I/. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
- Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật ( Trẻ khiếm thị, trẻ có khó khăn về học, trẻ khó khăn về ngôn ngữ ).
- Nắm được nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật ( Trẻ khiếm thị, trẻ có khó khăn về học, trẻ khó khăn về ngôn ngữ ).
MODULL TH10 GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ, HỌC SINH KHÓ KHĂN VỀ HỌC VÀ HỌC SINH CÓ KHUYẾT TẬT VỀ NGÔN NGỮ I/. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG - Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật ( Trẻ khiếm thị, trẻ có khó khăn về học, trẻ khó khăn về ngôn ngữ ). - Nắm được nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật ( Trẻ khiếm thị, trẻ có khó khăn về học, trẻ khó khăn về ngôn ngữ ). II/. NỘI DUNG 1/. Khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật a/. Trẻ có khó khăn về nhìn (khiếm thị): Là những trẻ mắc vấn đề về thị lực. - Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 18 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp nhìều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt. - Trẻ khiếm thị có nhũng mức độ khắc nhau: + Nặng: Mù cả 2 mắt, không phân biệt được sáng tối, màu sắc, không nhận được hình dạng các vật, không nhìn và đếm được các ngón tay ở khoảng cách 3m; đi lại dò dẫm, phải dùng tay quơ phía trước, không đọc được chữ viết thông thường. + Nhẹ: Mắt lác, lé, có vết mờ phía trước, mi mắt sụp, phải nghiêng đầu, cúi sát mặt chữ mới đọc, viết được; quáng gà, không nhìn rõ dòng kẻ, mắt lờ đờ; nhầm lẫn màu (mù màu); một mắt mù hoàn toàn, mắt còn lại còn nhìn thấy được các vật, còn đọc được. * Ghi chú: Cận, viễn thị có sự hỗ trợ của kính vẫn đọc, viết được xem như không bị tật thị giác. b/. Trẻ có khó khăn về học (trẻ khuyết tật trí tuệ): - Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. c/. Trẻ có khó khăn về nói (tật ngôn ngữ): - Nặng: Không nói được (câm nhưng không điếc), nói khó, mất ngôn ngữ (có thể mất hoàn toàn hoặc mất một phần). - Nhẹ: Nói ngọng, nói lắp, nói giọng mũi, nói nghe không rõ. 2/. Nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật 2.1/. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nhìn: - Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động với trẻ. Dạy cho trẻ biết những gì ta đang làm và để cho trẻ làm theo vì điều đó sẽ trở thành những hoạt động gây hứng thú cho trẻ. Hãy luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay thế cho đôi mắt của chúng. Nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của trẻ, điều đó có nghĩa là chúng ta đang không cho trẻ “nhìn” thế giới xung quanh. - Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn. Cho phép trẻ đưa ra chọn lựa là điều rất quan trọng trong sự phát triển về lòng tự trọng và sự giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ hình thành ý thức cá nhân của trẻ, cũng như giúp trẻ mong nuốn bắt chuyện và có những giao tiếp với người khác. - Dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ. Hầu hết mọi người thích nói chuyện với các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị. Tương tự, chúng ta cũng cho phép trẻ khiếm thị tham gia vào các cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ thích thú. Cuộc nói chuyện đó có thể không dùng từ ngữ nhưng trẻ được luân phiên tham gia vào cuộc trao đổi thú vị với người khác. Có thể đơn giản như chơi gõ nhịp - lặp lại nhịp điệu về tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn gần vào một vật đang chiếu sáng mà trẻ thích thú. - Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ. Luôn luôn dành thời gian vui chơi cùng với trẻ dưới bất kì hình thức nào. 2.2/. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học: a/. Đặc điểm của trẻ có khó khăn về học: - Chậm phát triển vận động : trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng - Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói, kém hiểu biết về những kĩ năng xã hội căn bản. - Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình, khó khăn khi tự phục vụ. - Cảm giác, tri giác thường có 3 biểu hiện: chậm chạp, ít linh hoạt, phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, thiếu tính tích cực trong quan sát. - Chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, khó nhận biết các khái niệm. - Chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu, quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ, chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài của sự vật, khó ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát. - Khó tập trung, dễ bị phân tán, không tập trung vào các chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài. - Kém bền vững, luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ, thời gian chú ý của trẻ thường kém trẻ bình thường. b/. Nguyên nhân : Có thể thấy lí do trẻ học kém thì nhiều nhưng có một lí do thường gặp nhất nhưng lại ít được biết đến đó là sự khiếm khuyết về khả năng học tập có nguồn gốc sinh học. Chính vì không biết nguyên nhân này mà đôi khi cha mẹ, thầy cô giáo làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ bằng những biện pháp giáo dục không thích hợp. Sự thiếu khả năng học tập của trẻ là do có vấn đề ở hệ thần kinh trung ương, khu vực chi phối tiếp nhận, xử lí và truyền đạt thông tin. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ chậm phát triển trí tuệ khác với trẻ thiểu năng trí tuệ, các em hoàn toàn có thể theo học chương trình phổ thông bình thường nếu như được phát hiện sớm và giúp đỡ kịp thời phù hợp với mức độ phát triển của các em về mặt sư phạm. c/. Biện pháp giáo dục : - Khi phát hiện trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, cần can thiệp toàn diện, phục hồi chức năng để kích thích sự phát triển về vận động, kĩ năng giao tiếp và phát triển trí tuệ. - Giáo viên cần : + Có một trái tim đầy nhiệt huyết, những tri thức chuyên môn cứng cỏi, chia nhiệm vụ học tập ra từng bước nhỏ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, phân phối thời gian học tập, vui chơi hợp lí. + Sử dụng tổng hợp và triệt để các phương pháp như : trực quan, làm mẫu, dùng lời đàm thoại, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, động viên khuyến khích, thực hành trong điều kiện thực tế, vận dụng những kiến thức vừa học vào vui chơi, thi đua, + Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm lí riêng của từng trẻ + Phải kết hợp chặt chẽ việc giáo dục giữa nhà trường và gia đình. 3/. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn nói ( Ngôn ngữ ) * Phương pháp phục hồi và phát triển khả năng phát âm theo thành phần âm tiết. - Phát triển khả năng phát âm phụ âm đầu âm tiết, bằng cách: + Tách phụ âm đầu ra khỏi âm tiết để luyện. VD: lanh lợi, ta tách phụ âm đầu “l”. + Luyện phát âm đó theo vị trí cấu âm và phương thức phát âm chuẩn, sử dụng phương pháp nghe - nhìn - bắt chước, phát âm chuẩn. - Phương pháp phát triển khả năng phát âm đệm: + Sử dụng phương pháp âm tiết trung gian theo quy trình: Xác định âm vị - Lập quy trình phát âm - Luyện phát âm. - Phát triển khả năng phát âm âm chính: + Luyện phát âm đúng, riêng biệt các nguyên âm đôi. + Ghép nguyên âm đó với nguyên âm cuối, luyện tập mở rộng dần trường ngôn ngữ từ âm tiết đến từ, câu - Phát triển khả năng phát âm âm cuối: + Sử dụng phương pháp sử dụng âm tiết trung gian theo quy trình: Xác định âm vị - Lập quy trình phát âm - Luyện phát âm. - Phát triển khả năng phát âm chuẩn thanh điệu + Sử dụng phương pháp âm tiết trung gian theo quy trình: Xác định âm vị - Lập quy trình phát âm - Luyện phát âm. * Phát triển vốn từ và khả năng ngữ pháp. - Phương pháp phát triển vốn từ của trẻ. - Phương pháp phát triển khả năng ngữ pháp cho trẻ. * Rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ trong và ngoài giờ học các môn. - Phương pháp dạy học trong lớp có HS khuyết tật ngôn ngữ + Căn cứ vào nội dung của từng bài học cụ thể, sáng tạo 4 phương pháp rèn luyện câu, âm thành các trò chơi rèn luyện trong và ngoài giờ học. + Trong mỗi bài học (chủ yếu là bài tập đọc), tập trung luyện phục hồi khả năng phát âm từ 2 đến 3 từ cho HS. + Tổ chức hoạt động giờ học + Điều chỉnh về luyện đọc cho phù hợp với HS khuyết tật ngôn ngữ. + Lập quy trình phục hồi hay chuẩn bị phần rèn luyện trong và ngoài giờ học. - Xác định mục tiêu cho một bài học cụ thể. Mục tiêu hành vi căn cứ vào thực trạng ngôn ngữ và kiến thức cần cung cấp của bài dạy (những tiếng, từ, cụm từ cần rèn luyện, phục hồi về ngôn ngữ của trẻ). - Lập kế hoạch bài dạy cụ thể cho lớp học hoà nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ. Trong đó cần lưu ý đến phương tiện dạy học. III. KẾT LUẬN Trên đây là những vấn đề cơ bản mà tôi đã tìm hiểu về tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nghe, nhìn, nói. Để các nội dung và phương pháp giáo dục trên đạt hiệu quả thì phải nói đến đội ngũ GV vì GV là người trực tiếp giảng dạy, trực tiếp theo dõi, nắm bắt các thông tin về trẻ khuyết tật, có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hoà nhập. GV phải biết xây dựng mục tiêu phù hợp với từng trẻ khuyết tật, có biện pháp phối hợp các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường và xã hội, trong giáo dục trẻ khuyết tật. **************************
Tài liệu đính kèm: