Kế hoạch bài dạy lớp 3 - Tuần 17

A. mục tiêu. CKTKN: 81

Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.

BT1,2,3

B. Đồ dùng dạy học.

Bảng ghi BT 1,2

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Kiểm tra bài cũ:

+ Gọi học sinh lên làm bài 1

+ Nhận xét cho điểm học sinh.

2. Bài mới:

a. Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc

+ Viết lên bảng hai biểu thức:

 30 + 5 : 5 Và (30 + 5) : 5

+ Y/c học sinh suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức nói trên

+ Y/c học sinh tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức

+ Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau

+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc“ Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc”

+ Y/c học sinh so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức

 30 + 5 : 5 = 31

+ Vậy khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện phép tính theo thứ tự

+ Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng quy tắc

b. Luyện tập-thực hành:

* Bài 1 HSY

+ 1 học sinh nêu y/c của bài

+ Cho học sinh nhắc lại cách làm bài, sau đó y/c học sinh tự làm bài

Nhận xét

* Bài 2

+ 1 học sinh nêu y/c của bài

+ Y/c học sinh làm bài vào vở

+ Học sinh làm bài sau đó 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau

* Bài 3

+ Gọi học sinh đọc đề bài

+ Bài toán cho biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách,chúng ta phải biết được điều gì?

+ Y/c học sinh làm bài

+ Chữa bài và cho điểm học sinh.

+ 4 học sinh lên bảng

+ Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình

+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc

+ Học sinh nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất

+ Học sinh nghe giảng và thực hiện tính giá trị của biểu thức

 (30 + 5) : 5 = 35 : 5

 = 7

+ Giá trị của 2 biểu thức khác nhau

Hs nêu yêu cầu bài

Hs làm bảng con.

 

doc 10 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 7 tháng 12 năm 2009 .
Tuần : 17
Tiết : 81
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
 ( tiếp theo )
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 81
Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
BT1,2,3
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng ghi BT 1,2
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên làm bài 1
+ Nhận xét cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc
+ Viết lên bảng hai biểu thức:
 30 + 5 : 5 Và (30 + 5) : 5
+ Y/c học sinh suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức nói trên
+ Y/c học sinh tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức
+ Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau
+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc“ Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc” 
+ Y/c học sinh so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức
 30 + 5 : 5 = 31
+ Vậy khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện phép tính theo thứ tự 
+ Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng quy tắc
b. Luyện tập-thực hành:
* Bài 1 HSY
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Cho học sinh nhắc lại cách làm bài, sau đó y/c học sinh tự làm bài
Nhận xét 
* Bài 2
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh làm bài vào vở	
+ Học sinh làm bài sau đó 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
* Bài 3
+ Gọi học sinh đọc đề bài
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách,chúng ta phải biết được điều gì?
+ Y/c học sinh làm bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ 4 học sinh lên bảng
+ Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình
+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc
+ Học sinh nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất
+ Học sinh nghe giảng và thực hiện tính giá trị của biểu thức
 (30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
+ Giá trị của 2 biểu thức khác nhau
Hs nêu yêu cầu bài
Hs làm bảng con.
25 – ( 20 – 10 ) = 25 – 10
 = 15
+ Học sinh làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
+ Học sinh làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
+ Có 240 quyển sách, xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn
+ Mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách 
+ Phải biết mỗi tủ có bao nhiêu sách, phải biết có tất cả bao nhiêu ngăn sách
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng
 Giải:
 Mỗi chiếc tủ có số sách là:
 240 : 2 = 120 (quyển)
 Mỗi ngăn có số sách là:
 120 : 4 =30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển 
IV . Củng cố,dặn dò:
+ Thầy vừa dạy bài gì?
+ Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc
+ Về nhà làm bài lại.
+ CBB: Luyện tập
+ Nhận xét tiết học
Ngày dạy 8 tháng 12 năm 2009 .
Tuần : 17
Tiết : 82
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.	CKTKN: 63
Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ().
Aùp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng tập điền dấu “=”, “>”, “<”.
BT1,2,3 ( dòng 1),4 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Vẽ hình BT4
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1
+ Nhận xét tiết học.
2. Bài mới:
. a. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 HSY
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh nêu cách làm
+ Y/c học sinh tự làm bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2 HSY
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Y/c học sinh so sánh giá trị của biểu thức (421 -200) x 2 với biểu thức 421 – 200 x 2
+ Theo em tại sao giá trị hai biểu thức này lại khác nhau trong có cùng số, cùng dấu phép tính
+ Vậy khi tính giá trị của biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự
* Bài 3
+ Viết lên bảng (12 +11) x 345
+ Để điền được đúng dấu cần điền vào chỗ trống, chúng ta cần làm gì?
+ Y/c học sinh tính gía trị của biểu thức (12 + 11) x 3
+ Y/c học sinh so sánh 69 và 45 
+ Vậy chúng ta điền dấu > vào chỗ trống 
+ Y/c học sinh làm tiếp phần còn lại
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Chữa bài 
+ 4 học sinh lên bảng
+ Tính giá trị của biểu thức
+ Học sinh làm bài vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
a ) 238 – (55 – 35) = 238 – 20
 = 218
 175 – (30 + 20) = 175 – 50
 = 125
b) 84 (4 : 2) = 84 : 2
 = 41
 (72 + 18) x 3 = 90 x 3
 = 270
+ Làm bài và kiểm tra bài của bạn
+ Giá trị của hai biểu thức khác nhau
+ Vì thứ tự thực hiện các phép tính này trong hai biểu thức khác nhau
+ Chúng ta cần tính giá trị của biểu thức (12 + 11) x 3 trước, sau đó so sánh giá trị của biểu thức với 45
 (12 + 11) x 3 = 13 x 3
 = 69
 69 > 45
+ Học sinh làm vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài
 11 + (52 – 22) = 41
 30 < (70 + 23) : 3
 120 < 484 : (2 x 2)
+ Xếp được hình như sau
IV. Củng cố,dặn dò:
+ Thầy vừa dạy bài gì?
+ Về nhà làm bài lại 
+ CBB: Luyện tập chung
+ Nhận xét tiết học 
Ngày dạy 9 tháng 12 năm 2009 .
Tuần : 17
Tiết : 83
LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU.	CKTKN: 63
Biết tính giá trị của biểu thức ở cả ba dạng.
BT1,2 ( dòng 1),3( dòng 1),4,5
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các mẫu số BT4
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1A
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
Hướng dẫn luyện tập – thực hành.
* Bài 1 HSY
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh nêu cách làm bài rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2 ( Dòng 1)
+ 1 học sinh y/c của bài
+ Y/c học sinh làm bài
 + Chữa bài và cho điểm học sinh.
 * Bài 3 ( Dòng 1)
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Cho học sinh nêu cách làm và tự làm bài
* Bài 4:
+ Hướng dẫn học sinh tính giá trị của mỗi biểu thức vào giấy nháp, sau đó nối biểu thức với số chỉ giá trị của nó
* Bài 5:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Có tất cả bao nhiêu cái bánh?
+ Mỗi hộp xếp mấy cái bánh?
+ Mỗi thùng có mấy hộp?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta phải biết được điều gì trước đó?
+ Y/c học sinh thực hiện giải bài toán
2 Hs thực hiện
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
a) 324 -20 + 61 = 304 + 61
 = 365
 188 + 12 – 50 = 200 – 50 
 = 150
 b) 21 x 3 : 9 = 63 : 9 
 = 7
 40 : 2 x 6 = 20 x 6
 = 120
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm và nêu cách làm
 a) 15 +7 x 8 = 15 + 56
 = 71
 201 + 39 : 3 =201 + 13
 = 214
 b) 90 + 28 : 2 = 90 + 14
 = 104
 564 – 10 x 4 = 564 – 40
 = 524
+ Học sinh cả làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài
 a) 123 x (42 – 40) = 123 x 2
 = 246
 (100 + 11) x 9 = 111 x 9
 = 999
 b) 72 : (2 x 4) = 72 : 8
 = 9
 64 : (8 :4 ) = 64 : 2
 = 32
Hs thi đua thực hiện giữa các nhóm
+ Hs đọc đề
+ Có 800 cái bánh
+ 4 cái bánh
+ 5 hộp
+ Có bao nhiêu thùng bánh?
+ Biết được mỗi thùng có bao nhiêu cái bánh
 Giải
 Số hộp bánh xếp được là:
 800 : 4 = 200 (hộp)
 Số thùng bánh xếp được là:
 200 : 5 = 40 (thùng)
 Đáp số: 40 thùng
IV. Củng cố, dặn dò:
+ Thầy vừa dạy bài gì?
+ Về nhà làm bài 2 dòng 2 và BT3 dòng 2 vào vở.
+ CBB: Hình chữ nhật.
+ Nhận xét chung.
Ngày dạy 10 tháng 13 năm 2009 .
Tuần : 17
Tiết : 84
HÌNH CHỮ NHẬT
A. MỤC TIÊU.	CKTKN: 63
Bước đầu nhận biết một số yêu tố ( đỉnh, cạnh, góc ) của hình chữ nhật.
Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( Theo yếu tố cạnh, góc ).
BT1,2,3,4
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số hình khác không là hình chữ nhật
Ê ke, thước đo chiều dài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 2 dòng 2 và BT3 dòng 2
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới
a. Giới thiệu hình chữ nhật
+ Giáo viên giới thiệu (hình đã vẽ sẵn trên bảng) đây là hcn ABCD
+ Y/c học sinh lấy êkê kiểm tra các góc của hcn
+ Y/c học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của hcn
+ Y/c học sinh so sánh đôï dài cạnh AB và CD
+ Y/c học sinh so sánh độ dài cạnh AD và BC
+ Giới thiệu: Hai cạnh AB và CD được coi là hai cạnh dài của hình chữ nhật và hai cạnh này bằng nhau. Hai cạnh AD và BC được coi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật và hai cạnh này cũng có độ dài bằng nhau
 Vậy hình chữ nhật ABCD có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau AD = BC AB = CD ;
+ Vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu học sinh nhận diện đâu là hình chữ nhật
+ Y/c học sinh nêu lại các đặc điểm của hình chữ nhật
 b, Luyện tập –thực hành
* Bài 1 HSY
+ 1học sinh nêu y/c
+ Y/c học sinh tự nhận biết hình chữ nhật sau đó dùng thước và ê ke kiểm tra lại
+ Hình chữ nhật là: MNPQ và RSTU các hình còn lại không phải là Hình chữ nhật
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
 * Bài 2
 + 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả
* Bài 3
+ 1 học sinh nêu y/c 
+ Y/c hai học sinh ngồi cạnh thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình sau đó gọi tên hình và đo độ dài các cạnh của mỗi hình
* Bài 4
+ 1 học sinh nêu y/c 
+ Y/c học sinh suy nghĩ và tự làm bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ 4 học sinh lên bảng
+ Có 4góc cùng là góc vuông
+ Cạnh AB = CD
+ Cạnh AD = BC
+ Học sinh làm vào vở
+ AB = CD = 4 cm và AD = BC = 3 cm
+ MN = PQ = 5 cm và MQ = NP = 2 cm
+ Các hình chữ nhật là: ABMN; MNCD; ABCD.
+ Vẽ được các hình như sau
IV. Củng cố,dặn dò:
+ Thầy vừa dạy bài gì?
+ Hỏi lại học sinh về đặc điểm của hình chữ nhật trong bài
+ Y/c học sinh tìm các đồ dùng có dạng là hình chữ nhật (Mặt bàn, bảng đen, ô cửa sổ)
+ Về nhà làm bài lại.
+ CBB: Hình vuông
+ Nhận xét tiết học
Ngày dạy 11 tháng12 năm 2009 .
Tuần : 17
Tiết : 85
 HÌNH VUÔNG
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 63
Nhận biết một số yếu tố của hình vuông ( đỉnh, cạnh, góc ) của hình vuông.
Vẽ được hình vuông đơn giản.
BT1,2,3,4 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Một số mô hình về hình vuông
Thước thẳng , ê ke
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kỉêm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1.
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu hình vuông:
+ Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật,1 hình tam giác
+ Y/c học sinh đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông (theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc như thế nào ?)
+ Y/c học sinh dùng ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: hình vuông có 4 góc ở đỉnh đều là góc vuông
+ Y/c học sinh ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại
+ Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau 
+ Y/c học sinh suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông
+ Y/c học sinh tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật
b- Luyện tập-thực hành
* Bài 1:
+ 1 học sinh nêu y/c
+ Y/c học sinh làm bài 
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu y/c 
+ Y/c học sinh nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước sau đó làm bài
* Bài 3:
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh suy nghĩ và tự làm bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ Y/c học sinh vẽ hình trong SGK vào vở
+ 2 học sinh lên bảng
+ Học sinh tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ Giáo viên đưa ra 
+ Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều là góc vuông
+ Độ dài 4 cạnh bằng nhau
+ Khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền ...
+ Học sinh dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình,sau đó báo cáo kết quả cho Giáo viên. 
+ Hình ABCD là hình chữ nhật, không phải là hình vuông 
+ Hình MNPQ không phải là hình vuông vì các góc ở đỉnh không phải là góc vuông
+ Hình EGHI là hình vuông vì hình này có 4 góc ở đỉnh là 4 góc vuông, 4 cạnh của hình bằng nhau
+ Làm bài, báo cáo kết quả
+ Hình ABCD có độ dài cạnh là 3cm
+ Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4cm
+ Vẽ được các hình 
Nhận xét 
Hs làm vào vở
IV Củng cố, dặn dò:
+ Thầy vừa dạy bài gì
+ Hỏi học sinh về đặc điểm của hình vuông 
+ Về nhà làm bài lại
+ Nhận xét tiết học
	DUYỆT
	TỔ TRƯỞNG	BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc