I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
* Giúp h/s sau bài học h/s có thể:
- HS đọc và viết được: ăc,âc, mắc áo, quả gấc.
+Đọc được từ ứng dụng:màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.
+Đọc được câu ứng dụng: Những đàn chim ngói
Mặc áo màu nâu
Đeo cườm ở cổ
Chân đất hồng hồng
Như nung qua lửa.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ điểm: Ruộng bậc thang.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV:Bộ ghép chữ tiếng Việt 1 (h/đ 1-2;t1).Tranh minh họa từ khóa(h/đ 1-2;t1).,tranh minh họa câu ứng dụng(h/đ 1;t 2).Phần luyện nói(h/đ 3;t 2)
+HS : bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
a hiểu rõ câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhó lần lượt ) GV nhận xét . 3/ Củng cố, dặn dò: - G/v chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo. ? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả h/s đều tìm) -Dặn h/s học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 78. toán mười một,mười hai I/ Mục tiêu: *Giúp h/s biết: - Số 11 gồm một chục và một đơn vị. - Số 12 gồm một chục và 12 đơn vị. - Đọc,viết các số đó.Bước đầu nhận biết cấu tạo các số có hai chữ số. II/Chuẩn bị: - Gv: một bảng phụ ghi sẵn đầu bài bài tập số 2 (HĐ2). - HS :que tính,bút mầu bảng con. III/Các hoạt động dạy học. 1/Bài cũ: - Gọi h/s K lên bảng chữa BT số 2 trong SGK của tiết 69. - HS dưới lớp và GV nhận xét cho điểm. 2/Bài mới: *Giới thiệu bài (Giới thiệu trực tiếp) *HĐ1: Giới thiệu số 11. - GV tay phải cầm một chục que tính tay trái cầm một que tính và hỏi : mười que tính thêm một que tính là mấy que tính? (h/s TB trả lời). - GV gọi một vài h/s nhắc lại.GV ghi bảng:11 lên bảng (cả lớp đọc mười một). ? Mười còn gọi là mấy chục. ?11 gồm mấy chục mấy đơn vị (h/s K,G trả lời,h/s TB,Y nhắc lại). - GV giới thiệu cách víêt:số 11 gồm hai chữ số 1 viết liền nhau. + Hướng dẫn HS viết và bảng con (HS : đồng loạt , hs : TB lên bảng viết)- GVnhận xét *HĐ2: Giới thiệu số 12. - GV:tay trái cầm mười que tính tay phải cầm hai que tính và hỏi: Cô có mấy que tính. (HS trả lời:12)GV ghi bảng 12.Cả lớp đọc đồng thanh 12. ? Số 12 gồm một chục và mấy đơn vị.(h/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại.) - GV giới thiệu cách víêt: Số 12 gồm có hai chữ số,chữ số 1 đứng trước số 2 đứng sau GV vừa nói vừa viết mẫu. ( hs : đồng loạt viết vào bảng con số 12 ) - GV cho h/s cầm 12 que tính và tách ra thành một chục và 2 đơn vị. *HĐ3: Thực hành luyện tập. Bài 1: ( HS : đọc đầu bài và nêu yêu cầu ) ? Trước khi điền số ta phải làm gì. +HS làm bài vào vở BT.Gọi hai h/s K,TB tại chổ đọc kết quả điền của mình. Các h/s khác nhận xét. Bài 2:GV gọi h/s đọc đầu bài.GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng.Goi một h/s K lên bảng làm bài,đồng thời cả lơp làm bài vào vở BT. - GV nhận xét và cho điểm. Bài 3:Gọi h/s đọc y/c bài toán. HS làm bài vào vở BT. - Gọi cho hai h/s ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả làm bài. Bài 4:GV hướng dẫn h/s về nhà làm bài vào vở bài tập. 3/Củng cố, dặn dò. ?11 gồm mấy chục và mấy đơn vị. ?12 gồm mấy chục và mấy đơn vị. ? Cách viết số 12 như thế nào. -Dặn h/s về làm BT 4 trong vở BT. Xem trước tiết 71. Thứ 3 ngày.....tháng.....năm 2007 học vần bài 78 : uc - ưc I/ Mục đích,yêu cầu: -Giúp h/s sau bài học h/s có thể: -HS đọc và viết được: uc,ưc,cần chục,lực sĩ. +Đọc được từ ứng dụng:máy súc,cúc vạn thọ,lọ mực,nóng nực. +Đọc được câu ứng dụng: Con gì mào đỏ Lông mượt như tơ Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dậy. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ :Ai thức dậy sớm nhất. II/ Đồ dùng dạy học: - G/v: bộ ghép chữ tiếng việt 1(h/đ 1-2;t1).Tranh minh họa từ khóa(h/đ 1-2;t1).,tranh minh họa câu ứng dụng(h/đ 1;t 2).Phần luyện nói(h/đ 3;t 2) - H/s:bộ ghép chữ,bảng con,phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: - Đọc và viết các từ ứng dụng bài 77 ( 2 HS: TB ) - Đọc đoạn thơ ứng dụng bài 77 ( HS: K ) +Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2/ Bài mới: tiết 1 *Giới thiệu bài. (trực tiếp) *HĐ1: Nhận diện vần uc - HS đọc trơn vần uc.(Cả lớp đọc ) - Phân tích vần uc. (h/s TB phân tích; hs : K-G bổ xung) - So sánh vần uc với ut.(h/s: K,G so sánh,h/s: TB,Y lắng nghe và nhắc lại ). - Ghép vần uc . ( Cả lớp - 1 hs : K lên bảng ghép ) - GV : Nhận xét . *HĐ 2: Đánh vần. - Yêu cầu HS đánh vần vần uc (h/s:đánh vần lần lượt ) GV: Lưu ý HS: TB-Y ? Muốn có tiếng trục ta phải thêm âm và dấu gì ?(h/s : K G trả lời) - Phân tích tiếng trục . (h/s :TB,Y phân tích,h/s: K,G nhận xét, bổ xung ). - HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt ; 1 HS: K lên bảng ghép )- G/v nhận xét . - Đánh vần tiếng trục (h/s :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại). - G/v cho h/s q/s tranh và rút ra từ khóa: cần trục. - H/s ghép từ cần trục. ( Cả lớp ) G/v nhận xét. - H/s đánh vần và đọc trơn từ khóa :(h/s đọc cá nhân, nhóm ,lớp). - G/v chỉnh sửa nhịp đọc cho h/s. *HĐ 3 : Hướng dẫn viết. - G/v viết mẫu vần uc ,cần trục. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát ) - H/s viết bảng con ; G/v nhận xét và sửa lỗi cho h/s. * Vần : ưc ( Quy trình tương tự ) *HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng. - Đọc từ ứng dụng : (H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại ) - Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (2H/s TB lên bảng gạch.) - G/v có thể giải thích một số từ ngữ : Máy xúc, cúc vạn thọ, lọ mực, nóng nực - G/v đọc mẫu. - H/s đọc nhóm, lớp, cá nhân. tiết 2 *HĐ1: Luyện đọc. - Luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc ) - Chủ yếu gọi h/s TB, yếu luyện đọc,h/s khá ,giỏi theo dỏi nhận xét. - H/s quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - H/s khá giỏi đọc trước, h/s TB ,yếu đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp. - G/v chỉnh sửa lỗi cho h/s. ? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(h/s k ,G tìm trước h/sTB,Ynhắc lại) - GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) *HĐ2: Luyện viết. - H/s viết vào vở tập viết vần: uc, ưc, cần trục, lực sĩ . - G/v quan sát giúp đỡ h/s yếu.Nhận xét và chấm một số bài. *HĐ3: Luyện nói. - H/s đọc tên bài luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất.(h/s K,G đọc trước,h/s TB,Y nhắc lại.) - G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau: ? Trong tranh vẽ gì. (H/s: Vẻ ông mặt trời, chú gà chống đang gáy). ? Em hãy chỉ và giới thiệu người và từng vật trong tranh. (H/s: Bác nông dân, cái bừa...) ? Trong tranh bác nông dân đang làm gì. (HS: Dắc trâu, vác bừa). ?Con gà đang làm gì? Đàn chim đang làm gì.(H/s:con gà đang gáy, đàn chim đang hót). ? Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy. (HS: Con gà trống). ? Tranh vẻ cảnh nông thôn trong thành phố. (HS: Tranh vẻ cảnh nông thôn). -G/v q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhó lần lượt ) GV nhận xét . 3/ Củng cố, dặn dò: - G/v chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo. ? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả h/s đều tìm) -Dặn h/s học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 78. toán mười ba,mười bốn,mười lăm I/ Mục tiêu: *Giúp h/snhận biết mỗi số (13,14,15) gồm mọt chục và một số đơn vị (3,4,5). - Nhận biết mỗi số đó có hai chữ số. - Đọc,viết được các số:13,14,15. - Ôn tập các số 11,12.Về đọc,viết và phân tích số. II/Chuẩn bị: - Gv:một bảng cài,que tính,bảng phụ. - HS :que tính,bút mầu,bảng con. III/Các hoạt động dạy học. 1/Bài cũ: - Gọi h/s K lên bảng chữa BT số 4 trong vở BT của (tiết 70). - HS dưới lớp và GV nhận xét cho điểm. 2/Bài mới: * Giới thiệu bài (gới thiệu trực tiếp) *HĐ1: Giới thiệu số 13. -Yêu cầu h/s lấy một bó (là một chục) que tính và ba que tính rời,cài vào bảng cài.GV nhận xét. ? Được tất cả bao nhiêu que tính? vì sao em biết? (h/s K,G trả lời,h/s TB,Y nhắc lại.) (HS:vì mười que tính và ba que tính là mười ba que tính.) - GV ghi bảng 13.Cho h/s đọc. - HD h/s viết số 13. HS viết vào bảng con số 13.GV nhận xét. *HĐ 2: Giới thiệu số 14. -Tiến hành tương tự như số 13. Lưu ý: khi y/c h/s lấy thêm mọt que tính rời và hỏi:”chúng ta có mấy que tính rời”.Sau đó tiến hành tương tự như HĐ1.GV nên gài vào bảng một bó que tính và 4 que tính rời màu khác ở hàng dưới. *HĐ3: Giới thiệu số 15. -Tiến hành tương tự như số 14. Lưu ý cách đọc:Đọc “mười lăm”, không đọc là “mười năm”. *HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập + Bài 1:GV hướng dẫn làm bài vào vở bài tập. - Gọi 2 h/s K,TB lên bảng làm bài; HS nhận xét ; GV nhận xét bài trên bảng. + Bài 2: ( h/s K-G đọc và nêu y/c bài toán.) - GV hướng dẫn :để điền được số thích hợp chúng ta phải làm gì? Nên đếm theo hàng nào. -HS làm bài vào vở.Gọi h/s TB-Y lên bảng làm bài GV nhận xét. + Bài 3:GV gọi h/s nêu y/c BT3. - GV HD h/s làm (h/s Y nối được hai số còn lại về nhà làm tiếp.) - GV treo bảng phụ gọi 1 h/s TB lên bảng làm bài,ở dưới làm bài vào vở. - GV nhận xét bài trên bảng, kiểm tra bài cả lớp. +Bài 4:HD h/s về nhà làm . 3/.Củng cố,dặn dò. ? Mỗi số 13,14,15 gồm mấy chục và mấy đơn vị? nêu cách viết các số đó. - Dặn h/s về làm BT 4 trong vở BT. Xem trước đạo đức lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo I/ Mục tiêu: * Giúp học sinh. - H/s biết: Thầy giáo,cô giáo là những người đã không quảnkhó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy , các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - HS biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. II/ Chuẩn bị: + GV :vở BT đạo đức,bút chì màu, tranh BT2(h/đ2). +HS vở BT đạo đức. III/ Các hoạt động dạy học. 1.Bài cũ: 2.Bài mới: *Giới thiệu bài ( trực tiếp ) *HĐ1: Đóng vai(BT1). - GV chia lớp thành 3 nhóm lớn ( hs : các nhóm đóng vai theo một tình huống của BT1); Các nhóm thực hện GV quan sát giúp đỡ . - GV gọi 1 số nhóm lên đóng vai trước lớp. - Cả lớp thảo luận nhận xét - Qua việc đóng vai của các nhóm em thấy: ? Nhóm nào thể hiện được vâng lời thầy giáo, cô giáo. Nhóm nào chưa ? Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo ? Cần làm gì khi đưa và nhận sách vở từ tay thầy giáo , cô giáo + GV kết luận: +Khi gặp thầy, cô giáo cần phải chào hỏi +Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy ,cô giáo cần đưa bằng hai tay...(h/s nhắc lại). *HĐ2: HS làm bài tập 2 - H/s tô màu vào tranh trong vở BT(g/v giúp đỡ h/s TB,Yđể hoàn thành bài tập) - H/s trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó? - Cả lớp trao đổi nhận xét + GVkết luận: Thầy giáo ,cô giáo không quản khó khăn chăm sóc dạy dỗ các em.Để tỏ lòng biết ơn thày cô giáo, các em cần lễ phép , lắng nghe và làm theo lời thầy , cô giáo dạy bảo.: 3/Hoạt động nối tiếp: -Học sinh chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo cô giáo. mỹ thuật (thầy Quỳnh soạn và dạy). Thứ 4 ngày.....tháng.....năm 2007 học vần bài 79: ôc uôc I/ Mục đích,yêu cầu: - Giúp h/s sau bài học h/s có thể: - HS đọc và viết được: ôc,uốc,thợ mộc,ngọn đuốc. +Đọc được từ ứng dụng:con ốc,gốc cây,đôi guốc,thuộc bài. +Đọc được câu ứng dụng: Mái nhà của ốc Tròn vo bên mình Mái nhà của em Nghiêng giàn gấc đỏ. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ :Tiêm chủng,uống thuốc. II/ Đồ dùng dạy học: - G/v:bộ ghép chữ tiếng việt 1(h/đ 1-2;t1).Tranh minh họa từ khóa(h/đ 1-2;t1),tranh minh họa câu ứng dụng(h/đ 1;t 2).Phần luyện nói(h/đ 3;t 2) - H/s:bộ ghép chữ,bảng con,phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: +GV gọi 2h/s lên bảngđọc và viết các từ ứng dụng ở baì 78.Gọi một h/s đọc câu ứng dụng ở bài 78. +Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2/ Bài mới: tiết 1 *Giới thiệu bài. (trực tiếp) *HĐ1: Nhận diện vần ôc - HS đọc trơn vần ôc.(Cả lớp đọc ) - Phân tích vần ôc. (h/s TB phân tích; hs : K-G bổ xung) - So sánh vần ôc với uc.(h/s: K,G so sánh,h/s: TB,Y lắng nghe và nhắc lại ). - Ghép vần ôc . ( Cả lớp - 1 hs : K lên bảng ghép ) - GV : Nhận xét . *HĐ 2: Đánh vần. - Yêu cầu HS đánh vần vần ôc (h/s:đánh vần lần lượt ) GV: Lưu ý HS: TB-Y ? Muốn có tiếng mộc ta phải thêm âm và dấu gì ?(h/s : K G trả lời) - Phân tích tiếng mộc. (h/s :TB,Y phân tích,h/s: K,G nhận xét, bổ xung ). - HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt ; 1 HS: K lên bảng ghép )- G/v nhận xét . - Đánh vần tiếng mộc (h/s :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại). - G/v cho h/s q/s tranh và rút ra từ khóa: thợ mộc. - H/s ghép từ thợ mộc. ( Cả lớp ) G/v nhận xét. - H/s đánh vần và đọc trơn từ khóa :(h/s đọc cá nhân, nhóm ,lớp). - G/v chỉnh sửa nhịp đọc cho h/s. *HĐ 3 : Hướng dẫn viết. - G/v viết mẫu vần ôc , thợ mộc. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát ) - H/s viết bảng con ; G/v nhận xét và sửa lỗi cho h/s. * Vần : uôc ( Quy trình tương tự ) *HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng. - Đọc từ ứng dụng : (H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại ) - Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (2H/s TB lên bảng gạch.) - G/v có thể giải thích một số từ ngữ : Con ốc, gốc cây, đôi guốc, thuộc bài. - G/v đọc mẫu. - H/s đọc nhóm, lớp, cá nhân. tiết 2 *HĐ1: Luyện đọc. - Luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc ) - Chủ yếu gọi h/s TB, yếu luyện đọc,h/s khá ,giỏi theo dỏi nhận xét. - H/s quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - H/s khá giỏi đọc trước, h/s TB ,yếu đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp. - G/v chỉnh sửa lỗi cho h/s. ? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(h/s k ,G tìm trước h/sTB,Ynhắc lại) - GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) *HĐ2: Luyện viết. - H/s viết vào vở tập viết vần: ốc, uốc, thợ mộc, ngọn đuốc. - G/v quan sát giúp đỡ h/s yếu.Nhận xét và chấm một số bài. *HĐ3: Luyện nói. - H/s đọc tên bài luyện nói: Tiêm chủng, uống thuốc .(h/s K,G đọc trước,h/s TB,Y nhắc lại.) -G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau: ?Trong tranh vẽ những ai. (HS: Vẻ bác sĩ đang tiêm cho bạn trai, người mẹ bế em bé đi tiêm phòng...). ?Bạn trai trong tranh đang làm gì. (HS: Đang được bác sĩ tiêm...). ? Thái độ của bạn như thế nào. (HS: Bình tĩnh...). ? Em đã tiêm chủng uống thuốc bao giờ chưa. (HS: Rồi...). ? Tiêm chủng,uống thuốc để làm gì. (HS: Phồng tránh bệnh tật..). ? Trường em đã tổ chức bao giờ chưa. (HS: Rồi...). ? Hảy kể cho bạn nghe em đã tiêm chủng và uống thuốc giỏi như thế nào. (HS: Tự kể). - G/v q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhóm lần lượt ) GV nhận xét . 3/ Củng cố, dặn dò: - G/v chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo. ? Hãy tìm những tiếng có vần vừa học.(tất cả h/s đều phải tìm) - Dặn h/s học lại bài và làm bài tập,xem trước bài 80. thể dục (thầy Văn soạn và dạy) toán mười sáu,mười bảy,mười tám,mười chín I/ Mục tiêu: *Giúp h/snhận biết mỗi số (16,17,18,19) gồm một chục và một số đơn vị (6,7,8,9). -Nhận biết mỗi số đó có hai chữ số. -Đọc,viết được các số đã học. II/Chuẩn bị: - Gv:một bảng bộ đồ dùng dạy toán. - HS :bộ đồ dùng học toán,phấn,bảng con. III/Các hoạt động dạy học. 1/.Bài cũ: Gọi 1 h/s đọc số từ 0-15,một h/s viết só trên bảng lớp còn cả lớp viết ra giấy nháp. +HS dưới lớp và GV nhận xét cho điểm. 2/Bài mới: 1.Giới thiệu bài (gới thiệu trực tiếp) *HĐ1: Giới thiệu số 16. -H/s lấy một bó (là một chục) que tính và sáu que tính rời để lên bàn.G/v gài một bó que tính và sáu que tính rời lên bảng cài. ? Được tất cả bao nhiêu que tính ? vì sao em biết? (h/s K,G trả lời,h/s TB,Y nhắc lại.) (HS:vì mười que tính và sáu que tính là mười sáu que tính.) - GV ghi bảng 16.Cho h/s đọc. -HD h/s viết số 16; HS viết vào bảng con số 16 .GV nhận xét. ? Vậy số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị. - G/v gọi h/s K,G đọc tước,h/s TB,Y đọc lại. - H/s đọc cá nhân đồng thanh. *HĐ2: Giới thiệu số 17,18,19. -Tiến hành tương tự như khi giới thiệu số 16. *HĐ3: Luyện tập. Bài 1:Gọi h/s nêu y/c bài tập. *Câu a/ Gv hướng dẫn h/s làm bài vào vở bài tập. *Câu b/ Gv kẻ phần b lên bảng sau đó đi quan sát h/s làm bài và giúp đỡ h/s TB,Y. -Gọi h/s K đọc số,h/s TB lên bảng viết số.Gv nhận xét kết quả trên bảng. Bài 2:Gọi h/s nêu y/c bài tập (điền số thích hợp vào chổ chống). ? Để diền số được chính xác ta phải làm gì.H/s làm bài vào vở BT,sau đó đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. Bài 3:GV gọi h/s nêu y/c BT. -Gọi một h/s K lên bảng làm bài,ở dưới làm BT vào vở BT.G/v q/s giúp đỡ h/s TB,Y. -Cả lớp và Gv nhận xét bài trên bảng. Bài 4:HD h/s về nhà làm . 3/Củng cố,dặn dò. ? Gọi một số h/s đọc lại các số 16,17,18,19 và y/c h/s nêu lại cách viết của các số đó. -Dặn h/s về làm BT 4 trong vở BT. Xem trước 73. Thứ 5 ngày.....tháng.....năm 2007 ÂM nhạc (thầy Long soạn và dạy) học vần bài 80 : iêc - ươc I/ Mục đích,yêu cầu: - Giúp h/s sau bài học h/s có thể: -HS đọc và viết được : iêc, ươc, xem xiếc,rước đèn +Đọc được từ ứng dụng: Cá diếc, công việc, cái lược , thước kẻ +Đọc được câu ứng dụng: Quê hương là con diều biếc Chiều chiều con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước bên sông -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề:Xiếc, múa rối, ca nhạc II/ Đồ dùng dạy học: G/v:bộ ghép chữ tiếng việt 1(h/đ 1-2;t1).Tranh minh họa từ khóa(h/đ 1-2;t1).Tranh minh họa câu ứng dụng(h/đ 1;t 2).Phần luyện nói(h/đ 3;t 2) -H/s:bộ ghép chữ,bảng con,phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: - Gọi h/s đọc các vần trong bài 79 và đọc phần ứng dụng trong SGK.( HS : TB- Y ; HS: K-G nhận xét ... ) 2/ Bài mới: tiết 1 *Giới thiệu bài. (trực tiếp) *HĐ1: Nhận diện vần iêc - HS đọc trơn vần iêc.(Cả lớp đọc ) - Phân tích vần iêc . (h/s TB phân tích; hs : K-G bổ xung) - So sánh vần iêc với uôc.(h/s: K,G so sánh,h/s: TB,Y lắng nghe và nhắc lại ). - Ghép vần iêc . ( Cả lớp - 1 hs : K lên bảng ghép ) - GV : Nhận xét . *HĐ 2: Đánh vần. - Yêu cầu HS đánh vần vần iêc (h/s:đánh vần lần lượt ) GV: Lưu ý HS: TB-Y ? Muốn có tiếng xiếc ta phải thêm âm và dấu gì ?(h/s : K G trả lời) - Phân tích tiếng xiếc. (h/s :TB,Y phân tích,h/s: K,G nhận xét, bổ xung ). - HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt ; 1 HS: K lên bảng ghép )- G/v nhận xét . - Đánh vần tiếng xiếc (h/s :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại). - G/v cho h/s q/s tranh và rút ra từ khóa: xem xiếc. - H/s ghép từ xem xiếc. ( Cả lớp ) G/v nhận xét. - H/s đánh vần và đọc trơn từ khóa :(h/s đọc cá nhân, nhóm ,lớp). - G/v chỉnh sửa nhịp đọc cho h/s. *HĐ 3 : Hướng dẫn viết. - G/v viết mẫu vần iêc , xem xiếc . Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát ) - H/s viết bảng con ; G/v nhận xét và sửa lỗi cho h/s. * Vần : ươc ( Quy trình tương tự ) *HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng. - Đọc từ ứng dụng : (H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại ) - Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (2H/s TB lên bảng gạch.) - G/v có thể giải thích một số từ ngữ : Cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ. - G/v đọc mẫu. - H/s đọc nhóm, lớp, cá nhân. tiết 2 *HĐ1: Luyện đọc. - Luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc ) - Chủ yếu gọi h/s TB, yếu luyện đọc,h/s khá ,giỏi theo dỏi nhận xét. - H/s quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - H/s khá giỏi đọc trước, h/s TB ,yếu đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp. - G/v chỉnh sửa lỗi cho h/s. ? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(h/s k ,G tìm trước h/sTB,Ynhắc lại) - GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) *HĐ2: Luyện viết. - H/s viết vào vở tập viết vần: iêc, ươc , xem xiếc, rước đèn - G/v quan sát giúp đỡ h/s yếu.Nhận xét và chấm một số bài. *HĐ3: Luyện nói. - H/s đọc tên bài luyện nói: Xiếc múa rối , ca nhạc.(h/s K,G đọc trước,h/s TB,Y nhắc lại.) - G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau: ? tranh vẽ những gì. (HS: Vẻ khỉ đi xe đạp...). ? Chú ý phần tranh vẽ cảnh diễn xiếc và giới thiệu. (HS: tự giới thiệu). ? Chỉ và giới thiệu phần vẽ cảnh biểu diễn ca nhạc . (HS: tự giới thiệu). ? Em thích nhất loại hình nghệ thuật nào trong các loại hình trên. (HS: tự trả lời). ? Em hay đi xem xiếc múa rối, ca nhạc ở đâu ? vào dịp nào ? (HS: tự trả lời). - G/v q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhó lần lượt ) GV nhận xét . 3/ Củng cố, dặn dò: - G/v chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo. ? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả h/s đều tìm) -Dặn h/s học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 81. toán hai mươi,hai chục I/ Mục tiêu: *Giúp h/s: - Nhận biết số lượng 20,20 còn gọi là hai chục. - Đọc và viết được số 20. II/Chuẩn bị: - Gv:bộ đồ dùng dạy toán 1,phấn màu. + HS :bộ đồ dùng học toán,phấn,bảng con. III/Các hoạt động dạy học. 1.Bài cũ: - Gọi 2 h/s TB,Y lên bảng làm BT. + Câu a:viết số từ 0 đến 10. + Câu b: viết số từ 11 đến 19. - GV nhận xét cho điểm. 2.Bài mới: 1. Giới thiệu bài ( trực tiếp) *HĐ1: Giới thiệu số 20. - GV y/c h/s lấy một bó que tính rồi lấy thêm một bó nữa, còn Gv gài hai bó que tính lên bảng gài. ? Được tất cả bao nhiêu que tính ? vì sao em biết ?(h/s K,G trả lời,h/s TB,Y nhắc lại. 20. Vì một bó một chục thêm một bó một chục nữa là hai chục que tính). - GV ghi bảng số 20.(Cho h/s đọc cả lớp, nhóm,cá nhân) . + HD h/s viết số 20. (HS viết vào bảng con số 20) - GV nhận xét. ? Vậy số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị. ( HS; Gồm hai chục và không đơn vị). (HS K,G đọc trước,HS TB,Y đọc lại. H/s đọc cá nhân, đồng thanh). *HĐ2: luyện tập. Bài 1: HS nêu y/c bài tập: Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10 và đọc các số đó. ( Hai HS TB,Y lên bảng viết,ở rưới lớp làm bài vào vở BT ) - Gv nhận xét bài trên bảng. Bài 2: HS nêu y/c bài tập và trả lời câu hỏi. - HS làm việc theo cặp ( Hs thảo luận làm bài ),Gv q/s giúp đỡ các cặp. -Đại diện một số cặp hỏi và trả lời câu hỏi của bài tập. ( Hs nhận xét các cặp ), Gv nhận xét chung. Bài 3: HS nêu y/c BT. - Hs làm bài vào vở BT, Gv gọi 1 h/s K lên bảng làm bài. - Hs nhận xét bài của bạn, Gv nhận xét kết quả của cả lớp. Bài 4: HS nêu y/c BT.Gv hướng dẫn h/s về nhà làm bài vào vở BT. 3.Củng cố,dặn dò. ? Hôm nay chúng ta học số mới là số nào?số 20 còn gọi là gì. - Dặn h/s về làm BT 4 trong vở BT. Xem trước 74. Thứ 6 ngày.....tháng.....năm 2007 tập viết tuốt lúa, hạt thóc... con ốc, đôi guốc, cá diếc ... I/Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng,đẹp các từ ngữ: tuốt lúa, hạt thóc, con ốc, đôi guốc, cá diếc... - Víêt đúng đẹp chữ thường,đúng quy định của kiểu chữ nét đều.HS viết đúng quy trình các con chữ. -HS có ý thức học tập, giữ gìn sách vở sạch đẹp. II/ Chuẩn bị: - GV:bảng phụ viết mẫu các từ luyện viết. + HS vở luyện viết,bảng con,phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: HS viết vào bảng con từ: tuốt lúa, hạt thóc, con ốc, đôi guốc, cá diếc... - GV nhận xét. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài ( trực tiếp ). *HĐ1: HD học sinh viết các từ ngữ. - GV cho học sinh quan sát chữ mẫu đã viết sẵn ở bảng phụ và trả lời các câu hỏi. ? Từ “tuốt lúa” gồm có mấy tiếng ghép lại ? Mỗi tiếng có mấy con chữ.(HS K,G trả lời,h/s TB,Y nhắc lại). - GV viết bảng. ? Từ “hạt thóc”gồm có mấy tiếng ghép lại ? Mỗi tiếng gồm có những con chữ nào ghép lại. (HS: Gồm hai tiếng, tiếng hạt và tiếng thóc...). ?Từ “con ốc” gồm có mấy tiếng ghép lại ? Mỗi tiếng gồm có những con chữ nào ghép lại. (HS: Gồm hai tiếng
Tài liệu đính kèm: