Đề kiểm tra cuối năm môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Minh Côi

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1. (M1- 0.5đ). Trong các số: 42 078, 42 075, 42 090, 42 100, 42 099, 42 109, 43 000. Số lớn nhất là:

 A. 42 099 B. 43 000 C. 42 075 D. 42 090

Câu 2. ( M3- 1đ) Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng:

A. V + VII = XII B. IX – V = VI

C. XI + IV = XVII D. IV – II = II

Câu 3. (M2- 0.5đ) Hình vuông có cạnh 3cm. Diện tích hình vuông là:

 A. 6cm2 B. 9cm C. 9cm2 D. 12cm

Câu 4.(M1- 1đ) Kết quả của phép chia 4525 : 5 là:

A. 405 B. 95 C. 905 D. 9025

Câu 5.(M2- 0.5đ): Lan có 5000 đồng, Mai có số tiền gấp 3 lần số tiền của Lan. Vậy số tiền Mai có là:

A. 8000 đồng B. 3000 đồng C. 15 000 đồng D. 18 000 đồng

 

doc 15 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Minh Côi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG TH MINH CÔI
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
LỚP 3 - MÔN : TOÁN
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. Ma trận đề kiểm tra cuối năm – Lớp 3
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Số học: phép cộng, phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần trong phạm vi 10 000 và 100 000; Hoàn thiện các bảng nhân, chia từ 2 đến 9; số có đến năm chữ số nhân, chia cho số có một chữ số; Thực hành tính giá trị của biểu thức; Làm quen với số La Mã và bảng thống kê số liệu đơn giản.
Số câu
2
1
1
1
4
1
Số điểm
1,5
2
1
1
4,5
1
Đại lượng và đo đại lượng: Đổi, so sánh các đơn vị đo độ dài; khối lượng; biết đơn vị đo diện tích (cm2); ngày, tháng, năm, xem lịch, xem đồng hồ; nhhận biết một số loại tiền Việt Nam.
Số câu
1
2
3
Số điểm
0,5
1
1,5
Yếu tố hình học: góc vuông; góc không vuồng; hình chữ nhật, hình vuông, chu vi, diện tích; hình tròn, tâm, bán kính, đường kính.
Số câu
1
1
Số điểm
1
1
Giải bài toán bằng hai phép tính
Số câu
1
1
Số điểm
2
2
Tổng
Số câu
4
2
1
1
1
1
7
3
Số điểm
3
1
2
1
2
1
5
5
II. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra cuối năm – lớp 3
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Cộng
1
Số học: phép cộng, phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần trong phạm vi 10 000 và 100 000; Hoàn thiện các bảng nhân, chia từ 2 đến 9; số có đến năm chữ số nhân, chia cho số có một chữ số; Thực hành tính giá trị của biểu thức; Làm quen với số La Mã và bảng thống kê số liệu đơn giản.
Số câu
2
1
1
1
5
Câu số
1;4
8
2
10
2 
Đại lượng và đo đại lượng: Đổi, so sánh các đơn vị đo độ dài; khối lượng; biết đơn vị đo diện tích (cm2); ngày, tháng, năm, xem lịch, xem đồng hồ; nhhận biết một số loại tiền Việt Nam.
Số câu
1
2
3
Câu số
7
3 ;5
3
Yếu tố hình học: góc vuông; góc không vuồng; hình chữ nhật, hình vuông, chu vi, diện tích; hình tròn, tâm, bán kính, đường kính.
Số câu
1
1
Câu số
6
4
Giải bài toán bằng hai phép tính
Số câu
1
1
Câu số
9
TS
TS câu
04
03
02
1
10
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG TH MINH CÔI
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
LỚP 3 - MÔN : TOÁN
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. (M1- 0.5đ).  Trong các số: 42 078, 42 075, 42 090, 42 100, 42 099, 42 109, 43 000. Số lớn nhất là:
 A. 42 099               B. 43 000              C. 42 075             D. 42 090 
Câu 2. ( M3- 1đ) Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng:
A. V + VII = XII B. IX – V = VI
C. XI + IV = XVII D. IV – II = II
Câu 3. (M2- 0.5đ) Hình vuông có cạnh 3cm. Diện tích hình vuông là: 
      A. 6cm2                  B. 9cm                  C. 9cm2                        D. 12cm
Câu 4.(M1- 1đ) Kết quả của phép chia 4525 : 5 là: 
A. 405 B. 95 C. 905 D. 9025
Câu 5.(M2- 0.5đ): Lan có 5000 đồng, Mai có số tiền gấp 3 lần số tiền của Lan. Vậy số tiền Mai có là: 
A. 8000 đồng B. 3000 đồng C. 15 000 đồng D. 18 000 đồng
Câu 6.(M1- 1đ): Hình bên có góc vuông 
và .góc không vuông.
Câu 7.( M1- 0,5đ): Bốn bạn Xuân, hạ, Thu, Đông có cân nặng lần lượt là 33kg, 37kg, 35kg. 39kg. Dựa vào số liệu trên hãy sắp xếp cân nặng của các bạn theo thứ tự tăng dần.
.
II. Phần tự luận:
Câu 8. (M2- 2đ): : Đặt tính rồi tính : 
16 427 + 8 109              93 680 – 7 2451          724 x 5              21847 : 7
 .................................................................................................................................................
  ................................................................................................................................................
  ................................................................................................................................................
  ................................................................................................................................................
   .........................................................................................................................................
Câu 9.( M3- 2đ): 45 chiếc ghế được xếp thành 5 hàng. Hỏi 60 chiếc ghế như thế xếp được thành mấy hàng? 
................................................................................................................................................
  ................................................................................................................................................
  ................................................................................................................................................
   ...............................................................................................................................................
  ....................................................................................................................................
Câu 10.(M4- 1đ): Tính nhanh: 
4 x 126 x 25 134 x 100 + 250 x 100 – 84 x 100
................................................................................................................................................
  ................................................................................................................................................
  ................................................................................................................................................
   ...............................................................................................................................................
  ....................................................................................................................................
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG TH MINH CÔI
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
LỚP 3 - MÔN : TOÁN
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. Phần trắc nghiệm: (5đ)
Câu 1 (0,5đ)
B
Câu 2 (1đ)
A, D
Câu 3 (0,5đ)
C
Câu 4 (1đ)
C
Câu 5 (0,5đ)
C
Câu 6 (1đ)
2 góc vuông , 4 góc không vuông
Câu 7 (0,5đ)
33 kg, 35kg, 7kg, 39kg
II. Phần tự luận: (5đ)
Câu 8 (Mỗi phép tính đúng 0,5 đ)
16 427 93 680 724 21847 7
 + – x              08 3121 
 	 8 109 72 451 5 14
 24536 21 229 3620 07
 0
Câu 9: Bài giải
1 hàng xếp được số chiếc ghế là:
45 : 9 = 5 ( chiếc)
 60 chiếc ghế như thế xếp được số hàng là:
60 : 5 = 12 (hàng)
 Đáp sô: 12 hàng ghế
Câu 10:
4 x 126 x 25 134 x 100 + 250 x 100 – 34 x 100
 = 100 x 126 = 13400 + 25000 – 3400 
 = 12600 = 10000 + 25000
 = 35000
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG TH MINH CÔI
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
LỚP 3 - MÔN : TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. Ma trận đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt lớp 3
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh so sánh, nhân hóa.
- Biết nêu nhận xét đơn giản một sô hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.
- Hiểu ý chính của đoạn văn.
- Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.
Số câu
2
2
1
4
1
Số điểm
1
1
1
2
1
Kiến thức Tiếng Việt: 
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
- Viết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Biết đặt câu hỏi với các cụm từ Ở đâu? Như thế nào? Bao giờ?...
- Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi chấm.
- Nhận biết và đặt được câu có biện pháp nhân hóa, so sánh.
Số câu
1
1
1
1
2
2
Số điểm
0.5
0.5
1
1
1,5
1,5
Tổng
Số câu
2
1
3
1
1
1
6
3
Số điểm
1 
0,5
1.5
1
1
1
3,5
2,5
II. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
5
Câu số
1-2
3-4
9
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
8
6
5
7
Tổng số câu
2
1
3
1
1
1
9
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG TH MINH CÔI
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
LỚP 3 - MÔN : TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2016 - 2017
 A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I) Đọc thành tiếng (4 điểm))
Mỗi học sinh đọc 1 trong 3 đoạn sau và trả lời một câu hỏi.
Đoạn 1: Những chú gà xóm tôi
 Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh.Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. Nó nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. Bị chó Vện đuổi, nó bỏ chạy. Đột ngột, nó quay lại nện cho chó Vện một đá vào đầu rồi nhảy phốc lên cổng chuồng trâu đứng nhìn xuống tỏ vẻ phớt lờ. 
Câu hỏi: Tiếng gáy của con gà trống như thế nào? 
Đoạn 2: Cơn giông
Những tia chớp xé rách bầu trời đen kịt, phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa. Một lúc sau gió dịu dần, mưa tạnh hẳn. Trên ngọn đa, mấy con chim chào mào xôn xao chuyền cành nhảy nhót hót líu lo. Nắng vàng màu da chanh phủ lên cây một thứ ánh sáng dịu mát, trong suốt, lung linh.
Câu hỏi: Đoạn văn nhắc đến loài chim nào? 
Đoạn 3: Ngày hội rừng xanh
Chim gõ kiến nổi mõ
Gà rừng gọi vòng quanh:
 Sáng rồi đừng ngủ nữa
Nào đi hội rừng xanh!
Tre nứa nổi nhạc sáo
Khe suối góp nhạc đàn 
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non.
Công dẫn đầu đội múa
Khướu lĩnh xướng dàn ca
Kỳ nhông diễn ảo thuật
Thay đổi hoài màu da.
Câu hỏi: Các con vật trong rừng rủ nhau đi đâu? 
II) Đọc hiểu (thời gian 30 phút) (6 điểm) 
Đọc thầm bài văn sau: 
HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN
Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói:
	- Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.
	Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:
	- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
	Bố Én ôn tồn bảo:
	- Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.
	Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua.
(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì? 
(M 1 – 0,5 điểm)
A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết.
B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát.
C. Phải bay qua một con sông nhỏ.
D. Phải bay qua một khu rừng rậm rạp.
2. Những chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông? (M 1 – 0,5 điểm)
A. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn. 
B. Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én con sợ bị chóng mặt và rơi xuống. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông.
C. Én Sợ dòng sông quá nhiều nước. Én sợ mình sẽ bị đuối nước.
3. Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông? (M 2 – 0,5 điểm)
A . Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kì, giúp Én con qua sông an toàn.
B. Bay sát Én con để phòng ngừa con gặp nguy hiểm.
C. Đỡ một cánh để giúp Én con bay qua.
D. Bố động viên Én rất nhiều.
4. Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn? (M 2 – 0,5 điểm)
A. Nhờ chiếc lá thần kì.
B. Nhờ được bố bảo vệ.
C. Nhờ Én con tin rằng mình sẽ bay qua được.
D. Nhờ được mẹ giúp đỡ.
5. Điền từ ngữ vào chỗ chấm cho thích hợp: (M 3 – 1 điểm)
 (1)..gia đình Én phải bay đi xa. Bố Én đã cho én con một chiếc lá .(2) . .. .. .và tạo cho Én một niềm tin. (3)..
Bộ phận cần điền: (Để giúp Én con bay được qua sông; Để trú đông; Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm.)
6. Điền dấu thích hợp vào ô trống. (M 2 – 0,5 điểm)
Én sợ hãi kêu lên: 
 - Chao ôi 1 Nước sông chảy siết quá 2 
- Con không dám bay qua à 3
7. Hãy đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả : Một con chim Én: (M 3 – 1 điểm
8. Ghi một câu văn có hình ảnh nhân hóa ở trong bài văn để nói về Én con 
(M 1 – 0,5 điểm)
 9. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (M 4 – 1 điểm)
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I) Chính tả: Nghe – viết (4 điểm: 15 - 20 phút)
CON CÒ (Viết từ: Một con cò trắng...đi trên doi đất)
 ( Sách Tiếng Việt lớp 3 –Tập 2 –Trang 111)
 2. Tập làm văn ( 6 điểm) ( 25 phút)
Viết một bức thư gửi cho một người bạn nước ngoài giới thiệu về vẻ đẹp của đất nước ta.’
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG TH MINH CÔI
HƯỚNG DẪN CHẤM
LỚP 3 - MÔN : TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2016 - 2017
A. KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm
I). Đọc thành tiếng: (4 điểm)
+ Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc 60 - 70
 tiếng /phút) ; 1 đ
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 đ
+Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 đ
+Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 đ
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
Đoạn 1: Trả lời: Dõng dạc nhất xóm
Đoạn 1: Trả lời: Chim chào mào
Đoạn 1: Trả lời: Đi hội rừng xanh
II) Đọc hiểu : (6 điểm – 30 phút)	
Câu 1: A (0,5 điểm)
Câu 2: B (0,5 điểm)
Câu 3: A (0,5 điểm)
Câu 4: C (0,5 điểm)
Câu 5: Thứ tự cần điền: 1: Để trú đông; 2: Để giúp Én con bay được qua sông; 3: Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm. (1 điểm)
Câu 6: Ô trống 1; 2 điền dấu ! (0,5 điểm)
 Ô trống 3 điền dấu ?
 Câu 7: (1 điểm)
- Chim én như một sứ giả báo hiệu mùa xuân.
- Chim én tựa mùa xuân .
- Chim én con giống như đứa trẻ nhút nhát.
Câu 8: (0,5 điểm)
 - Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố 
	- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá!- Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
Câu 9: Câu chuyện cho chúng ta thấy: (1 điểm)
 - Dù gặp khó khăn, nguy hiểm nhưng nếu có niềm tin và quyết tâm thực hiện thì sẽ vượt qua.
 - Bằng sự vững tin và sự cố gắng ,nỗ lực của bản thân chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm
 - Sự nỗ lực cùng với niềm tin vào bản thân của mỗi người sẽ vượt qua mọi khó khăn sẽ mang lại thành công.
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I) Chính tả: ( 4 điểm)
– Tốc độ đạt yêu cầu: (khoảng 70 chữ /15 phút) 1 ĐIỂM 
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 ĐIỂM 
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi):1 ĐIỂM 
– Trình bày bài thơ theo thể thơ 5 chữ, đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 ĐIỂM 
* Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai, lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường – chữ hoa): trừ 0.5 điểm. Các lỗi giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần.
II) Tập làm văn: ( 6 điểm)
+ Nội dung (ý): 3 điểm
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
Có đủ phần của bức thư (Phần đầu thư, phần nội dung thư, phân cuối thư)
+ Kĩ năng: 3 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần trình bày theo trình tự, sáng tạo: 1 điểm
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 3
A. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 6 điểm)
( Thời gian: 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
 Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
 Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
 Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền ngảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
 - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
 Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bò. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
 - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
 Theo Những câu chuyện về tình bạn
1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( M1- 0.5)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.
2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (M1- 0.5)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
3. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (M2- 0.5)
.
4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? ( M2- 0.5)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con.
B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.
5. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con? (M3- 1)
Hãy viết 1- 2 câu nêu suy nghĩ của em.
6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? ( M4- 1)
7. Hãy viết tìm 1câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa theo mẫu “ Ai làm gì?” .( 0.5)
8. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: 
(M2- 0.5)
Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
9. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: 
( M3- 1)
Vịt con đáp
 - Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả nghe- viết ( 4 điểm ) ( 15 phút)
Mùa thu trong trẻo
 Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức
 Nguyễn Văn Chương
2. Tập làm văn ( 6 điểm) ( 25 phút)
Viết một bức thư gửi cho một người bạn nước ngoài giới thiệu về vẻ đẹp của đất nước ta.’

Tài liệu đính kèm:

  • docMa_tran_va_de_kiem_tra_cuoi_nam_hoc_2016_2017.doc