Thiết kế một số trò chơi toán học cho học sinh lớp 1

THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1

 I - Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học:

 Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi Tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng hầu hết tâm lý của các em chưa ổn định, sự chú ý của các em chưa bền vững, trí nhớ của các em còn mang tính chất máy móc (có nghĩa là nhớ nguyên văn còn vấn đề tái hiện lại những gì cần nhớ thường gặp nhiều khó khăn và không biết sử dụng các biện pháp để nhớ lại mà biện để nhớ lại mà biện pháp duy nhất của các em là đọc cho đến thuộc. Mặt khác tính cách của học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng đang còn mang tính hiếu động, bắt chước, tò mò muốn khám phá cái mới mà các em mới được tiếp xúc. Nếu như chúng ta bắt buộc các em phải chú ý vào một vấn đề nào đó thì các em sẽ nhanh chán nãn hoặc khi các em nghe về một vấn đề gì đó lâu thì các em sẽ sinh ra hiện tượng nhàm chán không tập trung để chú ý nghe về vấn đề đó. Tâm lý của các em là: “Học mà chơi - chơi mà học” “Chơi vui học càng vui” điều này đã được khẳng định từ lâu nay. Đặc biệt trong dạy học toán ngôn ngữ sử dụng thường khô khan ít có sức cuốn hút các em. Vậy để thu hút được sự chú ý và gây hứng thú cho các em yêu thích và ham học môn toán thì người giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học và cách thức tổ chức dạy học như đưa lồng ghép trò chơi toán học vào trong các tiết dạy học toán là một trong những vấn đề đổi mới nhằm đem lại kết quả của tiết học cao hơn, học sinh tự chiếm lĩnh tri thức tự nhiên và thoải mái hơn.

 

doc 13 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 716Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế một số trò chơi toán học cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều này đã được khẳng định từ lâu nay. Đặc biệt trong dạy học toán ngôn ngữ sử dụng thường khô khan ít có sức cuốn hút các em. Vậy để thu hút được sự chú ý và gây hứng thú cho các em yêu thích và ham học môn toán thì người giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học và cách thức tổ chức dạy học như đưa lồng ghép trò chơi toán học vào trong các tiết dạy học toán là một trong những vấn đề đổi mới nhằm đem lại kết quả của tiết học cao hơn, học sinh tự chiếm lĩnh tri thức tự nhiên và thoải mái hơn.
	II - Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong việc đổi mới phương pháp dạy học toán ở Tiểu học:
	Đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc, của nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta ngày nay. Công cuộc đổi mới này cần những người có bản lĩnh, có năng lực chủ động, sáng tạo giám nghĩ, giám làm, thích ứng với đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ thay đổi. Từ đó mục tiêu đào tạo của nhà trường cũ phải điều chỉnh kéo theo sự thay đổi tất yếu của nội dung và phương pháp dạy học. Đặc điểm của các dạy cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh. Giáo viên lên lớp đóng vai trò chủ đạo dạy theo cách phương pháp thuyết trình, giảng giải. Học sinh bị thụ động hoàn toàn tiếp thu theo cách thầy giảng, trò nghe và ghi nhớ, học sinh ghi nhớ chủ bằng cách học đến mức thuộc một cách máy móc, cách dạy này hạn chế trình độ tư duy, độc lập suy nghĩ sáng tạo của học sinh ít có khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau không tạo được thích ứng với yêu cầu học tập cao hơn ở các lớp trên càng khó thích ứng với hoạt động muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống xã hội sau này. Năng lực cá nhân của học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển đầy đủ. Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học trong trường tiểu học đã và đang là mục tiêu chính của ngành giáo dục và đào tạo nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục đi sâu vào chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học không những là nhiệm vụ mục tiêu chung của các ngành học đối với tiểu học cấp học gọi là “Cấp phương pháp” nên có tầm quan trọng đặc biệt, qua những cuộc thảo luận về việc đổi mới phương pháp dạy học và cách tổ chức dạy học hiện nay, đổi mới nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú và đa dạng đã được tiến hành và triển khai rộng rãi trong các trường tiểu học. Thực tế cho thấy những phương pháp dạy học mới và cách tổ chức dạy học mới phát huy được mức tối đa mặt tích cực hoạt động của học sinh. Học sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự nhiên. Qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp nhiều hình thức tổ chức dạy học đã kích thích học sinh huy động mọi khả năng sẵn có, rèn luyện thao tác tư duy, để tự rút ra một sản phẩm cụ thể đó là tri thức mới, kỹ năng thao thác cho học sinh. Một trong các mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học toán hiện nay là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng (đã học trong nhà trường) vào giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày. Đã có nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu áp dụng để thực hiện mục tiêu nói trên, đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng là một trong những giải pháp đang được quan tâm nhiều như dạy cá nhân, dạy học theo nhóm và dạy học thông qua trò chơi Toán học để góp phần vào đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho những giờ học được “nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng”. Một trong những hình thức tổ chức dạy học đổi mới đó là cách lồng ghép trò chơi Toán học vào dạy học toán Tiểu học hiện nay nói chung và đối tượng học sinh lớp 1 nói riêng. Chắc chắn rằng trong quá trình dạy học sẽ có phần nào bớt chút nặng nề, căng thẳng cho các em tạo thêm sự ham mê học toán ở trong trường Tiểu học nói chung, chương trình toán 1 nói riêng phần mạch số học.
III - Xuất phát từ vào trò môn Toán Tiểu học:
Mục đích của quá trình dạy học ở Tiểu học là nhằm cung cấp tới học sinh những kiến thức cơ bản, toàn thể về tự nhiên, xã hội nhằm giúp học sinh từng bước hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho học sinh các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mục tiêu đó được thực hiện thông qua việc dạy các môn và thực hiện định hướng theo yêu cầu giáo dục của nền giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở bậc trung học hay cho công việc lao động của trẻ sau này. Trong các môn học ở trường Tiểu học, môn Toán đóng một vai trò chủ đạo hết sức quan trọng. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố đại số, yếu tố hình học, đo đại lượng, giải toán, môn toán tiểu học thống nhất không chia thành môn khác. Bên cạnh đó khả năng giáo dục trong môn Toán rất phong phú, còn giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Môn Toán còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo kích thích óc tò tò tự khám phá và rèn luyện một phong cách tác phong làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí những đức tính tốt như: Chịu khó, kiên trì, nhẫn nại, cần cù trong học tập và lao động. Môn Toán Tiểu học nói chung, môn Toán lớp 1 nói riêng theo chương trình mới hiện nay.
* Đối với mạch số học của lớp 1: Học sinh lớp 1 sau khi học xong mạch số học của chương trình mới thì yêu cầu các em cần nắm được các kiến thức như sau: Đếm, đọc, viết các số đến 100, so sánh sắp xếp các số theo thứ tự xác định, sử dụng bảng cộng trừ trong phạm vi 10 để thực hiện các phép cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100. Đo và ước lượng độ dài chủ yếu trong phạm vi 10cm, tên gọi các ngày trong tuần lễ xem giờ đúng trên mặt đồng hồ, phát hiện và giải quyết vấn đề, bằng cách nói và viết phép tình thích hợp. Bằng cách giải các bài toán đơn và thêm bớt. Bằng các hoạt động khác (các bài tập mở) cách học toán và phát triển tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp trừu tượng hoá, khái quát hoá), tự tin và hứng thú học toán.
IV - Xuất phát từ thực trạng dạy và học mạch kiến thức số học ở Toán lớp 1 mới:
Đây là một chương trình mới yêu cầu việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp phải thay đổi nhiều so với trước, tuy nhiên giáo viên đã được học tập huấn thay đổi nhiều so với trước, tuy nhiên giáo viên đã được học tập huấn thay đổi chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học những kinh nghiệm vẫn hạn chế nhất là khả năng tổ chức giờ học theo yêu cầu của chương trình, việc đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới về nội dung, mục tiêu cách tổ chức, cách đánh giá dạy học Toán lớp 1. Ngoài việc giúp các em nắm được kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của môn học, bước đầu cho học sinh làm quen với cách học toán và bước đầu thực hành tính toán, góp phần giúp các em có thói quen và phương pháp dạy học toán đúng đắn đạt kết quả trong hiện tại và tương lai sau này. Từ thực tế dung lượng các bài tập hiện có ở sách giáo khoa, vở bài tập Toán lớp 1 đã được ban hành cho học sinh, xét thấy nội dung kiến thức phân số học của lớp 1 là nặng đối với đội tuổi lớp 1 trong một tiết học toán 40 phút ở trường Tiểu học. Với tâm lý của học sinh lớp 1 là đang còn mang nặng quan điểm “vừa học, vừa chơi” thì các em mới thoải mái được về mặt tinh thần và tạo thêm hứng thú ham thích học toán. Xuất phát từ thực tế những lý do đã nêu ở trên và cũng một phần nào hỗ trợ cho việc tổ chức dạy học mạch kiến thức số học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán lớp 1 hiện nay. Vì vậy bản thân tôi nghiên cứu đề tài này.
B - Phần nội dung
	I - Một số vấn đề về trò chơi toán học trong dạy học môn toán tiểu học:
 1/ Khái niệm trò chơi toán học:
Trò chơi toán học được hiểu là hình thức học tập môn toán theo hướng vui chơi giải trí dựa trên những tình huống thực tiễn hay trong nội bộ toán mang đặc thù của một tình huống có vấn đề trong dạy học toán, mà việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm để học sinh lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiến thức kỹ năng phương pháp toán đã được học, những kinh nghiệm sống đã được tích luỹ vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. Trò chơi toán học là trò chơi mà trong đó có chưa đựng một yếu tố toán học nào đó, trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân, trò chơi vận động có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp vận động với trí tuệ. Vì là một trò chơi toán học nó mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi dạy học toán nói chung và các mạch kiến thức toán học nói riêng. Trong nhà trường trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy toán. Cơ sở tâm sinh lý của học sinh lớp 1 khẳng định hoạt động dạy học toán dưới dạng trò chơi toán học rất phù hợp với lứa tuổi này và thực tế cho thấy dạy học toán mà vận dụng đưa trò chơi toán học vào trong giờ dạy thì học sinh rất hưởng ứng và tích cực tham gia vào việc học toán.
* Xét về mục đích của trò chơi toán học là:
- Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng.
- Trò chơi nhằm ôn luyện tư duy trong giờ học ngoại khoá. Trò chơi toán học phân loại các dạng trò chơi như sau:
+ Trò chơi về tính toán.
+ Trò chơi về vẽ hình, đếm hình, cắt ghép hình
+ Trò chơi về giải toán, giải đố
+ Trò chơi về đo lường
+ Trò chơi về rèn luyện trí thông minh
2/ Tác dụng của trò chơi toán học:
- Làm thay đổi hình thức hoạt động học toán. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng của trò chơi toán học học sinh thấy vui hơn, thoải mái hơn, cởi mở hơn, dễ chịu và khoẻ mạnh hơn dẫn đến các em tiếp thu bài một cách thoải mái, vui vẽ, kết quả đem lại cao hơn.
- Trò chơi toán học giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em tích luỹ thông qua hoạt động vui chơi, thông qua trò chơi toán học nhằm dẫn dắt hình thành trí thức mới cho các em. Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi toán học trong quá trình dạy học Toán sẽ chuyển quá trình dạy học từ chổ căng thẳng sang quá trình dạy học có sự thoải mái hơn, vui hơn, hấp dẫn hơn. Đối với học sinh lớp 1 của Tiểu học việc củng cố lại kiến thức, luyện tập kỹ năng, ôn tập và rèn luyện tư duy muốn được tốt và nhớ được lâu, kích thích sự ham học bộ môn toán thì phải tổ chức dưới dạng trò chơi Toán học. Trò chơi Toán học giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ cho học sinh. Qua chơi trò chơi các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực, qua trò chơi giáo dục học sinh có tính cẩn thận, chịu khó, nhẫn nại, phát huy hết vốn kiến thức sẵn có để tham gia chơi với mục đích là thắng cuộc. Có thể nói rằng “Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục học sinh hữu hiệu và đem lại kết quả cao” Trò chơi toán học được đưa vào trong quá trình tổ chức dạy học đây cũng là một phương thức đổi mới về phương pháp và cách thức tổ chức dạy học toán hiện nay nói chung và lớp 1 nói riêng trong nền giáo dục công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tóm lại: Trò chơi toán học giúp học sinh phát triển toàn diện kể cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em có thời cơ trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, thoải mái kết quả cao hơn. So với các tiết dạy học toán không có tổ chức dạy học thông qua trò chơi. Có thể khẳng định rằng tác dụng của “trò chơi toán học” là rất lớn nó quyết định về mặt tâm sinh lý của học sinh và sự mở mang về kiến thức mới phát huy được hết vốn kinh nghiệm của các em đã được tích luỹ từ ngày xưa đến nay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em học sinh.
3/ Những phản ứng tâm lý của học sinh khi tham gia trò chơi toán học
Phản ứng tích cực
Phản ứng tiêu cực
+ Học sinh hăng say chơi hết mình
+ Người mạnh lấn át người yếu
+ ý thức trách nhiệm cá nhân cao
+ Sẵn sàng trừng phạt phái thua trong cuộc đời
+ Dễ bỏ qua sai phạm của người khác
+ Cố tình chơi gian lận để thắng cuộc
+ Tôn trọng kỷ thuật
+ Dễ gang tỵ dẫn đến ghét nhau
+ Giúp đỡ nâng đỡ đồng đội
+ Chơi quá đà không giới hạn
+ Gắn bó với đồng đội nhóm mình
+ Chia bè, nhóm riêng lẻ
+ Tích cực hoạt động sẵn sàng hy sinh về danh dự đội.
+ Phụ tùng “thủ lĩnh”
+ Kích thích tính độc lập suy nghĩ
+ Chờ vào đồng đội của mình
+ Kích thích tính hiếu thắng
+ Bi quan chán nản khi thua cuộc
Muốn tránh được phản ứng tiêu cực của học sinh khi giáo viên thiết kế trò chơi và tổ chức trò chơi phải lưu ý tránh nội dung của trò chơi có đối tượng học sinh phản ánh không tích cực và nếu có tình huống xẩy ra ngoài mong muốn của giáo viên thì kịp thời sửa chữa những biểu hiện tiêu cực của học sinh, bằng cách khuyến kích động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực thì hiệu quả của việc thiết kế trò chơi, tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 1 mới cao.
4/ Thiết kế trò chơi cần đảm bảo những yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu vừa sức, đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn, đồng thời nội dung phải có nhiều bài tập để nhiều học sinh được tham gia.
- Đảm bảo tính an toàn cho học sinh, thiết kế trò chơi dưới dạng tiếp sức hoặc theo nhóm, khi thực hiện không để học sinh xô đẩy.
- Có yếu tố sáng tạo để học sinh phải vận dụng kiến thức một cách có hệ thống hơn, linh hoạt và sáng tạo hơn.
- Nội dung trò chơi phải được phân cách thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức, những bài học rõ ràng để gắn việc giải quyết mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài tập đó với từng cá nhân học sinh.
- Nội dung trò chơi nên thể hiện nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức thể hiện khác nhau (tuỳ theo từng bài dạy). Vì vậy khi thiết kế nội dung của một trò chơi chúng ta có thể lấy nội dung bài học hoặc bài tập thuộc trọng tâm bài, chương, mạch kiến thức toán học nào đó, trong nội dung chương trình sách giáo khoa. Sau đó bằng sự chế biến của mình, chúng ta có nhiều đơn vị kiến thức nhiều bài tập tương tự ở mức phổ cập. Sau đó chúng ta thiết kế thêm yêu cầu, bài tập sáng tạo.
- Ngôn ngữ diễn đạt, trong trò chơi phải đầy đủ, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu, tránh hiểu lầm.
* Các đồ dùng thiết bị phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tiện dụng (dễ sử dụng)
- Dễ làm (ai cũng có thể làm được, làm nhanh)
- Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi
- Có phần thể hiện diễn đạt được của từng yêu cầu (đúng, nhanh, đẹp) và tổng điểm).
- Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng các vật liệu dễ kiếm rẽ tiền)
5/ Cách tiến hành trò chơi:
Bước 1: Chuẩn bị - chia nhóm
Đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu do giáo viên nêu ra.
Bước 2: Nêu tên trò chơi
- Nêu tên trò chơi và giải thích ý nghã của trò chơi
Bước 3: Phổ biến luật chơi
- Nêu rõ cách chơi: Hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc của mỗi thành viên tham gia trò chơi.
- Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá (thường 3 yêu cầu): Đúng, nhanh, đẹp)
- Công bố trọng tài
Bước 4: Tiến hành trò chơi
- Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành
- Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên và cách chơi (nên cho lần lượt các em tiến hành dưới dạng) “Tiếp sức”.
Bước 5: Tổng kết trò chơi
- Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá cho điểm.
- Nên cho điểm theo từng yêu cầu: Đúng, nhanh, đẹp
- Có thể đặt thêm 1 câu hỏi phụ để rút ra một kết luận nào đó từ hệ thống các bài tập trò chơi đã được thể hiện.
- Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
- Tuyên dương học sinh, đặc biệt là nhóm có cố gắng hơn, giành giải nhất, nhì (không nên chê học sinh trong khi tiến hành trò chơi).
- Trao phần thưởng hoặc danh hiệu (nếu có)
III - Các trò chơi:
1/ Trò chơi thứ 1: “Đố em”
- Mục đích: Nhằm hình thành cho học sinh biểu tượng về số tự nhiên, cách đọc, cách viết nhận dạng và phân biệt các số tự nhiên.
- Chuẩn bị: Giáo viên ghi sẵn câu đố vào tấm bìa treo lên bảng như sau:
- Đối tượng chơi: Học sinh lớp 1
Câu 1: Số nào tròn trịa
	 Như quả trừng gà
Câu 2: Số nào giống gậy
	 Ông già hay mang
Câu 3: Số nào giống ngỗng, giống ngan
	 Ai đạt điểm đó chẳng ngoan chút nào?
Câu 4: Đố em biết được số nào
	 Điểm thi được nó thở phào thật may!
	 Số đó viết ngược lạ thay
 Cả lớp khen giỏi vỗ tay rào rào?
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 3 em học sinh, số học sinh còn của lớp làm khán giả cổ vũ cho nhóm mình. Giáo viên làm người trọng tài và cũng là người ra câu đố cho 4 nhóm cùng chơi, khi giáo viên ra câu đố xong nhóm nào chuẩn bị được câu trả lời cho câu đố thì gõ vào bàn một cái (dùng thước gõ thay cho chuông). Nếu trả lời đúng thì 3 nhóm còn lại không được quyền trả lời tiếp và giáo viên ghi điểm cho nhóm trả lời đúng đó. Nếu nhóm trả lời sai thì các nhóm còn lại có quyền trả lời tiếp. Giáo viên nêu lần lượt từng câu đố cho học sinh từ câu đố số 1 đến câu đố số 4.
- Luật chơi: Mỗi câu trả lời đúng là được tính 2 điểm, nhóm nào cao điểm nhất là nhóm thắng cuộc, được cô giáo khen ghi vào bảng hoa điểm 10 của nhóm.
2/ Trò chơi thứ 2: “Xếp hàng”
- Mục đích: - Học sinh nắm được thứ tự các số từ 1 đến 10
- Giúp học sinh có phản xạ nhanh trong khi tập hợp hàng thường ngày vào trong đời sống.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 bông hoa trên mỗi bông hoa có điền số từ 1 đến 10sau lưng bông hoa có kim băng để cài vào áo.
- Đối tượng chơi: Học sinh lớp 1
- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm cử 2 bạn tham gia chơi số các bạn còn lại làm khán giả cổ vũ cho nhóm mình. Giáo viên làm trọng tài cho các nhóm, khi giáo viên hô lệnh “chuẩn bị” thì học sinh các nhóm gắn bông hoa lên ngực của mình và quan sát các số trên ngực của bạn khác. Khi giáo viên “bắt đầu” thì lập tức người số 1 phải đi liền đến vị trí trước mắt của giáo viên theo quy định và tiếp đến người thứ 2 cũng phải đi sắp vào chỗ vị trí của mình cứ như vậy cho đến số 10. Thời gian chơi trò chơi này là 5 phút, khi gọi đến số của mình mà đi không kịp thì lập tức người tiếp theo ứng với số tiếp theo đi trước và người đó phải đi ra khỏi hàng.
- Luật chơi: Nhóm nào đi đứng đúng vị trí của mình thì nhóm đó thắng cuộc.
Chú ý: Khi các em phạm quy thì không được ghi điểm cho nhóm của mình.
5
`
4
`
3
`
2
`
`
1
`
`
`
`
`
10
9
8
7
6
	3/ Trò chơi thứ 3: “Làm cho bằng 8”
	- Mục đích: Củng cố khái niệm số 8. Nắm vững cấu tạo số 8, rèn luyện khả năng quan sát, sự khéo léo nhanh nhẹ cho học sinh.
	- Chuẩn bị: Nếu định chơi thi đua giữa các cá nhân trong lớp thì giáo viên chuẩn bị vẽ vào giấy khổ A4 để photocopy cho đủ số theo học sinh của lớp mình. Nếu chơi đồng đội thì chỉ cần cắt sẵn cho mỗi đội một bộ gồm: 8 hình vuông, 8 lá cờ, 8 bông hoa, 8 ngôi nhà, 8 tam giác, 8 ô tô, 8 phong bì.
	- Đối tượng chơi: Học sinh lớp 1
8
03
03
03
03
* * *
*
	- Cách chơi: Chơi cả lớp giáo viên phát cho mỗi bạn một tờ potocopy và yêu cầu các em vẽ tiếp vào các ô (xung quanh số 8) sao cho trong mỗi ô có đủ 8 hình. Bạn nào xong sớm nhất, vẽ và tô đẹp thì thắng cuộc. Nếu chơi đồng đội thi đua thì ở lớp dưới cổ vũ, 5 bạn ở mỗi đội cần tập trung dán tiếp các hình vào từng ô sao cho đủ 8 hình ở mỗi ô.
- Luật chơi: Đội nào dán xong trước, đúng, đẹp thì là đội thắng cuộc.
(Chú ý để ô khi chuẩn bị phải lớn mới đủ để dán đủ 8 hình)
4/ Trò chơi thứ 4: “Xếp đúng thứ tự”
	- Mục đích: Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10
	- Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị 6 tấm bìa, trên đó ghi các số 1, 3, 5 8, 7, 9 dạng quân bài.
	- Đối tượng chơi: Học sinh lớp 1
Ví dụ:
7
8
5
3
1
9
- Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi bạn để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh “Hãy xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớp hoặc từ lớn đến bé” khi đó mỗi em tự xếp lại quân bài theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Luật chơi: Thời gian chơi 5 phút ai làm xong trước và đúng thì sẽ thắng cuộc.
5/ Trò chơi thứ 5: “Nối nhanh kết quả”
- Mục đích: Củng cố phép cộng trong phạm vi 100.
- Chuẩn bị: Giáo viên làm sẵn ở nhà hai bức tranh, mỗi đội một bút lông như sau:
- Phía trên 5 bông hoa trong bông hoa có ghi các phép tính cần làm.
- Phía dưới 5 tấm bìa hình chữ nhật trên mỗi tấm bìa có ghi kết quả của các phép tính.
`
`
`
`
`
76+3
14+5
21+22
5
4
3
51+10
2
40+4
43
79
19
46
61
- Đối tượng chơi: Học sinh lớp 1
- Cách chơi: Hai đội mỗi đội cử 5 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội dùng bút ghép nối nhanh kết quả với phép tính sau đó nhanh chóng treo bút cho bạn khác trong đội để nối tiếp cho đến hết số người trong đội của mình. Thời gian chơi 5 phút sau khi hết thời gian quy định thì giáo viên hô “dừng lại dừng” khi đó các em không được nối tiếp nữa.
- Luật chơi: Đội nào làm đúng và xong trước đội đó sẽ thắng cuộc trong trò chơi này.
C - Phần kết luận
	1/ Để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 1, người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức, sáng tạo của học sinh. Qua đó chơi toán học giúp học sinh phát triển toàn diện kể cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong dạy học kết hợp với trò chơi toán học làm cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em có thời cơ trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau. Từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng thoải mái kết quả cao hơn so với các tiết dạy học toán không có tổ chức dạy học thông qua trò chơi. Có thể khẳng định được rằng trò chơi có tác dụng rất lớn nó quyết định về một tâm lý của học sinh và sự mở mang về kiến thức mới phát huy được hết vốn kinh nghiệm của các em được tích luỹ từ ngày xưa đến nay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em học sinh.
áp dụng trò chơi dạy học toán vào thực tế lớp 1C với tổng số 31 học sinh tôi cảm thấy các em không còn tỏ ra mệt mõi chán nản khi học mà ngược lại các em lại hứng thú hăng say phát biểu, hiểu và nhớ bài, kết quả lại tính nhanh.
- Số học sinh đạt loại giỏi:	35%
- Số học sinh đạt loại khá:	41%
- Số học sinh đạt loại trung bình:	24%
Với kết quả trên đề tài “thiết kế trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học” được nhân rộng để triển khai tới tất cả các lớp trong nhà trường đặc biệt là với lớp 1.
2/ Một s

Tài liệu đính kèm:

  • docGPHI Toán lớp 1.doc