Luận văn Xây dựng hệ thống quản lý công văn cơ quan ban ngành

ASP.NET là viết tắt của cụm từ Active Server Pages. NET (.NET ở đây là .NET framework). ASP.NET là phương pháp tổ chức hay khung tổ chức (framework) để thiết lập các ứng dựng cho mạng dựa trên CLR (Common Language Runtime) chứ không phải là một ngôn ngữ lập trình. Tóm lại ASP.NET là một công nghệ.

Giữa ASP.NET và ASP cổ điển tuy có cùng tên họ nhưng ta không thể đánh đồng chúng với nhau bởi ASP.NET cung cấp một phương pháp làm việc hoàn toàn khác ASP. Mặc dù vậy ASP.NET và ASP vẫn có thể sống chung dưới một mái nhà IIS.

ASP có thể hỗ trợ đến 25 ngôn ngữ Lập trình : C#, VB.NET, Trong đó C# là một ngôn ngữ lập trình mới, và được biết đến với hai lời chào:

 Nó được thiết kế riêng để dùng cho Microsoft's .NET Framework (Một nền khá mạnh cho sự phát triển, triển khai, hiện thực và phân phối các ứng dụng)

 Nó là một ngôn ngữ hoàn toàn hướng đối tượng được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của các ngôn ngữ hướng đối tượng khác.

 

doc 52 trang Người đăng honganh Lượt xem 1625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xây dựng hệ thống quản lý công văn cơ quan ban ngành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông kết nối (Disconnectet Layer). Bạn có thể hình dung DataSet như một cơ sở dữ liệu hay Database thu nhỏ. Trong DataSet, bạn có thể chứa các đối tượng như bảng, View, ràng buộc, quan hệ. Sở dĩ gọi là Disconnected Layer là do toàn bộ thông tin dữ liệu sẽ được đọc một lần duy nhát và lưu vào DataSet hay các đối tượng dữ liệu như DataTable và quá trình kết nối chấm dứt. Dữ liệu sau đó được xử lý độc lập phía ứng dụng máy khách (client). Disconnected có thể xem là mô hình bắt buộc của ADO.NET. Bằng cách này, các ứng dụng có thể đảm bảo tài nguyên cho hệ thống và phục vụ được số lượng kết nối lớn. Sau đây là kiến trúc của mô hình truy xuất dữ liệu ADO.NET.
DataSet
DataTableCollection
DataTable
.NET Framework Data Provider
Connection
Transaction
Command
Parameters
DataReader
Connection
SelectCommand
InsertCommand
UpdateCommand
DeleteCommand
Database
DataRelationCollection
DataRowCollection
DataColumnCollection
ConstraintCollection
XML
Hình 2. Kiến trúc của mô hình truy xuất dữ liệu ADO.NET.
Webservice và việc phát triển một dịch vụ Web
Định nghĩa về service
Theo định nghĩa trong dictionary.com : Service là ‘Work done for others as an occupation or business’
Định nghĩa này phù hợp với cách hiểu của service trong Web sites. 
Service có hai loại :
Dịch vụ ứng dụng và dịch vụ hệ thống (Application and System Service ). Một Application Service thể hiện một hành động của user như duyệt thư email, hay kiểm tra tỷ số hối đoái Một System Service thể hiện yêu cầu của kiến trúc hệ thống và sự quản lý như bảo mật , lưu trữ và chịu lỗi, quản lý transaction hay messaging. 
Một Dịch vụ có hai đặc điểm chính : Interface và Registration. Sử dụng Interface, một Dịch vụ có thể được gọi từ một chương trình khác. Một Service được đăng ký trong một Registry. 
Các ví dụ về công nghệ liên quan đến hệ thống hướng Dịch vụ (service-oriented system) là Remote Method Invocation (RMI), Jini, CORBA và Distributed Computing Environment (DCE). 
Một vấn đề tổng quát với service hệ thống là các client cần thiết chỉ rõ giao thức để yêu cầu các dịch vụ từ các hệ thống. Web Service là một hệ thống phát triển từ hệ thống hướng dịch vụ , dùng giao tiếp tổng quát để chuyển tải các message giữa các hệ thống. 
Một Web Service có thể được mô tả như là một chức năng có thể duy trì trên web, và có thể được gọi bởi bất kỳ ứng dụng nào hay Dịch vụ nào. Nó có thể là một business application hay một system function. 
Một tập hợp các modular service có thể được cung cấp bởi cùng công ty hay bởi nhiều cty khác nhau được mix và match lại để trở thành một business process. 
Lấy ví dụ đơn giản dễ nhận thấy nhất về webservice là hệ thống .NET passport của Hotmail. Vấn đề đăng nhập trở nên đơn giản giữa các web site nếu giải quyết bằng webservice. Web site tương tác với các site khác thông qua Web Service, điều này cho phép thông tin người dùng được chia xẻ giữa chúng. Một user khi điền thông tin đăng nhập chỉ một lần duy nhất, và có thể dùng nó cho Dịch vụ email, và dùng cùng login user cùng mật khẩu trong một “accounting package service site”.
Tổng quan về Web Service
Dịch vụ web (tiếng Anh: Web service) là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể làm việc thông qua các trình duyệt mạng.
Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy phục vụ trên nền Internet chứ không phải là các máy tính cá nhân, do vậy có thể chuyển các chức nǎng từ máy tính cá nhân lên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua bất kỳ loại máy nào có hỗ trợ Web Service và có truy cập Internet, kể cả các thiết bị cầm tay. Do đó các Web Service sẽ làm Internet biến đổi thành một nơi làm việc chứ không phải là một phương tiện để xem và tải nội dung.
Điều này cũng sẽ đưa các dữ liệu và các ứng dụng từ máy tính cá nhân tới các máy phục vụ của một nhà cung cấp dịch vụ Web. Các máy phục vụ này cũng cần trở thành nguồn cung cấp cho người sử dụng cả về độ an toàn, độ riêng tư và khả nǎng truy nhập.
Các máy phục vụ ứng dụng sẽ là một phần quan trọng của các Web Service bởi vì thường thì các máy phục vụ này thực hiện các hoạt động ứng dụng phức tạp dựa trên sự chuyển giao giữa người sử dụng và các chương trình kinh doanh hay các cơ sở dữ liệu của một tổ chức nào đó.
Một số nhà quan sát ngành công nghiệp này cho rằng Web Service không thực sự là một khái niệm mới và phản ánh một phần không nhỏ khái niệm mạng máy tính vốn đã trở nên quen thuộc trong nhiều nǎm qua. Web Service chủ yếu dựa trên một lời gọi thủ tục từ xa không chặt chẽ mà có thể thay thế các lời gọi thủ tục từ xa chặt chẽ, đòi hỏi các kết nối API phù hợp đang phổ biến hiện nay. Dịch vụ Web sử dụng XML chứ không phải C hay C++, để gọi các quy trình.
Tuy nhiên các chuyên gia khác lại cho rằng Web Service là một dạng API dựa trên phần mềm trung gian, có sử dụng XML để tạo phần giao diện trên nền Java 2 (J2EE) hay các server ứng dụng .NET. Giống như các phần mềm trung gian, Web Service sẽ kết nối server ứng dụng với các chương trình khách hàng.
Hình 3. Việc truyền thông của Web service.
Cách tạo một Web Service đơn giản trong Visual Studio 2005 :
Chúng ta vào Add New Item à Web Service à add sẽ xuất hiện giao diện như Hình 4.
Hình 4. Tạo mới 1 WebService.
Lúc này ta sẽ được một trang Webservice đơn giản gồm 2 file WebService.asmx và WebService.cs có nội dung như sau:
WebService.asmx
WebService.cs
using System;
using System.Web;
using System.Collections;
using System.Web.Services;
using System.Web.Services.Protocols;
/// 
/// Summary description for WebService
/// 
[WebService(Namespace = "")]
[WebServiceBinding(ConformsTo = WsiProfiles.BasicProfile1_1)]
public class WebService : System.Web.Services.WebService {
 public WebService () {
 //Uncomment the following line if using designed components 
 //InitializeComponent(); 
 }
 [WebMethod]
 public string HelloWorld() {
 return "Hello World";
 }
}
Sau khi ta biên dịch trang trên ta sẽ có xuất hiện giao diện như Hình 5, Hình 6, Hình 7, Hình 8.
Hình 5. Trang web service sau khi chạy thử.
Hình 6. Cách thức mô tả dữ liệu của HelloWorld().
Hình 7. Một phân tài liệu WSDL của WebService.
Hình 8. Dữ liệu trả về từ HelloWorld() bằng trang XML.
Cách triệu gọi một trang WebService từ nhà dịch vụ khác:
Right-click vào dự án khách trên Solution Explorer, chọn Add Web Reference sẽ xuất hiện hợp thoại như Hình 9.
Hình 9. Hộp thoại thêm Web Reference.
Khi hoàn thành bạn sẽ có giao diện như Hình 10.
Hình 10. Hộp thoại thêm Web Reference.
Vậy là bạn đã hoàn thành việc add một dịch vụ web vào hệ thống, lúc này bạn chỉ cần triệu gọi câu lệnh: 
localhost.WebService webservice = new localhost.WebService();
 string s = webservice.HelloWorld();
với s là kiểu trả về mà dịch vụ web đã cung cấp cho bạn.
Web Service ứng dụng trong “chương trình quản lý công văn nội bộ giữa các cơ quan ban ngành”
Trước tiên ta tiến hành tạo dựng một trang quản lý công văn nội bộ (tương tự một chương trình check mail của yahoo) với cơ sở dữ liệu chuẩn được quản lý bằng SQL Sever 2005, và sử dụng ngôn ngữ lập trình web ASP.NET để xây dựng giao diện giao tiếp giữa người dùng với hệ thống, như:
Việc gửi một công văn có nôi dung xxxx, với file đính kèm là yyyy từ người dùng là A đến người dùng là B trong cùng một hệ thống.
Việc gửi một công văn từ một người dùng cấp cao đến các người dùng cấp thấp giống như một thông báo (công văn) của lãnh đạo cấp trên (người dùng cấp cao) xuống các phòng ban (người dùng cấp thấp).
Nhờ vào công nghệ Web Service mà ta nguyên cứu sẽ ta tiến hành tạo dựng một trang cung cấp các dịch vụ cần thiết, tạo điều kiện cho việc giao tiếp dữ liệu giữa Website của chúng ta và website khác, với ý tưởng là user của hệ thống này khi đăng nhập, ngoài việc người đó có thể nhìn thấy một người dùng cùng trong một hệ thống đang online, ngoài ra người dùng này cũng có thể thấy được các người dùng khác đang online trong hệ thống khác được thiết kế tương đương. Ngoài ra, ta có thể sử dụng Web Service giúp 2 người dùng khác hệ thống có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau. Với sự hổ trơ của công nghệ Web Service ta có thể xây dựng được một hệ thống luân chuyển công văn giữa các cơ quan ban ngành, với mỗi cơ quan là một nhà cung cấp dịch vụ web (Web Service).
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Mô tả hệ thống
Đặc tả yêu cầu
Mục tiêu cơ bản của các dự án “Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước” trong các giai đoạn 2001-2005 là tạo được một hệ thống thông tin thống nhất phục vụ điều hành và quản nhà nước tại các UBND tỉnh, thành phố cũng như ở các bộ, ngành.
Một trong các phân hệ thông tin quan trọng là Phân hệ Điều hành tác nghiệp. Bài toán quản công văn giấy tờ, theo dõi luồng công việc là một trong các bài toán quan trọng thuộc phân hệ này
Phần mềm quản lý công văn đi đến được xây dựng trên công nghệ phát triển ứng dụng Web hay còn gọi là mô hình công nghệ 3 lớp. Mô hình 3 lớp được triển khai trên hạ tầng mạng có kiến trúc phổ biến (dial-up, LAN, WAN, Internet) tùy thuộc vào khả năng cung cấp tài chính, vì vậy nó đơn giản và không đòi hỏi người dùng phải biết nhiều về công nghệ thông tin.
Mô hình ứng dụng như sau:
    CHỨC NĂNG, NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Mô tả hệ thống
Hệ thống quản lý công văn của 1 cơ quan ban ngành được trải qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu: Xác định yêu cầu sử dụng Hệ thống quản lý công văn cơ quan bán ngành. Giai đoạn này đòi hỏi Ban Giám Đốc phải xác định quy trình gửi và nhận công văn của cơ quan mình. Việc xác định quy trình gửi và nhận này sẽ trải qua các bước sau: 
Bước thứ nhất: xác định tên các loại công văn cần sử dụng.
Bước thứ hai: mô tả quy trình, chức năng làm việc của từng công văn.
Bước thứ ba: Xác định luồng đi của từng loại công văn được mô tả. Luồng đi của từng loại công văn được hiểu như là quá trình gửi đi của công văn. 
Để có thể xác định được quy trình gửi nhận công văn này, đòi hỏi ban giàm đốc phải phân tích quá trình làm việc và hoạt động trên thực tế của cơ quan, cần phải sử dụng các loại công giấy tờ gì? Công văn đó phải được gửi đến đâu và đối tượng nhận là ai? Từ những yêu cầu thực tế đó, ta sẽ có xây dựng được quy trình gửi, nhận của từng loại loại công văn, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của cơ quan. 
Giai đoạn thứ hai: Dựa vào chức năng, quy trình gửi và nhận của từng loại công văn đã được xác định ở giai đoạn đầu, tùy vào đặc thù của từng loại công việc, các cán bộ công nhân viên trong cơ quan sẽ sử dụng từng loại công văn khác nhau, đáp ứng yêu cầu làm việc của mình. Việc gửi công văn đi đòi hỏi người sử dụng phải xác định xác yêu cầu: loại công văn, nội dung công văn cần gửi đi, tài liệu đính kèm nếu có. Khi đã xác định các yêu cầu, công văn sẽ được hệ thống gửi đến nơi thích hợp. Trong quá trình công văn được gửi đi, người gửi có thể biết được trạng thái của công văn mà họ gửi, thông qua chức năng đã được tích hợp trong hệ thống.
Giai đoạn thứ ba: sau khi công văn đã được gửi, tùy vào loại công văn, hệ thống sẽ gửi công văn đến người nhận. Vì tương ứng với mỗi loại công văn ta sẽ có một luồng đi cho từng công văn. Ta có thể phân ra thành 2 dạng công văn: 
Công văn dưới dạng thông báo: giúp người sử dụng gửi thông báo, tài liệu tham khảo, hay trao đổi thông tin đến người, hay phòng ban mình muốn.
Công văn dưới dạng xét duyệt: đây là loại công văn sử dụng cho các cán bộ nhân viên phòng ban muốn gửi yêu cần xác nhận, hay xét duyệt công văn lên cấp trên. Tùy vào từng loại công văn được lựa chọn, hệ thống sẽ tự động gửi đến phòng bang có thẩm quyền, khi công văn được duyệt hệ thống sẽ tự động gửi công văn đến phòng ban tiếp theo nếu có. Việc xét duyệt công văn sẽ có hai trường hợp xảy ra: công văn không được xét duyệt (công văn bị từ chối duyệt trong quá trình gửi đi) và công văn đã được duyệt (công văn đã lần lược gửi đến từng phòng bang và đã được cán bộ trong phòng ban duyệt), tùy vào từng trường hợp mà hệ thống sẽ thông báo đến cho người gửi biết.
Ba giai đoạn này hoặt động bổ sung cho nhau, giúp ta có được một hệ thống làm việc linh động, thống nhất từ trên xuống dưới. Tạo ra cho ta một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả trong công việc.
Mô hình hóa Use Case
 Các tác nhân của hệ thống
Dựa vào việc mô tả hệ thống ở trên ta có thế thấy hệ thống gốm có các tác nhân sau: Ban Giám Đốc, Nhân Viên, Khách.
Khách: là người sử dụng hệ thống mà chưa qua quá trình đăng nhập.
Nhân viên: là người sử dụng đã được đăng ký để được sử dụng hệ thống. và chỉ có quyền sử dụng một số chức năng như:
Gửi một công văn đi.
Nhận công văn đến.
Nhận tài khoản đăng nhập sau khi đăng ký thành viên qua email. 
Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc, các Trưởng Phó phòng. Họ là những người có quyền hạng cao nhất trong hệ thống(giống như admin), có quyền sử dụng bất kỳ các thao tác, chức năng như một người Khách hay mọt Nhân viên, thêm vào đó họ còn có thể sử dụng một số chức năng quản lý như:
Khởi tạo các loại công văn và xách định luồng xét duyệt của từng loại công văn.
Xét duyệt các công văn được gửi tới.
Xác định các Use Case
Qua các yêu cầu tác nhân của hệ thống ta có thể xây dựng được sơ đồ User-case tổng quát của hệ thống (Hình 3. Sơ đồ Use-case tổng quát của hệ thống.)
Hình 11. Sơ đồ Use-case tổng quát của hệ thống.
Use-case “Đăng Nhập”
Chức năng “Quản lý User” Cho phép người sử dụng đăng nhập vào hệ thống (Nhân viên trong các phòng ban).
 Khi một người dùng muốn sử dụng các chứng năng của hệ thống, đòi hỏi người dùng phải tiến đăng nhập thông qua giao diện đăng nhập của hệ thống.
Để có thể đăng nhập vào hệ thống, vấn đề trước tiên đòi hỏi mỗi người dùng phải có một tài khoản trong hệ thống, và tài khoản đó chỉ có thể được người dùng đăng ký và được cho phép sử dụng thông qua User-case “Quản lý User” sẽ được đặc tả ở phần sau.
Khi đăng nhập hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra thông tin đăng nhập của người dùng, quá trình kiểm ra sẽ xảy ra các trường hợp:
Nếu thông tin đăng nhập không hợp lệ (user không tồn tại hoặc password không đúng) hệ thống sẽ báo lỗi cho người dùng và trở về lại trạng thái chờ đăng nhập ban đầu.
Nếu thông tin đăng nhập hợp lệ, hệ thống sẽ cho phép người dùng sử dụng các chức năng của hệ thống tùy theo quyền của user mà người sử dụng đăng nhập. 
Use-case “Quản Lý User”
Khi người dùng muốn đăng ký sử dụng hệ thống, hay một Admin muốn cung cấp hay thay đổi quyền sử dụng của user trong hệ thống. Đòi hỏi họ phải sử dụng đến chức năng này.
Chức năng “Quản Lý User” được phân ra thành 6 tác vụ chính, như: đăng ký tài khoản, cho phép sử dụng tài khoản, cập nhật thông tin tài khoản, xóa tài khoản. (Hình 4. Sơ đồ Use-case “Quản lý User”)
Đăng ký tài khoản: cho phép một người dùng được đăng ký sử dụng hệ thống, để có thể đăng ký sử dụng hệ thống đòi hỏi họ phải nhập các thông tin như: Họ, Tên, giới tính, nguyên quán, ngày sinh, địa chỉ, email, số điện thoại liên lạc, phòng ban công tác, chức vụ trong phòng ban.
Cho phép sử dụng tài khoản: có tác dụng cho phép một user đã đăng ký có thể đăng nhập vào hệ thống hay không.
Cập nhật thông tin tài khoản: giúp một user có thể thay đổi những thông tin đã đăng ký của mình.
 Xóa tài khoản: trong quá trình đăng ký sử dụng của các user sẽ xuất các user đăng ký ảo, hoặt một user đã được đăng ký nhưng không còn sử dụng hệ thống, tác vụ này giúp Admin có thể loại bỏ các user dư thừa này ra khỏi hệ thống.
Hình 12. Sơ đồ Use-case “Quản lý User”
Use-case “Quản Lý Tin”
Chức năng “Quản Lý Tin” cho phép người dùng có thể đăng Tin lên giao diện chính của hệ thống website.
Chức năng “Quản Lý Tin” được phân ra thành 4 tác vụ khác nhau, đó là : đăng tin, duyệt tin, sửa tin và xóa tin. (Hình 5. Sơ đồ Use-case “Quản lý Tin”)
Đăng Tin: cho phép tất cả các user đăng ký đăng tin lên giao diện chính của website. (tất cả các User đều được sử dụng chức năng này)
Duyệt tin: Từ các tin đã được đăng ký (chỉ đối với các tin đăng ký của các User là Nhân Viên), Ban Giám Đốc (Admin) sẽ duyệt và cho phép các tin đó được hiển thị lên trang web.
Sửa tin: Tác vụ này cho phép Ban Giám Đốc có thể sửa lại nội dung của các tin đã đăng cho phù hợp với yêu cầu của mình.
Xóa tin: giúp cho Ban Giám Đốc có thể loại bỏ bớt các tin không chất lượng hoặt các tin cũ, giúp hệ thống Quản lý tin được thực thi một cách hiệu quả.
Hình 13. Sơ đồ Use-case “Quản lý Tin”
Use-case “Quản lý Loại Công Văn”
Trong quá trình hoạt động của một cơ quan, tùy với đặc thù của mỗi công việc, đòi hỏi sẽ có một loại công văn, hay một tờ trình tương ứng với công việc đó. Khi sử dụng chức năng này, nó sẽ giúp Ban giám đốc hay các Trưởng phòng có thể tự định nghĩa hay thiết lập một loại công văn cho cơ quan hay phòng ban mình sử dụng. Việc định nghĩa loại công văn đòi hỏi người dùng phải trải qua hai công việc đó là: xác định tên loại công văn mà mình muốn định nghĩa, tiếp theo là xác định luồng đi cho Loại công văn mà mình cần tạo. (Hình 6. Sơ đồ Use-case “Quản lý Loại Công văn”)
Chính vì yêu cầu như thế nên tác vụ “Quản lý loại công văn” của chúng ta sẽ chia ra làm 2 tác vụ chính, đó là:
Quản lý loại công văn: giúp người dùng quản lý tên, mô tả tính năng của loại công văn đã tạo. Trong tác vụ này cũng chia làm 3 tác vụ nhỏ, gồm: tạo loại công văn, sửa loại công văn, xóa loại công văn.
Quản lý luồng công văn: Tác vụ này có chức năng hổ trợ cho tác vụ quản lý Loại công văn, giúp cho người sử dụng có thể xác định được luồng đi của Loại công văn đã tạo. Tác vụ này cũng chia làm 3 tác vụ nhỏ, gồm: tạo luồng công văn, sửa luồng công văn và xóa luồng công văn.
Ta có thể thấy được 2 tác vụ này hổi trợ lẫn nhau, tác vụ luồng công văn sẽ kế thừa thông tin IDloaicong tạo ra luồng công văn tương ứng cho từng loại công văn. Có nghĩa là tác vụ luồng công văn sẽ phụ thuộc vào tác vụ loại công văn. Nếu ta tiến hành tác vụ xóa loại công văn thì ta cũng sẽ phải tiến hành tác vụ xóa luồng công văn của IDloaicong văn tương ứng.
Hình 14. Sơ đồ Use-case “Quản lý Loại Công văn”
User-case “Quản Lý Công Văn”
Đây là tác vụ chính của toàn bộ hệ thống, nó giúp cho mọi người trong hệ thống có thể trao đổi tài liệu qua lại với nhau. Ngoài ra, với các luồng công văn tương ứng với từng loại công văn mà Ban giám đốc đã định nghĩa sẵn, người dùng sẽ chọn cho mình một Loại công văn thích hợp để trình lên cấp trên tương ứng với yêu cầu công việc của mình. Khi người sử dụng đã lựa chọn loại công văn với nội dung thích hợp cho công việc của mình, hệ thống sẽ lưu lại nội dung và tiến hành gửi thông báo tới các User mà người dùng đã chọn (hay tiến hành gửi thông báo đến các phòng bang trong luồng công văn tương ứng với loại công văn mà người dùng đã chọn). Người dùng có thể xem hoặt sửa lại nội dung cũng như xác định trạng thái của công văn mà mình đã gửi đi. (Hình 7. Sơ đồ Use-case “Quản lý Công văn”)
Chức năng “Quản lý công văn” có tổng cộng các tác vụ:
Công Văn đi: cho phép người dùng gửi một công văn đi với các thông tin: Tiêu đề công văn, nội dung công văn, các tệp đính kèm nếu có, loại của công văn gửi đi (Tùy vào từng loại công văn, hệ thống sẽ tự động đưa ra các trạng thái chọn cho người dùng sử dụng). sau khi người dùng tiến hành gửi công văn đi, chức năng này sẽ giúp người dùng xem được trạng thái (đã nhận hay chưa nhận, công văn đã được duyệt chưa và nó đã được duyệt đến đâu) của công văn đó hoặt các công văn đã được gửi trước đó.
Công Văn đến: giúp người dùng nhận, xem và xét duyệt những công văn mà mình nhận. 
Thông Báo: tác vụ này cho phép mọi người cùng phòng ban có thể xem các công văn được gửi đến cho phòng ban của mình khi được người gửi cho phép.
Hình 15. Sơ đồ Use-case “Quản lý Công văn”
Hình 16. Sơ đồ Use-case chi tiết của hệ thống “Quản Lý Công Văn Cơ Quan Ban Ngành”
Mô hình quan niệm
Dựa vào sơ đồ Use-case ta có thể xác định được các lớp ứng cử viên (Hình 17. Các lớp ứng cử viên) 
Hình 17. Các lớp ứng cử viên
Khi đối chiếu vào các chứng năng hoặt động của các User-case ta xây dựng được mô hình quan niệm (Hình 18. Mô hình quan niệm)
Hình 18. Mô hình quan niệm
Biểu đồ tuần tự
Biểu đồ tuần tự của hành vi “Đăng nhập”
€Hình 19. Biểu đồ tuần tự của hành vi “Đăng Nhập”
Biểu đồ tuần tự của hành vi “Quản lý Tin”
Hình 20. Biểu đồ tuần tự của hành vi “Quản lý Tin”
Biểu đồ tuần tự của hành vi “Quản lý User”
Hình 21. Biểu đồ tuần tự của hành vi “Quản lý User”
Biểu đồ tuần tự hành vi “Quản lý Loại công văn”
Hình 22. Biểu đồ tuần tự của hành vi “Quản lý Loại công văn”
Biểu đồ tuần tự hành vi “Quản lý Công văn”
Hình 23. Biểu đồ tuần tự của hành vi “Quản lý Công Văn”
 Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết
Dựa vào mô hình quan niệm và biểu đồ tuần tự của các hành vi ta có thể xây dựng được các lớp (Hình 24. Các lớp trong hệ thống “Quản Lý Công Văn Cơ Quan Ban Ngành”) và biểu đồ lớp (Hình 25. Biểu đồ lớp chi tiết của hệ thống “Quản Lý Công Văn Cơ Quan Ban Ngành”).
Hình 24. Các lớp trong hệ thống “Quản Lý Công Văn Cơ Quan Ban Ngành”
Hình 25. Biểu đồ lớp chi tiết của hệ thống “Quản Lý Công Văn Cơ Quan Ban Ngành”
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Kết quả Demo chương trình
Giao diện chính của chương trình
Hình 26. Giao diện chính của chương trình
Giao diện Xử lý công việc 
Hình 27. Giao diện Xử lý công việc
Giao diện Văn bản đến
Hình 28. Giao diện Văn bản đến
Giao diện Văn bản đi
Hình 29. Giao diện Văn bản đi
Giao diện Thông báo
Hình 30. Giao diện Thông báo
Các giải pháp đã được ứng dụng trong hệ thống
Khả năng kết nối cơ sở dữ liệu
Mô tả chung
Hệ thống “Quản lý cơ quan cơ quan ban ngành” được xây dựng với ý tưởng có thể cung cấp một trình ứng dụng quản lý bằng website có thể được sử dụng trong bất kỳ cơ quan, công ty, các sở ban ngành trong cả nước. Vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docBao cao tot nghiep cao dang.doc