I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Học xong bài này, HS biết :
-Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang tử sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã mở rộng diện tích sản xuất ở vùng hoang hóa, nhiều xóm làng được hình thành và phát triển.
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau tạo nên nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc.
- Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Lịch sử BÀI 22 : CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG. Lớp : 4B Ngày soạn : 17/3/2016 Ngày dạy : 21/3/2016 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC. Học xong bài này, HS biết : -Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang tử sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay. - Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã mở rộng diện tích sản xuất ở vùng hoang hóa, nhiều xóm làng được hình thành và phát triển. - Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau tạo nên nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc. - Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Giáo viên :-Sách giáo khoa. -Phiếu thảo luận. Học sinh : -Sách giáo khoa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Hoạt đông dạy Hoạt động học 1.Ổn định tổ chức lớp.(1 phút ) 2.Kiểm tra bài cũ .(3 phút ) -Gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi sau : +Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI,nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ? +Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì ? -GV nhận xét phần KTBC. 3.Bài mới. 3.1.Giới thiệu bài:(2 phút) GV treo bản đồ vầ giới thiệu địa phận Đàng Trong đến thế kỉ XVI được tính từ sông Gianh đến hết vùng Quảng Nam; đến thế kỉ XVII,vùng đất Đàng Trong đã được mở rộng đến hết vùng Nam Bộ ngày nay. -GV yêu cầu 1HS lên bảng chỉ lại : +Vùng đất Đàng Trong tính từ thế kỉ XVI. +Vùng đấtĐàng Trong tính từ thế kỉ XVII. -GV cùng cả lớp nhận xét, sữa chữa GV nói: Để biết được vì sao vùng đất Đàng Trong lại được mở rộng như vậy và việc mở rộng đó có ý nghĩa như thế nào? Bây giờ lớp chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Bài 22 : Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong. -GV ghi tên bài lên bảng. 3.2.Hoạt động 1: Các chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang. -Yêu cầu 1 HS đọc thông tin trong SGK từ Trước thế kỉ XVI đến đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. -Tình hình dân cư và làng xóm vùng từ sông Gianh trở vào trước thế kỉ XVI ? -Từ cuốithế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã rất quan tâm đến việc khẩn hoang. Để tìm hiểu xem công cuộc khẩn hoang đã diễn ra như thế nào cô sẽ cho lớp mình thảo luận nhóm theo nhóm 4 hoàn thành phiếu thảo luận .Thời gian thảo luận là 2 phút. Các nhóm sẽ khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng để trả lời các câu hỏi : 1.Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ? 2. Chính quyền chúa Nguyễn đã có những biện pháp gì để giúp dân khẩn hoang ? 3.Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những địa điểm nào ? 4. Người đi khẩn hoang đã làm những gì ở những nơi họ đến ? - GV nhận xét và chốt ý đúng sau mỗi câu trả lời. -GV yêu cầu HS dựa vào bản đồvà những thông tin vừa tìm hiểu ,hãy mô tả lại hành trình cuộc khẩn hoang của nhân dân Đàng Trong. -GV nhận xét, sửa chữa, tuyên dương HS trình bày tốt. -GV nêu kết luận :Trước thế kỉ XVI,từ sông Gianh vào phía Nam đất còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt.Những nông dân nghèo khổ ở phía Bắc di cư vào phía Nam khai phá, làm ăn. Từ thế kỉ XVI,các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến vào phía Nam khẩn hoang lập làng,lập ấp -GV giới thiệu sang hoạt động 2 :Các em đã vừa tìm hiểu hành trình cuộc khẩn hoang của nhân dân Đàng Trong. Vậy để biết được cuộc khẩn hoang ấy đã đạt được những kết quả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung nay ở phần 2. Hoạt động 2: Kết quả của cuộc khẩn hoang. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK -GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận và hoàn thành phiếu so sánh tình hình đất đai của Đàng Trong trước và sau cuộc khẩn hoang.(3 phút) - GV treo bảng phụ : Tiêu chí Tình hình Đàng Trong Trước khi khẩn hoang Sau khi khẩn hoang Diện tích đất Tình trạng đất Làng xóm, dân cư - GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận. -GV nhận xét và kết luận về ý đúng. -GV yêu cầu HS dựa vào bảng nêu lại kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong. -GV hỏi : + Thời bấy giờ, trên địa bàn khu vục này có những dân tộc nào sinh sống ? Cuộc sống chung giữa các dân tộc phía Nam đã đem lại kết quả gì ? -GV nhấn mạnh thêm: tuy là xây dựng nền văn hóa chung nhưng vẫn duy trì được những sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc. * GV kết luận :Cuộc khẩn hoang đã góp phần mở rộng bờ cõi của đất nước, làm cho diện tích đất nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển và đời sống nhân dân ấm no hơn. 4.Hoạt động nối tiếp (5phút) Trò chơi Ô số bí mật Để củng cố kiến thức của bài lớp sẽ chơi trò chơi. Lớp mình sẽ chia làm 4 đội, mỗi tổ là một đội, cử cho cô đội trưởng. Đội trưởng sẽ chọn một ô số bất kì, sau đó trả lời câu hỏi mà ô số mang lại. Ô 1 : Chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang vào thời gian nào ? A. Cuối thế kỉ XVI . B. Cuối thế kỉ XVII. C. Cuối thế kỉ XVII. Ô 2 : Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những đâu ? A. Phú Yên, Khánh Hòa. B. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. C. Phú Yên, Khánh Hòa, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Ô 3: Cuộc khẩn hoang đã mang lại kết quả gì ? A. Diện tích đất mở rộng. B. Xóm làng phát triển. C. Diện tích đất mở rộng, xóm làng phát triển, nền văn hóa thống nhất. - Tổ chức chơi. -GV nhận xét và chốt ý đúng, tuyên dương . -GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS phát biểu sôi nổi. +Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới Bài 23:Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII.” Hát -2HS lên bảng trả lời : +Là do các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lực, ngai vàng. +Hậu quả là đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. -HS khác nhận xét. HS quan sát,lắng nghe. -HS lên bảng thực hiện : +Từ sông Gianh đến Quảng Nam. +Từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay. HS lắng nghe HS nhắc lại tên bài . -1 HS đọc thầm . -Đất hoang còn nhiều, dân cư thưa thớt. -Lắng nghe. -Đáp án :1 + c 2 + c 3 + b 4 + b - HS trình bày. -HS khác nhận xét, sửa chữa - 1 HS đọc thông tin. -HS làm việc theo yêu cầu của GV. -HS chú ý lắng nghe. Tiêu chí Tình hình Đàng Trong Trước khi khẩn hoang Sau khi khẩn hoang Diện tích đất Đến hết vùng Quảng Nam Mở rộng đến hết ĐB sông Cửu Long Tình trạng đất Đất hoang còn nhiều Đất hoang giảm,đất được sử dụng tăng. Làng xóm, dân cư Làng xóm, dân cư thưa thớt Làng xóm đông đúc và ngày càng trù phú. -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.Các nhóm khác theo dõi và bổ sung . - Người Chăm, Khơ me, một số dân tộc ở Tây Nguyên. -HS trình bày : nền văn hóa lâu đời của các dân tộc hòa vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hóa thống nhất và cósự đặc sắc riêng. -Lắng nghe. *Đáp án : 1 + C 2 + C 3 + C 4 + B -Đội trưởng trả lời . Hãy khoanh tròn trước câu trả lời mà em cho là đúng. 1.Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ? a) Nông dân. b) Quân lính. c)Tất cả các ý trên. 2. Chính quyền chúa Nguyễn đã có những biện pháp gì để giúp dân khẩn hoang ? a) Dựng nhà cho dân khẩn hoang. b) Cấp hạt giống cho dân gieo trồng. c) Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang. 3.Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những địa điểm nào ? a) Đi từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa đến Nam Trung Bộ, Tây nguyên. b) Đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. c) Đến tất cả những nơi trên. 4. Người đi khẩn hoang đã làm những gì ở những nơi họ đến ? a) Họ lập làng, lập ấp mới và vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán,.. b)Vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán c) Lập ấp, lập làng mới. PHIẾU THẢO LUẬN Tiêu chí Tình hình Đàng Trong Trước khi khẩn hoang Sau khi khẩn hoang Diện tích đất Tình trạng đất Làng xóm, dân cư PHIẾU THẢO LUẬN Tiêu chí Tình hình Đàng Trong Trước khi khẩn hoang Sau khi khẩn hoang Diện tích đất Tình trạng đất Làng xóm, dân cư Hãy khoanh tròn trước câu trả lời mà em cho là đúng. 1.Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ? a) Nông dân. b) Quân lính. c)Tất cả các lực lượng trên. 2. Chính quyền chúa Nguyễn đã có những biện pháp gì để giúp dân khẩn hoang ? a) Dựng nhà cho dân khẩn hoang. b) Cấp hạt giống cho dân gieo trồng. c) Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang. 3.Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những địa điểm nào ? a) Đi từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. b) Họ đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. c) Họ đến tất cả những nơi trên. 4. Người đi khẩn hoang đã làm những gì ở những nơi họ đến ? a) Họ lập làng, lập ấp mới và vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán,.. b)Vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán c) Lập ấp, lập làng mới.
Tài liệu đính kèm: