Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Thăng Thu Hiền

*TIẾT 1: TẬP ĐỌC:

NHẮN TIN

I.Mục đích yêu cầu:

- Đọc rành mạch hai mẩu nhắn tin; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Nắm được cách viết tin nhắn ( ngắn gọn, đủ ý). Trả lời được các CH trong sgk.

I. Đồ dùng dạy học: Một số mẩu giấy nhỏ.

III. HĐ dạy học:

A.Bài cũ: HS đọc bài “ Câu chuyện bó đũa ”

B. Bài mới:

HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng

HĐ2: Luyện đọc:

- GV đọc mẫu, 1 HS khá đọc bài.

- HD học sinh phát âm tiếng, từ khó: lồng bàn, bộ que chuyền.

- Học sinh đọc tiếp nối từng câu.

- Giáo viên HD học sinh ngắt giọng đúng.

- Học sinh đọc tiếp nối từng mẩu nhắn tin trước lớp, giáo viên và học sinh nhận xét

- Học sinh đọc phần chú giải.

- Học sinh đọc từng mẩu nhắn tin trong nhóm đôi.

- Các nhóm thi đọc.

HĐ3: Tìm hiểu nội dung

- HS đọc đoạn kết hợp trả lời câu hỏi 1,2,3,4. HS - GV nhận xét, bổ xung.

Câu 5: Giáo viên giúp học sinh nắm được tình huống viết tin nhắn

- HS viết tin nhắn vào VBT.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

HĐ3: Củng cố dặn dò

- Tóm tắt nội dung chính, liên hệ.

- GV nhận xét tiết học.

-----------------------------------------------------------

 

doc 22 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Thăng Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưới mỗi tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện ( BT2)
II.Đồ dùng dạy học: Tranh SGK - HĐ1 .
III.HĐ dạy học :
A. Bài cũ: HS Kể chuyện “ Bông hoa niềm vui.” 
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu - Ghi bảng.
HĐ2: Kể từng đoạn theo tranh .
- HS nêu yc của bài tập, vài HS khá kể mẫu . 
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
- HS kể trước lớp .
- HS - GV nhận xét bổ sung .
HĐ3 : Kể phân vai 
- GV hướng dẫn HS phân vai tập kể chuyện.
- Một số nhóm HS phân vai kể trước lớp.
- HS - GV bình chọn người kể hay nhất lớp .
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
- Tóm tắt nội dunh chính,nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện.
 ______________________________________________________
 *tiết3:	toán
65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29
I. mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29.
- Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng trên.
- Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,2,3), bài 2(cột 1), bài 3 - VBT
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ - HĐ2
III.HĐ dạy học:
	HĐ1: Củng cố bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
- HS lên bảng đọc thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
- Nhận xét.
	HĐ2: Phép trừ: 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29 
- GV nêu vấn đề để được phép 65 - 38
- GV HD HS đặt tính rồi tính như sgk.
- GV lần lượt đưa ra các phép tính: 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29
- HS tự đặt tính rồi tính kết quả từng phép trừ.
- HS nhắc lại và ghi nhớ cách đặt tính và tính kết quả.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành 
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1(cột 1,2,3); Bài 2 (cột1); Bài 3 - VBT
- HS tự làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập.
- Chữa bài, củng cố.
Bài 1(cột 1,2,3) - VBT: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho 3 nhóm HS lên bảng, mỗi nhóm làm 3 phép tính.
- Từng em nêu cách thực hiện. Lớp và GV nhận xét.
*Củng cố cách thực hiện tính viết.
Bài 2(cột 1) - VBT: HS nêu yêu cầu.
2 em lên bảng điền số, lớp và GV nhận xét.
*Củng cố về thực hiện dãy tính có 2 phép trừ liên tiếp.
Bài 3 - VBT: HS đọc đề bài, HDHS nêu cách giải.
1 em lên bảng trình bày, lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Củng cố giải bài toán có một phép trừ dạng 65 - 38
 HĐ4: Hoạt động nối tiếp
- Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học.
 _______________________________________________
*Tiết 4: Đạo đức (Tiết14) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
I/ Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh biết : 
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ trường lớp sạch đẹp
- Lý do vì sao giữ trường lớp sạch đẹp
Hs biết bày tỏ thái độ đồng tình với việc làm đúng để bài vở trường lớp sạch đẹp.
* KNS: Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II/ Tài liệu và phương tiện:
Bài hát: Em yêu trường em “ Nhạc và lời Hoàng Vân”
Vở BT đạo đức 
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Khởi động : Cả lớp hát bài “Em yêu trường em”
Hoạt động 1 : Qs tranh – Kể truyện BT1
1. Mục tiêu: Giúp Hs biết được 1 số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
2. CTH: 
a. Cho Hs Qs tranh bài tập 1 và kể chuyện.
Em hãy kể lại câu chuyện theo nội dung bức tranh .
Vài Hs kể - lớp nhận xét .
b. Tổ chức cho Hs thảo luận câu hỏi SGK
*Gv Kết luận: Vứt giấy, rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ: BT2
1. MT: Giúp Hs bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng và không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Cách tiến hành: Gv cho Hs Qs tranh và thảo luận.
a. Bước 1: Cho Hs Qs tranh và thảo luận theo các câu hỏi: 
Tranh1: Cảnh lớp học 1 bạn đang vẽ lên tường. Mấy bạn khác đứng xung quanh vỗ tay tán thưởng.
Tranh2: Hai bạn Hs đang làm trực nhật lớp. Một bạn quét lớp một bạn lau bảng.
Tranh3: Cảnh sân trường, mấy bạn Hs ăn quà bánh, vứt rác ra sân trường.
Tranh4: Các bạn Hs đang tổng vệ sinh sân trường .
Tranh5: Cảnh các bạn đang tưới cây tưới hoa ở sân trường. 
* Gv Kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hằng ngày , không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn ghế; Không vứt rác bừa bãi , đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến: BT3 .
1. MT: Giúp Hs nhận thức được bổn phận người Hs là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. CTH: Gv cho Hs làm bài vào vở BT : Đánh dấu + vào trước các ý kiến mà em đồng ý.
Hs làm bài. 
Mời 1 số Hs trình bày ý kiến của mình và giải thích lý do – Các Hs khác bổ sung.
* Gv kết luận: Các ý kiến a,b, c, d là đúng; ý kiến đ là sai vì: “Giữ gìn trường lớp là bổn phận của mỗi học sinh. Điều đó thể hiện lòng yêu trường , yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong 1 môi trường sạch sẽ trong lành. 
KNS: HS biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của người hs
Củng cố - dặn dò: 
Khen những Hs hoạt động tích cực.
Nhắc Hs thực hiện bài học.
 ________________________________________________________
 Buổi 2
*Tiết 1:Luyện toán : Luyện tiết 66
I/ Mục tiêu : 
Biết thực hiện các phép trừ có nhớ ( SBT có 2 chữ số; ST có 1 chữ số).
Cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.
Các cách vẽ hình theo mẫu.
Giải toán có lời văn.
II/ Cách tiến hành:
1. Hướng dẫn HS làm BT (SGK trang 66)
BT1: HS đọc yêu cầu 
- HS làm bang con theo tổ.
- HS nêu cách thực hiện
 * GV củng cố phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 1 chữ số dnạg tính viết..
BT2: HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện bảng con.
- HS nêu tìm số hạng chưa biết.
 * Củng cố cách tìm số hạng chưa biết.
Luyện tập thêm về giải toán: 
Đề bài: Có 35 quả trứng, đã ăn 9 quả trứng. Hỏi còn lại bao nhiêu quả trứng?
- HS tự giải vào vở - 1em lên bảng chữa bài.
 * GV : Củng cố cách giải toán có lời văn
BT3: Hướng dẫn HS cách vẽ hình
- Tổ chức trò chơi " Ai nhanh hơn"
 * Củng cố cách vẽ hình cho HS.
 ________________________________________________ 
Tiết 2:Luyện Tiếng Việt : Luyện đọc:Câu chuyện bó đũa
I/ Mục đích Yêu cầu :
- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài
- Biết đọc phân biệt giọng người kể và giọng nhân vật (Người cha và 4 đứa con)
- HiểuTN: Chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết.
- ý nghĩa câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, anh chị em trong gia đình phải đoàn kết, thương yêu nhau.
II/ Cách tiến hành:
1 . GV đọc mẫu toàn bài.
- HS luyện đọc theo đoạn .
- Lớp GV theo dõi chỉnh sửa cho HS
2. Luyện đọc theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm - HS trong nhóm thi đọc cá nhân với nhau.
- Nhận xét bình chọn người đọc hay nhất- Nhóm đọc tốt nhất.
3. Thi đọc theo phân vai.
- HS tìm các nhân vật có trong truyện.
- GV cùng 4HS và một nhóm HS đọc mẫu theo kiểu phân vai - cả lớp theo dõi.
- Các nhóm tự phân các vai đọc truyện trong nhóm.
- Các nhóm HS thi đọc toàn chuyện theo kiểu phân vai. Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS đọc tốt.
4. GV yêu cầu một số em nêu nội dung bài đọc:
- HS liên hệ những tấm gương HS biết kính trọng ông bà cha mẹ và anh chị em trong gia đình phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
- Cho HS liễn hệ đến bản thân.
* GV nhận xét chung tiết học
 ______________________________________________________
*Tiết 3:Luyện Đạo đức : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
I/ Mục đích yêu cầu 
- Hs biết bày tỏ thái độ đồng tình với việc làm đúng để bài vở trường lớp sạch đẹp.
III/ Cách tiến hành:
Khởi động : Cả lớp hát bài “Em yêu trường em”
1. Bày tỏ thái độ: BT2
2. Cách tiến hành: Gv cho Hs Qs tranh và thảo luận các câu hỏi gợi ý theo từng tranh. 
* Gv Kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hằng ngày , không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn ghế; Không vứt rác bừa bãi , đi vệ sinh đúng nơi quy định.
2.Bày tỏ ý kiến: BT3 .
Gv cho Hs làm bài vào vở BT : Đánh dấu + vào trước các ý kiến mà em đồng ý.
Hs làm bài. 
Mời 1 số Hs trình bày ý kiến của mình và giải thích lý do - Các Hs khác bổ sung.
* Gv kết luận: Các ý kiến a,b, c, d là đúng; ý kiến đ là sai vì: “Giữ gìn trường lớp là bổn phận của mỗi học sinh. Điều đó thể hiện lòng yêu trường
yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong 1 môi trường sạch sẽ trong lành. 
Củng cố dặn dò: 
Khen những Hs hoạt động tích cực.
Nhắc Hs thực hiện bài học.
_______________________________________________________________
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2015
* Tiết1: 	 Toán 
Luyện tập 
I/Mục tiêu : 
- Thuộc bảng 15; 16; 17; 18 trừ đi một số.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học. 
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (sgk), bài 1b(cột 2,3) bài 2,3 trong VBT
II/HĐ dạy học : 
HĐ1: Củng cố bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
- Cho HS lên bảng đọc thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Nhận xét.
HĐ2 : Luyện tập
- GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1 (sgk), bài 1b(cột 2,3) bài 2,3 trong VBT
- HS làm bài.
- Chữa bài.
 BT1 - sgk: Cho HS làm bảng con.
Bài 1b(cột 2,3) - VBT:
- HS lên bảng làm và nêu được cách thực hiện (dạng biểu thức chứa 2 phép tính)
- Chữa bài, Củng cố các bảng trừ, Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100..
Bài 2(VBT): HS nêu yêu cầu, 4 em lên bảng làm
- Lớp và GV nhận xét.
*Củng cố cách thực hiện tính viết.
BT 3 - VBT: HS đọc đề bài, GVHD tìm cách giải, cả lớp làm VBT, 1 em lên bảng làm. Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
* Củng cố về giải toán.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp
- Tóm tắt nội dung,nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------
*Tiết 2 :Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 KNS: Chủ đề 2: KN lắng nghe tích cực (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: Hiểu thế nào là lắng nghe tích cực. Biết lắng nghe tích cực trong các tình huống cụ thể. Biết tỏ thái độ đúng khi lắng nghe tích cực.
ii. Đồ dùng dạy học: BT thực hành KNS
III.HĐ dạy học: 
*HĐ 1: HDHS làm bài tập:
Bài tập 4:HS đọc yêu cầu BT
GV cho HS làm BT cá nhân vào vở BT.
HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Đại diện một số em nêu đáp án trước lớp. HS và GV nhận xét, chốt ý đúng:
Bài tập 5:GV tổ chức cho HS nêu miệng trước lớp, GV và HS nhận xét.
Tuyên dương những em đã biết lắng nghe tích cực.
Bài tập 6: Giao cho HS về nhà thực hành.
*HĐ 2: Củng cố dặn dò.
________________________________________________________________
 Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2015
* Tiết1:	 Luỵên từ và câu 
Tuần 14
I.Mục đích yêu cầu: 
- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình ( BT1)
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì? ( BT2); điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống ( BT3).
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài tập2 - HĐ2, 3.
III.HĐ dạy học: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Từ ngữ về tình cảm gia đình 
Bài 1: HS nêu YC bài tập .
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- HS tiếp nối nhau trả lời trước lớp. 
- HS - GV nhận xét, bổ sung
- 2 , 3 HS đọc bài tập đã hoàn chỉnh.
 * Củng cố từ ngữ về tình cảm gia đình.
HĐ3: Luyện tập câu kiểu Ai - làm gì ? 
Bài3 :HS nêu yc bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS tự làm bài trong vở.1 HS làm trên bảng
- HS - GV nhận xét, bổ sung. 
- GV thu bài- Nhận xét sửa chữa.
* Củng cố câu kiểu Ai - làm gì?
 	HĐ4: Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài tập.
 ? Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào? 
 - HS thảo luận nhóm đôi.
 - HS tự làm bài trong vở.
 - 1 HS làm bài trên bảng.
 - HS - GV nhận xét sửa chữa.
* Củng cố về dấu chấm, dấu chấm hỏi. 
HĐ5: Củng cố dặn dò 
- Tóm tắt nội dung chính,nhận xét tiết học .
--------------------------------------------------------
*Tiết2: Tập viết: Chữ hoa M. 
I/Mục đích yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa M theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết chữ và câu ứng dụng: Miệng ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Miệng nói tay làm. ( 3 lần)
II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu- HĐ2; Bảng phụ- HĐ3
III. hđ dạy học:
a. bài cũ: HS viết bảng chữ hoa K
B. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng
	HĐ2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
- HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa M về: độ cao, từng nét viết.
- GV chỉ theo khung chữ mẫu và giảng qui trình viết.
- GV viết mẫu chữ hoa M kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết chữ hoa M vào không trung.
- HS viết bảng con chữ hoa M.
	HĐ3: HD viết câu ứng dụng
- GV giới thiệu câu ứng dụng Miệng nói tay làm
- Giúp HS giải nghĩa câu ứng dụng.
- HD HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng về: độ cao từng chữ cái, cách đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.
- GV viết mẫu chữ “ Miệng ”
- HD HS viết chữ “Miệng ” vào bảng con.
	HĐ4: Viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết, HS viết bài vào vở.
- GV uốn nắn, chỉnh sửa lỗi.
- Thu và một số bài, nhận xét.
	HĐ5: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành bài viết thêm ở nhà.
 ______________________________________________________________
*Tiết 3 : 	 Toán 
Bảng trừ 
I/Mục tiêu: 
- Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.
- Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
- Bài tập cần làm: Bài 1(sgk), bài 2(cột 1) - VBT
II/HĐ dạy học : 
	HĐ1: Bảng trừ trong phạm vi 20
 BT 1 - sgk: HS nêu miệng kết quả, GV ghi bảng.
- Cho HS đọc thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.
	HĐ2: Vận dụng bảng cộng, bảng trừ đã học để làm tính.
BT 2 (cột 1) - VBT:
- 2 em lên bảng làm và nêu cách làm. Lớp và GV nhận xét.
- Chữa bài, củng cố.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp
- Tóm tắt nội dung,nhận xét giờ học.
_____________________________________________________________
*Tiết4:	 chính tả
 tuần 14 – tiết 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe -viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật 
- Làm đúng các bài tập phân biệt i/iê; ăt/ăc.
- HS yếu nhìn sách chép bài.
II. Đồ dùng dạy học:	Bảng phụ- HĐ4.
III. hđ dạy học:
a. bài cũ: HS viết bảng: trẻ em, vững trãi
B. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng
	HĐ2: HD nghe - viết
- GV đọc bài viết, 2 HS đọc lại.
- Giúp HS hiểu nội dung bài viết.
- Cho HS tìm lời nói của người cha trong bài, dấu câu ghi lời nói đó.
- HD viết chữ khó: chia lẻ, đoàn kết
- Lưu ý cho HS cách trình bày
- GV đọc chính tả, HS nghe- viết bài vào vở.
	HĐ3: Chữa bài , 
- HS tự soát lỗi
- GV thu một số bài và nhận xét
	HĐ4: HD làm bài tập
 Bài 1b,c: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm VBT
- HD chữa bài, đọc lại các từ đúng
- Củng cố viết i/iê
Bài 2b,c: HS đọc yêu cầu
- HS tự làm vào VBT, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV HD HS chữa bài trên bảng.
- HS đọc bài sau khi đã chữa đúng
- Củng cố viết ăt/ăc.
	HĐ5: Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học, dặn HS viết lại bài ở nhà.
______________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2014
*Tiết 1: Tập làm văn 
Tuần 14
I/Mục đích yêu cầu: 
- Biết quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh ( BT 1)
- Viết được một mẩu nhắn tin ngắn gọn đủ ý ( BT2)
II/HĐ dạy học: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2 : Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập .
 HĐ nhóm đôi.
 HS tiếp nối nhau thực hành trước lớp.
 HS - GV nhận xét sửa chữa. 
 Củng cố về quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 HĐ3 : Viết nhắn tin .
Bài 2 : gợi ý HS nhớ các tình huống để viết lời nhắn ngắn gọn, đủ ý.
 HS viết bài vào vở. 
 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
 HS - GV nhận xét sửa chữa, khen 1 số bài làm tốt.
Củng cố dặn dò : Tóm tắt nội dung chính. Nhận xét .
------------------------------------------------------
*Tiết2 : Chính tả: tiết 2 - tuần 14 
I.Mục đích yêu cầu :
- Viết chính xác trình bày bài sạch đẹp, khoa học. Biết cách trình bày bài thơ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt n /l . iê/ yê .ăt /ăc . 
II/Đồ dùng dạy học : GV :bảng phụ 
III/HĐ dạy học : 
 HĐ1 : Tập chép . Tiếng võng kêu .
 GV đọc bài viết 1 lần 1 HS đọc lại.
 Nêu câu hỏi củng cố nội dung bài viết .
 HD viết đúng : xem SGK. Cách trình bày bài.
 HS viết bài vào vở và soát lỗi .
 HĐ 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2 : Treo bảng phụ nêu yc bài tập.
 HDHS làm bài.
 1 HS làm trên bảng .
 HS - GV nhận xét,sửa chữa, đọc kết quả đúng
Bài 3 : HĐ nhóm - đại diện nhóm làm trên bảng.
 HS - GV nhận xét,sửa chữa, đọc kết quả đúng
Củng cố dặn dò : Tóm tắt nội dung chính, nhận xét.
*Tiết 3: Toán: 
 Luyện tập. 
I/Mục tiêu: 
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm , trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.
- Biết tìm số hạng chưa biết.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2, 3a, 4 (VBT)
II/HĐ dạy học: 
HĐ1 : Củng cố về bảng trừ trong phạm vi 20.
- Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng đọc các bảng trừ, nx.
HĐ2: Luyện tập
BT 1 - VBT
- HS nêu miệng kết quả, cả lớp tự kiểm tra bài của mình.
- Chữa bài, củng cố. Vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm
 Bài 2 – VBT:
- 4 em lên bảng làm, nêu cách làm, lớp và GV nhận xét.
- Chữa bài, củng cố :Trừ có nhớ trong phạm vi 100.. 
 Bài 4 – VBT:
- 2 em đọc đề bài, HDHS nêu cách giải, 1 em lên bảng làm, lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Củng cố về giải toán.
Bài 3a – VBT:
- Chữa bài, củng cố. Tìm số hạng chưa biết
 Hoạt động nối tiếp
- Tóm tắt nội dung,nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------
*Tiết 4: SHTT : Sinh hoạt lớp
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS nhận thấy được những hành vi của mình đã làm trong 1 tuần
- Biết cách khắc phục và sửa chữa những lỗi do mình đã làm và học tập những việc làm đúng của các bạn trong lớp.
II/ Cách tiến hành:
1- Nhận xét các hoạt động trong tuần 14
- GV tổ chức cho hs nhận xét các hoạt động trong tuần như: 
- Nền nếp vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, múa hát thể dục giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp.
Về học tập: nêu những bạn học tốt, những bạn cha chịu khó học tập.
- Về thực hiện các hoạt động khác như: Tham gia an toàn giao thông .
-Tồn tại : GV nêu những mặt hs chưa làm được.
- Biện pháp khắc phục.
2- Bình xét xếp loại hs trong tuần
- HS bình xét theo nhóm
 + Các nhóm báo kết quả bình xét.
 + GV tổng kết 
3- Thông qua kế hoạch tuần sau ( tuần 15).
- Khắc phục tồn tại của tuần qua.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp theo quy định của trường , của lớp.
________________________________________________________________
*tiết4:	tự nhiên và xã hội
Phòng chống ngộ độc khi ở nhà.
(gdkns)
I.Mục đích yêu cầu: 
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
- GD KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
	Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống ngộ độc.
II/Đồ dùng dạy học : Tranh SGK HĐ1.
III.HĐ dạy học : 
A. Bài cũ: Kể tên những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh MT xung quanh nhà ở?
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Những thứ có thể gây ngộ độc .
HĐ nhóm đôi QS tranh SGK,đặt và trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
HS - GV nhận xét và bổ sung.
 KL: Những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống
 	HĐ3: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc .
 HĐ nhóm yc quan sát hình 4, 5, 6, SGK trang 31. 
 Đại diện nhóm trình báo cáo kết quả trước lớp: nêu những việc nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
 HS - GV nhận xét bổ xung
 Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày ở gia đình
HĐ4: GD Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống ngộ độc.
Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người trong nhà bị ngộ độc. 
 Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp.
 HS - GV nhận xét, bổ xung.
KL: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và nếu có thể phải gọi cấp cứu. Khi đó nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì?
Hướng dẫn HS phòng tránh ngộ độc và tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo.
Củng cố dặn dò : Tóm tắt nội dung chính,nhận xét.
 ----------------------------------------------------------
Buổi 2
*Tiết 2: Âm nhạc: Ôn bài hát: Chiến sĩ tí hon
I.Mục đích yêu cầu: 
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Tập đọc thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Chiến sĩ tí hon
II/Đồ dùng dạy học :
- Sưu tầm một số bài thơ 5 chữ.
III.HĐ dạy học : 
*HĐ 1: Ôn bài hát Chiến sĩ tí hon.
- HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo nhóm, tổ.
- Hát kết hợp gõ đêm theo phách, theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca.
- Đứng hát kết hợp giậm chân tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
- Tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca, đơn ca)
* HĐ 2: Tập đọc thơ theo tiết tấu
- Cho HS đọc thơ theo âm hình tiết tấu của bài hát: Thơ 5 chữ
 Trăng ơi từ đâu đến?
 Hay từ một sân chơi
 Trăng bay như quả bóng
 Đứa nào đá lên trời.
* HĐ 3: Trò chơi: Thay lời hát bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống và kết hợp làm động tác.
* Củng cố dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
 _____________________________________________________
*Tiết 4 :Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 Vẽ tranh đề tài: Nước sạch - vệ sinh môi trường
I. Mục đích yêu cầu:
 - Hs biết vẽ tranh nước sạch vệ sinh môi trường
 - Giúp Hs yêu thích môn học.
II. Cách tiến hành:
 - GV nêu yêu cầu tiết HĐNGLL.
 - GV gợi ý về đề tài.
 - Gv cho HS quan sát một số hình ảnh, tranh vẽ, ảnh chụp về đề tài vệ sinh môi trường để HS quan sát và nhận xét.
 - HS tự thể hiện đề tài của mình.
- GV có thể gợi ý thêm cho các em còn lúng túng trong khi vẽ.
- HS trình bày tranh.
- HS lên giới thiệu tranh của mình.
- Lớp nhận xét tuyên dương những bạn đã hoàn thành sản phẩm và giới thiệu tranh cho cả lớp thưởng thức.
- Những em chưa hoàn thành về nhà tự hoàn thiện
________________________________________________________________
 Buổi 2
*tiết1: Luyện tự nhiên và xã hội: Luyện tiết 14
I.Mục đích yêu cầu: 
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
- GD KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
	Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống ngộ độc.
II.HĐ dạy học : 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Những thứ có thể gây ngộ độc .
- HS thảo luận để đưa ra những thứ có thể gây ngộ độc thức ăn.
 KL: Những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống
 	HĐ3: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc .
HS thảo luận nhóm đôi rồi đại diện nhóm trình báo cáo kết quả trước lớp: nêu những việc nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
 HS - GV nhận xét bổ xung
 Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày ở gia đình, cho HS làm BT2.
HĐ4: GD Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống ngộ độc.
Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi b

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach tuan 14.doc