nxét, bổ sung
VD: 
- Từ có vần oai: Khoai lang, phá hoại, quả xoài, thoải mái,....
- Từ có vần oay: Nước xoáy, loay hoay, ngọ ngoạy,.....
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
THI VẼ TRANH CHỦ ĐỀ : THẦY CÔ GIÁO CỦA EM 
I. Mục tiêu:
- Giúp hs biết lựa chọn nội dung đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
- HS vẽ được bức tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
- HS thêm yêu quý kính trọng thầy cô giáo.
II- Đồ dùng dạy- học : 
- Tranh ảnh về ngày 20-11. Một số tranh đề tài. 
- Bút, giấy vẽ.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
+ Tranh nào vẽ về đề tài ngày 20/11?
+ Tranh, ảnh về ngày 20/11 có những hình ảnh nào?
b. Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV gợi ý một số hình ảnh như: Vây quanh thầy cô giáo ở sân trường hoặc ở trong lớp học. Cùng cha mẹ tặng hoa cho thầy cô. Lễ kỉ niệm 20/11 
- Gợi ý cách vẽ lên bảng: Vẽ hình ảnh chính trước (chú ý vẽ nhiều dáng người khác nhau cho sinh động). Vẽ thêm hình ảnh phụ như cây cối, lớp học .Tô màu theo ý thích.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- GV yêu cầu hs tự lựa chọn một nội dung về ngày 20/11 để vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
- GV quan sát lớp hướng dẫn gợi ý theo từng bài cụ thể của học sinh.
- GV chọn một số bài đẹp cùng hs nhận xét về:
- GV nhận xét, bổ sung
4. Củng cố:
- Nêu tên bài học.
5. Dặn dò:
Nhắc hs về nhà vẽ tiếp nếu chưa xong
- Quan sát các tranh ảnh.
- HS tìm tranh ảnh về ngày 20/11.
- Hình ảnh mít tinh, văn nghệ, tặng hoa cho các thầy, cô giáo.
- HS quan sát tranh tìm hình ảnh chính, phụ
- HS nghe gợi ý và tự lựa chọn nội dung.
+ HS nghe gợi ý cách vẽ:
- HS thực hành vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
- Nhận xét và xếp loại bài.
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tập làm văn
LUYỆN KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục củng cố kĩ năng kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em yêu quý.
	- Rèn kĩ năng viết: Viết lại rõ ràng, rành mạch những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn về người hàng xóm.
II- Đồ dùng dạy- học : 
	 GV : Bảng phụ
	 HS : Vở viết
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài tập 1: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
- T. ghi gợi ý lên bảng
a, Người đó tên là gì , bao nhiêu tuổi ?
b, Người đó làm nghề gì ?
c, Tình cảm của gia đình em đối với 
người hàng xóm như thế nào ?
d, Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ?
- Cho HS thi kể 
Gv nhận xét, đánh giá về nội dung, cách diễn đạt, câu văn....
* Bài tập 2 
 - Đọc yêu cầu BT
- GV nhắc HS viết giản dị, chân thật
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm
- Hát
- 1, 2 HS kể
- 2 HS đọc yêu cầu BT
- Cả lớp đọc thầm
- Nhiều HS kể về người hàng xóm mà em quý mến
- Các bạn nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
+ Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 6 đến 7 câu ) về một người hàng xóm mà em quý mến.
- HS viết bài
- 5, 7 em đọc bài viết
- Nhận xét, bình chọn người viết tốt
4. Củng cố: 
 - Khen ngợi những em có bài viết tốt, nhắc nhở lớp học tập bạn.
5. Dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài văn cho người thân nghe.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 16: VỆ SINH THẦN KINH( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn ngủ, học tập và vui chơi,một cách hợp lý.
- GD HS có ý thức vệ sinh cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 34, 35 
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể một số việc nên lam để vệ sinh cơ quan thần kinh?
- HS nêu
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
HĐ1: Thảo luận 
Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
* Tiến hành:
Bước1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
- 2 HS quay mặt lại với nhau để thảo luận.
- Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp 
- Cả lớp nhận xét 
 KL: Khi ngủ, cơ quan TK đặc biệt là bộ phận não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ c cần ngủ nhiều. Từ mười tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 - 8 giờ / 1 ngày 
HĐ 2: Thực hành 
 Bước 1: Hướng dẫn cả lớp.
- GV giảng: Thời gian biểu là 1 bảng trong đó có các mục. 
- Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
- HS chú ý nghe
- Công việc và các hoạt động của cá nhân phải làm trong 1 ngày từ ngủ dậy, ăn uống
- GV gọi HS lên điền thử vào bảng ghi (t) ?
- Vài HS lên làm 
 Bước 2: Làm việc cá nhân 
- HS làm bài vào vở 
 Bước 3: Làm việc theo cặp 
- HS trao đổi bài của mình với bạn bên cạnh.
 Bước 4: Làm việc cả lớp 
- GV gọi vài HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình. 
- Vài HS giới thiệu 
- Sinh hoạt và học tập theo (t) biểu có lợi gì ?
- HS nêu 
- GV kết luận:
- Thực hiện theo thời gian giúp ta s/hoạt và làm việc một cách khoa học,vừa bảo vệ được hệ thần t/kinh.
- GV gọi HS đọc: Mục bạn cần biết (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
4. Củng cố:
- Hệ thống kiến thức.
- HS nghe.
5. Dặn dò:
- Đánh giá tiết học
Duyệt của tổ trưởng
Phạm Thị Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIEU TUAN 8.doc