Giáo án Bàn tay nặn bột môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn

I. Mục tiêu

- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.

- HS có năng khiếu biết được tại sao không nên luyện tập và hoạt động quá sức.

* BVMT: Biết một số họat động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.

II. Các kĩ năng sống

 -Tìm kiếm và xử lý thông tin, ra quyết định.

III. Đồ dùng dạy học

- Hình vẽ trong SGK trang 18, 19

 

doc 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bàn tay nặn bột môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Tự nhiên và xã hội
Bài 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- HS có năng khiếu biết được tại sao không nên luyện tập và hoạt động quá sức.
* BVMT: Biết một số họat động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. 
II. Các kĩ năng sống 
 -Tìm kiếm và xử lý thông tin, ra quyết định.
III. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ trong SGK trang 18, 19
IV. Các hoạt đồng dạy - học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu chức năng của từng loại mạch máu?
- Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
- Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
2. Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu mức độ làm việc của tim.
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát.
- GV cho HS chơi trò chơi: “ Con thỏ “ đòi hỏi vận động ít. Sau đó cho HS hát múa bài: “ Thỏ đi tắm nắng “
GV hỏi: Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc ta ngồi yên không?
Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS thông qua nhịp đập của tim.
Bước 3 : Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4.
- GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm: nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học.
+ Khi ta vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi thì nhịp tim ta đập như thế nào?
+ Khi ta vận động mạnh thì nhịp tim của ta đập như thế nào?
+So sánh nhịp đập của tim khi ta vận động nhẹ và vận động mạnh?
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá.
- GV hướng dẫn gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.
Bước 5 : Kết luận rútt ra kiến thức.
- Cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi thảo luận.
* Kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có ích lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe.
-Hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu.
b) Hoạt động 2 Làm việc với SGK tìm hiểu vế các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tim mạch.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4: Quan sát tranh: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời các em khác bổ sung.
- Cho HS thảo luận các câu hỏi:
+ Các bạn đang làm gì?
+ Các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch? Vì sao?
+ Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức?
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật?
+ Kể tên một số thức ăn đồ uống ..., giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn đồ uống, ... làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch?
- GV cho HS tự liên hệ bản thân.
+ Em đó làm gì để bảo vệ tim mạch.
* Kết luận: ( Phần bóng đèn - SGK) 
C. Củng cố, dặn dò
* BVMT:
- Em hày nêu những việc làm gây ô nhiễm bầu không khí?
- Em có đồng tình với những việc làm đó không? vì sao?
- GV chốt.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà.
- HS trả lời.
- 1 HS điều khiển cả lớp thực hiện theo.
- HS nghe, suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi khám phá.
- HS làm việc cá nhân ghi lại những hiểu biết của mình về mức độ làm việc của nhịp tim khi chơi đùa quá sức với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. 
(ghi vào vở TH)
- HS làm việc theo nhóm 4 : Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS so sánh lại với hiện tượng ban đầu.
- HS làm việc theo nhóm 4: Quan sát tranh 19 và thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
 - 2 HS đọc.
 - Nhiều HS nêu.
 - HS trả lời.
 - HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT.doc