Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Ninh Tiến - Năm học 2008 - 2010 - Tuần 1

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học vần.

- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập học vần 1.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách Tiếng Việt 1.

- Bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1 của HS.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 38 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Ninh Tiến - Năm học 2008 - 2010 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dò: 
- Nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tròn ở trong lớp, ở nhà.
- Dặn HS về nhà sưu tầm các vật có dạng hình vuông, hình tròn .
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thể dục ( tiết 1 )
tổ chức lớp. trò chơi vận động
I. Mục tiêu: 
	- Bước đầu biết được một số nội quy tập luyện cơ bản.
	- Biết làm theo GV sửa lại trang phục cho gọn gàng khi luyện tập.
	- Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu bước đầu biết cách chơi trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Trong lớp học hoặc trên sân trường.Don vệ sinh nơi tập.
 - GV chuẩn bị 1 còi, tranh ảnh một số con vật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Phần mở đầu:
 - GV tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc ( mỗi hàng một tổ), sau đó cho quay thành hàng ngang. Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học: 2 – 3 phút.
- Đứng vỗ tay, hát: 1 - 2 phút.
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to nhịp 1 - 2, 1 - 2,: 1 - 2 phút. ( Đội hình hàng dọc).
 2. Phần cơ bản:
 - Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn: 2 - 4 phút. GV dự kiến và nêu lên để cả lớp quyết định.
 - Phổ biến nội qui tập luyện: 1 - 2 phút. GV nêu ngắn gọn những qui định khi tập thể dục để HS nắm được.
 - HS sửa lại trang phục: 2 phút. GV cho HS để guốc, dép vào nơi qui định, sửa sang trang phục cho một số HS, chỉ dẫn HS biết thế nào là trang phục gọn gàng.
 - Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”: 5 - 8 phút. GV nêu tên trò chơi, hỏi để HS trả lời xem những con vật nào có hại, có ích. Thống nhất với cả lớp khi gọi đến tên con vật có hại thì hô đồng thanh “ Diệt! Diệt! Diệt!”, còn tên của các con vật có ích thì đứng im, ai hô “ Diệt!” là sai. Sau đó, GV cho HS gọi tên con vật để các em làm quen với cách chơi.
 3.Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát: 1 - 2 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- GV nhận xét giờ học: 1 phút.
- GV kết thúc giờ học bằng cách hô: “ Giải tán!”, HS hô to: “ Khoẻ!”
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2009
Học vần 
Bài 3: ´
I. Mục tiêu: 
	- HS nhận biết được dấu và thanh sắc (´ )
	- Đọc được: bé.
	- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Giấy ô li có viết dấu và thanh sắc phóng to.
	- Các vật tựa như hình dấu sắc.
	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, cá, (lá chuối), chó, khế.
	- Tranh minh hoạ phần luyện nói : một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường.
	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
	- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.KTBC: - Cho HS đọc chữ cái b và đọc tiếng be.
 - Gọi 2 - 3 HS lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà.
3.Bài mới:
	a) Giới thiệu bài: 
 - GV cho HS thảo luận và TLCH: Các tranh này vẽ ai và vẽ cái gì? ( bé, cá, (lá chuối), chó, khế).
 - GV: bé, cá, (lá chuối), chó, khế là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu và thanh sắc (´ ). GV chỉ dấu ´ trong bài và cho HS phát âm đồng thanh các tiếng có thanh ´. GV nói: Tên của dấu này là dấu sắc.
 	 b) Dạy dấu thanh
 * Nhận diện dấu:
 - GV viết lại hoặc tô lại dấu´ đã viết sẵn trên bảng và nói: dấu´ là một nét sổ nghiêng phải.
 - GV đưa ra các hình, mẫu vật hoặc dấu ´ trong bộ chữ cái để HS có ấn tượng, nhớ lâu.
 - HS thảo luận và TLCH: dấu ´giống cái gì?
	* Ghép chữ và phát âm:
 - GV : Các bài trước chúng ta học chữ e, b và tiếng be. Khi thêm dấu sắc vào be, ta được tiếng bé.
 - GV viết lên bảng chữ bé và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bé trong SGK.
 - GV hỏi về vị trí của dấu ´ trong tiếng bé.
 - GV phát âm mẫu tiếng bé. HS đọc theo( lần lượt: cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân)
 - GV chữa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm bé nhều lần. GV sửa lỗi cụ thể cho HS qua đọc phát âm.
 * Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
 - GV viết mẫu trên bảng lớp dấu ´ theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn qui trình: đặt bút và kết bút.
 - HS viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trước khi viết vào bảng con.
 - HS viết vào bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
 - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: bé. 
 - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
4. Củng cố – dặn dò
- Chúng ta vừa học dấu gì, tiếng gì? 
- Yêu cầu HS đọc dấu ´, tiếng bé.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
* Luyện đọc: HS lần lượt phát âm tiếng bé theo nhóm, bàn, cá nhân.
* Luyện viết: HS tập tô chữ be, bé trong vở Tập viết 1, tập một.
* Luyện nói: 
- Yêu cầu HS mở SGK, quan sát tranh vẽ và hỏi:
 ? Quan sát tranh, các em th‏‎ấy những gì? Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
 ? Em và các bạn ngoài các hoạt động kể trên còn những hoạt động khác nào nữa? Ngoài học tập em thích làm gì nhất? Em hãy đọc tên của bài này?
 3. Củng cố – dặn dò: - GV cho HS đọc lại bài trên bảng và trong SGK.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm dấu thanh vừa học ở nhà; xem trước bài 4.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Toán ( tiết 4)
Hình tam giác
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết được hình tam giác.
Nói đúng tên hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Một số hình tam giác bằng bìa có các kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau.
	- Một số vật thật có mặt là hình tam giác.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.KTBC: GV yêu cầu HS nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tròn. Tìm ra hình vuông hoặc hình tròn từ các hình khác nhau.
2.Bài mới:
	a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
	b) Giảng bài:
	* Giới thiệu hình tam giác
 - GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ một hình tam giác đều nói: “ Đây là hình tam giác”.
- Cho HS nhìn tấm bìa hình tam giác và nhắc lại: “ Hình tam giác”.
 - Cho HS lấy từ hộp đồ dùng học toán tất cả các hình tam giác đặt lên bàn học. Gọi HS giơ hình tam giác và nói: “ Hình tam giác”.
 	 * Thực hành xếp hình:
 - GV hướng dẫn HS dùng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình. GV có thể nêu các mẫu khác Toán 1. Xếp xong hình nào có thể đặt tên thì khuyến khích các em nêu tên của hình.
 - HS dùng bút chì màu để tô các hình trong Toán 1.
 	 * Trò chơi: Thi đua chọn nhanh các hình: 
 - GV gắn lên bảng các hình đã học. Gọi 3 HS lên bảng, nêu rõ nhiệm vụ rồi cho HS thi đua chọn nhanh các hình theo nhiệm vụ được giao.
 - Khen những HS xếp hình tốt.
3. Củng cố – dặn dò: - Nêu tên các vật có dạng hình tam giác ở trong lớp, ở nhà.
 - Dặn HS về nhà sưu tầm các vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thủ công( tiết 1)
Giới thiệu một số loại giấy, bìa
và dụng cụ học thủ công
I. Mục tiêu: HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. Ngoài ra HS còn biết một số vật liệu khác dùng để thay thế giấy, bìa.
II. Đồ dùng dạy học: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ dùng để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. GV giới thiệu cách học tập bộ môn.
	2. Các hoạt động:
	* HĐ1: Giới thiệu giấy, bìa.
 - GV giới thiệu cho HS biết nguồn gốc của giấy, bìa: Được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề,...
 - Hướng dẫn để HS phân biệt giấy, bìa: GV lấy quyển sách hoặc vở và giới thiệu giấy là phần bên trong mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn.
 - GV giới thiệu giấy màu để học thủ công: mặt trước là các màu xanh, đỏ, tím, vàng, mặt sau có kẻ ô.
	* HĐ2: Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
 - Thước kẻ: thước kẻ được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số.
 - Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng loại bút chì cứng.
 - Kéo: dùng để cắt giấy, bìa. Khi sử dụng kéo cần chú ý tránh gây đứt tay.
 - Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở. Hồ dán được chế từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.
	3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét chung tiết học, khen những học sinh có nhiều cố gắng.
 - Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau: giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài: xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Sinh hoạt lớp ( tiết 1)
NHận xét tuần 
I. Mục tiêu: 
	- HS thấy rõ những ưu, khuyết điểm đã mắc trong tuần từ đó có ‏‎biện pháp thực hiện tốt trong tuần sau.
	- Thông báo nội qui trường, lớp.
	- Bầu cán sự lớp.
	- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, kỉ luật cao, luôn cố gắng thực hiên tốt nội qui trường, lớp.
II. Nội dung
 1. Nhận xét tuần:
- GV nhận xét chung tình hình lớp trong tuần học đầu tiên, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm.
- GV phân tích để HS thấy rõ nguyên nhân của ưu, khuyết điểm.
- GV cùng cả lớp tìm biện pháp khắc phục khuyết điểm.
 2. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập.
- Bổ sung hoàn chỉnh sách vở và đồ dùng học tập.
- Tập bài thể dục giữa giờ.
 3. Bầu ban cán sự lớp ( lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng,). GV nêu tên những em có khả năng làm cán bộ lớp, cả lớp nhất trí.
 4. Thông báo nội qui trường, lớp: GV nêu một số qui định chính của HS trong nhà trường cũng như trong lớp học.
 5. Sinh hoạt văn nghệ: HS hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề mái trường mến yêu. Có thể biểu diễn cá nhân hoặc nhóm
 6. Dặn dò: Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm thực hiện tốt nề nếp lớp và phương hướng đã đề ra.
Tuần 2
Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
Học vần 
Bài 4: ’ •
I. Mục tiêu: 
	- HS nhận biết được các dấu hỏi và thanh hỏi (’), dấu nặng và thanh nặng (•). 
 - Đọc được : bẻ, bẹ.
	- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Giấy ô li có viết dấu hỏi và nặng phóng to.
	- Các vật tựa như hình dấu ’ • 
	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các tiếng: giỏ, khỉ thỏ, hổ, mỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.
	- Tranh minh hoạ phần luyện nói : bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ bắp ngô.
	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
	- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.KTBC: - Cho HS viết dấu ´ và đọc tiếng bé.
 - Gọi 2 – 3 HS lên bảng chỉ dấu ´ trong các tiếng: vó, lá tre, vé, bói cá, cá mè.
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp ghi tên bài lên bảng.
 	b) Nhận diện dấu, phát âm:
 Dấuhỏi 
 * Nhận diện dấu:
 - GV viết lại hoặc tô lại dấu ’ đã viết sẵn trên bảng và nói: dấu’ là một nét móc.
 - GV đưa ra các hình, mẫu vật hoặc dấu ’ trong bộ chữ cái để HS có ấn tượng, nhớ lâu.
 - HS thảo luận và TLCH: dấu ’ giống cái gì?
 * Ghép chữ và phát âm:
 - GV : Khi thêm dấu hỏi vào be ta được tiếng bẻ.
 - GV viết lên bảng bẻ và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bẻ trong SGK.
 - GV hỏi về vị trí của dấu ’ trong tiếng bẻ.
 - GV phát âm mẫu tiếng bẻ. HS đọc theo( lần lượt: cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân)
 - GV chữa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm bẻ nhều lần. GV sửa lỗi cụ thể cho HS qua đọc phát âm.
 Dấu • ( Quy trình tương tự)
 c) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
 + Dấu hỏi:
 - GV viết mẫu trên bảng lớp dấu ’ theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn qui trình: đặt bút và kết bút.
 - HS viết vào bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
 - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: bẻ. Lưu ý: vị trí dấu thanh ở trên chữ e.
 - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
 + Dấu nặng: ( Quy trình tương tự)
4. Củng cố – dặn dò
- Chúng ta vừa học dấu gì, tiếng gì?
- Yêu cầu HS đọc dấu ’ •, tiếng bẻ, bẹ.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
* Luyện đọc: HS lần lượt phát âm tiếng bẻ, bẹ theo nhóm, bàn, cá nhân.
* Luyện viết: HS tập tô chữ bẻ, bẹ trong vở Tập viết 1, tập một.
* Luyện nói: 
- Yêu cầu HS mở SGK, quan sát tranh vẽ và hỏi:
 ? Quan sát tranh, các em th‏‎ấy những gì? Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
 ? Tiếng bẻ còn được dùng ở đâu nữa? Em hãy đọc tên của bài này?
 3. Củng cố – dặn dò: - GV cho HS đọc lại bài trên bảng và trong SGK.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm dấu thanh vừa học ở nhà; xem trước bài 5.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Đạo đức ( tiết 2)
Bài 1: Em là học sinh lớp một
( Đã soạn thứ hai ngày 17/8/2009)
Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Học vần 
Bài 5: ` ˜
I. Mục tiêu: 
	- HS nhận biết được các dấu huyền và thanh huyền (`), dấu ngã và thanh ngã ( ˜ )
 	- Đọc được : bè, bẽ.
	- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Giấy ô li có viết dấu và thanh sắc phóng to.
	- Các vật tựa như hình dấu sắc.
	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, võng.
	- Tranh minh hoạ phần luyện nói : bè.
	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
	- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
 2.KTBC: - Cho HS viết dấu ’ • và đọc tiếng bẻ, bẹ.
 - Gọi 2 - 3 HS lên bảng chỉ dấu ’ • trong các tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp, ghi tên bài lên bảng.
 b) Nhận diện dấu và phát âm
	Dấu huyền:
 * Nhận diện dấu:
 - GV viết lại hoặc tô lại dấu ` đã viết sẵn trên bảng và nói: dấu` là một nét sổ nghiêng trái.
 - GV đưa ra các hình, mẫu vật hoặc dấu ` trong bộ chữ cái để HS có ấn tượng, nhớ lâu.
 - HS thảo luận và TLCH: dấu ` giống cái gì?
 * Ghép chữ và phát âm:
 - GV : Khi thêm dấu huyền vào be ta được tiếng bè.
 - GV viết lên bảng bè và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bè trong SGK.
 - GV hỏi về vị trí của dấu ` trong tiếng bè.
 - GV phát âm mẫu tiếng bè. HS đọc theo( lần lượt: cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân)
 - GV chữa lỗi phát âm cho HS. GV chỉ bảng cho HS tập phát âm bè nhều lần. GV sửa lỗi cụ thể cho HS qua đọc phát âm.
	Dấu sắc: ( Quy trình tương tự)
 c) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
 + Dấu huyền:
 - GV viết mẫu trên bảng lớp dấu ` theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn qui trình: đặt bút và kết bút.
 - HS viết vào bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
 - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: bè. Lưu ý: vị trí dấu thanh ở trên chữ e.
 - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
 + Dấu ngã: ( Quy trình tương tự)
4. Củng cố - dặn dò
- Chúng ta vừa học dấu gì, tiếng gì? 
 - Yêu cầu HS đọc dấu ` ˜, tiếng bè, bẽ.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
* Luyện đọc: HS lần lượt phát âm tiếng bè, bẽ theo nhóm, bàn, cá nhân.
* Luyện viết: HS tập tô chữ bè, bẽ trong vở Tập viết 1, tập một.
* Luyện nói: 
- Yêu cầu HS mở SGK, quan sát tranh vẽ và hỏi:
 ? Bè đi trên cạn hay đi dưới nước? Thuyền khác bè thế nào? Bè dùng để làm gì? Bè thường chở gì? Những người trong bức tranh đang làm gì?
 ? Tại sao phải dùng bè mà không dùng thuyền? Em đã trông thấy bè bao giờ chưa? Quê em có ai thường đi bè? Em hãy đọc tên của bài này?
 3. Củng cố - dặn dò: - GV cho HS đọc lại bài trên bảng và trong SGK.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm dấu thanh vừa học ở nhà; xem trước bài 6.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Toán ( tiết 5)
luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
	- Ghép các hình đã biết thành hình mới.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác bằng bìa có các kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau.
 - Que diêm hoặc que tính.
 - Một số vật thật có mặt là hìnhvuông, hình tròn, hình tam giác.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.KTBC: GV yêu cầu HS nêu tên các vật có dạng hình tam giác. Tìm ra hình tam giác từ các hình khác nhau.
2.Bài mới:
	 a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
 	 b) Giảng bài:
 * Bài 1: Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình. Một HS lên bảng tô, các HS còn lại tô màu vào VBT.
 Lưu ‏‎ý HS: mỗi loại hình tô cùng một màu. GV nhận xét, tuyên dương những em tô màu đúng và đẹp.
 * Bài 2: Thực hành ghép hình:
 - GV hướng dẫn HS dùng 2 hình tam giác, 1 hình vuông để xếp thành một hình mới theo mẫu - phần ví dụ. GV có thể ghép mẫu trên bảng cho HS quan sát.
 - Cho HS dùng các hình vuông và hình tam giác như trên để ghép thành các hình a), b), c).
 - Ngoài các hình trong sách, GV nên khuyến khích HS dùng các hình vuông và hình tam giác đã cho để ghép thành một số hình khác.(Theo hình thức trò chơi)
 * Thực hành xếp hình: GV cho HS dùng các que diêm, que tính để xếp thành hình vuông, hình tam giác. GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS.
 * Trò chơi: GV cho HS thi đua tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác trong các đồ vật ở trong phòng học, ở nhàEm nào nêu được nhiều đồ vật nhất, em đó sẽ thắng.
3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tập tốt.
 - Dặn HS về nhà sưu tầm các vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009
Học vần 
Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
I. Mục tiêu: 
	- HS nhận biết được các âm và chữ e, b và dấu thanh: dấu sắc/ dấu hỏi/ dấu nặng/ dấu huyền/ dấu ngã.
	- Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
	- Tô được e, b, bé và các dấu thanh. 
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng ôn: b, e, be; be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
	- Các miếng bìa có ghi từ: e, be be, bè bè, be bé.
	- Sợi đậy đã kết thành các chữ: e và b.
	- Các vật tựa như hình các dấu thanh.
	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, bè, bẻ, bẹ.
	- Tranh minh hoạ : be bé.
	- Tranh minh hoạ phần luyện nói : các đối lập về thanh: dê/ dế; dưa/ dừa; cỏ/ cọ; vó/ võ.
	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
	- Vở BTTV1, tập một.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
 2.KTBC: - Cho HS viết dấu ` ˜ và đọc tiếng bè, bẽ.
 - Gọi 2 - 3 HS lên bảng chỉ dấu ` ˜ trong các tiếng: ngã, hè, bè, kẽ, vẽ,
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 - GV nói: Sau một tuần làm quen với Tiếng Việt, chúng ta thử xem lại đã học được những chữ gì rồi nào!
 - HS trao đổi nhóm và phát biểu về các chữ, âm, dấu thanh, các tiếng, từ đã được học.
 - GV viết chữ, âm, dấu thanh, các tiếng, từ do HS đưa ra ở một góc bảng. Sau đó GV trình bày các hình minh hoạ ở tr.14 lên bảng lớp để HS soát lại và có thêm ‏‎ kiến bổ sung.
 - GV kiểm tra lại HS bằng 1 loạt câu hỏi về các tranh minh hoạ vừa treo: Tranh vẽ ai và cái gì?
 - HS đọc lại các tiếng có trong minh hoạ ở đầu bài 6.
 b) Ôn tập
	* Chữ, âm e, b và ghép b, e, be lên bảng lớp.
 - GV gắn bảng mẫu b, e, be lên bảng lớp.
 - HS thảo luận nhóm và đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng.
 - GV gắn bảng mẫu be và các dấu thanh lên bảng lớp.
 - HS thảo luận nhóm và đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Các từ được tạo nên từ e, b và các dấu thanh.
 - Sau khi ôn tập thành thục các chữ cái và dấu thanh, GV cho HS tự đọc các từ dưới bảng ôn.
 - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Hướng dẫn viết tiếng trên bảng con.
 - GV viết mẫu lên bảng các tiếng be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn qui trình: đặt bút và kết bút.
 - HS viết vào bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. Lưu ý: điểm đầu tiên đặt bút và hướng đi của các con chữ, chỗ nối giữa các con chữ và vị trí các dấu thanh.
 - HS tập tô một số tiếng trong vở tập viết.
4. Củng cố – dặn dò
- Chúng ta vừa học cái gì?
 - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài ôn trên bảng.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.Luyện tập:
	* Luyện đọc: - HS lần lượt phát âm tiếng trong tiết 1. GV sửa lỗi phát âm cho HS. 
 - HS đọc phát âm theo: nhóm, bàn, cá nhân.
	 - GV giới thiệu tranh minh hoạ: be bé. HS quan sát tranh, phát biểu ‏‎ý kiến.
 - HS đọc: be bé. GV chỉnh sửa phát âm cho các em.
 * Luyện viết: HS tập các tiếng còn lại trong vở Tập viết 1, tập một.
* Luyện nói: Các dấu thanh và sự phân biệt các từ theo dấu thanh.
- Yêu cầu HS mở SGK, quan sát tranh vẽ và phát biểu.
- GV hướng dẫn HS nhìn và nhận xét các tranh theo chiều dọc.
- HS họp nhóm và nhận xét: các từ đối lập nhau bởi dấu thanh.
- Phát triển nội dung luyện nói: 
 + Em đã trông thấy các con vật, các loại quả, đồ vật này chưa? ở đâu?
 + Em thích nhất tranh nào? Tại sao?
 + Trong các bức tranh, bức nào vẽ người? Người này đang làm gì?
 + Em hãy lên bảng và viết dấu thanh phù hợp vào dưới các bức tranh trên? 
 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập, tự tìm các chữ và dấu thanh vừa học ; xem trước bài 7.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Toán ( tiết 6)
Các số 1, 2 , 3
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết số lượng các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật .
	- Đọc, viết các chữ số 1, 2, 3.
	- Biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1.
	- Biết thứ tự của các số 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại; chẳng hạn 3 búp bê, 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 hình tròn
 - 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn các số 1, 2, 3.
 - 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa vẽ sẵn 1, 2, 3 chấm tròn.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.KTBC: GV yêu cầu HS nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tam giác, hình tròn. Tìm ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác từ các hình khác nhau.
2.Bài mới:
	a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
 	b) Giảng bài:
 * Giới thiệu từng số 1, 2, 3.
 + Số 1:- GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một phần tử: bức ảnh ( mô hình) có 1 con chim, bức tranh có 1 bạn gái, tờ bìa có 1 chấm tròn, bàn tính có 1 con tínhMỗi lần cho HS quan sát một nhóm đồ vật. GV nêu, chẳng hạn: GV chỉ vào bức tranh và nói:“Có 1 bạn gái” rồi gọi HS nhắc lại:“ Có 1 bạn gái”
 - GV hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng một. Chẳng hạn, GV chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: một con chim, một bạn gái, một chấm tròn, một con tínhđều có số lượng là một, ta dùng con số 1 để chỉ nhóm đồ vật đó. Số một viết bằng chữ số một, viết như sau( GV viết số 1 lên bảng). GV hướng dẫn HS quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, HS chỉ vào từng chữ số và đều đọc là: một.
 + Giới thiệu số 2, số 3 tương tự số 1.
 + GV hướng dẫn HS chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm từ 1 đến 3 rồi đọc ngược lại. Làm tương tự với các hàng ô vuông để thực hành đếm rồi đọc ngược lại.
 * Thực hành 
 - Bài 1: Thực hành viết số. GV hướng dẫn H

Tài liệu đính kèm:

  • docGA1 B1 T1-2.doc