Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Chiềng Mung 1

 I. Mục tiêu:

 Bồi dưỡng thường xuyên giúp cho CBGV thường xuyên cập nhật được những thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và đất nước trong năm học.

 Bồi dưỡng thường xuyên để giúp cho CBGV thường xuyên trau dồi phẩm chất chính trị chuyên môn nghề nghiệp giúp cho CBGV bù đắp những kiến thức, những năng lực chuyên môn còn thiếu hụt và nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp của người CBGV. Từ đó góp phần nâng cao được chất lượng dạy - học cho ngành GD để hình thành nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới của địa phương của đát nước.

 Bồi dưỡng thường xuyên nhằm phát triển kỹ năng tự học tự bồi dưỡng của CBGV. để từ đó nắm vững được những yêu cầu đổi mới quản lý trường học, đổi mới được phương pháp dạy học và vận dụng thành thạo phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy. Đồng thời nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường và trong giảng dạy.

 Bồi dường thường xuyên giúp cho BGH, GV của ngành luôn đạt theo chuẩn quy định của BGD - ĐT quy định.

 

doc 93 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Chiềng Mung 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách gièm pha, nói xấu, tìm cách, tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ " Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 297 
.
	Do ít hiểu biết về tình hình trong nước và ngoài nước, ít nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho nên gặp thuận lợi thì dễ lạc quan tếu, gặp khó khăn thì dễ dao động, bi quan, lập trường cách mạng không vững vàng, thiếu tinh thần độc lập suy nghĩ và chủ động sáng tạo. Do đó mà gặp nhiều khó khăn trong công việc, tác dụng lãnh đạo bị hạn chế " Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr. 30 - 31 
.
	Nguyên nhân của những biểu hiện suy thoái có nhiều, nhưng chủ yếu là do chủ nghĩa cá nhân sinh ra. Theo Hồ Chí Minh: " Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí. Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân " Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr. 611 
.
 Nội dung 2( Khối kiến thức bắt buộc (30 tiết). Cá nhân tự cập nhật nghiên cứu thông qua các bài giảng, tài liệu do Phòng GD - ĐT Mai Sơn triển khai tại đợt Bồi dưỡng hè do UBND Huyện Mai Sơn tổ chức
 Người hướng dẫn tại nhà trường:( BGH). 
 Thời gian tự bồi dưỡng Từ 8/2016 đến hết năm học 2017 -2018 gồm ND:
I.Xây dựng, duy trì trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; quản lý và chỉ đạo trong trường học.
II.Tiếp tục bồi dưỡng Đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (thiết kế một bài dạy theo hướng đổi mới; ra đề kiểm tra định kì cuối học kỳ I và cuối năm các môn Toán, tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ ).
Từ ngày 6/11/2016, các trường tiểu học trên cả nước chính thức thực hiện Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (Thông tư 22) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư 30 trước đó. 
Những điểm mới trong Thông tư 22 không chỉ giảm gánh nặng cho giáo viên mà còn giúp cho các bậc phụ huynh nhận biết năng lực của con em mình rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay khi năm học chuẩn bị kết thúc, nhiều giáo viên vẫn còn băn khoăn và trăn trở với Thông tư 22 đặc biệt công việc xếp loại, nhận xét học sinh. Hôm nay tôi cùng các đồng chí tiếp tục chia sẻ và nêu ra những bất cập trong quá trình thực hiện TT22. 
Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 30 (ban hành năm 2014) chứ không thay thế Thông tư 30. 
Do đó, khi Thông tư 22 có hiệu lực (từ ngày 06/11/2016), việc đánh giá học sinh tiểu học thực hiện theo các quy định của Thông tư 30 và những sửa đổi, bổ sung được quy định trong Thông tư 22, thể hiện trong văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Thông tư đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu hỏi thảo luận:
Sau 1 năm thực hiện, T.tư 22 gặp những bất cập gì?
 Thực tế chỉ có một số điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm giúp cho giáo viên, nhà trường dễ dàng thực hiện hơn, khắc phục những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện Thông tư 30. 
Còn các tư tưởng nhân văn: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, trong TT 30 vẫn được kế thừa và phát triển trong Thông tư 22.
Đến thời điểm hiện nay cho thấy những vấn đề còn vướng mắc. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Cách tính điểm của môn Tiếng Việt
Tại Điều 10 của Thông tư 22 quy định về đánh giá định kì chỉ nêu những cách thức về đánh giá định kì của học sinh Tiểu học mà không hướng dẫn cách tính điểm cho phân môn Tiếng Việt. 
Thứ hai: Vấn đề Khen thưởng cuối năm học
Điều 16. Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh: 
a) Khen thưởng cuối năm học: 
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên; 
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận;
b) Khen thưởng đột xuất: HS có thành tích đột xuất trong năm học.
Băn khoăn:
Mục 1a nêu: “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên”.
Ví dụ một học sinh có điểm kiểm tra cuối năm: Toán: 9; Tiếng Việt: 9; Khoa học: 10; Lịch sử và Địa lý: 10; Ngoại ngữ: 9; Tin học: 9.
Như vậy, chỉ cần môn Ngoại ngữ hay Tin học không đạt điểm 9, nghĩa là học sinh đó không được khen thưởng Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện, nhưng thực tế HS đó xứng đáng để được khen thưởng xuất sắc.
Ngược lại, những học sinh không học Tin học hay Ngoại ngữ đều được khen thưởng: Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện, chỉ cần: Toán: 9; Tiếng Việt: 9; Khoa học: 9; Lịch sử và Địa lý: 9. (phải chấp nhận)
Lưu ý: Thực hiện theo Nghị quyết số 82/NQ-UBND tỉnh Sơn La
Khen thưởng học sinh vượt trội về một mặt nào đó hoặc đạt giải trong các cuộc thi. Nay Thông tư 22 có đưa ra việc đánh giá học sinh theo từng mặt là đúng vì không phải học sinh nào cũng giỏi xuất sắc tất cả mọi mặt.
“Phụ huynh cứ muốn con phải được đánh giá là toàn diện tất cả các môn trong khi con mình không thực sự như vậy. Chúng ta biết là hiện nay có 8 loại hình trí thông minh nên học sinh đạt được thành tích vượt trội ở môn học nào đó thì cũng là tốt.
Điều quan trọng nhất ở đây là các thầy cô giáo phải giải thích và thay đổi quan điểm, suy nghĩ của PH về năng lực học tập thực chất của con” 
II. Một số thuận lợi, khó khăn chung sau một năm thực hiện Thông tư 22/2016
1. Thuận lợi
- Thông tư số 22 về cơ bản giữ nguyên những ưu điểm “Mục đích đánh giá” và “Nguyên tắc đánh giá” như Thông tư 30 đã giúp giáo viên thuận tiện trong thực hiện đánh giá học sinh do có kinh nghiệm thực hiện thông tư 30.
- Thông tư 22 đã lược bớt một số Điều của thông tư 30, nội dung tinh gọn giúp giáo viên dễ nhớ nội dung Thông tư.
- Thực hiện đánh giá học sinh các môn học, đánh giá năng lực, phẩm chất theo 3 mức đã tăng cường độ phân loại học sinh giúp giáo viên dễ lượng hóa trong kiểm tra đánh giá, tăng cường nhận xét bằng lời, giảm việc ghi chép, giảm hồ sơ giúp giáo viên dành nhiều thời gian tăng cường cho công tác nghiên cứu tài liệu nâng cao chất lượng dạy và học.
- Quy định khen thưởng đối với học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT cụ thể, giúp giáo viên, nhà trường thuận lợi hơn trong việc thống nhất ghi danh hiệu, học sinh được khen vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh và phụ huynh, hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục.
- Đối với thiết kế ma trận đề, ra đề kiểm tra định kì và hướng dẫn chấm theo Thông tư 22/2016 cụ thể theo từng mức độ, các mức độ rõ ràng.
2. Khó khăn
- Trình độ chuyên môn và năng lực giáo viên còn chưa đồng đều, một số giáo viên tiếp cận với cách đánh giá học sinh theo thông tư mới còn chậm, lúng túng, khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ và lựa chọn từ ngữ để nhận xét đánh giá học sinh.
- Để ghi nhận xét cho học sinh phản ánh đúng thực tế bài làm của học sinh giáo viên mất rất nhiều thời gian vì giáo viên phải tìm từ để ghi nhận xét sao cho lời nhận xét phải nêu được mặt làm được, mặt chưa làm được và biện pháp khắc phục sát thực với từng học sinh. 
- Một số giáo viên còn chưa nắm rõ quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra, chưa phân biệt rõ mức độ kiến thức giữa mức độ 1 và mức độ 2, mức độ 3 và mức độ 4. Chưa bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học.
III. Chia sẻ một số kinh nghiệm khi thực hiện Thông tư 22
1. Tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, nhân dân hiểu bản chất và ý nghĩa đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, mềm dẻo trong đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
2. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về việc thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư; kiểm tra thường xuyên việc thực hiện đánh giá học sinh của giáo viên ở tất cả các môn học: kiểm tra vở, những sản phẩm của học sinh và nhận xét thường xuyên trong các tiết học.
 3. Tổ chức các chuyên đề thao giảng, tập trung vào việc đổi mới hình thức đánh giá học sinh, nhằm học hỏi, rút kinh nghiệm trong việc đánh giá học sinh đặc biệt là đánh giá bằng nhận xét vào vở, sản phẩm của học sinh.
4. Đưa nội dung học tập nghiên cứu Thông tư 22 vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên của mỗi cá nhân làm bài thu hoạch để làm căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên vào cuối năm học.
5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục và đánh giá học sinh; tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tích cực và phát huy được vai trò là người tham gia vào trong quá trình đánh giá, tự đánh giá.
III. Nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kì cho giáo viên theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
. Tìm hiểu về những điểm mới của việc việc thiết kế bài kiểm tra định kì theo TT22/2016/BGDĐT.
2. Mô tả cụ thể 4 mức độ đánh giá.
3. Cách phân bố điểm bài kiểm tra.
4. Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra.
5. Thực hành ra đề kiểm tra.
6. Tổng kết- giải đáp thắc mắc.
Nội dung 1: Điểm mới của việc xây dựng đề kiểm tra theo 4 mức độ 
Đề  kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
Mức 1: HS nhận biết (nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học). 
Mức 2: HS hiểu kiến thức, kĩ năng đã học (trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân).
Mức 3: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Mức 4: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề  mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt. (Vận dụng nâng cao)
Nội dung 2: Mô tả 4 mức độ
Mức độ
Các từ/câu mô tả
Biết (M1)
 - Kể, liệt kê, nêu tên, xác định, viết, tìm, nhận ra,
 - Điều gì xảy ra?/ Có bao nhiêu..?/ Ai là người?/ Cái gì..?/ Em hãy nhớ lạiviết ra?/ Tìm nghĩa của từ/ Câu này đúng hay sai? Lập danh sách thông tin/ Kể tên các nhân vật..?/ Đọc thuộc lòng../ Trích dẫn câu thơ hay mà em thích trong bài/,
Hiểu
 (M2)
 - Giải thích, diễn giải, phác thảo, phân biệt, so sánh, cho ví dụ,..
 - Em có thể viết bằng chính ngôn từ của mình../ Em hãy viết một đoạn/ Ý tưởng chính củalà gì?/ Vẽ bức tranh nhân vậtmà em thích trong bài/.
Vận dụng 
 (M3)
 - Giải quyết, thể hiện, làm rõ, xây dựng, hoàn thiện, xem xét, làm sáng tỏ,..
 - Em biết trường hợp nào khác mà ở đó nhân vật có cùng/ Em sẽ thay đổi như thế nào nếu.../ Em có thể áp dụng chúng như thế nào về/ Em sẽ hỏi những câu hỏi nào về/ Từ thông tin, em hạy vẽ biểu đồ, sơ đồ tư duy về./ Em có thể rút ra bài học gì?
Vận dụng nâng cao 
(M4)
 - Tạo ra, phát hiện ra, soạn thảo, dự báo, lập kế hoạch, xây dựng, thiết kế, tưởng tượng, đề xuất, định hình,..
 - Em rút ra bài họcgì về..?/ Em có giải pháp nào cho?/ Nếu em làthì em sẽ/ Điều gì xảy ra nếu?/ Em hãy tưởng tượng một câu chuyện về/ Thiết kế một giấy mời/ Viết một biên bản/ báo cáo từ những tư liệu em thu thập được/ Xây dựng một KH quyên góp/ Thiết kế một góc học tập/ Viết ra cảm xúc của em về
* Cơ sở để xác định 4 mức:
- Căn cứ vào chuẩn KT, KN của chương trình xác định:
+ KT nào trong chuẩn ghi là “biết được” thì xác định ở M1.
+ KT nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” và có yêu cầu giải thích, phân biệt, so sánh,.. thì xác định ở M2.
+ Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “kĩ năng” hoặc rút ra kết luận hoặc kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” làm thì xác định ở M3 (vận dụng trực tiếp).
+ Những KT, KN kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thiết kế, xây dựng, sáng tạo thì xác định ở M4 (vận dụng nâng cao).
Nội dung 3: Cách phân bố điểm
- Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết, bao gồm:
1. Bài kiểm tra đọc (10 điểm): Không làm tròn
2. Bài kiểm tra viết (10 điểm): Không làm tròn
-  Điểm kiểm tra ĐK môn Tiếng Việt (điểm chung) là TBC điểm của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành điểm 10 (chia số điểm thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1.
- Phải thiết kế ma trận đề trước khi làm đề và lưu ma trận đề kèm theo đề.
- Thiết kế bài kiểm tra đọc, bài kiểm tra viết trên cùng một bài kiểm tra nhưng chia ra từng phần: phần bài đọc và phần bài viết.
* Ví dụ về cách phân bố điểm trong bài KTĐK môn Tiếng Việt 
(*) Môn Tiếng Việt 1 (HKII)
1. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm
- Kiểm tra đọc thành tiếng (7 điểm): Đọc (6 điểm), trả lời câu hỏi (1điểm)
GV kiểm tra ở các tiết ôn tập bằng cách: Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do giáo viên tự chọn) và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
Kiểm tra đọc hiểu: (3 điểm - khoảng 35-40 phút) Khuyến khích lấy bài ngoài SGK.
Đọc thầm bài khoảng 80-100 chữ và trả lời câu hỏi theo 3 mức (M1: khoảng 40%, M2: khoảng 40%, M3: khoảng 20%), không có mức 4. Các câu hỏi phải sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao.
2. Bài kiểm tra viết: 10 điểm
- Chính tả: 7 điểm (khoảng 15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn khoảng 30 chữ.
- Kiểm tra về kiến thức: 3 điểm (Khoảng 20 phút)      
(*) Môn Tiếng Việt 2,3 (HKII)
1. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm
-  Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm): Đọc (3 điểm), trả lời câu hỏi(1điểm)
GV kiểm tra ở các tiết ôn tập bằng cách: Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn trong sách giáo khoa hoặc ngoài SGK (do giáo viên tự chọn) và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
Kiểm tra đọc hiểu: (6 điểm - khoảng 35-40 phút) Khuyến khích lấy bài ngoài SGK. Chia ra;
+ Hiểu văn bản: 4 điểm
+ Kiến thức Tiếng Việt: 2 điểm
Đọc thầm bài khoảng 150-200 chữ và trả lời câu hỏi theo 4 mức (M1: khoảng 30%, M2: khoảng 30%, M3: khoảng 20%, M4: khoảng 20%). Các câu hỏi phải sắp xếp theo mạch KT,KN (câu hỏi đọc hiểu văn bản trước, câu hỏi kiến thức Tiếng Việt sau).
2. Bài kiểm tra viết: 10 điểm
- Chính tả: 4 điểm (khoảng 15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn khoảng 60 - 70 chữ.
- Kiểm tra viết đoạn, bài (khoảng 6-8 câu): 6đ (Khoảng 30 - 40 phút)
(*) Môn Tiếng Việt 4,5 (HKII)
1. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm
- Kiểm tra đọc thành tiếng (3điểm): Đọc (2 điểm), trả lời câu hỏi (1điểm)
GV kiểm tra ở các tiết ôn tập bằng cách: Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn trong sách giáo khoa hoặc ngoài SGK (do giáo viên tự chọn) và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
- Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm - khoảng 35-40 phút) Khuyến khích lấy bài ngoài SGK. Chia ra;
+ Hiểu văn bản: 4 điểm
+ Kiến thức Tiếng Việt: 3 điểm
Đọc thầm bài khoảng 250-300 chữ và trả lời câu hỏi theo 4 mức (M1: khoảng 20%, M2: khoảng 30%, M3: khoảng 30%, M4: khoảng 20%). Các câu hỏi phải sắp xếp theo mạch KT,KN ( câu hỏi đọc hiểu văn bản trước, câu hỏi kiến thức Tiếng Việt sau).
2. Bài kiểm tra viết: 10 điểm
- Chính tả: 2 điểm (khoảng 15 phút), giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn khoảng 80 -100 chữ.
- Kiểm tra viết đoạn, bài (TLV): 8 điểm (Khoảng 35 - 45 phút)
Một số lưu ý:
Nội dung câu hỏi, phương án đưa ra phải bao quát, cụ thể, phù hợp, tránh tình trạng đánh đố hoặc các phương án đưa ra gần giống, gần đúng HS không thể phân biệt, cũng không quá đơn giản trẻ không cần tư duy cũng làm được.
Câu hỏi đánh giá được KT, KN quan trọng và nằm trong KT, nhận thức của HS không? 
Câu hỏi có phù hợp với tiêu chí, số điểm có phù hợp với mức độ tư duy trong ma trận đề chưa?
Câu hỏi có diễn đạt cho HS dễ hiểu không? lạc đề không? Phương án nhiễu có phù hợp không? Đề kiểm tra có đòi hỏi HS vận dụng KT vào tình huống mới không
- Mỗi câu hỏi trắc nghiệm nên cho 0,5 điểm (M1, M2), thời gian làm khoảng 1-2 phút/câu, tự luận 1 điểm (M3, M4), thời gian làm khoảng 2-4 phút/câu.
- Câu hỏi TN nên cho phong phú nhiều dạng: Điền khuyết; đúng/sai; đa lựa chọn; ghép đôi..; tránh ra phương án dạng “tất cả ý trên đề đúng/sai.. ); các phương án nên cân đối độ dài, ngắn
 IV. Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động dạy học.
 V. ĐỔI MỚI HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Mục tiêu: 
- Nâng cao năng lực quản lí và năng lực chuyên môn cho GV và CBQL;        
  - Giúp cho CBQL, GV biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh;          
- Đổi mới nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích cực, hướng vào hoạt động học của học sinh. Đảm bảo cơ hội học tập, góp phần phát triển năng lực cho mọi học sinh;   
 - Bồi dưỡng giúp giáo viên nắm vững quan điểm, phương pháp, kĩ thuật dạy học, chủ động điều chỉnh nội dung SGK, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, vùng miền.         
 - Xây dựng và phát triển quan hệ đồng nghiệp thân thiện, tôn trọng theo hướng hợp tác, hỗ trợ và dân chủ; đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên. 
   - Phát triển quan hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng. Tạo điều kiện cho gia đình và cộng đồng tham gia vào quá trình học tập của học sinh trong nhà trường.
2. Nội dung sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường
- Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên: Được tổ chức định kì 2 lần/tháng.
 - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. 
- Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề .
 3. Hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn
 - Sinh hoạt chuyên môn trường/tổ.
 - Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.
4. Một số ví dụ cụ thể về nội dung sinh hoạt chuyên môn
	- Chuyên đề về phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn môn học.
	- Chuyên đề về bồi dưỡng học sinh có năng khiếu
	- Chuyên đề về nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh
	- Chuyên đề về Dạy Tiếng Việt 1-CGD; Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các tiết học của từng khối lớp
	- Chuyên đề về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên (KN tổ chức lớp học, công tác chủ nhiệm lớp; KN ứng dụng CNTT; KN Tổ chức các HĐNGLL; kinh nghiệm dạy một dạng bài, kiểu bài nào đó; Phổ biến áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm.)
TẦM QUAN TRỌNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH SHCM
1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch SHCM:
- Giúp GV có cơ hội chia sẻ, học tập lẫn nhau.
- Giúp GV nâng cao năng lực SP và phát triển kiến thức, KN nghiệp vụ.
- Giúp tạo được môi trường SP gần gũi trong nhà trường.
- Giúp GV có thói quen chia sẻ ý kiến của mình. 
Giúp GV có thể tiếp cận đổi mới PP dạy học, từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy học.
- Giúp GV tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp. Từ đó có thể điều chỉnh, phát triển, khẳng định bản thân.
 - Nếu không lập kế hoạch SHCM sẽ không có cơ hội cho GV thể hiện mình (chia sẻ, làm chủ....).
- Không có kế hoạch sẽ không lựa chọn được phương pháp, biện pháp thực hiện phù hợp.
Không có kế hoạch không dự kiến được khó khăn, thuận lợi để có thể điều chỉnh.
- Không có kế hoạch sẽ không có sự phân công công việc nên hiệu quả không cao.
- Có kế hoạch SHCM Giúp nhà quản lí có cái nhìn toàn diện. 
- Tạo điều kiện phát huy được mọi nguồn lực trong nhà trường.
- Xác định được nội dung trọng tâm.
- SHCM Tạo ra sự thống nhất, chia sẻ, học hỏi và phát triển bản thân.
SHCM Trao đổi kinh nghiệm, hướng đến cái mới trong chuyên môn.
SHCM giúp nhà trường hướng đến mục tiêu chung 
SHCM là kim chỉ nam cho hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- SHCM Giúp thống nhất được các vấn đề chung trong tổ / trường.
	=> Như vậy, có thể khẳng định SHCM là hoạt động cần thiết và quan trọng trong trường tiểu học.
2. Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm các nội dung:
Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn
- Kế hoạch học kỳ
- Kế hoạch hàng tháng
- Kế hoạch tuần- KH thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học;
- KH hội giảng; KH dự giờ, rút kinh nghiệm; 
- KH bồi dưỡng HS có năng khiếu và phụ đạo HS chưa hoàn thành nội dung học; 
- KH tổ chức hoạt động ngoại khóa; 
- KH nâng cao CL chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong tổ 
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hành, chủ trì thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn, người chủ trì nên thực hiện tốt những điều gợi ý sau:
1. Cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu
2. Gợi ý thảo luận khi sinh hoạt chuyên môn
3. Kĩ năng ra quyết định là một trong những kĩ năng quan trọng của người chủ trì, điều hành sinh hoạt chuyên môn.
4. Cần tạo cơ hội cho GV cùng nhau phát hiện/giải quyết vấn đề thực tế.
5.Không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi GV tự phát triển khả năng tổng kết của mình
6. Có khả năng diễn đạt lại
7. Không nhất thiết đưa ra KL cuối cùng mà để mỗi thành viên tự đưa ra KL, tuy nhiên khi cần thiết vẫn phải khái quát được vấn đề.
8. Hài hước tạo không khí vui vẻ cho buổi SHCM
Nguyên tắc trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn
Mọi người đều có thể có ý kiến trong SHCM.
Mọi người lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau.
Lắng nghe tích cực để tạo môi trường sư phạm thân thiện, trong đó mọi người đều có thể chia sẻ, đều học hỏi, đều phát triển.
Người chia sẻ đưa ra vấn đề phải trúng, đúng, ngắn gọn.
Tránh chê và khen quá lời.
Đảm bảo tính khoa học, chính xác mà mình đưa ra tranh luận..
Từ bỏ thói quen thuyết trình.
Khuyến khích ý kiến sáng tạo.
 VI. Dạy học tiếng Việt – CNGD.
I. Mục tiêu:
	* Giúp học sinh
- Đọc thông, viết thạo.
- Nắm chắc luật chính tả.
- Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.
II. Cấu trúc:
* Gồm 3 phần
	- Âm và chữ - Tập 1
	- Vần – Tập 2
	- Luyện tập tổng hợp – Tập 3.
III. Nội dung: (Khái quát lại các kiểu bài).
	- Gồm các kiểu bài:
	1. Tiếng:
	- Tiếng là một khối âm thanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI_DUONG_THUONG_XUYEN.doc