Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh trong Nhà trường Tiểu học - Nguyễn Thị Hòa

Việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học đang được quan tâm đúng mức,

song còn nhiều điều phải bàn về nhận thức, về CSVC, đội ngũ nhà giáo, phương pháp

dạy học bộ môn, .

Chính bởi lẽ đó, Tiếng Anh luôn được coi là một môn học quan trọng, là chìa

khóa giúp cho mỗi chúng ta mở rộng cánh cửa tương lai.

Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với kinh nghiệm trong quản lý tôi xin mạnh

dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng

dạy học môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học " dưới góc độ là một người quản lý

trong trường học.

1.2. Điểm mới của đề tài:

Đây là một đề tài hoàn toàn mới chưa có tác giả nào nghiên cứu. Đề tài không

trùng với tên và biện pháp của đề tài nào trước đó, kể từ khi tôi nghiên cứu đề tài cho

đến thời điểm này.

Phạm vi áp dụng của đề tài: Áp dụng đối với công tác chỉ đạo dạy học môn Anh

văn trong nhà trường Tiểu học, nhằm nâng

 

doc 14 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh trong Nhà trường Tiểu học - Nguyễn Thị Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay. Đối với khối lớp 3,4,5 học sinh đã được các nhà trường lựa 
chọn là môn học tự chọn trong nhiều năm qua. Nhưng điểm mới trong năm học 2012 2013 này là 14 trường được chọn triển khai dạy học Tiếng Anh khối lớp 3 theo Đề án 
dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2011- 2020. 
b. Thuận lợi: 
Trường tiểu học tôi đang công tác có 366 (100%) học sinh từ khối lớp 1 đến khối 
lớp 5 tham gia học Tiếng Anh. Học sinh rất hứng thú trong việc việc học Tiếng Anh, 
phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập môn ngoại ngữ này. Nhà trường quan tâm, 
đầu tư các điều kiện đảm bảo dạy học chương trình Tiếng Anh trong nhà trường. 
Giáo viên trực tiếp giảng dạy có trình độ Đại học Tiếng Anh, chuyên ngành sư 
phạm, có đủ năng lực để dạy học chương trình này. Trong đó có 01 giáo viên có trình 
độ B2 theo tiêu chẩn trình độ Châu Âu; 01 giáo viên đã là hướng dẫn viên du lịch, có 
năng lực tốt trong dạy tiếng Anh cho học sinh đặc biệt kỹ năng nghe và cách phát âm. 
c. Khó khăn: 
- Học sinh khối lớp 3 chuyển đổi từ chương trình Léts go sang học sách thí điểm nên 
gặp nhiều bỡ ngỡ: Nhiều từ mới học sinh đã được học ở lớp 2 sách Léts go nay được 
học lại nên có tâm lý chủ quan, không chú ý học lại từ mới. Một số từ vựng các em 
được học ở sách Léts go nay học lại ở sách mới, cũng là từ vựng đó nhưng cách đọc và 
cách viết khác nên các em không nhớ mà chỉ đọc và viết theo cách trước. VD: từ "cục 
tẩy" sách Léts go dùng từ "an eraser" sách thí điểm dùng từ "A Rubber". 
- Chương trình mới ở khối lớp 3 chú trọng đến kỹ năng nghe, song kỹ năng này 
học sinh mới được tiếp xúc năm học đầu tiên nên còn yếu kỹ năng này. 
- Băng đĩa phục vụ việc dạy học chương trình Tiếng Anh, tranh ảnh để dạy từ 
mới theo các chủ điểm chưa nhiều. 
- Trường chưa có phòng chức năng dạy học tiếng Anh riêng, các trang thiết bị 
phục vụ dạy học chưa đủ cho dạy kỹ năng nghe, tổ chức trò chơi. 
- Giáo viên dạy học Tiếng Anh là hợp đồng chưa ổn định, ảnh hưởng đến chất 
lượng dạy học. 
- Môi trường để luyện kỹ năng nghe, nói qua giao tiếp hằng ngày quá hạn chế 
nên học sinh dễ quên kiến thức đã học. 
-6- 
- Việc phân bố nội dung kiến thức trong một số tiết học chưa hợp lý, vì có nhiều 
tiết học nội dung kiến thức quá nhiều so với thời lượng được qui định và thời gian để 
khắc sâu ngay kiến thức ngữ pháp vừa dạy không có. 
- Thiết bị dạy học cần thiết như băng, đĩa máy casette hầu hết các trường đều có 
trang bị. Tuy nhiên còn rất nhiều trường, máy casette hư hỏng hoặc chất lượng sử dụng 
không tốt dẫn đến việc giáo viên phải đọc cho học sinh nghe hoặc chất lượng nghe 
không tốt trong giờ luyện nghe Tiếng Anh. Sách tham khảo, các loại từ điển và các 
sách công cụ khác trong thư viện chưa phong phú. Nhìn chung trang thiết bị dành cho 
việc giảng dạy tiếng Anh so với nội dung chương trình và yêu cầu của môn học còn 
nghèo và chưa được sử dụng tốt. 
- Giáo viên dạy tiếng Anh (cũng như khó khăn chung) trong nhà trường không 
được đào tạo để dạy cho học sinh bậc tiểu học. Những giáo viên này được hợp đồng từ 
nhiều nguồn khác nhau, do vậy giáo viên dạy Tiếng Anh còn thiếu kinh nghiệm và hạn 
chế về nghiệp vụ sư phạm khi dạy học sinh Tiểu học. 
2.2. Một số biện pháp chỉ đao nâng cao chất lượng dạy học môn 
Tiếng Anh trong nhà trường Tiểu học: 
2.2.1. Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ triển khai chương trình dạy học Tiếng 
Anh cho cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh. 
BGH nhà trường đã tổ chức triển khai những yêu cầu về việc thực hiện chương 
trình dạy học Tiếng Anh đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học 
sinh trong nhà trường, giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh nhận thức rõ về tầm quan 
trọng của việc triển khai dạy học chương trình này trước mắt và trong tương lai: 
Học ngôn ngữ Tiếng Anh là hình thành một công cụ giao tiếp mới để trao đổi 
những tri thức khoa học, để tìm hiểu, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại 
nhằm thực hiện nhiệm vụ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. 
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất trên thế giới 
hiện nay. Học Tiếng Anh ở Tiểu học giúp cho học sinh hình thành và phát triển năng 
lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời là một trong những 
điểm khởi đầu quan trọng góp phần vào việc hình thành và phát triển các kỹ năng học 
tập suốt đời, năng lực làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn 
hóa xã hội. Học Tiếng Anh ở Tiểu học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học Tiếng 
Anh ở các cấp học tiếp theo cũng như trang bị các kỹ năng học ngoại ngữ cơ bản để 
-7- 
học các ngoại ngữ khác trong tương lai. Ngoài ra, học Tiếng Anh còn giúp cho học sinh 
hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo. 
Hiện nay, chương trình dạy học đã được triển khai trong bậc Tiểu học. Đề án 
"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" có 
nêu: Bắt đầu từ lớp 3 học môn ngoại ngữ bắt buộc. Năm học 2012 - 2013 Bộ giáo dục 
đã triển khai dạy thí điểm chương trình Tiếng Anh theo đề án ngoại ngữ giai đoạn 2013 
- 2020 ở số trường Tiểu học cho học sinh khối lớp 3. Môn Tiếng Anh không còn là 
môn thi tự chọn mà môn thi bắt buộc đối với học sinh. Do vậy, dạy học Tiếng Anh ở 
bậc Tiểu học được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. 
Đầu tư cho việc dạy và học môn Tiếng Anh ở Tiểu học là nhiệm vụ cấp thiết, cần có sự 
nhận thức đúng đắn của các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh. 
Nhà trường cần tổ chức học tập tuyên truyền các văn bản, Nghị quyết,  của 
Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường. Phổ biến, 
quán triệt đầy đủ các chủ trường, giải pháp giáo dục, những đổi mới về yêu cầu, nội 
dung, chương trình của cấp trên về môn học đầy đủ, kịp thời đến CB-GV, phụ huynh 
và học sinh. Cần phân tích rõ thực trạng: Ưu điểm, tồn tại cần khắc phục trong nhà 
trường. Đồng thời, khẳng định vai trò của nhà trường trong sự phát triển của xã hội, địa 
phương cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh nhận thấy. 
2.2.2. Kiện toàn hoạt động chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu 
nhà trường. 
Phân công, sắp xếp hợp lý trình độ, năng lực giáo viên dạy chương trình Tiếng 
Anh các khối lớp trong nhà trường: Mục tiêu, yêu cầu các khối lớp từ 1 đến 5 cơ bản có 
điểm chung, nhưng đặc điểm chương trình và đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý 
học sinh ở các khối lớp lại khác nhau. Chương trình dạy học theo đề án ngoại ngữ giai 
đoạn 2013 - 2020 của khối lớp 3 cần giáo viên có trình độ B2 theo tiêu chuẩn Châu Âu, 
các khối lớp khác cần giáo viên có trình độ Đại học chuyên ngành sư phạm Anh văn, có 
năng lực đủ để dạy học chương trình tiếng Anh để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả. 
Trong phân công phần hành cần tuân thủ định mức lao động của nhà nước, đảm 
nhiệm phần hành đủ số tiết dạy học không quá quy định 23 tiết/ tuần. Qui định rõ 
quyền hạn, nghĩa vụ cho giáo viên trong hợp đồng lao động. Bên cạnh đó việc phân 
công nhiệm vụ cũng cần sự đảm bảo tính thừa kế, tính hợp lý: Giáo viên dạy học khối 
1, 2 và khối 3; khối 4 và khối 5. 
Xây dựng nhóm bộ môn dạy Tiếng Anh trong nhà trường: Trong nhà trường 
Tiểu học do đặc điểm của chương trình dạy học nên tổ chuyên môn được xây dựng 
-8- 
theo khối lớp chứ chưa có tổ chuyên môn theo môn học. Nhưng thường cán bộ quản lý, 
tổ trưởng tổ chuyên môn không phải là chuyên môn sâu về Tiếng Anh do đó việc chỉ 
đạo chuyên môn phần nào mang tính chỉ đạo định hướng. Do vậy cần cử giáo viên có 
trình độ, năng lực tốt làm trưởng nhóm bộ môn để tham mưu đắc lực cho nhà trường 
trong chỉ đạo chuyên môn về môn học này. 
2.2.3. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học chương trình hợp lý, hiệu quả: 
Căn cứ thực tế nhà trường, kế hoạch hoạt động của nhà trường trong giai đoạn và 
trong năm học để xây dựng chương trình triển khai thực hiện nhiệm vụ bằng những 
việc làm sau: 
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học môn tự chọn là Tiếng Anh, trong đó dạy 
Tiếng Anh lớp 3 theo đề án ngoại ngữ giai đoạn 2012 - 2020. Kế hoạch chỉ đạo phải 
bám sát mục tiêu dạy học của chương trình dạy học Tiếng Anh từng khối lớp nói riêng 
và mục tiêu dạy học Tiếng Anh nói chung của bậc Tiểu học. 
Chỉ đạo tổ chuyên môn phối hợp nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học 
theo chương trình dạy học của bộ đã ban hành, dưới sự chỉ đạo thống nhất của cấp 
phòng giáo dục. Năm học 2012 - 2013 nhà trường thực hiện dạy chương trình theo sách 
giáo khoa: lớp 1 dạy Let's go Starter; lớp 2 dạy Let's go 1A; lớp 3 dạy sách Tiếng Anh 
lớp 3; lớp 4 dạy sách Let's go 2; lớp 5 Let's go 3 third edition và Let's go 3 workbook. 
Chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng khối lớp 
đảm nhiệm theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường. 
Triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học Tiếng Anh theo chương 
trình dạy học của từng khối lớp đã xây dựng. Thực hiện đảm bảo thời lượng dạy học 
trên lớp 4 tiết/ tuần; 35 - 40 phút/ tiết. 
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học chương trình Tiếng Anh cần song song với 
việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, dạy học câu lạc bộ Tiếng Anh 
trong nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu chung. 
2.2.4. Chỉ đạo phương pháp dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường Tiểu học: 
Mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học Tiếng Anh đã đặt ra những vấn đề 
mới trong quá trình chỉ đạo phương pháp dạy học. Nội dung chương trình, trang thiết 
bị dạy học, cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, tài liệu tham khảo, phương pháp dạy học, 
hình thức tổ chức dạy học đều có mối quan hệ chặt chẽ và chúng quy định lẫn nhau. 
Đó là những yếu tố không thể thiếu để thực hiện mục tiêu dạy học Tiếng anh trong nhà 
trường. 
-9- 
Chỉ đạo phương pháp dạy học môn tiếng Anh cũng không có gì khác với chỉ đạo 
các môn học khác. Đó cũng là quá trình điều khiển quá trình dạy học được vận hành 
một cách có kế hoạch, có tổ chức, được kiểm tra giám sát thường xuyên theo định 
hướng mục tiêu đã định. Nhưng ở môn học Tiếng Anh người quản lý trong quá trình 
chỉ đạo cần phải nắm chắc mục tiêu cần đạt từng kỹ năng theo từng cấp độ của A1, trên 
cơ sở đó định ra biện pháp chỉ đạo sát đúng hơn. 
Đặc thù của phương pháp dạy học chủ đạo môn Tiếng Anh là đường hướng dạy 
học ngôn ngữ giao tiếp, xem học sinh là chủ thể của quá trình dạy học và giáo viên là 
người tổ chức, hướng dẫn, điều hành hoạt động học của học sinh. Hoạt động dạy học 
được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp đa dạng phong phú với các hoạt động 
tương tác (trò chơi, kể chuyện, vẽ tranh,). Việc dạy học giúp học sinh ghi nhớ từ, 
cụm từ và cách đánh vần suy đoán nghĩa của từ hoặc cụm từ dựa vào ngữ cảnh giao 
tiếp, sử dụng tài liệu đơn giản như từ điển, tranh, một cách phù hợp. Trong dạy học 
cần sử đồng bộ các tài liệu và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ khác nhau thông qua chủ 
đề, chủ điểm. 
Trên thực tế dạy Tiếng Anh cho bậc tiểu học còn nặng về phương pháp truyền 
thống, chú trọng đến vai trò của người thầy hơn là coi người học như trung tâm quá 
trình dạy học. Hầu hết các các hoạt động học tập thường diễn ra theo kiểu tương tác 
giữa thầy và trò hơn là giữa trò với nhau dưới hình thức luyện tập thực hành theo cặp 
hoặc nhóm nhỏ. Các loại bài tập mang tính giao tiếp ít được áp dụng với lý do lớp quá 
đông giáo viên không thể quán xuyến được. Một phần là đa số giáo viên dạy Tiếng Anh 
học sinh Tiểu học còn thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ sư phạm Tiểu học. Do không 
hiểu được tâm sinh lý và các đặc thù về lứa tuổi của học sinh, giáo viên Tiếng Anh tiểu 
học thường không thể phát huy một cách đầy đủ động cơ học tập và hứng thú của trẻ 
em. Thường là giáo viên coi trọng việc luyện tập nhắc đi nhắc lại, cho học sinh đọc 
đồng thanh; quá nhấn mạnh kỹ năng đọc viết ngày từ giai đoạn đầu, không gây hứng 
thú học tập cho các em mà ngược lại. Chính vì vậy, người quản lý chuyên môn cần có 
những biện pháp cụ thể trong chỉ đạo dạy học ở môn học này. 
Hiện nay, phong trào thực hiện đổi mới PPDH không còn mới mẽ đối với giáo 
viên nữa. Vấn đề trong đổi mới PPDH là người giáo viên dạy học môn Tiếng Anh phải 
làm gì? Làm như thế nào trước đối tượng học sinh cụ thể của mình, trước những khó 
khăn cần tháo gỡ để PPDH tích cực thực sự có hiệu quả, không mang tính hình thức. 
Muốn có PPDH tốt cần xác định rõ mục tiêu của PPDH tích cực là phát huy tính tích 
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng tự học, tự rèn kỹ năng vận 
- 10 - 
dụng thực hành của học sinh; thực hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh thực 
hiện tốt nhiệm vụ học tập của người giáo viên trong các giờ học trên lớp. 
* Chỉ đạo dạy học môn tiếng Anh cần tập trung những vấn đề sau: 
a. Chỉ đạo đổi mới soạn bài: 
Chuẩn bị tốt bài soạn trước lúc lên lớp là vấn đề không kém phần quan trọng. 
Qua bài soạn phần nào có thể đánh giá được năng lực của giáo viên. Giáo án tốt là giáo 
án thể hiện được nội dung dạy học cho từng đối tượng học sinh của lớp học cụ thể, thể 
hiện sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức hướng dẫn học sinh trong tiết học và đảm bảo 
yêu cầu khung giáo án quy định. 
Bài soạn phải thể hiện rõ nội dung kiển thức của tưng phần trong bài học, hoạt 
động cua thầy và trò, phân bố thời gian hợp lý cho từng nội dung bài học, có kiến thức 
cho tùng đối tượng học sinh trong lớp học cụ thể. 
b. Chỉ đạo đổi mới PPHD cần định hướng cho giáo viên những điểm cơ bản sau: 
* Dạy học trên lớp: 
- Tạo sự khởi đầu 1 tiết học vui vẻ, nghiêm túc bằng lời chào hỏi bằng tiếng Anh. 
Trong các tiết học trên lớp giáo viên cần sử dụng lệnh bằng tiếng anh để giúp các em dễ 
nhớ, nhớ lâu từ vựng, tạo môi trường và thói quen sử dụng tiếng anh trong giao tiếp. 
- Trong khi tham gia học tập chúng ta nên động viên, khuyến khích các em tham gia 
phát biểu sôi nổi, và nhất là những em học sinh trung bình, yếu có cố gắng. Điều này 
giúp các em cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn. 
- Nội dung kiến thức môn học này đòi hỏi trẻ phải vận dụng nhiều giác quan cũng như 
sự trải nghiệm của các em. Do vậy giáo viên cần chú ý đến các hình thức dạy học trải 
nghiệm, cách thức thực hành phong phú, đa dạng kích thích các giác quan cùng tham 
gia vào quá trình tri giác. 
- Đưa ra các dạng bài tập khác nhau để các em có cơ hội luyện tập và trao dồi kiến thức 
đã học, trong đó mỗi giáo viên cố gắng chọn những câu từ mang tính thực tế, gần gũi 
với cuộc sống hằng ngày để các em dễ hiểu lúc áp dụng cấu trúc câu. Những câu tiếp 
theo sẽ dài hơn, phức tạp hơn một chút để kích thích các em suy nghĩ. 
- Để có cơ hội cho học sinh luyện tập nhiều thì nên sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm 
“power point”. Các em đều có cơ hội như nhau và các bài tập được xây dựng theo hình 
thức trắc nghiệm, có hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khi các em trả lời đúng hoặc sai. 
Hình thức này sẽ giúp các em có hứng thú tham gia. 
- 11 - 
- Ngoài ra cần sử dụng bảng phụ, bảng nhóm để các em luyện tập chung và thảo luận 
nhóm, làm các bài tập tự luận, qua đó giáo viên kiểm tra được lỗi chính tả, việc áp dụng 
các cấu trúc đã học vào bài như thế nào. 
* Dạy kỹ năng nói: 
- Trong khi dạy học sinh phát âm cần chú ý dạy cách phát âm bằng cấu hình của 
bộ máy phát âm để giúp các em biết cách phát âm và phát âm chuẩn ngay từ đầu. 
- Giáo viên tích cực và kiên trì sử dụng câu lệnh bằng Tiếng Anh và yêu cầu học 
sinh nói lại, như vậy sẽ giúp học sinh phải chú ý nghe, hiểu để thực hiện. 
- Tổ chức cho học sinh luyện nói theo nhóm đôi, nhóm lớn. Trong luyện nói yêu 
cầu nói to, rõ ràng, chậm. Giáo viên tập trung lắng nghe, giúp đỡ, động viên học sinh 
mạnh dạn, tự tin, khuyến khích các em nói lại nếu sai. 
- Hướng dẫn học sinh tự tạo môi trường học tập bằng cách: lập nhóm giao tiếp 
bằng Tiếng Anh ở nhà, ở lớp khi hoạt động vui chơi để luyện nói những từ mới, những 
câu lệnh trong học tập, câu giao tiếp hằng ngày. Sưu tầm đĩa Tiếng Anh có hội thoại; 
các bài hát Online 123; Thẻ học Tiếng Anh. 
* Dạy từ vựng: 
Cần chú ý dạy từ theo trường nghĩa rộng, trường nghĩa hẹp, dạy từ theo cách vận 
dụng nét tương đồng trong dạy học như: những từ có cách phát âm, cách viết gần giống 
nhau, Mặt khác, dạy từ vựng thường đơn điệu, khô khan nên giáo viên cần sử dụng 
kênh hình phụ họa, không nên quá tuân thủ những gì giáo án đã soạn, cần xem xét đến 
hứng thú học tập của học sinh để có những biện pháp hỗ trợ. Gắn từ vựng với biểu 
tượng, vật cụ thể để dễ nhớ. Cần phân loại từ vựng để dạy, nếu từ vựng là từ ghép phải 
phân tích rõ để học sinh dễ nhớ, ví dụ: homework : bài tập về nhà ta cần phân tích: 
home : nhà ; work : công việc 
Ngoài ra cần lưu ý thêm: 
- Hệ thống kiến thức sau mỗi bài học, mỗi chủ điểm để giúp học sinh khắc sâu kiến 
thức đã học và nhớ một cách có hệ thống. 
- Bên cạnh đó, cần phải tổ chức cho các em những hoạt động chơi mà học, học mà chơi 
để rèn các kỹ năng qua các trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" như: 
+ Rèn kỹ năng nghe: Tìm từ qua nghe câu hội thoại; sử dụng băng đĩa cho học sinh 
nghe kể chuyện ngắn bằng tiếng Anh có sử dụng những câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 
nội dung hoặc nhân vật,  
+ Rèn kỹ năng phát âm: Tập hát bài hát bằng tiếng Anh,  
+ Rèn kỹ năng viết: ghép chữ, ... 
- 12 - 
+ Rèn kỹ năng nhớ từ vựng: tìm sự vật với từ cho trước; gọi tên sự vật, hiện tượng, 
c. Song song với chỉ đạo đổi mới PPDH của giáo viên là việc đổi mới phương 
pháp tự học của học sinh: 
Đây là nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy 
học mà đòi hỏi mỗi người giáo viên phải dày công mới đạt được. Trong quá trình dạy 
học phải rèn cho học sinh thói quen chú ý nghe giảng, tham gia xây dựng bài, tự giác 
học bài cũ, tự mình nói lên những ý kiến thắc mắc trong quá trình tiếp thu bài học để 
giáo viên giúp đỡ. 
d. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá: 
Khâu kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong chỉ đạo PPDH của người quản 
lý. Kiểm tra đánh giá nghiêm túc sẽ tạo ra nền nếp dạy học nghiêm túc, tự giác trong 
nhà trường và ngăn chặn được việc quay cóp bài trong giờ kiểm tra. Việc kiểm tra được 
thực hiện bằng nhiều hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học 
bài cũ hằng ngày của học sinh. Chỉ đạo coi, chấm kiểm tra chặt chẽ. Đề kiểm tra phải 
đảm bảo 3 mặt: Kiến thức cơ bản, kiến thức vận dụng, kiến thức tư duy. Cấu trúc đề 
phải đủ 4 phần theo yêu cầu 4 nội dung kiến thức: Nghe, nói, đọc, viết. Việc đánh giá 
học sinh theo thông tư 32 của Bộ giáo dục. 
2.2.5. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, CBQL trong nhà 
trường: 
*Về công tác bồi dưỡng: 
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên đòi hỏi 
phải đồng bộ, đảm bảo những yêu cầu của môn học đặt ra. Trước hết người quản lý 
phải có kiến thức cơ bản để chỉ đạo sát đúng với đặc trưng môn học. Cụ thể, thường 
xuyên nghiên cứu các văn bản có liên quan đến công tác chỉ đạo môn học Tiếng Anh 
trong trường Tiểu học như mục tiêu môn học chung của bậc học và mục tiêu cần đạt 
của từng khối lớp như: Mục tiêu cấp độ A1.1 đối với học sinh lớp 3; Mục tiêu cấp độ 
A1.2 đối với học sinh lớp 4; Mục tiêu cấp độ A1.3 đối với học sinh lớp 5. Nội dung, 
chương trình dạy học của từng khối lớp. 
Là một chương trình dạy học có nhiều yêu cầu mới đối với nhà trường Tiểu học 
cùng với đặc thù của môn học nên ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi 
để chuyên môn và giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếp thu chương trình, SGK, hướng dẫn 
đánh giá,  về dạy học chương trình Tiếng Anh lớp 3 do cấp trên tổ chức đầy đủ. 
Tổ chức kiểm tra dự giờ của giáo viên, rút kinh nghiệm sau dự giờ giúp giáo viên 
khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm trong dạy học. Chỉ đạo giáo viên dự giờ học tập 
- 13 - 
đồng nghiệp ở trường bạn; học tập cách dạy học trên các kênh truyền hình, Nâng cao 
tinh thần tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng nhiều hình thức. 
Giáo viên giảng dạy, mặc dù là trình độ Đại học chuyên ngành sư phạm Anh 
văn, song vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn trình độ, năng lực Tiếng Anh tương đương cấp 
độ B2 trở lên của khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ. Do vậy nhà trường 
cần tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên tham gia học lớp nâng chuẩn, các lớp bồi 
dưỡng ngắn hạn để nâng cao năng lực giảng dạy tạo dựng chất lượng đạt yêu cầu một 
cách ổn định. 
Xây dựng nền nếp dạy học có ý thức tự giác, tự quản, có tinh thần trách nhiệm 
với công việc. Hình thành thói quen cho giáo viên (hợp đồng) có thói quen làm việc có 
kỷ luật, có tổ chức, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nề nếp kỷ cương. Chỉ đạo 
giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, thực hiện kế hoạch theo quy trình 
đã xây dựng đảm bảo khoa học, hiệu quả. 
*Về công tác tự bồi dưỡng: 
Tăng cường công tác chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 
bằng nhiều hình thức. Xuất phát từ những hạn chế của giáo viên dạy học Tiếng Anh 
trong nhà trường để có hướng chỉ đạo đúng nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Cụ 
thể: Giáo viên phải tự rèn cách phát âm chuẩn; tự nghiên cứu tài liệu tham khảo để có 
thêm hiểu biết và kinh nghiệm trong phương pháp dạy học, trong cách tổ chức các hình 
thức dạy học, về kiến thức tiếng Anh, ; hạn chế cao nhất việc sử dụng Tiếng Việt 
trong dạy học trên lớp; dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường và tự rút kinh 
nghiệm nghiêm túc; tìm hiểu thêm về tâm sinh lý và đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu 
học ở mỗi khối lớp đề có PPDH phù hợp; vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học, các 
phương pháp dạy học đặc trưng của môn học thông qua việc tự thực hành trên lớp. 
Trình độ dạy học kỹ năng nghe của giáo viên rất quan trọng trong việc quyết 
định đến chất lượng học sinh, do vậy giáo viên cần tự bồi dưỡng tốt kỹ năng này để 
trang bị kiến thức cho mình trong thực hiện dạy học chương trình Tiếng Anh bậc Tiểu 
học. 
2.2.6. Mua sắm các thiết bị, xây dựng CSVC đảm bảo dạy học chương trình 
theo yêu cầu: 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là hai yếu tố quan trọng trong việc nâng cao 
chất lượng dạy học. Hoạt động dạy học chỉ diễn ra kh

Tài liệu đính kèm:

  • docsangkien.doc