Giáo án Tổng hợp khối lớp 1 - Tuần học 1 (chuẩn)

bI.Mục tiêu:

- Ổn định nề nếp, sắp xếp chỗ ngồi cho HS, giới thiệu một số sách vở cần dùng để học của HS lớp 1.

- Giúp HS biết xưng hô đúng với bạn trong lớp và các HS lớp khác đồng thời làm quen với cách cầm sách, bút, phấn, cách giơ bảng

- HS biết đi thưa về chào, kính trọng thầy cô và có ý thức tốt trong việc học tập.

II.Chuẩn bị:

- GV:1 bộ sách lớp 1,bảng con, bút chì, thước kẻ, phấn, que tính, tập (vở)

- HS: Đem sách vở và đồ dùng để học.

III.Các hoạt động dạy và học:

- Gv điểm danh, sắp xếp chỗ ngồi cho HS, GV nhắc nhở HS không được tự đổi chỗ ngồi,ngồi học ngay ngắn, hai tay để trên bàn,mắt nhìn lên bảng lớp, không được xoay qua xoay lại.

- Hướng dẫn HS cần biết cách xưng hô đúng với các bạn “xưng tên gọi bạn với các bạn cùng lớp, gọi anh, chị và xưng em với các anh chị lớp trên”

- GV giới thiệu một số loại sách của lớp 1: Sách Tiếng Việt, Toán, vở Tập Viết, Bài tập Đạo Đức, vở Tập Vẽ, Tự nhiên và Xã Hội,Tập Bài Hát

- Đồ dùng học tập cần có: Bảng con, phấn, giẻ lau bảng, bút chì, thước kẻ, que tính, màu tô, kéo, hồ

 

doc 16 trang Người đăng hong87 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối lớp 1 - Tuần học 1 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận
 ** Trò chơi giúp em biết điều gì?
* Trò chơi giúp em biết tên các bạn trong lớp.
 * Em có thấy sung sướng tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn hay khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không?
* Em rất vui sướng khi tự giới thiệu tên với các bạn.
 + GV kết luận: mỗi người đều có tên. Trẻ em cũng có quyền có một cái tên.
 - Hoạt động 2: GV đưa yêu cầu bài tập 2. Hãy tự giới thiệu tên của mình và sở thích của mình?
- HS giới thiệu trong nhóm 2 người về những điều mình thích.HS** giới thiệu về bản thân trước lớp.
 + Những điều bạn thích có hoàn toàn giống như em không?
 + HS trả lời về sở thích của bạn với sở thích của bản thân.
 + GV kết luận: mỗi ngừơi đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác.
 - Hoạt động 3: GV cho HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (bài tập 3)
 + GV kết luận: vào lớp Một em sẽ có thêm bạn mới, thầy giáo, cô giáo, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết, và làm toán nữa, được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. Em cần vui và tự hào vì mình là HS lớp Một. Em và các bạn cần cố gắng học giỏi và thật ngoan.
- HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình: sự mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học, bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm chuẩn bị ra sao
 3. Củng cố: em hãy nói tên một số bạn trong lớp
4. Dặn dò: xem tranh bài tập 4 và kể chuyện theo tranh để tiết sau học tiếp.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NS:16/8 HỌC VẦN
ND:17/8 TIẾT 3-4: CÁC NÉT CƠ BẢN 
I.Mục tiêu
 - HS đọc viết được các nét cơ bản một cách chính xác.
 - HS nhận biết được các nét cơ bản có trong âm chữ.
 - HS vận dụng viết các nét cơ bản khi viết chữ. II.Chuẩn bị
- GV: mẫu viết các nét cơ bản III.Các hoạt động dạy và học
 1.Ổn định: kiểm tra sĩ số HS
 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra nề nếp học tập, đồ dùng của HS
 3.Bài mới: Giới thiệu bài “Các nét cơ bản”
 - GV đưa mẫu viết các nét cơ bản và giới thiệu cách đọc tên của từng nét. 
 + Nét ngang:_
 + Nét sổ:
 + Nét xiên trái: \
 + Nét xiên phải: /
 + Nét móc ngược:
 + Nét móc xuôi:
 + Nét móc 2 đầu:
 + Nét cong hở phải:
 + Nét cong hở trái:
 + Nét cong kín:
 + Nét khuyết trên:
 + Nét khuyết dưới:
 + Nét thắt:
- HS quan sát mẫu các nét cơ bản và đọc tên các nét cơ bản: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu, nét cong hở - phải, nét cong hở- trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dứơi, nét thắt.
- HS tìm và nhận ra các nét cao 2 ô ly: nét thẳng, nét xiên, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu, nét cong: cong hở phải, cong hở trái, cong kín. Các nét cao 5 ô ly: nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
 - GV đưa một số âm cho HS nhận dạng và đọc tên các nét cơ bản.
- HS đọc tên các nét có trong các con chữ
 - GV hướng dẫn HS viết các nét cơ bản, lưu ý về độ cao của các nét.
- HS viết các nét cơ bản
 4.Củng cố:
- HS đọc, viết một số nét cơ bản đã học.
5. Dặn dò:
- Tập viết các nét cơ bản ở nhà cho đẹp. Chuẩn bị bài sau: e. Luyện đọc, viết âm e.
---------------------------------------------
TOÁN TIẾT 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. Mục tiêu
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
- HS áp dụng sự hiểu biết vào thực tiễn để so sánh hai nhóm đồ vật. II. Chuẩn bị
- GV: mẫu vật 5 cốc, 4 thìa, 4 nút chai, 3 chai, 2 củ cà rốt, 3 thỏ, 2 hình vuông, 1 hình tròn. III. Các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ: Tiết học đầu tiên
- Kiểm tra đồ dùng học toán của học sinh: que tính, thứơc kẻ, bảng con.
2. Bài mới: giới thiệu bài Nhiều hơn, ít hơn
 - GV cho HS so sánh số lượng cốc và thìa:
 + GV đưa 5 chiếc cốc và nói “có một số cốc” và đưa 4 chiếc thìa “có một số thìa” và cho hs so sánh: còn chiếc cốc nào không có thìa không?
 + HS đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa và thấy còn một chiếc cốc không có thìa.
 + GV nêu: khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số cốc.
 + HS nói: số cốc nhiều hơn số thìa,số thìa ít hơn số cốc.
 - GV cho HS so sánh số nút chai và số chai. (3 chai và 5 nút chai)
- HS nối một chiếc chai với một chiếc nút và trả lời
 + Số chai hay số nút chai còn thừa?
 + GV nêu: ta nói số nút chai nhiều hơn số chai.
+ Nút chai còn thừa ra.
 + Có đủ chai để nối một chiếc chai với một nút chai không?
 + Không đủ chai để nối với nút chai.
 + GV nêu: ta nói số chai ít hơn số nút chai
 + HS nêu số nút chai nhiều hơn số chai và số chai ít hơn số nút chai.
 - Tương tự, GV yêu cầu HS so sánh: 3 củ cà rốt với 2 thỏ, 2 hình vuông với 1 hình tròn
- HS so sánh các mẫu vật do GV đưa ra.
 - GV giới thiệu cách so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng: ta nối một chỉ với một, nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
- HS thực hành so sánh 2 nhóm đối tượng: số học sinh với số quyển sách, số bạn nam với số bạn nữ.
 3. Củng cố
- HS chơi trò chơi “Nhiều hơn ít hơn”: HS tìm và nêu tên các nhóm đồ vật chênh lệch nhau về số lượng: số cửa chính và số cửa sổ, số bạn nam và bạn nữ
 4. Dặn dò
 - Tập so sánh 2 đối tượng để biết thêm nhiều hơn, ít hơn. Chuẩn bị bài sau “Hình vuông, hình tròn”. Xem hình vẽ SGK chỉ ra đâu là hình vuông, đâu là hình tròn.
---------------------------------------------------
MĨ THUẬT
TIẾT 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I.Mục tiêu
- Giúp HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. HS** bước đầu cản nhận được vẻ đẹp riêng của bức tranh.
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức về mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày. II.Chuẩn bị
- GV: tranh thiếu nhi cảnh vẽ vui chơi ở sân trường, trong công viên.
- HS: sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. III.Các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ: Không có
2.Bài mới: giới thiệu bài “Xem tranh thiếu nhi vui chơi”
a.GV giới thiệu tranh vẽ đề tài thiếu nhi vui chơi
 - GV đưa tranh để HS quan sát và giới thiệu: Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường và ở công viên.
- HS quan sát tranh và nhận biết: Đây là tranh vẽ của thiếu nhi.
b.GV hướng dẫn HS xem tranh: GV nêu câu hỏi
HS tìm hiểu nội dung tranh bằng cách trả lời câu hỏi.
 - Bức tranh vẽ những gì?
- Tranh vẽ các bạn thiếu nhi đang vui chơi ở trường và ở công viên.
 ** Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
** nêu bức tranh mà mình thích và nêu lý do.
 - Trên tranh có những hình ảnh nào?
- Trong tranh có các bạn đang ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi.
 - Các động tác, hình ảnh diễn ra ở đâu?
- Các động tác, hình ảnh diễn ra ở sân trường, công viên.
 - Trong tranh có những màu nào?
- Trong tranh có màu xanh, hồng, vàng, tím
 - Em thích màu nào trên bức tranh của bạn?
- HS nêu màu mà mình thích.
3.Củng cố: 
- GV tóm tắt, kết luận: Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh.
4.Dặn dò
- Về tập quan sát và nhận xét tranh. Chuẩn bị bài sau: “Vẽ nét thẳng”. Tâp vẽ nét thẳng vào bảng con 
------------------------------------------
NS: 17/8 THỂ DỤC
ND: 18/8 TIẾT 1: TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
 I. Mục tiêu
- Bước đầu biết một số nội quy tập luyện cơ bản.
- Biết làm theo GV sức lại trang phục cho gọn gàng khi tập luyện.
-Bước đầu biết cách chơi trò chơi.
II. Chuẩn bị
- GV: dọn vệ sinh nơi tập, 1 còi. III.Các hoạt động dạy và học
1.Phần mở đầu
- GV tập hợp lớp thành 4 hàng dọc
- HS tập hợp thành 4 hàng dọc sau đó quay thành 4 hàng ngang.
 - GV kiểm tra sĩ số lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
- HS đứng vỗ tay và hát.
- HS giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2.
 2. Phần cơ bản
 - GV chọn cán sự bộ môn thể dục
- HS chọn ra cán sự lớp
 - GV phổ biến nội quy tập luyện
 + Phải tập luyện ở ngoài sân dưới sự điều khiển của cán sự lớp.
 + Trang phục phải gọn gàng.
 + Bắt đầu từ giờ học đến kết thúc giờ học, ai muốn ra vào lớp phải xin phép.
- HS lắng nghe GV phổ biến
- HS chỉnh sửa lại trang phục
 - GV giới thiệu trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. GV yêu cầu HS tìm xem có con vật nào có ích, con vật nào có hại.
- HS tìm những con vật có ích và con vật có hại.
 - GV nêu cách chơi: Khi gọi tên các con vật có ích như: trâu, bò, lợn, gàthì im lặng. Nếu em nào hô “diệt” là bị phạt. Khi gọi tên các con vật có hại như: chuột, ruồi, muỗi, giá, kiếnthì đồng loạt hô to “diệt! diệt! diệt!”và tay giả làm động tác đập ruồi, muỗi
- HS chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại” 
 3. Phần kết thúc
- GV hệ thống lại nội quy tập luyện, cách mặc trang phục khi tập luyện.
 - GV nhận xét giờ học.
 - GV hô “giải tán”
- HS đứng vỗ tay và hát.
- HS nhắc lại cách chơi trò chơi “diệt các con vật có haị”
- HS hô to “khoẻ”
-------------------------------------
 HỌC VẦN
TIẾT 5-6: e
 I. Mục tiêu
- HS biết được chữ và âm e.
- Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. HS** luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. II. Chuẩn bị
- GV: con chữ mẫu: e. Tranh “bé”, “xe”. III. Các hoạt động dạy và học
 1.Ổn định: kiểm tra sĩ số học sinh.
 2.Kiểm tra bài cũ: Các nét cơ bản
 - GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
 - HS đọc, viết một số nét cơ bản:
 3.Bài mới: giới thiệu bài: e
 - GV đưa tranh và hỏi: tranh vẽ gì?
- HS xem tranh và trả lời: tranh vẽ bé,xe
 - GV giới thiệu âm e và hỏi: chữ e gồm nét gì? Chữ e giống hình cái gì? GV làm động tác vắt chéo sợi dây để được chữ e.
- HS quan sát âm e và trả lời: chữ e gồm 1 nét thắt, chữ e giống hình sợi dây vắt chéo.
 - GV phát âm mẫu e: miệng mở nhỏ.
- HS phát âm: e
 - GV viết một số tiếng có âm e: mẹ, lẹ, xé
- HS tìm âm e trong tiếng mới.
 - GV hướng dẫn học sinh viết bảng: e cao 2 ô ly, nét bắt đầu giữa ô ly thứ nhất.
- HS viết bảng: e.
e e e e e
ơTiết 2
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc trên bảng, SGK âm e.
- HS đọc trên bảng, sgk: e
 - GV hướng dẫn HS luyện viết.
- HS tô và viết chữ e trong vở tập viết
e e e e e
 - GV hướng dẫn HS luyện nói: GV yêu cầu HS xem tranh và GV nêu câu hỏi:
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 + Quan sát tranh các em thấy những gì?
 + Ở tranh 5 các bạn nhỏ đang làm gì?
 ** Trong 3 bạn có bạn nào không học bài của mình không?
 + Trong tranh có các chú chim con đang học hát, ve đang học đàn, ếch ngồi học bài.
 + Các bạn nhỏ đang học bài.
 ** Các bức tranh có gì là chung?
 + GV giáo dục: học là cần thiết nhưng rất vui. Ai ai cũng phải đi học và học hành chăm chỉ. Lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ không?
 ** Tranh có điểm chung là các bạn nhỏ đều học.
 4. Củng cố
 - GV chỉ bảng, HS đọc: e
 - GV đưa 1 số tiếng, HS tìm ra âm e có trong tiếng đó.
 5.Dặn dò:
 - Đọc, viết bài ở nhà. Chuẩn bị bài: b. Luyện viết bảng âm b.
-------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.LaØm được các bài tập 1, 2, 3. HS** làm thêm được bài tập 4.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
- Giúp HS thêm nhanh nhẹn, tư duy khi học toán
II. Chuẩn bị
- GV: mẫu vật hình vuông, hình tròn, hình vẽ bài tập 1, 2, 3. III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: “Nhiều hơn, ít hơn”
- HS so sánh các nhóm đối tượng để biết nhóm nào nhiều, nhóm nào ít: 5 chén – 4 đĩa, 3 trai – 2 gái.
2.Bài mới: giới thiệu bài “Hình vuông, hình tròn”
 - GV đưa lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho HS xem và nói: Đây là hình vuông
- HS quan sát hình vuông và nhắc lại: Hình vuông.
 - GV yêu cầu HS tìm những vật có dạng hình vuông
- HS tìm những vật có dạng hình vuông: Khăn mùi xoa, viên gạch bông, cửa sổ
 - GV đưa tấm bìa hình tròn và giới thiệu: Đây là hình tròn
- HS quan sát hình tròn và nói: Hình tròn.
- HS tìm vật có dạng hình tròn: Mặt chén, bánh xe đạp, mặt đồng hồ
ơ GV hướng dẫn HS thực hành
 - GV đưa bài tập 1: Tô màu vào hình vuông.
- HS làm bài tập 1: Tô màu vào hình vuông.
 - GV đưa bài tập 2: Tô màu vào hình tròn.
- HS làm bài tập 2: Tô màu vào hình tròn.
 - GV đưa bài tập 3: Tô màu vào hình vuông và hình tròn.
- HS làm bài tập 3: Dùng 2 màu khác nhau để tô màu vào hình vuông, hình tròn.
 - GV đưa bài tập 4: Làm thế nào để có hình vuông?
- HS tìm cách để có hình vuông từ các mảnh giấy: gấp các hình vuông chồng lên nhau
3.Củng cố:
 - HS nêu các vật có dạng hình vuông, các vật có dạng hình tròn.
4. Dặn dò:
 - Về tìm thêm một số vật có mặt là hình vuông hoặc hình tròn. Chuẩn bị bài “Hình vuông, hình tròn, hình tam giác”. Nhận dạng hình tam giác trong SGK.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NS:18/8 HỌC VẦN
ND:19/8 TIẾT 7-8: b
I.Mục tiêu
 - Nhận biết được chữ và âm b. 
 - Đọc được: “be”
 - Trả lời được 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
 - Qua nội dung luyện nói giáo dục HS chăm học.
II.Chuẩn bị
 - GV: chữ mẫu “b”, tranh: bé, bà. III.Các hoạt động dạy và học
1.Ổn định: kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: e
 - HS đọc bảng: e
 - HS đọc SGK, chỉ chữ e trong các tiếng: bé, mẹ, xe.
 - HS viết bảng: e
3.Bài mới: giới thiệu bài: b
 - GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ bé, bà
 - GV giới thiệu âm b
- HS đọc “bờ”
 - GV hướng dẫn cách đọc: “bờ” môi ngậm lại hơi bật ra, có tiếng thanh.
 - GV giới thiệu âm b: nét khuyết trên và nét thắt.
- HS nêu cấu tạo âm b, so sánh b với e.
 - GV hướng dẫn HS ghép và phân tích tiếng “be”
- HS ghép và phân tích tiếng “be”: b ghép e.
- HS đánh vần, đọc: bờ – e –be/ be.
 - GV hướng dẫn HS viết bảng: b, be
- HS viết bảng: b, be
b b b b b
be be be be be
ơ Tiết 2
 - GV luyện đọc cho HS: yêu cầu HS đọc bài trên bảng
- HS đọc bảng lớp: b, be
 - GV yêu cầu HS đọc bài sgk
- HS đọc bài SGK
 - GV hướng dẫn HS luyện viết vào trong vở tập viết.
- HS tô, viết “b, be” vào trong vở tập viết.
b b b b b
be be be be be
 - GV hướng dẫn HS luyện nói: GV yêu cầu HS quan sát tranh và GV nêu câu hỏi:
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 + Ai đang học bài?
 + Ai đang viết chữ e?
 + Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không?
 + Chim non học bài. 
 + Bạn gấu đang viết chữ e. 
 + Bạn voi đang đọc bài. Bạn ấy không biết chữ vì bạn để tập ngược.
 + Ai đang kẻ vở?
 + Hai bạn gái đang làm gì?
 + Các bức tranh có gì giống và khác nhau?
 + GV giáo dục HS cần phải chăm học.
 + Bạn gái đang kẻ vở
 + Hai bạn gái chơi trò ghép hình.
 + Các tranh giống nhau: ai cũng đang tập trung vào việc học khác nhau: các loài khác nhau, các công việc khác nhau: xem sách, tập đọc, tập viết.
4.Củng cố:
 - HS đọc bài SGK
- GV đưa tiếng “bò, bê, bi, ba” để HS chỉ ra âm b mới học.
5.Dặn dò:
- Luyện đọc viết bài ở nhà. Chuẩn bị bài /. Luyện viết bảng dấu /
------------------------------------------ THỦ CÔNG
TIẾT 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA VÀ 
DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I.Mục tiêu: 
- HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.HS** biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa đẻ làm thủ công như: giấy báo, họa báo; giấy vở HS; lá cây
-GDVSMT: HS có ý thức giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp dụng cụ thủ công, có ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học. II.Chuẩn bị
- GV: các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công: kéo, hồ dán, thứơc kẻ
 HS: kéo, hồ dán, thước kẻ, giấy màu, bút chì. III.Các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới: giới thiệu bài “Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công”
 - GV giới thiệu giấy bìa: giấy bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đềở quyển vở giấy là phần bên trong mỏng, bìa được đóng ở phía ngoài dày hơn.
- HS quan sát giấy bìa và phân biệt giữa giấy và bìa.
 - GV giới thiệu giấy màu để học thủ công: mặt trước có các màu đỏ, xanh, tím vàng,mặt sau có kẻ ô.
- HS lấy giấy màu ra và quan sát.
 - GV giới thiệu dụng cụ học thủ công:
 + Thước kẻ: thứơc được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài, trên mặt thước có chia vạch và đánh số.
- HS lấy dụng cụ học thủ công: thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán
 + Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng.
 + Kéo: dùng để cắt giấy bìa, khi dùng kéo cần tránh gây đứt tay.
 + Hồ dán: dùng để dán sản phẩm vào vở. Hồ dán được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.
- HS** kể tên một số loại vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công.
3.Củng cố:
 - HS kể tên các dụng cụ học thủ công.
 - Nêu công dụng của kéo, hồ.
4.Dặn dò:
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học thủ công. Chuẩn bị tiết sau “Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác”. Đem giấy trắng, giấy màu, hồ dán.
------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TIẾT 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I.Mục tiêu: - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng HS** phân biệt được bên phải, bên trái của cơ thể.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II.Chuẩn bị
- GV: Tranh cơ thể người
III.Các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ: không có bài, kiểm tra tập sách của học sinh.
2.Bài mới: giới thiệu bài “Cơ thể chúng ta”
 - Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS xem tranh và GV nêu yêu cầu: chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
- HS quan sát tranh và chỉ ra các bộ phận bên ngoài của cơ thể: đầu, mình, tay, chân, mắt, mũi, miệng, tai, rốn
 - Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS xem tranh SGK và GV nêu câu hỏi
 + Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng tranh đang làm gì?
- HS xem tranh SGK và nêu các hoạt động của các bạn trong tranh: ngửa cổ, cúi đầu, ôm em, đá banh, tập thể dục, đạp xe
 + GV yêu cầu HS thực hiện lại các động tác như trong tranh.
 + HS thực hiện lại các động tác như trong tranh.
 + Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình em cho biết cơ thể của chúng ta gồm mấy phần?
 + Yêu cầu HS** chỉ ra bên phải, bên trái của cơ thể.
 + Cơ thể của chúng ta gồm có 3 phần.
 + HS** chỉ ra bên phải, bên trái của cơ thể
 + GV nêu kết luận: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình và tay chân. GV giáo dục HS nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ, hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn
 - Hoạt động 3: GV cho HS tập thể dục và đọc thơ:
Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi
- HS đọc thơ và tập động tác theo từng câu thơ
 + Làm động tác gập người rồi đứng thẳng lưng dậy.
 + Làm các động tác tay, bàn tay, ngón tay.
 + Làm động tác đưa chân trái, chân phải.
 + GV kết luận: muốn cơ thể phát triển cần tập thể dục hằng ngày.
3.Củng cố:
- HS nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Muốn cơ thể phát triển tốt cần làm gì?
4.Dặn dò:
- Tập kể lại các động tác bên ngoài của cơ thể. Chuẩn bị bài “ Chúng ta đang lớn”. Xem tranh SGK: Em thấy tranh vẽ gì?	
----------------------------------------
ÂM NHẠC
TIẾT 1: HỌC HÁT BÀI QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
I.Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết vỗ tay theo bài ha

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 1 2 buoi CKTKN.doc