Tài liệu dạy học phân hóa ở Tiểu học - Dạy học phân hóa theo đối tượng

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

 Quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả mong muốn nếu biết sử dụng các hứng thú của học sinh vào mục đích dạy học và giáo dục.

 Phân hoá dạy học phù hợp với học sinh sẽ tạo ra động lực học tập cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tối đa tư chất và năng lực của các học sinh có năng khiếu.

 Chỉ có phân hoá dạy học mới có khả năng loại trừ tình trạng quá tải đối với học sinh.

 Phân hoá dạy học cũng là điều kiện chuẩn bị nghề cho học sinh.

 Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập.

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu dạy học phân hóa ở Tiểu học - Dạy học phân hóa theo đối tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC PHÂN HÓA Ở TIỂU HỌC
DẠY HỌC PHÂN HÓA THEO ĐỐI TƯỢNG 
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
 Quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả mong muốn nếu biết sử dụng các hứng thú của học sinh vào mục đích dạy học và giáo dục.
 Phân hoá dạy học phù hợp với học sinh sẽ tạo ra động lực học tập cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tối đa tư chất và năng lực của các học sinh có năng khiếu.
 Chỉ có phân hoá dạy học mới có khả năng loại trừ tình trạng quá tải đối với học sinh.
 Phân hoá dạy học cũng là điều kiện chuẩn bị nghề cho học sinh.                                                                                                                    
 Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập.
 Tổ chức phân hoá dạy học theo năng lực chung
Việc tổ chức phân hoá dạy học theo năng lực chung có thể căn cứ vào kết quả học tập của năm học trước mà nhà trường phân học sinh thành các lớp có cùng sức học. Ví dụ:
  Lớp A - có trình độ khá nhất           
  Lớp B - có trình độ thấp hơn
  Lớp C - có trình độ thấp nhất
 Hàng năm lại chuyển đổi học sinh từ lớp này sang lớp khác. Việc tổ chức các lớp chọn, lớp chuyên là một hình thức của dạng phân hoá này.   
  Phân hoá dạy học theo năng lực riêng.
Việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực riêng là sự tập hợp học sinh có cùng năng lực về một số môn học. Ví dụ:
 Lớp cùng có năng lực về các môn xã hội: Lịch sử, Tiếng Việt
 Lớp cùng có năng lực về các môn tự nhiên: Khoa học, Địa lí, Toán
 Lớp cùng có năng lực về các môn khoa học - kỹ thuật, năng khiếu về Âm nhạc, Hội họa, Thể thao - Thể dục                                       
 Cần chú ý:
 Việc phân hóa dạy học theo năng lực còn có nhược điểm mà giáo viên cần biết để khắc phục, đó là:
 a. Đối với các học sinh được vào lớp "có năng lực" (lớp chọn) có thể sinh tự phụ, kiêu căng, còn số học sinh phải học lớp "kém năng lực", sẽ mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý học tập.                                   
 b. Hơn nữa, hiện nay ta còn có khó khăn lớn là: thiếu công cụ, phương pháp khách quan để đánh giá chính xác năng lực của từng học sinh. Vì vậy, khi tiến hành phân hóa dạy học theo kiểu này cần thực hiện hết sức thận trọng và dân chủ.
 Học sinh được phân thành lớp theo cùng hứng thú đối với cùng nhóm môn học, thậm chí có thể phân theo thành trường riêng. Ở các trường lớp này, học sinh nghiên cứu sâu hơn một số môn học mà mình hứng thú. 
 Phân hóa dạy học theo hứng thú đảm bảo tính dân chủ, học sinh có quyền chọn lớp, trường(thường từ cuối cấp II, III), còn ở cấp 1 học sinh được các thầy cô sắp xếp hoặc tự tìm nhau để họp thành nhóm riêng biệt.              
 V. Các hình thức của dạy học phân hóa
1.   Phân hoá theo hứng thú
 Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của học sinh để tổ chức cho học sinh tìm hiểu khám phá nhận thức.
 Biện pháp: Phân nhóm theo trình độ hứng thú mạnh, trung bình, thấp và dựa vào cường độ này mà giáo viên có thể giao các nhiệm vụ cho nhóm. Nhóm có cường độ mạnh thì có nhiệm vụ tìm tòi và độc lập sáng tạo, nhóm có cường độ thấp thì có nhiệm vụ làm theo mẫu. . .                                   
 2. Phân hoá theo sự nhận thức
Lấy sự phân biệt nhịp độ lĩnh hội làm căn cứ phân hoá. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.
Lớp học có rất nhiều nhịp độ, nhưng chỉ có thể phân hoá theo một số nhóm điển hình. Chẳng hạn, nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh, nhóm có nhịp độ nhận thức trung bình, nhóm có nhịp độ nhận thức chậm. Tương ứng với từng nhóm lại có các nhiệm vụ nhận thức các phương pháp biện pháp khác nhau.                                                                                                                         
 3. Phân hoá giờ học theo sức học
   Căn cứ vào trình độ học lực có thực của học sinh để tổ chức những hoạt động, những tác động sư phạm phù hợp với học sinh.
 Dựa trên các trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu mà giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ tương ứng.                                    
 4. Phân hoá giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của học sinh
  Chọn các tác động dạy học giúp học sinh thấy lợi ích của việc học mà chủ động tích cực học tập.
 Với học sinh có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho học sinh tự học. Với nhóm học sinh có nhu cầu học tập không cao thì việc phân hoá dạy học phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tế giúp học sinh hào hứng học tập.                                                                                    
 VI. Tổ chức dạy học phân hóa trong mỗi lớp học, tiết học
 1. Đối xử cá biệt ngay trong những hoạt động dạy học đồng loạt
 Trong dạy học, ta cần lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tảng, do đó những hoạt động cơ bản là hoạt động đồng loạt. Tuy nhiên ngay trong những hoạt động này, thông qua quan sát, đàm thoại và kiểm tra, người thầy giáo cần phát hiện những sự sai khác giữa các học sinh về tình trạng lĩnh hội và trình độ phát triển, từ đó có những biện pháp phân hóa nhỏ.
 Chẳng hạn như:
  Lôi cuốn đông đảo học sinh có trình độ khác nhau vào quá trình dạy học bằng cách giao những nhiệm vụ phù hợp, vừa sức với từng loại đối tượng.
  Khuyến khích học sinh yếu kém khi họ tỏ ý muốn trả lời câu hỏi và tận dụng những tri thức và kĩ năng riêng biệt của từng học sinh..
  Phân hóa việc giúp đỡ, kiểm tra và đánh giá học sinh.     
 2. Tổ chức những hoạt động phân hóa trên lớp.
 Ở những lúc nhất định trong quá trình dạy học có thể thực hiện những hoạt động phân hóa tạm thời, tổ chức cho học sinh hoạt động một cách phân hóa. Biện pháp này được áp dụng khi trình độ học sinh có sự sai biệt lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấp nếu cứ dạy học đồng loạt.
 Cụ thể:
·     Ra bài tập phân hóa, phân bậc (cấp độ), số lượng.
 Ý đồ của việc ra bài tập phân hóa là để những học sinh khác nhau có thể tiến hành những hoạt động khác nhau.
 Có thể phân hoá về yêu cầu bằng cách sử dụng những mạch bài tập phân bậc. Việc phân bậc hoạt động có thể dựa vào những căn cứ như: Sự phức tạp của đối tượng hoạt động, nội dung của hoạt động....(độ khó)
  Cũng có thể phân hoá về số lượng: Để lĩnh hội một kiến thức, rèn luyện một kỹ năng nào đó, số học sinh khá, giỏi có thể cần nhiều bài tập cùng loại hơn số học sinh Trung bình hoặc yếu. Vì thế, giáo viên cần ra đủ liều lượng bài tập như vậy cho từng loại đối tượng học sinh. Những học sinh còn thừa thời gian, đặc biệt là học sinh giỏi, sẽ nhận thêm những bài khác để đào sâu và nâng cao (Các bài tập nên thiết kế theo tinh thần tổng hợp của nhiều bài tập nhỏ, các ý liên quan đến nhau).
 Điều khiển phân hoá của giáo viên:
 Trong điều khiển học sinh học tập giáo viên có thể định ra yêu cầu khác nhau về mức độ hoạt động độc lập của học sinh, hướng dẫn nhiều hơn cho đối tượng yếu kém, ít hoặc không gợi ý cho học sinh khá, giỏi.
  Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm cá biệt: Động viên học sinh nào đó có phần thiếu tự tin, lưu ý học sinh này hay nhầm dấu, nhắc nhở học sinh kia đừng chủ quan, hấp tấp, cách trình bày bài,...Với cách làm này, người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó các em tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. Người học được hoạt động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
·     Phân hóa hoạt động của học sinh theo nhóm cùng trình độ.
 Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của học sinh. Học sinh khá giỏi không có điều kiện để phát triển. Học sinh yếu kém cũng không có cơ hội để vươn lên. Vì thế, để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập
 Theo đó, đối với học sinh trung bình trở xuống cần dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, tránh ôm đồm kiến thức dẫn đến quá tải cho học sinh. Đối với học sinh khá, giỏi, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để mở rộng cung cấp kiến thức, phát huy tính sáng tạo ở học sinh.
  Khi phân hóa học sinh theo nhóm cùng trình độ không nên gọi tên nhóm là: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu để tránh sự tự cao, tự đại hoặc tự ti mặc cảm trong học sinh. Giáo viên có thể khắc phục bằng cách đặt tên nhóm theo màu hoặc theo tên con vật, loài hoa,
  Phân hóa các tác động qua lại giữa các học sinh như: Tổ chức đàm thoại trong lớp - Học theo cặp - Học theo nhóm.
  Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ. Học sinh không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau. Kiến thức mà người học thu được là sự đóng góp của nhiều người. Đồng thời qua học tập hợp tác, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng lắng nghe tích cực, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được rèn luyện và phát triển.
 Dạy học thông qua hợp tác nhóm tạo nên mối quan hệ tương tác giữa trò với trò, giữa thầy với trò, tạo nên sự bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên và tạo nên môi trường học tập an toàn. Trong môi trường đó mỗi cá nhân được phép thể hiện tối đa khả năng nhận thức và kinh nghiệm của mình một cách tự tin và thoải mái bởi cảm giác an toàn.
 Học tập hợp tác theo nhóm còn phát triển ở học sinh kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và lãnh đạo. Thông qua đó hình thành ở học sinh những phẩm chất của người lao động mới. Vì thế, trong quá trình điều khiển học sinh học tập, cần phát huy những tác dụng qua lại giữa những học sinh bằng các hình thức học tập khuyến khích sự giao lưu của học sinh như: đàm thoại trong lớp, học theo cặp, học theo nhóm.
 Với hình thức học theo cặp, học theo nhóm học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém và qua việc giúp đỡ đó học sinh khá giỏi càng nắm chắc kiến thức hơn.
   Muốn được như thế thì hình thức tổ chức phải có tính thuyết phục, nêu gương, không mang tính chất áp đặt,... xây dựng hình thức không phải chỉ có một chiều: Học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém mà phải liên kết hai bên cùng có lợi mới có sức sống nội tại, nếu không thì sớm muộn gì cũng bị phá vỡ. (biểu dương, tuyên dương, ghi nhận công lao, tạo tình tương thân tương ái,)                                                                                                 
 Phân hóa mức độ độc lập hoạt động của trò bằng cách quan tâm cá biệt đến từng học sinh.
  Cần tăng cường cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học. Như vậy học tập cá thể đáp ứng được trình độ của người học, phù hợp với phong cách học của mỗi cá nhân.
 Qua đó người học rèn luyện ý thức tự lực, ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của mình.
 Ở hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ đã được phân hóa (thường thể hiện qua các phiếu học tập tại lớp) như:
   Phân hoá về số lượng bài tập cùng loại phù hợp với từng loại đối tượng để cùng đạt một yêu cầu (Đáp ứng chuẩn kiến thức kĩ năng).
   Phân hoá về nội dung bài tập, nội dung kiểm tra bài cũ, để tránh đòi hỏi quá cao đối với học sinh yếu kém và quá thấp đối với học sinh giỏi.
   Phân hoá yêu cầu về tính độc lập, bài tập cho đối tượng yếu kém chứa nhiều yếu tố dẫn dắt hơn đối tượng khá giỏi.
   Phân hoá bài tập về nhà: Ra riêng những bài tập nhằm tạo tiền đề xuất phát cho đối tượng yếu kém để chuẩn bị cho bài học sau. Cũng như ra riêng những bài tập nâng cao cho đối tượng học sinh giỏi để xây dựng mũi nhọn học tập trong lớp học.                                                       
 VII. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
 Trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật, công nghệ, thời gian trên lớp học không đủ để trang bị cho người học mọi tri thức và không thể nhồi nhét vào đầu óc người học quá nhiều kiến thức. Vì vậy cần phải dạy phương pháp học ngay từ cấp tiểu học và càng lên bậc học cao hơn thì càng phải được chú trọng nhiều hơn.
 Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Chính vì thế, điều quan trọng nhất là người giáo viên phải giúp người học biết cách khai thác, lựa chọn tìm kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Khi người học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều kiện tốt để khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân, kết quả học tập sẽ nâng cao.
  Thói quen tự học được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, học trên lớp, học ở nhà, học trong thư viện và học ngoài thực tiễn cuộc sống, thông qua các phương tiện: tài liệu, sách báo, truyền hình, phim ảnh, internet, thực tiễn, thày cô giáo và những người xung quanh
  Trong dạy và học hiện nay giáo viên cũng cần xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là một mục tiêu dạy học.                                            
 VIII. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
   Trong dạy - học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
  Trong dạy học thụ động, giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong dạy học phân hóa, học sinh được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
   Để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
   Thông qua việc đánh giá, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.                                                                            
 IX. Những điều kiện cơ bản
Để giáo viên thực hiện tốt “dạy học phân hóa”, chúng ta cần có những điều kiện cơ bản như sau:
1.   Đối với giáo viên
  Đổi mới phương pháp dạy học
 Đổi mới phương pháp dạy học từ “dạy số đông”, áp đặt, nặng lý thuyết sang “dạy phân hóa” gợi mở, hợp tác trong dạy và học, giảm lý thuyết, tăng thực hành.
 Đổi mới hoạt động của người giáo viên
 Giáo viên phải đổi mới quan điểm sư phạm, quan niệm về quan hệ thầy trò, về trách nhiệm của giáo viên trong quá trình giáo dục.
  Quan điểm sư phạm là dân chủ, hướng về cá thể thay cho sự áp đặt với số đông.
  Quan hệ thầy trò là quan hệ hợp tác trao đổi lắng nghe, thay cho sự truyền thụ một chiều.
Trách nhiệm của giáo viên là quyết định cho kết quả quá trình dạy học, giáo viên phải đánh giá được từng học sinh về sở trường, sở đoản để có biện pháp giáo dục phù hợp trong từng giờ dạy.
2.   Đối với trường
 Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
  Giảm sĩ số trong lớp, thiết bị học tập được trang bị đủ cho từng lớp, từng học sinh.
 Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng nguồn đầu tư phát triển nhà trường.
  Đổi mới thi cử và công tác quản lý nhà trường
 Nâng cao vai trò của giáo viên trong đánh giá học sinh. Giảm thiểu những kỳ thi chung nặng nề, định chuẩn cụ thể, tập huấn giáo viên đánh giá học sinh, có biện pháp giám sát khoa học.
 Giao cho giáo viên quyền chủ động trong việc tự xây dựng chương trình của riêng mình với nội dung, phương pháp, hình thức  phù hợp, sát với đối tượng học sinh của mình, tất nhiên phải trong khuôn khổ cho phép.
 Xây dựng hội đồng chuyên môn, thống nhất trọng tâm bài giảng.
 Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, xây dựng các tiết dạy mẫu để tự rút kinh nghiệm và tìm hướng đi riêng cho đơn vị.             
3.   Đối với công tác chỉ đạo
  Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo yêu cầu dạy học phân hóa.
  Đổi mới từ nội dung chương trình đến cơ chế làm sách giáo khoa. Sách giáo khoa phải thực hiện theo hướng tích hợp, ít môn học nhưng phong phú, lý giải được những vấn đề sinh động của cuộc sống.
   Tăng cường công tác chỉ đạo về phương pháp dạy học theo yêu cầu dạy học phân hóa.
 Qui hoạch và xây dựng mạng lưới trường lớp theo yêu cầu dạy học phân hóa.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường theo yêu cầu dạy học phân hóa.
 Đổi mới công tác tổ chức cán bộ. 
 Đổi mới quản lý giáo dục.
 Đổi mới công tác thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin.                                                
 X. Kết luận
 Phân hoá dạy học là con đường nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, nó mang lại hiệu quả to lớn, nhìn thấy được thế nhưng thực hiện nó không hề dễ dàng một chút nào. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải mất công, mất sức nhiều hơn, phải có tâm huyết. Nhà trường phải tỏ rõ quan điểm, phải bằng mọi cách lấp đầy những lỗ hổng kiến thức cho học sinh.
 Để hiện thực hóa điều này, cần phải:
 Tiến hành phân loại học sinh, xếp theo từng nhóm: nhóm kiến thức tương đối hoàn chỉnh, nhóm hổng kiến thức nhiều, nhóm hổng ít,
Lập kế hoạch bổ sung các kiến thức còn thiếu hụt của học sinh, có khi buổi sáng dạy chương trình mới, còn buổi chiều phải bổ sung kiến thức còn thiếu hụt của học sinh. Kết thúc một học kì, nhà trường lấy kết quả kiểm tra để đánh giá hiệu quả giáo dục và phân loại học sinh một lần nữa. Sự phân loại này không cố định trong suốt quá trình học tập của học sinh tại trường bởi vì, hiệu quả giáo dục ở mỗi học sinh không giống nhau mà tùy thuộc vào năng lực tiếp thu, nhận thức, ý thức học tập, của các em
 Cần đặt hiệu quả giáo dục thực chất lên hàng đầu, có như thế các giáo viên của trường mới không nề hà trong việc dạy thêm giờ, bỏ thêm công để phụ đạo học sinh. Nhưng không vì thế mà người giáo viên được phép bỏ quên đối tượng học sinh khá giỏi, những em đã nắm chắc kiến thức và sẵn sàng đón nhận những kiến thức cao hơn.
 Tóm lại, trong điều kiện lớp học thông thường trẻ không thể phát triển tài năng được. Sự phân hoá dạy học đặc biệt cần thiết để làm bộc lộ và phát triển đầy đủ tư chất và năng lực của trẻ. Vì vậy mọi việc vận dụng vào công tác dạy học tuỳ thuộc rất lớn vào năng lực sư phạm và khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên.
Ngày 14 tháng 5 năm 2014
	 Người thực hiện 
 PHẠM VĂN NÔNG
	-Xét duyệt của tổ chuyên môn: 
	-Xét duyệt của Ban giám hiệu: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDAY_HOC_PHAN_HOA_THEO_DOI_TUONG_DOCtailieu.doc