A/ Mục tiêu :
1/Kiến thức: Gỉai thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.
2/Kĩ năng: Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, thực hành biểu diễn ngày và đêm.
3/Thái độ: Biết quý trọng ngày và đêm.
- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất
- Biết 1 ngày có 24 giờ . Thực hành biểu diễn ngày và đêm .
B/ Chuẩn bị :
-Giáo viên: Tranh ảnh trong sách trang 120, 121 , Qủa địa cầu, Đèn điện để bàn .
-Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
Kế hoạch bài học Tự nhiên và xã hội NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT A/ Mục tiêu : 1/Kiến thức: Gỉai thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản. 2/Kĩ năng: Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, thực hành biểu diễn ngày và đêm. 3/Thái độ: Biết quý trọng ngày và đêm. Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất Biết 1 ngày có 24 giờ . Thực hành biểu diễn ngày và đêm . B/ Chuẩn bị : -Giáo viên: Tranh ảnh trong sách trang 120, 121 , Qủa địa cầu, Đèn điện để bàn . -Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập. C/Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra các kiến thức qua bài : “Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất “ -Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh đã học tiết trước . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Giáo viên giới thiệu “Ngày và đêm trên Trái Đất “ . -Hoạt động 1 : -Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất. (Nhóm đôi) - Yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình. - Chiếu câu hỏi cho HS thảo luận. -Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ? -Khoảng thời gian phần Trái Đất được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? -Khoảng thời gian phần Trái Đất không được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? -Yêu cầu một đại diện các nhóm trả lời trước lớp . -Lắng nghe nhận xét đánh giá ý kiến của học sinh . Kết luận: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm. -Yêu cầu HS nhắc lại kết luận - GV chiếu một số tranh về ban đêm và ban ngày cho học sinh xem. - -Hoạt động 2 : Thực hành biểu diễn ngày và đêm. (Nhóm 4) Hướng dẫn: Dùng đèn pin tượng trưng cho mặt trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất, đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt đèn pin và quả địa cầu trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. -Yêu cầu lần lượt các nhóm lên thực hành trước lớp. (GV đặt sẵn 3 quả địa cầu trước lớp). - Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập. + Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng không? -+Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với đèn pin thì điểm A mới được chiếu sáng (hoặc không được chiếu sáng) ? -Nhận xét đánh giá . Kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Yêu cầu HS nhắc lại. Hoạt động 3:Nhận biết thời gian để Trái Đất quay quanh mình nó -Giáo viên đánh dấu một điểm trên quả cầu -Quay quả địa cầu đúng một vòng theo ngược chiều kim đồng hồ và đến khi điểm đánh dấu trở về chỗ cũ . -Qui ước thời gian cho Trái Đất quay được một vòng trở về chỗ cũ là 1 ngày . - Yêu cầu HS thảo luận lớp cá nhân. - Chiếu câu hỏi: +Một ngày có bao nhiêu giờ ? +Nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, đánh giá. Kết luận: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là 1 ngày.Một ngày có 24 giờ. Do Trái Đất luôn tự quay quanh trục nên ngày và đêm lần lượt luân phiên nhau. Chính điều này đã đảm bảo sự sống tồn tại trên Trái Đất. - Yêu cầu học sinh rút ra nội dung bài học. 3) Củng cố - Dặn dò: Trò chơi: “ Ai nhanh hơn” Cách chơi: Giao viên chiếu câu hỏi trên màn hình, sau khi hết thời gian quan sát, HS giơ tay nhanh hơn sẽ được quyền trả lời câu hỏi. Câu hỏi: Trái đất hình cầu nên Mặt Trời sẽ chiếu sáng? Cả trái dất. Một phần. Khoảng thời gian được chiếu sáng gọi là gì: Ban ngày. Ban đêm. Một ngày có bao nhiêu giờ? 20 giờ 22 giờ 24 giờ Trái đất quay cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? Cùng chiều Ngược chiều. - GD kĩ năng sống: Bảo vệ trái đất là bảo vệ sự sống của chúng ta. - Xem trước bài mới . Lớp trưởng điều khiển lớptrả lời các câu hỏi trong bài : “Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất” Câu 1 : Mặt Trăng được gọi là gì của Trái Đất và tại sao được gọi như vậy? Trả lời: Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Câu 2 : Hãy trình bày mối quan hệ giữa Trái đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Trả lời: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. Lắng nghe. -Lớp theo dõi vài học sinh nhắc lại tựa bài - HS tự thảo luận, tự trình bày -Vì phần bên kia quả địa cầu đã bị che khuất - Khoảng thời gian được chiếu sáng gọi là ban ngày . - Khoảng thời gian không được chiếu sáng gọi là ban đêm . - Cả lớp lắng nghe - Lắng nghe. - 2 HS nhắc lại. Quan sát Cả lớp lắng nghe -Các nhóm quan sát và nhận xét đánh giá phần thực hành của nhóm bạn . - Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi và cử đại diện trả lời. Lắng nghe - 2 HS nhắc lại. -Lớp quan sát giáo viên làm và đưa ra nhận xét . - Trả lời. - Một ngày có 24 giờ . -Nếu như Trái Đất ngừng quay thì trên Trái Đất sẽ không có ngày và đêm . - Trả lời. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Học sinh nêu. Kết luận (SGK): Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Một ngày có 24 giờ. -Học sinh trả lời Trả lời: 1 b, 2 a, 3 c, 4 a. Lắng nghe. Phú Diên, ngày....tháng.....năm 2017 Giao viên hướng dẫn Giao viên tập sự Lê Thị Lan Nguyễn Thị Mỹ Nhi
Tài liệu đính kèm: