Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng môn toán tại Trường Tiểu học Bắc Lý 2

Với mục tiêu: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Ngoài ra, môn Toán còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính cần thiết của người lao động mới trong xã hội hiện đại.

Xuất phát từ vị trí quan trọng của môn toán, qua thực tế công tác chỉ đạo chuyên môn, qua thống kê chất lượng môn toán mấy năm gần đây so với các môn học khác thì chất lượng môn toán cho số liệu thấp hơn. Để góp phần nâng cao chất lượng môn toán ở trường tiểu học Bắc Lý 2 trong năm học 2015 – 2016 tôi đã triển khai một số giải pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn toán tại trường TH Bắc Lý 2 năm học 2015 – 2016.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng môn toán tại Trường Tiểu học Bắc Lý 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thực tế thì học sinh học các tiết học toán luyện tập thường chán nản bởi các lý do: Thực hành tính từ đầu tiết đến hết tiết đối với một số em biết tính, còn chép theo từ đầu tiết đến cuối tiết đối với những học sinh hổng kiến thức hoặc khả năng tính toán chậm. Đây là nguyên nhân học sinh chán học toán và em nào yếu thì càng yếu.	
Thống kê kết quả khảo sát để so sánh phân tích số liệu:
Bảng 1. Tổng hợp kết quả đầu năm.
Khối
TS HS
Kết quả khảo sát
So sánh giữa toán và TV
Hiệu số %HT giữa T và TV 
Môn Toán
Môn Tiếng việt
Môn Toán
Môn Tiếng việt
HT
CHT
HT
CHT
HT
%
HT
%
Khối 1
65
32
33
40
25
32
49
40
62
-12
Khối 2
66
40
26
47
19
40
61
47
71
-11
Khối 3
56
39
17
45
11
39
70
45
80
-11
Khối 4
59
40
19
46
13
40
68
46
78
-10
Khối 5
61
42
19
48
13
42
69
48
79
-10
Cộng
307
193
114
226
81
193
63
226
74
-11
Bảng 2. Kết quả giữa năm
Khối
TS HS
Kết quả khảo sát
So sánh giữa toán và TV
Hiệu số %HT giữa T và TV 
Môn Toán
Môn Tiếng việt
Môn Toán
Môn Tiếng việt
HT
CHT
HT
CHT
HT
%
HT
%
Khối 1
65
35
30
40
25
35
54
40
62
-8
Khối 2
66
42
24
49
17
42
64
49
74
-11
Khối 3
56
41
15
46
10
41
73
46
82
-9
Khối 4
59
45
14
50
9
45
76
50
85
-8
Khối 5
61
49
12
52
9
49
80
52
85
-5
Cộng
307
212
95
237
70
212
69
237
77
-8
Qua thống kê thì cho kết quả tỷ lệ học sinh học toán xếp loại hoàn thành thấp hơn môn Tiếng Việt từ đầu năm là 11 - 12%, đến giữa học kỳ khi tiến hành một số giải pháp chỉ đạo nâng cao dạy học toán tỷ lệ đó có chuyển biến độ chênh lệch là: 5 – 11 %.. Tỷ lệ chất lượng toán so với tiếng Việt lâu nay thì môn toán luôn thấp hơn môn tiếng việt là một vấn đề nói ra nghe như nghịch lý bởi ai cũng nghĩ: “Tiếng Việt vùng đồng bào dân tộc là thì học sinh học khó, tỷ lệ sẽ thấp hơn môn toán”. Nhưng thực tế tại trường tôi thì ngược lại. Nếu chúng ta căn cứ vào số liệu thống kê để kết luận là dạy TV cho HS vùng đồng bào dễ hơn dạy toán hay HS đồng bào học tiếng việt dễ hơn học toán thì theo tôi là vội vàng và thiếu tính khoa học. Bởi hiệu quả dạy học thấp hay cao phụ thuộc vào nhiều thành tố tác động tạo thành. Ở trong kinh nghiệm chia sẻ này tôi muốn trình bày là sau phân tích nguyên nhân thực hiện quản lý chỉ đạo chuyên môn để đưa chất lượng môn toán được nâng cao ngang bằng với các môn học.
Trên phương diện đánh giá kết quả ( dựa vào sản phẩm) bài của học sinh để đánh giá thì môn toán khác các môn học khác ở chỗ: Tính chính xác của toán học phải là tuyệt đối, mạch kiến thức là đồng tâm nhất quán, còn đối với các môn học khác thì tính chính xác mang tính tương đối, mạch kiến thức đồng tâm nhưng không phải khi nào cũng nhất quán  
Từ kết quả thống kê, phân tích nguyên nhân học sinh học toán, chất lượng môn toán thấp. Nhằm để nâng cao chất lượng môn toán cao hơn, giảm tình trạng học sinh học hết chương trình lớp, cấp học tiểu học mà không có kỹ năng tính toán cơ bản tôi đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy học môn toán tại nhà trường như sau:
II. GIẢI PHÁP:
- Giải pháp 1: Quản lý dạy học theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng, dạy sát đối tượng, sử dụng đồ dùng dạy học toán khoa học – hợp lý;
- Giải pháp 2: Đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học toán trong nhà trường;
- Giải pháp 3. Quản lý chỉ đạo việc theo dõi đánh giá học sinh của giáo viên trực tiếp giảng dạy một cách chính xác, tỷ mỷ, thường xuyên khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực và phẩm chất của từng học sinh trong học tập môn toán cũng như các môn học khác.
Sơ đồ thực hiện giải pháp khắc phục những tồn tại mà tôi đã nêu trên:
Nội dung dạy học môn toán
Công tác quản lý chỉ đạo hoạt động dạy – học
- Nội dung môn học;
- Vận dụng phương pháp;
- Sử dụng ĐD,TB vào dạy học;
- Giáo viên đánh giá KQ học tập của học sinh.
Mục tiêu dạy học
Hiệu qủa dạy học
Một số giải pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng môn toán
1. Chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng – phù hợp đối tượng, sử dụng thiết bị dạy học một cách khoa học hiệu quả:
Để giáo viên thực hiện dạy học đúng chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp với đối tượng trước hết giáo viên người dạy phải nắm được chuẩn. Mạch kiến thức môn toán lớp mình dạy, bậc học. 
1.1 Yêu cầu tóm tắt mạch KT môn toán từ đầu năm:
Vào đầu năm học tôi đã tập huấn cho giáo viên hệ thống mạch kiến thức các môn học trong đó có môn toán. Nhằm mục đích giáo viên nắm được nội dung môn học đó tại lớp mình đang phụ trách tóm tắt bằng bảng hoặc bằng tia số:
VD. Bảng tóm tắt mạch kiến thức môn toán lớp 1.
TT
Nội dung
Số lượng kiến thức
Thực hiện từ tuần đến tuần
1
Số học
- Các số đến 10, phép cộng trừ trong phạm vi 10;
- Các số trong phạm vi 100, cộng trừ trong phạm vi 20, số tròn chục, cộng trừ trong phạm vi 100 không nhớ.
2
Đại lượng, đo đại lượng
Xăng-ti-mét, thời gian ( xem giờ đúng) (khi học đến vòng số 100)
3
Hình học
Hình vuông, tròn, hình tam giác, điểm, đoạn thẳng.
4
Giải toán
Bài toán có lời văn ( vòng số đến 20) dạng toán thêm, bớt.
Tóm tắt mạch kiến thức bằng tia số:
Lớp 1: Số học 
Số 0 – 10, , =; hình vuông, hình tròn, hình tam giáng; phép cộng trong phạm vi 10
Điểm, đoạn thẳng, tia số, cộng trù trong pv 20 dạng 14 + 3, 17 – 3. toán có lời văn. ĐL cm ..
Điểm, đoạn thẳng, tia số, cộng trù trong pv 20 dạng 14 + 3, 17 – 3. toán có lời văn. Số tròn chục, cộng trừ số tròn chục không nhớ. ĐL TG giờ, 
0 10 	 20	 	 100
Khi giáo viên đã tóm tắt xong mạch kiến thức. Tiếp theo chỉ đạo căn cứ vào chuẩn để việc soạn – giảng đáp ứng được chuẩn. Khi lên dạy cần cung cấp kiến thức hình thành kỹ năng GV sẽ hình thành đây đủ kiến thức trọng tâm không sợ quá tải hoặc không đủ trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt là GV xác định được cái trọng tâm, chọn được kiến thức kỹ năng trọng tâm để hình thành cho học sinh. Kể cả tiết luyện tập thực hành cũng vậy GV cho học sinh luyện những kiến thức trong mạch không quá khó hoặc dễ quá. Khi mà GV hiểu và nắm chắc mạch kiến thức thì việc nhận xét đánh giá bằng lời hay ghi nhận xét trong vở học sinh sẽ khác. Lời nhận xét đánh giá sễ thể hiện được nội dung kiến thức trong mạch mà học sinh đã được học khả năng tái hiện những mặt được và những hạn chế. VD luyện tập chung trang 40, 41 SGK toán 1 khi học sinh hoàn thành được các bài tập. GV nắm được mạch kiến thức sẽ nhận xét: “ Em đã nắm và viết đúng, đẹp các số từ 0 – 10” BT3 trang 40; “ Em đã nắm chắc cách tìm giá trị một phần của một số, thầy khen em” khác với GV không nắm được mạch thương ghi: “ Em đã hoàn thành bài tập cần phát huy”.
1.2. Chỉ đạo soạn giảng sát đối tượng:
Sau khi nhận lớp 2 tuần, tiến hành cùng chuyên môn khảo sát đầu năm để phân chia đối tượng cùng với theo dõi thường xuyên trong quá trình dạy học GV phân chia đối tượng để lên kế hoạch dạy học phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ. 
Soạn giảng sát đối tượng nhằm mục đích trong tiết học mọi đối tượng học sinh đều được hoạt động học tập chứ không chỉ những học sinh có trình độ TB trở lên mới được học mới chiếm lĩnh được mục tiêu bài học hôm đó. Vấn đề đặt ra ở đây là: Trong một khoảng thời gian cố định và mục tiêu bài học cố định thì HS yếu làm sao mà đạt được mục tiêu, đây là câu hỏi mà nhiều GV khi CM đưa ra kế hoạch chỉ đạo dạy học sát đối tượng đã vội vàng đặt ra và cho là không thể thực hiện được. Vậy người chỉ đạo chuyên môn phải làm gì?
 Phân tích cho GV rõ mục tiêu bài học gồm mục tiêu chung và các mục tiêu con của nó, muốn soạn sát đối tượng thì khi đã xác định được mạch kiến thức trọng tâm thì ta xác định đâu là mục tiêu cơ bản bắt buộc cần nắm để thực hiện, và thực hiện bằng phương pháp nào?
 Giáo án dạy sát đối tượng của GV lớp 1 A. 
Để dạy sát đối tượng phải soạn giảng sát đối tượng nên sau 1 tháng GV phải tổng họp xếp loại phân đối tượng ví dụ trích phân đối tượng của lớp 1 a tại thời điểm tháng 9/ 2015 và trích 1 giáo án dạy toán của giáo viên.
DANH SÁCH PHÂN NHÓM ĐỐI TƯƠNG THEO KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN KT- KN LỚP 1A
Tại thời điểm tháng 9/ 2015
TT
Họ và tên học sinh
ĐT1. Học sinh xếp loại “HT”
ĐT2. Học sinh xếp loại “CHT”
Cần giúp đỡ
1
Kha Văn Điệp
x
2
Kha Thị Hà
x ( cả hai môn)
Phân biệt nguyên âm, phụ âm, so sánh các số 0 - 9
3
Vi Thị Hằng
x
4
Vi Văn Hiếu
x
x ( cả hai môn)
Kiến thứ nguyên âm, so sánh các số 0 - 9
5
Kha Thị Mỹ
x
6
Kha Văn Hảo
x ( cả hai môn)
Chữ viết, so sánh các số 0 - 9
7
Lương Thị May
x ( cả hai môn)
Chữ viết, so sánh các số 0 - 9
8
Vi Thị May
x
9
Vi Thị Kiều Oanh
x
10
Vi Minh Phương
x
x ( cả hai môn)
Kiến thức nguyên âm, so sánh các số 0 - 9
11
Vi Thị Thảo
x ( tv)
Phân biệt nguyên âm, phụ âm
12
Lo Thanh Thủy
x ( cả hai môn)
Chữ viết, viết các số 3, 5, 8
13
Kha Thị Kèo
x
Toán:	 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
I. MỤC TIÊU:
Đối tượng 1:
- HS hình thành được khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Thành lập ghi nhớ bảng cộng trong 3.
- Biết làm tính tổng trong phạm vi 3.
Đối tượng 2: 
Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3, thực hiện hoàn thành bài tập 2, viết đúng số 3 (Thuỷ).
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ dạy học toán 1.
III. LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
Nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Hình thành kiến thức:
* GV hướng dẫn HS: Tay trái cầm 1 quả cam, tay phải cầm thêm 1 quả. Hỏi HS là mấy quả cam ? 
- GV hỏi 1 thêm 1 là mấy ? (1 thêm 1 là 2)
Viết 1 thêm 1 bằng 2 như sau:
 1 + 1 = 2 .
Viết số 1 cách nửa ô viết dấu + (gọi là dấu cộng) viết tiếp số 1 viết dấu bằng và số 2.
Đọc từ trái sang phải : 1 cộng 1 bằng 2.
GV viết : 1 + 1 = 2 
* Đưa 2 bông hoa, thêm 1 bông hoa, hỏi HS là mấy bông ? (2 bông hoa thêm 1 bông hoa là ba bông hoa )
2 thêm 1 bằng 3 .
Viết : 2 + 1 = 3
* Vậy 1 bông hoa, thêm 2 bông hoa là mấy bông hoa?
Như vậy GV chỉ:
 1 + 1 = 2. 
 2 + 1 = 3. 
 1 + 2 = 3.
là các phép cộng trong 3.
Hỏi : 1 + 1 = ? 
 3 = ? + ? 
 3 = 1 +? 
- Xoá luyện đọc thuộc: 
1 +  = 2;  + 1 = 3; 1 + 2 = 
* Mở rộng khắc sâu KT: Quan sát hình. HS nêu có 2 chấm tròn và 1 chấm tròn.
Gv biểu dương
Bài tập:
Bài 1: Tính Đt1: tính; Đt2 đọc thuộc PCTPV3, viết lại vào vở.
1 + 2 =? 1 + 1 = ? 3 = ? + ?
2 + 1 =? 2 = 1 + ? 3 = 2 + ? 
Bài 2: Đặt tính cột dọc:
Hướng dẫn : 
 Viết số 1 ở hàng trên số 1 ở hàng dưới thẳng cột viết dấu cộng ở giữa 2 số phía bên trái, lấy thước gạch ngang dưới 2 số và ghi kết quả vào. 3 số cùng thẳng cột.
Thực hành: GV hướng dẫn HS viết vào bảng con phép tính cột 1
+
1
1
2
HS làm những bài còn lại tương tự.
ĐT 2 giáo viên đến tận nơi hướng dẫn HS ghi, điền kết quả vào, yêu cầu đọc
Bài 3: Nhìn tranh tự ghi kết quả phép tính thích hợp.
Tổ chức trò chơi cho hai tổ thi đua ghi phép tính thích hợp vào ô trống.
GV chấm bài cho HS, nhận xét biểu dương .
4. Củng cố - tổng kết:
HS đọc thuộc bảng cộng vừa học
Gv nhận xét 
Chuẩn bị bài mới .
Hát 
HS lắng nghe 
HS trả lời: 2 quả cam. 
HS trả lời: 1 thêm 1 là 2
HS theo dõi, ghi nhớ.
HS đọc: "một cộng một bằng hai". 
HS trả lời: 2 bông hoa thêm 1 bông hoa là 3 bông hoa.
HS đọc: "Hai cộng một bằng ba"
HS trả lời: 1 bông hoa thêm 2 bông hoa là 3 bông hoa.
HS đọc thuộc
HS cả lớp nhắc lại.
HS nêu.
HS đọc thuộc bảng cộng.
Đt 2, ghi vào vở
HS nêu 
- Đt 2: đọc thầm thuộc bảng cộng trong phạm vi 3, viết vào vở toán.
 Đt1: làm vào bảng con BT 1
HS làm bài vào bảng con cột 1 theo GV các cột còn lại tự làm GV sửa sai
Đt2 Làm bài theo giúp đỡ của GV, cách viết, đặt tính. 
Đọc tên trong phép tính
Mỗi tổ 5 HS tiếp sức ghi phép tính
HS đọc 
1.2. Tăng cường công tác sử dụng thiết bị thường xuyên một cách khoa học, hiệu quả:
Trong dạy học thông qua đồ dùng dạy học để hình thành kiến thức ta nói là sử dụng phương pháp trực quan việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy toán nhất là dạng bài mới vô cùng quan trọng bởi sự nhận thức của con người đi từ hình ảnh trực quan sau đó mới đi đến khái niệm và bản chất của sự vật hiện tượng. Để sử dụng phương pháp trực quan đưa lại hiệu quả thì cần đáp ứng các yêu cầu: 
- Một là: Sử dụng phương phap trực quan trong dạy học toán ở tiểu học không thể thiếu phương tiện (đồ dùng) dạy học. Các phương tiện (đồ dùng) dạy học phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của trẻ. ở giai đoạn 1, các phương tiện chủ yếu là các đồ vật thật hoặc hình ảnh của đồ vật thật, gần gũi với cuộc sống của trẻ. ở giai đoạn 2, các phương tiện trực quan thường ở dạng sơ đồ, mô hình có tính chất tượng trưng, trừu tượng và khái quát hơn. Các đồ dùng trực quan với mục đích chủ yếu là tạo chỗ dựa ban đầu cho hoạt động nhận thức của trẻ, vì vậy phương tiện (đồ dùng) cần phải tập trung bộc lộ rõ những dấu hiệu bản chất của các mối quan hệ Toán học, giúp học sinh dễ thấy, dễ cảm nhận được các nội dung kiến thức toán học. Các đồ dùng (phương tiện) phù hợp với nội dung yêu cầu của các bài học, dễ làm, dễ kiếm, phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế của giáo viên và phụ huynh học sinh. Tránh dùng các phương tiện quá máy móc. Đồ dùng (phương tiện) cần đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng không quá cầu kỳ về hình thức, và không quá loè loẹt về màu sắc, gây phân tán sự chú ý của học sinh vào những dấu hiệu không bản chất;
- Hai là: Cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan. Khi cần tạo điểm tựa trực quan để hình thành kiến thức mới thì dùng các phương tiện, khi học sinh đã hình thành được kiến thức thì phải hạn chế bớt việc dùng các phương tiện, thậm chí cấm sử dụng phương tiện trực quan, giúp học sinh tư duy trừu tượng;
- Ba là: Các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ trừu tượng. Mức độ trừu tượng của phương tiện phụ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ. Đối với trẻ nhỏ(ở giai đoạn các lớp 1,2,3) thì các phương tiện mang tính cụ thể hơn. Các tác giả SGK môn Toán cũng đã thể hiện rõ yêu cầu này trong việc thể hiện nội dung các bài học và hướng dẫn giảng dạy;
- Bốn là: Không quá đề cao và tuyệt đối hoá phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan có nhiều ưu điểm và có vai trò quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học, tuy nhiên, nếu tuyệt đối hoá phương pháp trực quan, dùng quá mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng, làm cho học sinh lệ thuộc vào phương tiện trực quan, tư duy máy móc, kém phát triển tư duy trừu tượng, vì vậy cần sử dụng linh hoạt, đúng mức phương pháp dạy học trực quan, trên cơ sở phối hợp hợp lý với các phương pháp dạy học khác.
Trong chương trình Toán tiểu học có một số bài nhất thiết cần sử dụng phương pháp trực quan đó là: bài “Số 1,2,3” SGK Toán 1 hoặc bài “Hình chữ nhật – hình tứ giác” – SGK Toán 2. Một số bài nếu có sự hỗ trợ của phương pháp trực quan sẽ tốt hơn, chẳng hạn bài “Bài toán giải bằng hai phép tính” SGK Toán 3; Bài hình chữ nhật, hình lập phương, diện tích xung quang, diện tích toàn phần, thể tích toán 5. cần phải có đồ dùng trực quan hỗ trợ thì học sinh mới hiểu và nắm được kiến thức. 
Tăng cường việc sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán sẵn có thường xuyên hiệu quả. Bộ đồ dùng dạy học toán ở các lớp được BGD cấp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học, nhưng hiện thực tại một số lớp mất hỏng, thiếu chi tiết, đặc biệt bộ biểu diễn của GV một số lớp không còn nữa nên thường GV lên lớp dạy theo phương pháp đàm thoại. Học sinh không được thao tác trên đồ dùng kiến thức học sinh thu được trong tiết học là thuộc theo kiểu học vẹt không khắc sâu, không hiểu được bản chất thiếu cơ sở nhất là cấu tạo số, cộng trừ, phân số  ở các lớp 1, 2, 3.
Từ thực tế như trên tôi đã chỉ đạo khi dạy toán các tiết dạng bài mới có bộ biểu diễn yêu cầu khi dạy phải thực hiện từ đồ dùng xong mới đến hình thành kiến thức bằng tư duy, tức là HS phải được thực hành trên đồ dùng, sau đó mới đến các con số. Đối với giáo viên phải có bộ biểu diễn bằng cách mua bổ sung hoặc tự làm bộ biểu diễn giáo viên nào quên thao tác thực hành thì đề xuất chuyên môn tập huấn lại thao tác biểu diễn trên đồ dùng, đọc kỹ hưỡng dẫn thực hiện để thực hiện dạy học.
Ảnh học sinh thực hành trền đồ dùng trong tiết học toán
 2. Đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy - học toán trong nhà trường
2. 1. Đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động thực hiện các bài tập trong giờ thực hành luyện tập: 
Việc tổ chức các hoạt động học toán cũng như các môn học khác nếu có nhiều hình thức thực hiện các hoạt động trong một giờ học sẽ tạo ra không khí thoải mái, kích thích sự tự giác tìm tòi chủ động của học sinh, giảm sự chán nản của học sinh. 
Trong thực tế việc thiết kế các hoạt động khác nhau để thực hành các mục tiêu các bài tập của giáo viên là rất ít bởi giáo viên chưa chủ động trong việc thực hiện nội dung mục tiêu dạy học, thiết kế là coppi sửa chứ không phải tự nghĩ ra thiết kế cho phù hợp với lớp mình đang dạy nhất là các tiết toán luyện tập các bài tập trong tiết học thì một hình thức tổ chức dạy học đó là thực hiện vào vở xong giáo viên chữa bài học sinh đối chiếu và chữa lại. 
Từ thực tế như thế tôi đã chỉ đạo việc đa dạng hoá hình thức thực hiện các bài tập trong tiết học phải khác nhau không giống nhau tránh sự nhàm chán cho học sinh, và giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu ở các lớp bởi lý do như tôi đã phân tích ở nguyên nhân. Yêu cầu trong một tiết luyện tập hình thức tổ chức không được lặp lại giữa các bài tập, căn cứ vào mục đích của bài giáo viên thay các hoạt động phù hợp để đạt được mục đích mà tất cả các học sinh đều được học và đạt mục đích đề ra theo thiết kế dạy học sát đối tượng và đặc biệt là giáo viên phát hiện những học sinh cần giúp đỡ và kịp thời giúp đỡ trong việc thực hành tính toán của các em. 
Đối với những bài tập vận dụng kiến thức đã học thuộc ở các tiết học trước vào thực hiện bài tập dạng “ tính nhẩm” , “ tính nhanh” “ viết” thì hình thức thực hiện là tổ chức trò chơi nhanh tay điền kết quả vào bảng con. Giáo viên đọc đề học sinh ghi kết quả vào bảng giơ lên ai nhanh đúng khen, học sinh nào nhiều lần không đúng chứng tỏ học sinh đó chưa thuộc bảng yêu cầu đọc lại kiến thức hôm trước để vào thực hiện bài khác; với những bài tập yêu cầu đọc số, phân số, nêu số thuộc hàng – lớp  tổ chức mở sách quan sát yêu cầu bài tập và gọi nối tiếp đọc to cho cả lớp nghe và nhận xét. Đối với những bài tập cần rèn kỹ năng trình bày và tính thì hình thức tổ chức cho học sinh thực hành vào vở chính hoặc giấy nháp như các bài tập: “ đặt tính rồi tính”, “ toán có lời văn”, “ tìm x”. thực hiện cá nhân giáo viên xuống tận học sinh để kiểm tra và giúp đỡ những học sinh còn hạn chế các kỹ năng một cách kịp thời. Đối với một số dạng bài tập rèn kỹ năng so sánh, tính thì có thể tổ chức theo hoạt động nhóm. Trong một tiết học thực hành luyện tập căn cứ vào nội dung bài, mục tiêu cần rèn mà giáo viên thiết kế phù hợp các hoạt động thực hành không trùng lặp một cách máy mọc gây chán nản cho học sinh.
2.2. Đa dạng hoá việc củng cố kiến thức môn toán trong quá trình học tập của học sinh. 
Đưa các trò chơi, giao lưu vào các buổi học, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoài giờ, trò chơi giao lưu tại lớp của các lớp về toán học hàng tuần nhằm mục đích ôn những kiến thức toán đã học trong tuần, trong tháng, trong kỳ.. . Như đã triển khai cùng với giao lưu Tiếng Việt đầu tuần trong một tháng có 4 tiết chào cờ thì tuần 1 giao lưu TV hát, múa, kể chuyện, tuần 2 giao lưu toán  HS lên đọc thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia, công thức  nội dung yêu cầu là giáo viên chủ nhiệm nộp cho lớp trực và do lớp trực điều hành gọi HS lớp đó lên đọc trầm nội dung thuộc lớp đó chuyên môn yêu cầu triển khai đồng bộ trên tất cả các bản. Phối hợp cùng Đội lên kế hoạch hoạt động chữa bài tập hay ôn tập toán ở thời gian sinh hoạt 15 phút hàng ngày theo thời gian biểu. Tổ chức trò chơi nhanh tay nhanh trí ở các lớp về kiến thức môn toán vào cuối tuần để học sinh ôn lại những kiến thức toán đã học nhằm củng cố khắc sâu thêm kiến thức hình thức là GV đọc câu hỏi HS làm vào bảng ai nhanh, làm đúng sẽ được thưởng.
3. Quản lý chỉ đạo việc theo dõi đánh giá học sinh của giáo viên trực tiếp giảng dạy một cách chính xác, tỷ mỷ, thường xuyên về khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực và phẩm chất của từng học sinh trong học tập môn toán cũng như các môn học khác. 
Tại sao phải tăng cường công tác quản lý chỉ đạo giáo viên trực tiếp giảng dạy thực hiện đánh giá học sinh một cách thường xuyên, tỷ mỷ về khả năng tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực và phảm chất trong học tập?
Chúng ta thấy mặt ưu của thông tư 30/2014 là theo dõi đánh giá quá trình học tập của học sinh không chỉ chú trọng vào việc tiếp thu kiến thức các môn học mà còn đánh giá nhận xét sự hình thành phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua các môn học. Nhằm đào tạo con người mới có đủ kiến thức khoa học, năng lực thích ứng và các phẩm chất cần thiết cho cuộc sống. Mặc dầu về mặt quản lý chỉ đạo chung thì bắt buộc mọi giáo viên khi lên lớp dạy – học đều phải đánh giá học sinh các nội dung quy định của thông tư nhưng thực tế khi giáo viên dạy thì việc theo dõi chỉ mang tính thực hiện pháp lệnh chứ chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc theo dõi đánh giá sát sao, thường xuyên quá trình học tập của học sinh. Thể hiện ở chỗ GV chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nắm không chắc khả năng tiếp thu kiến thức và các năng lực phẩm chất của từng học sinh nếu quản lý hỏi về từng học sinh thì phần đa giáo viên phải mở số TDCL mới trả lời được. Thông qua kiểm tra việc ghi nhận xét đánh giá quá trình thực hành viết hoặc tính toán của học sinh trong vở học sinh thì các lời nhận xét tương đối giống nhau chưa thể hiện được sự khác biệt về kiến thức, kỹ năng, năng lực của từng em đang kiểu GD chung cho các đối tượng như nhau chưa phân ra khả năng cụ thể của từng học sinh. Đây cũng là nguyên nhân học sinh yếu nhiều và không có kế hoạch phụ đạo kiến thức, hình thành năng lực, phẩm chất cho từng học sinh. Bố trí tăng thời lượng nhưng học sinh vẫn bị hổng kiến thức mà giáo viên không kịp thời giúp đỡ thậm chí là không biết học sinh đó yếu cái gì và phụ đạo cái gì.
Để khắc phục tình trạng này bản thân tôi đã chỉ đạo việc theo dõi đánh giá, nhận xét kết quả học tập của học sinh như sau:
3.1. Phân đối tượng học sinh trong lớp, ghi chép nhật ký đánh giá kết quả học tập và giáo dục học sinh theo từng tháng. 
Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môn sau thời gian nhận lớp được 1 tháng phải phân loại học sinh trong lớp theo cá

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien.doc