Kế hoạch dạy học Lịch sử Lớp 4 - Tiết 29, Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789) - Năm học 2016-2017 - Phạm Lê Ngọc

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

- Tường thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 (các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa).

- Biết tài trí, mưu lược của Quang Trung trong việc tổ chức đánh bại nhà Thanh.

Kĩ năng:

- Học sinh có thể thuật lại diễn biến trận đánh bằng lược đồ.

Thái độ:

- Biết quyết tâm của nghĩa quân Quang Trung trong việc đánh bại quân Thanh.

- Biết công lao to lớn của Quang Trung – Nguyễn Huệ và cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.

 

docx 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 917Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử Lớp 4 - Tiết 29, Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789) - Năm học 2016-2017 - Phạm Lê Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực tập sinh: Phạm Lê Ngọc
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Huỳnh Công Thiện
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN LỊCH SỬ 4
Tiết 29: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH năm 1789
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO GÒ VẤP
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHI LĂNG
b & a
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ
BÀI 25: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (NĂM 1789)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Tường thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 (các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa).
Biết tài trí, mưu lược của Quang Trung trong việc tổ chức đánh bại nhà Thanh.
Kĩ năng:
Học sinh có thể thuật lại diễn biến trận đánh bằng lược đồ.
Thái độ:
Biết quyết tâm của nghĩa quân Quang Trung trong việc đánh bại quân Thanh.
Biết công lao to lớn của Quang Trung – Nguyễn Huệ và cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên:
Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.
Hình ảnh về Quang Trung và lễ hội gò Đống Đa.
Giáo án.
Máy chiếu.
Học sinh:
SGK, bút, vở.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Ổn định tổ chức:
Học sinh hát 
II. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra kiến thức cũ của học sinh bằng hình thức trắc nghiệm:
Bài cũ: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long 
(năm 1786).
- Câu 1: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
A. Lật đổ chính quyền họ Trịnh.
B. Làm chủ Thăng Long.
C. Giúp vua Lê.
D. Làm chủ Đàng Ngoài.
- Câu 2: Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh đang làm gì?
A. Bỏ thuyền lên bờ.
B. Lên bờ chơi tản mát.
C. Xuống thuyền.
D. Nhìn nhau không dám tiến.
- Câu 3: Cuộc tiến công ra Thăng Long của Nguyễn Huệ đã thu được kết quả gì? Chọn câu trả lời đúng nhất
a) Lật đổ được họ Trịnh chuyên quyền, Làm chủ Thăng Long.
b) Nguyễn Huệ xưng Hoàng đế.
c) Giao quyền cai quản Đàng ngoài cho vua Lê, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
d) Cả a và c đều đúng.
- Nhận xét, tuyên dương.
A. Lật đổ chính quyền họ Trịnh.
B. Lên bờ chơi tản mát
d) Cả a và c đều đúng.
III. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Giới thiệu 1 số hình ảnh về lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội) và hỏi HS:
- Các em có biết đây là lễ hội nào không? 
- Lễ hội thường được tổ chức ở đâu? 
- Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ tới sự kiện lịch sử nào của dân tộc? 
GV tổng hợp: Hàng năm, cứ đến ngày mùng 5 tết Nguyên Đán, mỗi người dân Việt Nam lại nhớ về chiến thắng lịch sử oanh liệt mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789. Trong chiến thắng này, dưới sự chỉ huy kiệt xuất của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn đã thực hiện cuộc hành binh “thần tốc” ra kinh thành Thăng Long đánh quân Thanh. Vậy trận đánh này diễn ra như thế nào ? Kết quả và ý nghĩa ra sao ? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài lịch sử hôm nay.
Tiết 29: Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789)
2/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn học mục tiêu bài học hôm nay chúng ta cần nắm được các nội dung sau:
	1. Nguyên nhân Quang Trung tiến quân ra Bắc.
	2. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
	3. Kết quả và ý nghĩa của trận đánh.
1/ Nguyên nhân Quang Trung tiến quân ra Bắc:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp – Tìm hiểu quá trình xâm lược nước ta của quân Thanh.
Mục tiêu: 
- Biết được âm mưu của quân Thanh đối với nước ta.
- Biết nhà Thanh lấy cớ giúp nhà Lê để xâm chiếm nước ta.
- Luôn cảnh giác với kẻ thù. 
Phương pháp: đàm thoại, giảng giải.
- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 60 TL theo cặp, đọc thầm đoạn từ “cuối năm 1788.. đánh quân Thanh” và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta ?
Câu 2: Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã làm gì ? Việc đó có ý nghĩa gì?
- Mời 1 học sinh đọc câu hỏi.
- Cả lớp thảo luận nhóm đôi. Thời gian thảo luận 2 phút.
GV chốt ý.
2/ Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 6 – tường thuật diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
Mục tiêu:
- Tường thuật được diễn biến trận Quang Trung tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh.
- Biết quyết tâm và tài trí của Quang Trung trong việc tiêu diệt quân Thanh.
- Nhớ các trận đánh nổi tiếng: Trận Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa.
- Có khả năng sử dụng lược đồ khi tường thuật diễn biến.
Phương pháp:
Quan sát, đàm thoại, giảng giải và mảnh ghép.
- 1 HS đọc to đoạn “Từ ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân..chạy về phương bắc.” - lớp theo dõi.
- GV giới thiệu lược đồ. Dựa vào nội dung SGK và lược đồ hình 1 tìm hiểu về diễn biến của trận đánh QTĐPQT.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu các câu hỏỉ:
Câu 1: Vào thời gian nào nghĩa quân đến Tam Điệp? 
Câu 2: Tại Tam Điệp nghĩa quân được lệnh làm gì? 
Câu 3: Thái độ của Tôn Sĩ Nghị khi quân ta tiến đánh Thăng Long? 
Câu 4: Ngày mồng 3 Tết Kỉ Dậu ta đánh đồn nào? Kết quả ra sao?
Câu 5: Sáng mồng 5 Tết ta đánh đồn nào? Kết quả ra sao?
Câu 6: Cùng lúc đánh tàn quân Ngọc Hồi bỏ chạy về Thăng Long, ta tấn công đồn nào và kết quả ra sao?
- GV chia nhóm 6 và yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 1 và nội dung SGK, cũng như 1 số câu hỏi trên hãy thảo luận về trận đánh QTĐPQT. Thời gian thảo luận 2 phút.
+ HS trình bày kết quả thảo luận.
+ Trước khi nhận xét phần trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm, GV giới thiệu về lực lượng giữa ta và địch.
GV chốt ý.
- GV hỏi HS: 
+ Việc Quang Trung cho quân ta ăn Tết trước có ý nghĩa như thế nào?
(Vua Quang Trung cho quân ăn tết trước nhằm động viên khích lệ binh sĩ và nhằm để nhớ tới truyền thống dân tộc.)
+ Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết?
(Việc ông quyết định tiêu diệt quan Thanh vào dịp Tết là tạo thế bất ngờ và tận dụng thời cơ vì ngày Tết quân Thanh lơ là trong chiến đấu, mãi vui Tết nên phòng thủ không chắc chắn. Đây chính là mưu trí của ông trong chiến trận. Nhờ đó mà nghĩa quân chiến thắng nhanh chóng và vẻ vang).
* TRÒ CHƠI: ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
Mục đích: 
- Giúp HS khắc sâu hình tượng về cuộc tiến công thần tốc của vua Quang Trung và quân sĩ khi tiến ra Thăng Long tiêu diệt quân Thanh.
- Tạo hứng thú và sự tự tin trong học tập.
Chuẩn bị: 2 lược đồ “Quang Trung đại phá quân Thanh” được trình chiếu trên bảng (lưu ý không có mũi tiến công).
Và bút activpen.
Tiến hành:
+Chia lớp Thành 2 đội chơi và các đội cử đại diện lên chơi.
+GV trình chiếu 2 lược đồ lên bảng và phát cho mỗi đội 1 cây bút.
+Hướng dẫn cách chơi:
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người chơi ở các đội lên lần lượt lấy bút vẽ trực tiếp lên bảng đồ (quy ước 2 đường tiến quân; là đường của quân Thanh tháo chạy; là chặn đường rút của Quân Thanh).
Đội nào xong trước và trình bày đúng nội dung diễn biến đội đó sẽ dành chiến thắng.
Các thành viên còn lại ngồi cổ vũ.
GV tổ chức và đánh giá nhận xét.
- Để giúp các em khắc sâu hình tượng về cuộc tiến công thần tốc của vua Quang Trung và quân sĩ khi tiến ra Thăng Long tiêu diệt quân Thanh thông qua 
- GV cho HS xem 1 đoạn clip ngắn thuật lại sơ lược Quang Trung đại phá quân Thanh.
Câu cuối cùng trong đoạn clip có nói: “Hoàng đế Quang Trung, Ngài vua mới chính là vua, Ngài chỉ huy binh lính đánh tan quân xâm lược, còn Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà”. Vậy hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của Lê Chiêu Thống là như thế nào? Chúng ta tìm hiểu kết quả và ý nghĩa của bài hôm nay nhé!
3/ Kết quả và ý nghĩa:
Mục tiêu:
- Biết được kết quả và ý nghĩa của trận đánh.
- Cảm phục trước tinh thần quyết chiến quyết thắng của nghĩa quân Tây Sơn.
- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS thông qua những điều Bác Hồ dạy và lời thơ Bác Hồ viết về vua Quang Trung và lòng yêu nước của nhân dân ta.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Vua Lê Chiêu Thống đã sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng, việc làm đó của ông được gọi là gì?
(Đó là hành vi "bán nước" hay còn gọi là hành vi "cõng rắn cắn gà nhà")
- GV vừa giảng giải vừa cho HS trả lời câu hỏi:
1. Quang Trung đại phá quân Thanh mang lại kết quả như thế nào?
(Quân Thanh đại bại, hoảng loạn, bỏ chạy về nước. Quân ta toàn thắng.)
2. Vì sao quân ta giành thắng lợi?
(Vì nhân dân ra có sự đoàn kết, quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự tài tình của vua Quang Trung.)
GV mở rộng: 
Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc.
3. Sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ?
(Đánh bại quân xâm lược nhà Thanh, bảo vệ nền độc lập vững chắc của dân tộc)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về Quang Trung - vị anh hùng dân tộc như sau:
“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu làm hung
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà”
4. Vì sao gọi đây là cuộc hành quân “thần tốc”?
Khi tiến quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ 3 người một tốp, thay phiên cáng nhau đi, thành ra cuộc hành quân dài không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ, do đó quân Tây Sơn hành quân cực kỳ thần tốc.
5. Với những chiến công hiển hách như vậy, nhân dân ta đã làm gì để tưởng nhớ ngày QTĐPQT ?
(Ngày nay, cứ đến mùng 5 tết, ở Gò Đống Đa (Hà Nội), nhân dân ta lạị tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày QTĐPQT, lễ dâng hương tướng nhớ ngày QTĐPQT. Lập đền thờ, tạc tượng, tổ chức các lễ hội, đặt tên cho các con đường, tuyến phố, trường học).
Quan sát và trả lời đáp án mong muốn: 
- Lễ hội Gò Đống Đa.
- Tổ chức ở Hà Nội.
- Ghi nhớ sự kiện vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh.
- HS nhắc lại tựa bài.
HS trả lời:
- Câu 1: Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm lược nước ta.
- Câu 2: Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh.
Việc Quang Trung lên ngôi Hoàng đế khẳng định Tây Sơn là một triều đại phong kiến, đại diên cho nhà nước phong kiến tự chủ và nhằm tập hợp lực lượng chống ngoại xâm.
- HS đọc trên lược đồ: Lược đồ QTĐPQT.
- HS lên chỉ các ký hiệu trên.
- Đọc SGK và thảo luận.
- 1 số nhóm HS tường thuật trước lớp theo các gợi ý.
- HS có nhiều ý kiến khác nhau.
- HS xem clip theo sự thuyết minh của GV.
- HS có nhiều câu trả lời khác nhau.
III/ Củng cố - dặn dò
GV cho HS củng cố nội dung bài học qua các câu hỏi tự luận. Và chốt ý. 
- GV: Qua bài học ngày hôm nay chúng ta thấy rằng: vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt, tài giỏi chỉ huy nên đã giành đại thắng. 
 - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Những chính sách kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_25_Quang_Trung_dai_pha_quan_Thanh_Nam_1789.docx