1. Từ đơn: là từ có một tiếng có nghĩa.
2. Từ phức: là từ có từ 2 tiếng trở lên ghép lại mà có nghĩa.
Từ phức được chia thành 2 loại:Từ ghép, từ láy.
a) Từ ghép:
-Từ ghép tổng hợp (ghép hợp nghĩa) các tiếng ghép lại với nhau tạo thành một nghĩa chung:
VD : đi đứng, thúng mủng, cây cối
-Từ ghép phân loại (ghép phân nghĩa) có một tiếng chỉ loại lớn, một tiếng chỉ loại nhỏ (mang sắc thái riêng).
VD: xanh lè, xanh um, xanh biếc
b)Từ láy: là từ có một có một bộ phận được láy lại , lặp lại.( láy âm đầu, láy vần, láy tiếng, láy âm và vần)
*chú ý: để phân biệt từ đơn, từ ghép có thể dùng phép thử thêm từ vào giữa các kết hợp từ. Nếu thêm được thì kết hợp đó là 2 từ đơn, còn nếu không thêm được thì kết hợp đó là đó là từ ghép.
thơm trong thảo quả như sau: Gió tây lướt thướt ba qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lung, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi rừng thảo quả về, hương thơm đạm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn trên. Gợi ý Tác giả đã lặp lại liên tiếp 3 lần từ “thơm” (điệp từ), dùng các từ thơm nồng, thơm đậm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín. Câu đầu của đoạn văn tuy dài nhưng được ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả cơn gió mang hương thơm của thảo quả chín trong rừng bay đi xa rộng. Ba câu ngắn tiếp theocàng khẳng định hương thơm của thảo quả chín như lan toả, thấm đượm vào tất cả thiên nhiên, đất trời. Hương thảo quả chín còn ấp ủ trong tong nếp áo, nếp khăn của người đi từ rừng về, thơm mãi với thời gian. Bài 2: Trong bài Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình viết: Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp, lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi. Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? Gợi ý Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân( “Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như “mặt trời ” dâng toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương. Bài 3: Kết bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết: Bầy ong giữ hộ cho người Những loài hoa đã tàn phai tháng ngày. Qua hai dòng thơ trên, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp đẽ? Gợi ý Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc. ======================== Cảm thụ văn học Bài 1: Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mĩ được nhà thơ Bằng Việt qua những câu thơ trong bài Mẹ như sau: Con bị thương, nằm lại một mùa mưa Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Nhà yên ắng. Tiếng chân đi rất nhẹ Gió từng hồi trên mái lá ùa qua Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế Khoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thế Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà. Gợi ý Hình ảnh người mẹ chiến sĩ được gợi tả qua hai khổ thơ của nhà thơ Bằng Việt thật cảm động. Mẹ thương anh chiến sĩ thương binh như thương đứa con ruột thịt, mẹ chăm sóc anh “ân cần mà lặng lẽ”. Căn nhà “yên ắng” chỉ có “ tiếng chân đI rất nhẹ” của mẹ như giữ gìn, nâng nui giấc ngủ cho “con”. Mẹ đem đến cho “ con” tráI bưởi đào, canh tôm nấu khế để “con” đỡ “ xót lòng, nhạt miệng”. Mẹ làm cho “con” ngọt lòng bởi hương vị của khoai nướng, ngô bung đậm đà tình quê hương, khiến cho mỗi sớm mai trong nhà vấn vương làn khói ấm. Có thể nói: Hình ảnh người chiến sĩ trong bài Mẹ của nhà thơ Bằng Việt chính là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương thân yêu. Bài 2: Trong bài Bộ đội về làng, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: Các anh về Mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ. Các anh về Tưng bừng trước ngõ, Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau. Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về. Em hãy cho biết: Những hình ảnh nào thể hiện niềm vui của xóm nhở khi bộ đội về? Vì sao các anh bộ đội được mọi người mừng rỡ đón chào như vậy? Gợi ý -Những hình ảnh thể hiện niềm vui của xóm nhỏ khi bộ đội về: mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau, mẹ già bịn rịn áo nâu. (Niềm vui của mẹ già khi đón bộ đội về thật khó nói nên lời, chỉ dồn nén bên ngoài mà không biểu lộ ra bên ngoài). -Các anh bộ đội được mọi người mừng rỡ đón chào như vậy bởi vì: các anh đi chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người; các anh là con em của nhân dân, luôn gần gũi giúp đỡ mọi người với tình cảm yêu thương đẹp đẽ. Bài 3: Trong bài thơ Chú đi tuần của Trần Ngọc, hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được miêu tả như sau: Trong đêm khuya vắng vẻ, Chú đi tuần đêm nay. Nép mình dưới bóng hàng cây Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi! Rét thì mặc rét cháu ơi! Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm. Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa gì đẹp đẽ và sâu sắc? Gợi ý Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ (khi mọi người đã yên giấc ngủ say), gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay. Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật đẹp đẽ và sâu sắc: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ của giá rét đêm khuya (“Rét thì mặc rét cháu ơi!”) để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (“Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm”). Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các anh chiến sĩ đối với con người. ========================== Từ đồng âm Bài tập: Bài 1: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: giá (giá tiền) - giá (giá để đồ vật) Bài 2: Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ “đánh”. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy đập vào thân người. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách sát hoặc xoa. ============================= ôn tập các thành phần cấu tạo câu. - Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu. Chủ ngữ nêu sự vật làm chủ sự việc nói đến trong câu ; vị ngữ chỉ hoạt động hoặc trạng thái, tính chất ,vị trí, để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ. - Ngoài hai thành phần chính, câu còn có một thành phần phụ thường đứng ở đầu câu, bổ sung thêm nghĩa về tình huống câu, gọi là trạng ngữ. Trạng ngữ có thể chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, - Các danh từ, động từ, tính từ trong câu cũng có thể có thành phần phụ. Những từ ngữ nêu chi tiết, ý cụ thể thêm chọ sự vật được nêu ở danh từ trong câu, gọi là định ngữ. Danh từ có thể có định ngữ ở trước và sau. Còn những từ ngữ nêu chi tiết, ý cụ thể nêu cho hành động, trạng thái, tính chất của động từ và tính từ trong câu gọi là bổ ngữ. Có những bổ ngữ chỉ đứng trước động từ, tính từ. Có những bổ ngữ chỉ đứng sau động từ, tính từ. - ở lớp 5, các em còn tìm hiểu một số thành phần phụ khác của câu là hô ngữ. Đó là những từ ngữ dùng để làm hô gọi, gây chú ý ở người nghe hoặc biểu lộ cảm xúc. Hô ngữ thường ở đầu hoặc cuối câu. - Ngoài ra, trong câu có thể có những thành phần đồng loại cùng giữ chức vụ giống nhau, ví dụ cùng là chủ ngữ, cùng là vị ngữ, cùng trạng ngữ, cùng là hô ngữ, cùng là định ngữ, gọi là bộ phận song song. Có thể hình dung các thành phần câu trong sơ đồ sau: Câu Bổ ngữ Định ngữ Hô ngữ Trạng ngữ Bộ phận phụ của câu Bộ phận phụ từ trong câu Vị ngữ Chủ ngữ Các bộ phận phụ trong câu Các bộ phận chính trong câu (nòng cốt câu) Bổ ngữ Định ngữ Hô ngữ Trạng ngữ Vị ngữ Chủ ngữ Các bộ phận song song của câu cảm thụ văn học Bài 1: Trong bài Nhớ Việt Bắc (TV3-tập1) nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi được nhà thơ Tố Hữu gợi tả như sau: Ta về mính có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Em hãy cho biết: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở chiến khu Việt Bắc? Nỗi nhớ ấy bộc lộ tình cảm gì ở người cán bộ: Gợi ý -Người cán bộ về xuôi nhớ “những hoa cùng người” (cảnh và người) ở chiến khu Việt Bắc: +Cảnh: Hoa chuối rừng đỏ tươi nổi bật trên nền lá xanh (“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”), hoa mơ nở trắng khắp cánh rừng khi mùa xuân về (“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”). +Người: Người đi rừng trên nương (“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”), người đan nón cần cù, chăm chỉ “chuốt từng sợi giang”. -Nỗi nhớ ấy bộc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng của người cán bộ với mảnh đất và con người Việt Bắc-“cái nôi” của cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bài 2: Trong bài Đất nước, nhà thơ nguyễn Đình Thi có viết: Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? Gợi ý -Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm, kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Đêm đêm, “rì rầm trong tiếng đất” là lời nói của cha ông từ nghìn xưa vọng về nhắn nhủ con cháu. -Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc). Bài 3: Trong bài Nghệ nhân Bát tràng, nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét vẽ của cô gái làm đồ gốm như sau: Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào? Gợi ý Nét bút trên tay người nghệ nhân Bát Tràng thật tài hoa: -Khi “bút nghiêng” (phẩy nhanh nhanh từ trên xuống), những hạt mưa bỗng hiện ra như đang bay lất phất ngoài trời. -Khi “bút chao” (đưa qua đưa lại nhẹ nhàng), những gợn nước (làn sóng nhẹ) Tây Hồ như đang chuyển động lăn tăn trước mắt ta. Những “đường nét hoa văn” rất “hài hoà” cũng được tạo nên từ cây bút ấy- cây bút làm cho vẻ đẹp của cuộc sống hiện ra một cách sinh động trên đồ gốm Bát Tràng. ================================= Bài1: Phân tích thành phần chính và thành phần phụ của các câu sau: a. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là lúc chợ náo nhiệt nhất. b. Giữa lúc Nhĩ nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước lên cái mặt đất dính phù sa,chợt nghe sau lưng có tiếng ho, Nhĩ quay lại . Bài làm a, Trạng ngữ: Khoảng gần trưa, khi sương tan Chủ ngữ: đấy Vị ngữ: là lúc chợ naó nhiệt nhất. b, Chủ ngữ : Nhĩ Vị ngữ : Quay lại Trạng ngữ : Giữa lúc Nhĩ nhìn thấycó tiếng ho Bài2: một học sinh hỏi:”các từ”cong queo,cuống quýt, công kênh, cập kênh “có phải là từ láy không?Đồng chí hãy trả lời học sinh. Bài làm Trong Tiếng Việt âm “cờ “được ghi bằng 3 con chữ:”c”,”k”,”q” nên các từ “cong queo, cuống quýt, cồng kềnh , cập kênh là những từ láy.Láy phụ âm đầu “cờ”. Tuần 2: ( Đề thi HS giỏi huyện lớp 4-Năm học 2000-2001.) Bài 1: a, Giải nghĩa các từ sau:quân phục,quân kì. - Quân phục :quần áo dành riêng cho bộ đội. - Quân kì: lá cờ chính thức của quân đội . b, Tìm 5 từ ghép có tiếng quân:quân hàm, quân trang, quân y,quân hiệu, quân khí. Bài 2. Đặt câu văn theo các yêu cầu sau. a, Câu vừa có trạng ngữ chỉ thời gian vừa có trạng ngữ chỉ nơI chốn. - Chiều nay,trên sân thành phố Vinh,trận đấu tranh giải 3 giảI bóng đá thiếu nhi toàn quốc sẽ diễn ra. b, Câu vừa có trạng ngữ chỉ thời gian vừa có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. - Chều nay , vì xe bị hỏng, Lan đến trường muộn học. Bài 3: Tìm từ thích hợp điến vào chỗ trống để tạo thành những danh từ trừu tượng: - ........ buồn -. kính yêu -.thương nhớ -.tư lự Trả lời: - nổi buồn - niềm kính yêu - niềm kính yêu - sự tư lự Bài 4: Chép lại đoạn văn sau, điền dấu chấm và viết hoa cho đúng Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên trên dãy núi đồi lẹt xẹt bầu trời dần dần tươi sáng , tất cả thung lũng hiện ra một màu vàng hương vị thôn quê đầy vẻ ngọt ngào mùi lúa chín. Bài làm Mặt trời cuối thu nhọc nhắn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên trên dãy núiđồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươI sáng. Tất cả thung lũng hiện ra một màu vàng. Hương vị thôn quê đầy vẻ ngọt ngào mùi lúa chín. Bài 5: Tập làm văn Làm tốt phong trào “Vì màu xanh quê hương” đường làng em nay đã rợp bóng cây. Hãy tả lại một hàng cây có nhiều kỉ niệm nhất với em. Tuần 3: (Đề thi học sinh giỏi huyện lớp 3-Năm học 2002-2003) Bài 1: Em hãy điền dấu câu cho đoạn thơ sau. Bờ cây chen chúc lá Chùm dẻ treo nơi nào Gió về đưa hương lạ. Cứ thơm hoài xôn xao. Bài 2:Viết lại câu sau đây bằng cách đảo trật tự các bộ phận để các từ ngữ có gạch dưới trở thành câu. - Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử , đã vang lên bản tuyên ngôn độc lập của nước ta. - Phía sau hàng dâm bụt, lấp ló mấy quả ớt đỏ. - Giữa bãi cỏ đầu làng, dựng lên một lễ đài rực rỡ màu cờ ánh điện. Bài làm: Các câu trên có thể đảo như sau: + Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, bản tuyên ngôn độc lập của nước ta đã vang lên. + Phía sau hàng dâm bụt, mấy quả ớt đỏ lấp ló. + Giữa bãi cỏ đầu làng, một lễ đài rực rỡ màu cờ, ánh điện đã dựng lên. Tuần 4 Bài 1: Những câu văn dùng biện pháp nhân hoá. a- Vầng trăng hiền hoà. b- Mặt trời chạy trốn nấp sau bụi tre, nhìn xuống trái đất. c- Bông hoa duyên dáng, tươi cười chào đón em. d- Bảng đen nhìn cả lớp,tỏ vẻ buồn rầu . đ- Mặt trời thức dậy phía đằng đông, vung tay gieo những tia nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn. e- Chị gió nhón chân đi nhè nhẹ trên mặt hồ nước long lanh. h- Mấy cô cào cào đang cãi nhau chí choé . i- Mấy anh chàng nhái bén đang ngủ gật. Bài 2: Hãy viết những câu văn có hình ảnh so sánh : - Cây phượng vĩ ở cổng trường nở hoa giống như một bó đuốc khổng lồ. - Xe chạy nhanh trên đường nhựa như những con thoi. - Cô bé có đôi mắt đen tròn như hạt nhãn , hai má ửng đỏ như trái chín+ . - Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một bàn tay vẫy. Tuần 5 Bài 1: Những câu tục ngữ ,thành ngữ nói về tình đoàn kết thương yêu trong cộng đồng. - Yêu nước thương nòi:yêu tổ quốc thương nòi giống ; ý nói về lòng yêu nước của con người . - Thương người như thể thương thân : có tình cảm yêu thương đối với người khác giống như yêu thương chính bản thân mình . - Hẹp nhà rộng bụng :nhấn mạnh lòng tốt và sự bao dung đối với người khác dù bản thân có khó khăn vất vả . - Đồng sức đòng lòng :chung lòng góp sức lại với nhau . - Trên kính dưới nhường :cách cư xử tốt đẹp của con người ;kính trọng người bề trên mình ;nhường nhịn người phía dưới. - Chung lưng đấu cật: đoàn kết ,góp sức cùng nhau làm việc, cùng vượt qua khó khăn vất vả. - Ăn ở như bát nước đầy: sống có nghĩa có tình, thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người . Bài 2: Hãy phân tích cái hay, cái đẹp trong khổ thơ dưới đây: Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Bài làm ở 2 câu thơ đầu ,chúng ta thấy rõ sự vất vả tội nghiệp của ba bố con khi những ngày mưa bão thiếu vắng mẹ.Hai câu thơ sau nói lên sự nhớ nhung của ba bố con đối với mẹ,Cái chỗ trống phía trong là có thực vì không có người nằm nhưng đó còn là chỗ trống trong tâm trạng của ba bố con vì thiếu vắng mẹ.Nó tràn cả nổi nhớ thương người đi xa của ba người ở nhà. Bài thơ giản dị nhưng gây đươc sự cảm động nơi người đọc vì cái tình thật của nó.Chúng ta tôn trọng ,quý mến cái gia đình nhỏ bé,đạm bạc nhưng thật hạnh phúc này vì họ giàu lòng thương yêu đùm bọc nhau. Tuần 6: ( Đề thi giáo viên giỏi huyện –Năm học 1997-1998.) Bài 1: Phân tích cấu tạo mgữ pháp của các tập hợp từ sau: - Nó / bị thương . CN VN - Đây / là vấn đề nan giải. CN VN - Kẻ bị thương DT ĐN (Đây là một ngữ danh từ,chưa phải là một câu.) Bài 2: Giải thích thành ngữ “ba chân bốn cẳng”.Tìm thành ngữ có ý nghĩa tương tự. “Ba chân bốn cẳng”có nghĩa là chạy rất nhanh, rất vội vàng trong trường hợp gặp việc cần kíp, hoặc có ai đuổi bắt. Thành ngữ tương tự : Vắt chân lên cổ mà chạy. Tuần 7 ( Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên Thị xã Hà Tĩnh.) Bài1: Phân biệt từ đơn , từ phức. Cho ví dụ. Bài làm - Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. Ví dụ: đi, đứng , ăn, uống, chạy ,nhảy. - Từ phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại mà có nghĩa . Ví dụ: xe đạp, nhà máy, bồ kết, hợp tác xã, vô tuyến truyền hình,.. Bài 2: Phân tích đoạn trích “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”của tác giả Nguyễn Khoa Điềm Bài làm Đoạn trích “Khúc hát ru .”của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một đoạn thơ hay được chọn đưa vào chương trình Tiểu học. Đoạn thơ là một khúc hát –khúc hát ru con của người mẹ miền núi.Khúc haaats ru ngọt ngào ấy vừa là tình yêu của người mẹ đối với con vừa là tình yêu đất nước.những người mẹ ấy ,những người phụ nữ thuộc dân tộc ít người,họ đang sống trong thời kì chiến tranh ác liệt.Tình yêu ấy không cho phép họ nghỉ ngơi.Hằng ngày ,họ vừa làm công việc của một công dân yêu nước tham gia kháng chiến với toàn dân tôc.Họ đã góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp giảI phóng dân tộc,giảI phóng buôn làng. Vừa địu con ,mẹ vừa giã gạo .Vai mẹ là gối ,nhịp chày của mẹ là nhịp võng.Tiếng ru của mẹ là điệu nhạc đưa con vào giấc ngủ.Giấc ngủ của con theo nhip chày của mẹ.và những hạt gạo dành để nuôI những người lính đánh giặc giữ nước.Tình yêu con và tình yêu đất nước hoà quyện vào nhau tạo thành một tình cảm lớn:Tình yêu lớn của người dân.Và ước mơ của người mẹ được gửi vào lời ru.Ước mơ con mình lớn lên khỏe mạnh ,có sức “ vung chày lún sân” để tiếp tục công việc của mẹ.Đó cũng là sức mạnh của ý chí.Sức mạnh của tình yêu đất nước. Tuần 8 Bài 1: Các câu tục ngữ dưới đây khuyên chúng ta điều gì? a, ở hiền gặp lành. b, Trâu buộc ghét trâu ăn. c, Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Bài làm a, Câu tục ngữ “ở hiên gặp lành”khuyên người ta sống hiền lành nhân hậu vì sống hiền lành ,nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn. b, Câu tục ngữ”Trâu buộc ghét trâu ăn”: Chê người có tính xấu, ghen tỵ khi thấy người khác được hạnh phúc may mắn. c, Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Khuyên chúng ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh. Bài 2: Viết một đoạn văn theo truyện thơ “Nàng tiên ốc’trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm: - Một lần dùng dấu hai chấm để giảI thích. - Một lần dùng dấu hai chám để dẫn lời nhân vật. Bài làm Bà già rón rén đến chỗ chum nước ,thò tay vào chum cầm vỏ ốc lên và đập vỡ tan. Nghe tiếng động , nàng tiên giật mình ,quay lại .Nàng chạy vội đến bên chum nước nhưng không kịp nữa rồi; vỏ ốc đã vỡ tan. Bà lão ôm lấy nàng tiên, dịu dàng bảo: - Con hãy ở lại đây với mẹ ! Từ đó, hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau. Họ yêu thương nhau như hai mẹ con. Tuần 9 Bài 1: Tìm những thành ngữ chỉ sắc thái khác nhau của của nét mặt. Bài làm -Mặt sắt đen sì: Vừa lạnh lùng , vừa đen không một chút tình cảm. - Mặt dày mày dạn: lì lợm, trơ trẽn. - Mặt trơ trán bóng: Trơ trẽn. - Mặt như chàm đổ: Nhìn vào thấy sợ hãi. - Mặt xanh nanh vàng: Khuôn mặt gầy gò, dữ tợn. - Mặt lạnh như tiền: lạnh lùng. - Mặt hoa da phấn: tuơi, phúc hậu, đẹp Tuần 10 Đề thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2002-2003 Bài 1: Phân tích thành phần chính và thành phần phụ của các câu sau: a. Khỏang gần trưa, khi sương tan, đấy là lúc chợ náo nhiệt nhất. b. Giữa lúc Nhĩ nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước lên cái mặt đất dính phù sa,chợt nghe sau lưng có tiếng ho, Nhĩ quay lại . Bài làm a, Trạng ngữ: Khoảng gần trưa, khi sương tan Chủ ngữ: Đấy Vị ngữ: là lúc chợ náo nhiệt nhất. b, Chủ ngữ : Nhĩ Vị ngữ : Quay lại Trạng ngữ : Giữa lúc Nhĩ nhìn thấycó tiếng ho Bài 2: một học sinh hỏi:”các từ”cong queo,cuống quýt, công kênh, cập kênh “có phải là từ láy không?Đồng chí hãy trả lời học sinh.) Bài làm Trong Tiếng Việt âm “cờ “được ghi bằng 3 con chữ:”c”,”k”,”q” nên các từ “cong queo, cuống quýt, cồng kềnh , cập kênh là những từ láy.Láy phụ âm đầu “cờ”. Tuần 11 Đề thi HS giỏi huyện lớp 4-Năm học 2000-2001. Bài 1: a, Giải nghĩa các từ sau:quân phục,quân kì. - Quân phục :quần áo dành riêng cho bộ đội. - Quân kì: lá cờ chính thức của quân đội . b, Tìm 5 từ ghép có tiếng quân:quân hàm, quân trang, quân y,quân hiệu, quân khí. Bài 2. Đặt câu văn theo các yêu cầu sau. a, Câu vừa có trạng ngữ chỉ thời gian vừa có trạng ngữ chỉ nơI chốn. - Chiều nay,trên sân thành phố Vinh,trận đấu tranh giải 3 giảI bóng đá thiếu nhi toàn quốc sẽ diễn ra. b, Câu vừa có trạng ngữ chỉ thời gian vừa có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. - Chều nay , vì xe bị hỏng, Lan đến trường muộn học. Bài 3: Tìm từ thích hợp điến vào chỗ trống để tạo thành những danh từ trừu tượng: - ........ buồn -. kính yêu -.thương nhớ -.tư lự Trả lời: - nổi buồn - niềm kính yêu - niềm kính yêu - sự tư lự Bài 4: Chép lại đoạn văn sau, điền dấu chấm và viết hoa cho đúng Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên trên dãy núi đồi lẹt xẹt bầu trời dần dần tươi sáng , tất cả thung lũng hiện ra một màu vàng hương vị thôn quê đầy vẻ ngọt ngào mùi lúa chín. Bài làm Mặt trời cuối thu nhọc nhắn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên trên dãy núiđồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươI sáng. Tất cả thung lũng hiện ra một màu vàng. Hương vị thôn quê đầy vẻ ngọt ngào mùi lúa chín. Bài 5: Tập làm văn Làm tốt phong trào “Vì màu xanh quê hương” đường làng em nay đã rợp bóng cây. Hãy tả lại một hàng cây có nhiều kỉ niệm nhất với em. Tuần 12 Đề thi học sinh giỏi huyện lớp 3-Năm học 2002-2003 Bài 1: Em hãy điền dấu câu cho đoạn thơ sau. Bờ cây chen chúc lá Chùm dẻ treo nơi nào Gió về đưa hương lạ. Cứ thơm hoài xôn
Tài liệu đính kèm: