Kế hoạch bài giảng khối 1 - Tuần 25

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó (có vần , ai, ay, ương ) cô giáo , bè bạn, thân thiết , anh em, chị em, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài : Ngôi trường là nơi gắn bó , thân thiết với bạm học sinh.

Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK )

2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của học sinh với mái trường.

*HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng.

II/Chuẩn bị:

- Tranh minh hoa. Bảng nam châm.

 

doc 34 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài giảng khối 1 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỡ, viết ra giữa trang vở, chữ đầu bài viết lùi vào lề vở 1 ô.
- Cho HS chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn HS viết.
- GV đọc lại từng chữ trên bảng cho HS đổi vở soát lỗi.
- Chữa lỗi phổ biến lên bảng.
* Thu vở chấm điểm, nhận xét, tuyên dương.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
*Mục tiêu: Làm được bài tập 2 , 3( SGK)
* Các bước hoạt động:
a. Điền vần ai hoặc ay:
- HD rồi cho HS làm bài.
- Gọi HS đọc lại từ vừa điền được.
b. Điền chữ c hoặc k:
- Nhận xét, sửa sai.
3. Kết luận:
- Tuyên dương bài viết đẹp.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà các em chép lại bài vào vở.
- Hát.
- Vở chính tả, bút mực, bảng con, phấn, bút chì.
- Đọc đầu bài: 2-> 3 em.
- Đọc lại đoạn văn: 2->3 em.
- Đọc: trường, ngôi, hai, giáo, hiền, nhiều 
- Lớp viết vào bảng con, 2 em lên bảng.
- Chú ý.
- HS nhìn bảng chép bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi( chữ sai dùng bút chì gạch chân).
- Thu vở: 2/3 lớp.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào sách ,1 em lên bảng làm.
+ gà mái, máy ảnh.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào sách, 1 em lên bảng làm.
+ cá vàng, thước kẻ.
- Quan sát bài viết đẹp.
Tiết 3 : Tập viết	
 $ 22 : Chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp, ôn tập,...
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Giúp cho học sinh nắm được quy trình viết đúng các chữ : chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp, ôn tập Kiểu chữ thường , cỡ vừa theo vở tập viết
2.Kĩ năng: - HS viết đúng các chữ trên theo quy trình, đúng kiểu chữ thường, trình bày sạch, đẹp.
3. Thái độ: - HS có ý thức giữ gìn vở sạch rèn chữ đẹp.
* HSKKVH:Viết 1/2 yêu cầu của bài .	
II/Chuẩn bị:
- Chữ mẫu: chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp, ôn tập 
- Vở tập viết, bảng con, bút chì, phấn.
III . Các bước hoạt động 
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1.Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập, vở tập viết.
- Giới thiệu bài mới: 
 - GV nêu nội dung và yêu cầu của bài.
2. Phát triển bài :	
a. Hoạt động1: : Hướng dẫn HS quan sát mẫu và viết vào bảng con 
*Mục tiêu: Viết được các từ ngữ trên bảng con .
* Các bước hoạt động:
- Đính chữ mẫu cho HS lần lượt quan sát và nêu cấu tạo của từng chữ.
- Viết mẫu cho HS quan sát rồi viết bảng con lần lượt từng từ:
- Nhận xét, sửa sai.
b. Hoạt động 2: Thực hành viết vào vở
*Mục tiêu: Viết các từ ngữ vào vở theo đúng quy trình
* Các bước hoạt động:	
- GV hướng dẫn HS lấy vở tập viết, HD cách viết, cách trình bày.
- Cho HS thực hành viết bài vào vở tập viết.
- Theo dõi, uốn nắn HS viết bài.
* Chấm, chữa bài:
- GV thu vở của HS, chấm 1 số bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những HS viết đẹp.
- HD chuẩn bị bài.
- Học sinh đọc lại: chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp, ôn tập 
- HS quan sát chữ mẫu.
- Quan sát và nêu cách viết. 
- Viết bảng con.
- HS lấy vở, chú ý.
- HS lần lượt viết các từ: chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp, ôn tập theo mẫu trong VTV mỗi từ viết 1 dòng.
- Thu vở tập viết.
- Chú ý.
Tiết 4: Tập viết.
Tô chữ hoa A, ă, â, B .
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- HS tô được các chữ hoa : a, ă, â, b .
- HS viết đúng các vần ai, ay, ao, au, các từ ngữ : mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2 ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần )
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đúng mẫu chữ trong vở tập viết
- Trình bày sạch đẹp khoa học.
3. Thái độ: - Học sinh có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
 * HSKKVH:Viết 1/2 yêu cầu của bài .
II/Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu các vần và tữ ngữ cần luyện viết. 
- Mộu chữ viết hoa: a, ă, â, B đặt trong khung chữ. 
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Vở tập viết, bút.
 c. Giới thiệu bài mới: - Cho HS đọc các chữ, các vần, các từ ngữ cần luyện viết rồi nêu yêu cầu của bài tập viết.
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Hướng dẫn tô chữ hoa:
*Mục tiêu: HS nắm được quy trình tô các chữ hoa : a, ă, â, b .
* Các bước hoạt động:
- Cho HS quan sát lần lượt các chữ hoa a, ă, â, B hoa trên bảng và nêu cấu tạo của từng chữ. 
- Viết mẫu lên bảng rồi nêu quy trình viết của từng chữ:
- Theo dõi, sửa sai.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vần và TNUD: 
*Mục tiêu: - HS viết đúng các vần, từ ngữ ứng dụng. kiểu chữ viết thường.
* Các bước hoạt động:
- GVHDHS nhận xét độ cao của các chữ cái khoảng cách giữa các chữ ( tiếng) cách đặt dấu thanh ở các chữ . Cách nối nét giữa các chữ cái.
- Cho HS nhìn chữ mẫu và tự viết vào bảng con từng chữ.
c.Hoạt động3: Hướng dẫn viết vào vở
*Mục tiêu: HS tô được các chữ hoa .Viết đúng các vần , các từ ngữ vào vở .
* Các bước hoạt động:
- Hướng dẫn HS lấy VTV.
- Hướng dẫn HS tô chữ hoa: Tô đúng theo các nét chấm, không tô đi tô lại, đưa bút liền nét, tô đúng quy trình nét.
- Hướng dẫn HS viết các vần, tữ ngữ theo mẫu trong VTV. 
- Cho HS thực hành viết vào vở tập viết.
+ Sửa tư thế ngồi, cầm bút, để vở., uốn nắn HS viết bài. 
* Chấm bài:
- Thu vở chấm điểm, nhận xét, sửa sai. 
3. Kết luận:
- GV tuyên dương bài viết đẹp. 
- Nhận xét giờ học.
- HD bài luyện viết thêm ở nhà (phần B)
- Đọc c/n: 2->3 em
- Đọc ĐT: 1 lần.
- Quan sát và nhận xét
+ Chữ a, ă, â gồm 3 nét: 1 nét móc ngược trái, 1 nét móc ngược phải và 1 nét lượn ngang, cao 5 li, chữ ă, â thêm dấu mũ.
+ Chữ b gồm 3 nét: 1 nét móc ngược, 2 nét cong hở phải, cao 5 li. 
- HS viết bảng con chữ hoa:a, ă, â, b.
- Học sinh đọc lại ai, ay, ao, au, mái trường, sao sáng, mai sau.
- Học sinh viết bảng con
- Lấy vở tập viết.
- Chú ý.
- Thực hành viết bài vào vở tập viết.
+ Tô chữ hoa a, ă, â, b theo mẫu.
+ Viết các vần, các từ ngữ theo mẫu.
- Chọn người viết đúng, viết đ
Tiết 5 : Âm nhạc
$ 25 : Học hát bài "Quả" (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca (lời 3, 4)
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
2.Kĩ năng: Bước đầu biết hát theo giai điệu và đúng lời ca (lời 3, 4). Kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- HS tập biểu diễn có vận động phụ hoạ
3. Thái độ: Tham gia nhiệt tình yêu mến âm nhạc
II/Chuẩn bị:
- Nhạc cụ
- Vật thật: Quả bóng, quả mít
- Nắm vững cách hát gõ đệm theo tiết tấu
III.Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS hát lại lời 1, 2 của bài "Quả"
- GV nhận xét, cho điểm
c. Giới thiệu bài mới:
2. Phát triển bài:
a. Hoạt động 1:Dạy hát bài quả (lời 3, 4)
*Mục tiêu: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca (lời 3, 4)
* Các bước hoạt động:
+ Cho HS hát ôn lời 1, 2
+ Đọc lời ca, lời 3, 4
- Giơ cho HS xem tranh quả mít, quả bóng
H: Đây là quả gì ?
- Bắt nhịp cho HS tập hát lời 3, 4
- GV theo dõi, chỉnh sửa
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ hoạ
*Mục tiêu: Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
* Các bước hoạt động:
- Cho HS hát đối đáp theo nhóm
VD: 1 em hát
Quả gì mà lăn lông lốc
Cả nhóm hát
Xin tha rằng quả bóng....
- Cho HS luyện hát cả bài 
- Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng.
- Cho HS hát kết hợp với vỗ tay theo tiết tấu
Quả gì mà ngon ngon thế 
 x x x x x x
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
3. Kết luận:
- Cho cả lớp hát toàn bài 
- NX chung giờ học
ờ: - Ôn lại toàn bài hát
 - Tập hát kết hợp với biểu diễn
- 1- 2 em
- HS hát ôn tổ, lớp
- HS đọc theo GV.
- HS quan sát trả lời
- HS hát cả lớp
- HS tập hát cả lời 1,2,3,4 theo nhóm.
- HS theo dõi 
- HS hát theo nhóm, lớp
- HS thực hiện
- HS hát và vỗ tay theo tiết tấu (nhóm, lớp)
- HS hát 1 lần
- HS nghe và ghi nhớ
 Ngày giảng : Thứ tư ngày 3/ 2 / 2010
Tiết 1: Toán.
 $ 98 :Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Biết vẽ được điểm ở trong, ở ngoài một hình.
- Biết cộng, trừ số tròn chục , giải toán có phép cộng .
2.Kĩ năng: Bước đầu nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Biết vẽ được điểm ở trong, ở ngoài một hình.
- Rèn kỹ năng cộng, trừ số tròn chục , giải toán có phép cộng .
3. Thái độ: Ham thích học toán
* HSKKVH: Bước đầu nhận biết được điểm .Làm 1 - 2 phép tính cộng ,trừ số tròn chục.
II/Chuẩn bị:
- Vẽ sẵn hình.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, cho điểm. 
c. Giới thiệu bài mới: - GV giới thiệu bài và ghi tên bài học.
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Giới thiệu điểm ở trong hay ở ngoài một hình:
*Mục tiêu: Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Biết vẽ được điểm ở trong, ở ngoài một hình.
* Các bước hoạt động:
- GV vẽ hình vẽ điểm và nói:
+ Điểm A trong hình vuông.
+ Điểm N ngoài hình vuông.
- GV vẽ hình vẽ điểm và hỏi:
+ Điểm nào nằm trong, điểm nào nằm ngoài hình tròn?
b. Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Biết vẽ được điểm ở trong, ở ngoài một hình. Rèn kỹ năng cộng, trừ số tròn chục , giải toán có phép cộng
* Các bước hoạt động:
* Bài 1(133): Đúng ghi đ, sai ghi s. 
* Bài 2(134):
- GV hướng dẫn vẽ và cho HS vẽ vào phiếu BT.
*Bài 3(134): Tính.
- Cho HS nêu cách thực hiện.
- Cho HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 4(134): 
- Cho HS đọc đề toán và phân tích đề.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS nhận xét, sửa sai.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học. 
- Hướng dẫn tự học. 
- HS đặt tính rồi tính:	
 60 - 20 ;	90 - 40 ; 80 - 60 ;
- HS làm bảng con( 1pt/tổ), 3 em lên bảng.
- HS quan sát hình vẽ và nói theo GV.
( c/n, nhóm, lớp).
- HS quan sát và trả lời: c/n, nhóm, lớp.
+ Điểm o ở trong hình tròn.
+ Điểm p ở ngoài hình tròn.
- Nêu yêu cầu bài 1.
- HS tự làm vào phiếu BT và nêu:
+ Các điểm trong hình tam giác: A, B, I
+ Các điểm ngoài hình tam giác: E, C, D
- HS nêu yêu cầu bài 2.
- Vẽ vào phiếu BT, 2 em lên bảng.
- Tính nhẩm từ trái sang phải.
20 + 10 + 10 = 40 ; 60 – 10 – 20 = 30
30 + 10 + 20 = 60 ; 60 – 20 – 10 = 30
30 + 20 + 10 = 60 ; 70 + 10 – 20 = 60
- HS nêu đề toán, phân tích, tóm tắt và giải vào vở, 2 em lên bảng.
 * Tóm tắt:
Có : 10 nhãn vở
Thêm : 20 nhãn vở
Có tất cả: nhãn vở?
 * Bài giải:
 Hoa có tất cả là: 
 10 + 20 = 30 (nhãn vở)
 Đáp số: 30 nhãn vở.
- Chú ý.
Tiết 2+3: Tập đọc.
Tặng cháu.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu , gọi là, nước non.
- Hiểu nọi dung bài : : Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học thật giỏi để là người có ích cho đất nước.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- Học thuộc lòng bài thơ.
2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến Bác Hồ .
*HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng.
II/Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài học trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Tiết 1
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1.Giới thiệu bài :
- ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS đọc bài: Trường em.
+Trong bài trường em được gọi là gì ?
+Vì sao nói ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của em ?
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
*Mục tiêu: Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
* Các bước hoạt động:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài
Gv tóm tắt nội dung bài
- Đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm.
b, Học sinh luyện đọc:
* Luyện đọc từ ngữ:
- Cho HS đọc tên bài.
- Cho HS phân tích và luyện đọc tiếng, từ ngữ: tặng vở, gọi là, nước non, lòng yêu.
* Luyện đọc câu:
- GV chỉ bảng từng tiếng ở hai dòng thơ đầu cho HS luyện đọc.
- Chỉ và đọc tiếp hai dòng thơ sau.- Cho HS đọc nối tiếp từng câu thơ.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Cho HS chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 2 em thi đọc mỗi em 2 câu thơ.
- Cho HS đọc cả bài thơ.
 b. Hoạt động 2: Ôn vần ao , au.
*Mục tiêu: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au
* Các bước hoạt động:
a. Tìm tiếng trong bài có vần ao, au:
=> Vần cần ôn là: ao, au.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ao, au. 
- Nhận xét, sửa sai.
c, Nói câu chứa tiếng có vần ao, au:
- Cho HS thi nói nhanh.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Hát.
- Đọc c/n: 2 em.
+ Gọi là ngôi nhà thứ hai của em.
+ Vì ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em.
- Học sinh theo dõi, đọc thầm.
- HS đọc, phân tích : “tặng”: 
- Phân tích rồi luyện đọc: c/n, nhóm, lớp.
- Đánh vần rồi đọc trơn: c/n, nhóm, lớp.
- Đọc nối tiếp: Mỗi em đọc một dòng.
- Chia nhóm: 2 em / nhóm.
- Từng nhóm 2 em, mỗi em đọc 2 dòng thơ.
- Đọc c/n, nhóm, lớp.
+ Cá nhân thi đọc cả bài: 3-> 4 em.
+ Bàn, tổ thi đọc.
+HS đọc đồng thanh: 1lần.
- HS nêu yêu cầu: 2 em.
+ HS tìm nhanh: cháu, sau.
- HS nêu yêu cầu: 2 em.
+ HS thi tìm nhanh: cau, chào, bao giờ, bào gỗ, cạo râu, rau muống, ngôi sao
- Nêu yêu cầu: 2 em.
- Đọc câu mẫu: 2 em.
- HS thi nói nhanh:
+ Các bạn học sinh rủ nhau đi học.
+ Tàu rời ga lúc 5 giờ.
Tiêt 2
a.Hoạt động1: Tìm hiểu bài và luyện nói 
*Mục tiêu: Tìm hiểu được nội dung bài. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
* Các bước hoạt động:
a. Tìm hiểu bài thơ:
- Cho HS đọc 2 câu thơ đầu.
+Bác Hồ tặng cho ai ?
+Bác mong bạn nhỏ làm điều gì ?
*Bài thơ nói lên tình cảm của Bác Hồ với bạn học sinh,..
*GV đọc mẫu bài thơ:
- Cho HS luyện đọc lại bài thơ.
- Nhận xét, cho điểm.
b. Hoạt động 2: Học thuộc lòng bài
* Các bước hoạt động:
- Xóa dần bảng từng dòng thơ cho HS luyện đọc thuộc lòng( giữ lại chữ đầu dòng).
- Nhận xét, cho điểm.
c. Hát các bài về Bác Hồ: 
- Cho HS nêu tên các bài hát nói về Bác Hồ, rồi hát trước lớp.
3. Kết luận:
- Cho HS đọc lại bài.
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn tự học.
- Đọc 2 dòng thơ đầu: 2 em.
- Đọc câu hỏi 1: 2 em.
+Bác Hồ tặng vở cho bạn học sinh.
- Đọc hai dòng thơ tiếp theo: 2 em.
- Đọc câu hỏi 2: 2 em. 
+ Ra công học tập để trở thành người có ích, mai sau xây dựng nước nhà
Chăm chỉ học hành xây dựng nước nhà
Gắng học tập lớn lên làm nhiều việc tốt
- Luyện đọc diễn cảm: 4->5 em.
- Đọc đồng thanh: 1lần.
- Luyện đọc thuộc lòng.
- Thi đọc theo tổ nhóm, cá nhân.
- Học sinh thi tìm bài hát nói về Bác Hồ.
+Em mơ gặp Bác Hồ.
+ Ai yêu nhi đồng
- Đọc bài: 1 em.
- Chuẩn bị bài: Cái nhãn vở.
Tiết 4: Mỹ thuật
$ 25 :Vẽ màu vào hình tranh dân gian
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh làm quen với tranh dân gian Việt Nam.
2.Kĩ năng: Biết cách vẽ màu vào hình vẽ: Lợn ăn cây ráy
3. Thái độ: nhận biết vẻ đẹp của tranh dân gian
II/Chuẩn bị:
 - Tranh dân gian, bài vẽ mẫu.
 - Học sinh: Vở tập vẽ, bút màu
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
- ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
- Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi đầu bài.
2.Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Hướng dẫn HS quan sát:
*Mục tiêu: Quan sát làm quen với tranh dân gian Việt Nam.
* Các bước hoạt động:
* Giới thiệu tranh dân gian:
- Hướng dẫn quan sát 1 vài tranh dân gian để HS nhận thấy vẻ đẹp của tranh dân gian qua hình vẽ, màu sắc.
=>Tranh dân gian là tranh Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ màu. 
*Mục tiêu: Biết cách vẽ màu vào hình vẽ: Lợn ăn cây ráy.
* Các bước hoạt động:
- Cho HS quan sát tranh: “Lợn ăn cây ráy”
+ Hãy nêu hình ảnh chính trong tranh?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh phụ trong tranh?
* Hướng dẫn vẽ màu:
- Các em tự chọn màu thích hợp để vẽ vào tranh: “Lợn ăn cây ráy”
- Cho HS quan sát bài vẽ mẫu.
c.Hoạt động3: Thực hành:
*Mục tiêu: Vẽ được màu vào hình vẽ: Lợn ăn cây ráy.
* Các bước hoạt động:
- Cho HS vẽ màu vào tranh: “Lợn ăn cây ráy”.
- Theo dõi, giúp đỡ HS vẽ.
* Nhận xét, đánh giá
- Cho HS trưng bầy tranh đẹp.
- Đánh giá, cho điểm.
3. Kết luận:
- Nhận xét, tuyên dương bài vẽ đẹp.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc: Vẽ màu vào tranh dân gian.
- HS quan sát tranh: " Lợn ăn cây ráy"
- Quan sát tranh.
+ Hình ảnh chính là con lợn( có mắt, mũi, tai, hình soáy âm dương, đuôi )
+ Mô đất, cỏ, 
- Quan sát bài vẽ mẫu.
- HS thực hành vẽ màu theo ý thích
+ Tìm màu thích hợp (nên chọn các
 màu khác nhau cho nổi)
 Từng học sinh tự vẽ màu và vở tập vẽ 1
- Thu sản phẩm.
- Quan sát bài vẽ đẹp.
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 4/ 2 / 2010
Tiết 3: Toán
$ 99 : Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng, trừ các số tròn chục.
- Biết giải bài toán có một phép cộng.
2.Kĩ năng: Bước đầu biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng, trừ các số tròn chục.
- Rèn kỹ năng giải bài toán có một phép cộng.
3. Thái độ: Ham thích học toán
* HSKKVH: Bước đầu làm 2 - 4 phép tính cộng ,trừ số tròn chục.
II/Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập, SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động dạy học của GV
 Hoạt động dạy học của GV
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi đầu bài.
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1:
*Mục tiêu: Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng, trừ các số tròn chục.
* Các bước hoạt động:
* Bài 1(135): Viết (theo mẫu)
- Cho HS làm vào sgk và nêu kết quả.
+ Theo dõi, sửa sai.
=> Củng cố về cấu tạo số.
* Bài 2(135):
- Cho HS nêu yêu cầu của bài rồi lên bảng làm, lớp làm vào sgk. 
=>Củng cố về so sánh các số
* Bài 3(135): 
a. Củng cố về kỹ năng đặt tính:
b. Củng cố kỹ năng tính nhẩm:
+ Theo dõi, tuyên dương.
b. Hoạt động 2:
*Mục tiêu: Biết giải bài toán có một phép cộng.
* Các bước hoạt động:
* Bài 4(135): 
- Cho HS đọc đề, pt, tóm tắt và giải.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Theo dõi, nhận xét.
c.Hoạt động3:
*Mục tiêu: Biết vẽ được điểm ở trong, ở ngoài một hình.
* Các bước hoạt động:
* Bài 5: 
- Vẽ 3 điểm trong hình tam giác.
- Vẽ 2 điểm ngoài hình tam giác.
- Cho HS đọc tên các điểm đó
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn tự học.
- Hát.
- Đọc ( 2-> 3 em ): Luyện tập chung.
- HS nêu yêu cầu
- HS điền số rồi nêu:
+ Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
+ Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
+ Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
- Viết các số theo thứ tự:
 + Từ bé đến lớn: 9, 13, 30, 50.
 + Từ lớn đến bé: 80, 40, 17, 8.
- HS nêu yêu câu bt.
a. Làm bảng con:
+ + __ _ + __
 90 90 50 30 70 50
b. Làm vào phiếu BT, lên bảng làm.
50 + 20 = 70 40 cm - 20 cm = 20 cm
20 + 50 = 70; 60 cm + 10 cm = 70 cm
70 - 20 = 50; 40 cm - 20 cm = 20 cm
- HS nêu đề toán, phân tích 
 *Tóm tắt:
 Lớp 1A : 20 bức tranh
 Lớp 1B : 30 bức tranh
 Cả 2 lớp:  bức tranh ?
 *Bài giải:
Cả hai lớp có số bức tranh là:
 20 + 30 = 50 (bức tranh)
 Đáp số: 50 bức tranh
- HS vẽ vào phiếu bài tập: vẽ điểm và đặt tên điểm.
Tiết2+3: Tập đọc.
 Cái nhãn vở. 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
- Biết tác dụng của nhãn vở.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
3. Thái độ: Biết giữ sách vở đồ dùng học tập .
*HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng.
II/Chuẩn bị:
- Bút màu để trang trí nhãn vở.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
	Tiết 1
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài :
- ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài: “Tặng cháu”.
+ Bác Hồ tặng vở cho ai? Bác mong bạn nhỏ điều gì?
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài : 
2.Phát triển bài :
a.Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
*Mục tiêu: Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
* Các bước hoạt động:
a. Giáo viên đọc mẫu bài: 
- GV tóm tắt nội dung bài
HD giọng đọc giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
b. Học sinh luyện đọc:
*Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- GV gạch chân các tiếng, từ ngữ khó đọc trong bài, cho HS phân tích rồi luyện đọc.
*Giảng từ: 
+ nắn nót: Viết cẩn thận cho đẹp.
+ ngay ngắn: Viết thẳng hàng cho đẹp.
*Luyện đọc câu:
Bài gồm mấy câu?
- Chỉ cho HS đọc nhẩm rồi luyện đọc c/n từng câu.
*Luyện đọc đoạn, bài: 
- Hướng dẫn HS chia đoạn: Bài gồm 2 đoạn.
- Cho HS luyện đọc đoạn.
- Cho HS luyện đọc cả bài.
- Giáo viên và lớp nhận xét.
b. Hoạt động 2: Ôn lại các vần ang, ac:
*Mục tiêu:Tìm được các tiếng có vần ang, ac.
* Các bước hoạt động:
a. Tìm tiếng trong bài có vần ang
=> Ôn lại vần ang, ac.
b.Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac:
- Theo dõi, tuyên dương.
- Hát.
- Đọc c/n: 2-> 3 em.
+ Bác Hồ tặng vở cho bạn HS,
- Đọc đồng thanh: 1lần.
- Theo dõi, đọc thầm.
- HS phân tích rồi luyện đọc:nhãn vở, quyển vở, viết, khen, nắn nót, ngay ngắn, Giang.
- Bài gồm 4 câu
 HS nối tiếp mỗi em đọc một câu 
+ Đoạn 1 : 3 câu đầu.
+ Đoạn 2 : 2 câu còn lại.
- HS đọc tiếp nối theo đoạn(đọc cho hết lớp).
- Luyện đọc cả bài: c/n, nhóm, lớp.
- Đọc yêu cầu: 2 em. 
+ HS tìm nhanh: trang, Giang.
- Đọc yêu cầu: 2 em.
+ HS tìm nhanh: cái bảng, bản nhạc, con hạc, cái thang, cây bàng, 
Tiết 2
a.Hoạt động1: Tìm hiểu bài và luyện đọc:
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
* Các bước hoạt động:
a, Tìm hiểu bài và luyện đọc: 
+ Bạn Giang viết gì lên nhãn vở ?
+ Bố khen bạn Giang như thế nào ?
+ Nhãn vở có tác dụng gì ?
- Cho HS luyện đọc lại bài văn.
b. Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tự làm và trang trí nhãn vở:
*Mục tiêu: Tự làm và trang trí được một nhãn vở.
* Các bước hoạt động:
- GV làm mẫu, hướng dẫn:
+ Cắt một hcn rộng 10 ô, dài 12 ô.
+ Vẽ hoa xung quanh đường diềm.
+ Viết tên trường, tên lớp, họ và tên của em vào nhãn vở.
- Nhận xét, chấm điểm .
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh tốt.
- Đọc đoạn một: 2 em, lớp đọc thầm.
- Đọc câu hỏi 1: 2 em.
+ Viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở.
 - Đọc đoạn hai: 2 em, lớp đọc thầm.
- Đọc câu hỏi 2: 2 em. 
+ Khen đã tự viết được nhãn vở.
+ Biết quyển vở đó là toán(), không nhầm lẫn của bạn. 
* Thi đọc diễn cảm bài văn: c/n, nhóm.
- Quan sát GV làm mẫu.
- Học sinh quan sát nhãn vở trong SGK.
- Học sinh thi làm nhãn vở: Mỗi em tự mình làm một n

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc