Giáo án VNEN Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017

TẬP ĐỌC: KÉO CO

I. MỤC TIÊU:- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co với giọng sôi nổi, hào hứng.

- Hiểu nội dung chính: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta, cần được giữ gìn, phát huy.

- Giáo dục các em tìm hiểu về các phong tục, tập quán ở địa phương.

ii. §å dïng d¹y häc - Bảng phụ ghi những câu dài cần luyện đọc

III. HOẠT ĐỘNG HỌC:

B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Khởi động

 Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức trò chơi

 Việc 2 : Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài đọc

 - Nhóm 2 em cùng quan sát tranh mnh họa bài đọc và trao đổi nội dung tranh

 Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát bức tranh.

 .B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

HĐ 1. Luyện đọc

 Nghe 1 bạn đọc toàn bài. Lớp đọc thầm bài

 Việc 1:Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc nối tiếp 3 đoạn ( giúp đỡ các bạn đọc sai, sót tiếng )

 - Luyện đọc ngắt nghỉ đúng ở những câu dài trên bảng phụ. Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng.

 Việc 2: Đọc và hiểu nghĩa từ chú giải.

 Giáp: Đơn vị dân cư dưới cấp thôn nghày xưa.

 Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.

 Việc 4: Nghe GV đọc mẫu lại toàn bài.Giọng sôi nổi, hào hứng.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án VNEN Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU :
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phận loại một số trò chơi quen thuộc (BT1) tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ, có ý nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2) , bước đầu biết sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ ở BT2trong tình huống cụ thể (BT3 )
- HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ.
- Giáo dục hs ý thức lựa chọn những trò chơi bổ ích, phù hợp với lứa tuổi.
 ii. §å dïng d¹y häc: Bảng nhóm kẻ săn BT1 và BT 2
 III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
 - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp nêu tên một số đồ chơi và trò chơi
 - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Viết vào bảng phân loại: Xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong bảng:
 Nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, dá cầu.
 - Đọc y/c BT, suy nghĩ và thảo luận cùng bạn
 Chia sẻ trong nhóm, thư kí viết vào bảng .
- Việc 1: Huy động kết quả trên bảng nhóm
 Việc 2: Lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải.
 Trò chơi rèn luyện sức mạnh: Kéo co, vật
 Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu
 Trò chơi rèn luyện trí tuệ: cờ tướng, ô ăn quan, xếp hình
 Bài tập 2: Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa trong bảng
- Đọc yêu cầu BT, tự làm vào vở BT. 1 Hs làm trên bảng nhóm
- Em trao đổi với bạn bài làm của mình.
 - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả 
 - HS nhẩm đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
 Bài tập 3: Chọn thành ngữ, tục ngữ ở BT 2 để khuyên bạn: (BT3)
 + GV nhắc HS: Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ.
 Có tình huống dùng 1-2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn. 
 Việc 1: Cá nhân tự đọc nội dung BT
 Việc 2: Trao đổi với bạn trong nhóm..
 Huy động kết quả: HS nối tiếp trình bày trước lớp.Nghe cô giáo nhận xét
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 Em cùng người thân trao đổi về ý nghĩa các thành ngữ, tục ngữ em đã học. 
TẬP ĐỌC TRONG QUÁN ĂN “ BA CÁ BỐNG”
I.MỤC TIÊU : - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la , Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, im thin thít, Các-lô, A-li-xa, A-di-li-ô và ác từ: im thin thít, đoạt), bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hảm hại mình.
- Giáo dục HS biết ứng xư thông minh, nhanh nhẹn
ii. §å dïng d¹y häc: - Tranh minh họa bài học ở sgk
 - Bảng phụ viết hướng dẫn luyện đọc 
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
 Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Kéo co
 Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
 Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
 Quan sát tranh minh họa
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài; ( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm tên riêng nước ngoài và từ khó 
Việc 2: Đọc và hiểu ngĩa từ chú giải, nghe Gv giải thích thêm một số từ khó 
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm đọc trước lớp , cả lớp trao đổi, nhận xét, 
 - Nghe cô giáo đọc diễn cảm toàn bài.Giọng khá nhanh, bất ngờ, hấp dẫn; đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật
HĐ 2. Tìm hiểu bài 
 Mỗi bạn tự đọc thầm từng đoạn và trả lời lần lượt các câu hỏi ở cuối bài .
 Việc 1: NT điều hành các bạn đọc từng đoạn và trình bày câu trả lời . 
 Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. Nghe cô giáo chốt lại các câu trả lời đúng.
 Việc 3:Thảo luận nêu nội dung bài học. Nghe GV nhận xét, bổ sung thêm.
 Nội dung: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hảm hại mình.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm 
- Nghe cô giáo Hd luyện đọc diễn cảm
Việc 1: 4 HS đọc truyện theo cách phân vai.( người dẫn chuyện; ba-ra-ba; Bu-ra-ti-nô; Cáo A-li-xa )
Việc 2:. HS luyện đọc phân vai theo nhóm một đoạn: Cáo lễ phép ngã mũ chào rồi nói......nhanh như mũi tên
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà đọc lại bài cho người thân nghe.
TOÁN: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I.MỤC TIÊU :
- HS biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trường hợp thương có chữ số 0.
- Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có hai chữ số.
HS cả lớp hoàn thành bài 1 (dòng1, 2). 
- Giáo dục Hs yêu thích môn học, tự giác học tập 
ii. §å dïng d¹y häc - Bảng bìa
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban HT tổ chức trò chơi học tập 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: 1.Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị
 9450 : 35
 - Hướng dẫn HS thực hiện: Đặt tính và tính; 
 Chia theo thứ tự từ trái sang phải
 * Lần 1: 94 chia 35 được 2. 2 nhân 5 bàng 10, 14 trừ 10 bằng 4 viết 4 nhớ 1.
 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7; 9 trừ 7 bằng 2, viết 2
 * Lần 2: Hạ 5, được 245, 245 chia 35 được 7, viết 7; 7 nhân 5 bằng 35, 35 trừ 35 bằng 0, viết 0 nhớ 3; 7 nhân 3 bằng 21, thêm 3 bằng 24; 24 trừ 24 bằng 0, viết 0.
 * Lần 3: Hạ 0; 0 chia 35 được 0, viết 0; 0 nhân 35 bằng 0; 0 trừ 0 bằng 0
 Thảo luận, thực hiện phép chia trong nhóm, nhắc lại cách chia.
 2. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục. 2448 : 24
 a. Đặt tính
 b. Tính từ trái sang phải.
 Cùng cô giáo thực hiện theo 3 lần chia. Lưu ý: Ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0; phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Bài 1( dòng 1;2)
 Đặt tính và tính: 8750 :35 23520 : 56 2996: 28 2420: 12
 Em cùng bạn thực hiện các phép chia.. 
- HS trình bày cách chia trước lớp và nêu kết quả của phép chia
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em chia sẻ với người thân về cách chia cho số có hai chữ số, thương có chữ số 0 và nhờ người thân hướng dẫn thêm.
Ôn Toán : ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Thực hiện được phép chia 2 số có tận cùng là chữ số 0;Thực hiện được phép chia cho số có 2 chữ số và vận dụng để tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân, tính giá trị biểu thức, giải bài toán có lời văn.
 - Vận dụng kiến thức để thực hành đúng, chính xác các bài tập * HS hoàn thành các BT 1; 2 (79) ; BT 3;5 (80) và BT 8 (81). HSG làm BT vận dụng nếu còn TG
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ, vở HD em tự ôn luyện Toán 4 – Tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
: *Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi Đóng vai theo ND Tr 78 sách HD em tự ôn luyện Toán.... Củng cố: Cách tính diện tích hình vuông.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1(Tr 79): 7 - 8’-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và nêu cách tính. 
- HĐKQ : Chốt kiến thức về cách tính phép chia 2 số có tận cùng là chữ số 0.
. Bài 2 ( Tr 79): 3-4’-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. 
* C cố: Cách đặt tính rồi tính chia cho số có 2 c/s.
Bài 3 ( Tr 80): 5-6’- Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. ( Thực hiện nếu còn thời gian)
* C cố: Cách Cách đặt tính rồi tính chia.
Bài 5 ( Tr 80): 5-6’- Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. 
*C cố: Chốt kiến thức về cách tìm thừa số chưa biết 
Bài 8 ( Tr 81): 7-8’-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và nêu cách giải BT. 
- HĐKQ : Chốt kiến thức về cách giải bài toán có lời văn.
* YC HS năng khiếu Toán làm thêm BT vận dụng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Chia sẻ với người thân một số BT vừa ôn luyện, HTBT trang 80,81,82.
Thứ tư, ngày 7 tháng 12 năm 2016
TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- HS cả lớp hoàn thành bài 1b.
- Giáo dục hs kiên trì - cẩn thận trong học tập.
*Điều chỉnh: Không làm bài tập cột a bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3 (trang 86).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng bìa.
 III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới:
- Việc 1: Quan sát GV viết các biểu thức lên bảng: 1944 : 162 = ?
- Việc 2: HS nêu cách đặt tính rồi tính
- Việc 3: Nghe GV hướng dẫn cách chia
a) Chia theo thứ tự từ phải sang trái:
1944 162 + 194 chia 162 được 1 viết 1
0324 213 - 1 nhân 2 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
 000 - 1 nhân 6 bằng 6, 9 trừ 6 bằng 3, viết 3
 - 1 nhân 1 bằng 1,1 trừ 1 bằng 0, viết 0
 + Hạ 4, được 324; 324 chia 162 được 2, viết 2
 - 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0, viết 0
 - 2 nhân 6 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0,viết 0
 - 2 nhân 1 bằng 2,thêm 1 bằng 3,3 trừ 3 bằng 0,viết 0.
b) 8469 : 241 = ?
- HS nghe GV hướng dẫn tương tự bài a
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Em thực hiện vào vở 
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
a) 2120 : 424 = 5
b) 1935 : 354 = 5 (dư 165)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
Em chia sẻ với người thân về cách chia cho số có ba chữ số, nhờ người thân hướng dẫn thêm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ
I. MỤC TIÊU
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể,( nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn ( BT1, mục III ).Biết đặt một vài câu kể để tả, trình bày ý kiến (BT2).
- Giáo dục HS sử dùng câu kể vào đúng mục đích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, VBTTV
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
Việc 1: Trưởng ban HT tổ chức trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức ở bài trước.
Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
 Bài 1: 
 Em tự đọc nội dung BT, suy nghĩ, làm vào VBT.
 Trao đổi với bạn về ý kiến của mình.
 - Đại diện nhóm trình bày: Câu được in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dáu chấm hỏi.
Bài 2. Một HS đọc nội dung BT2
 Em suy nghĩ và tự làm vào vở.
 Các nhóm thảo luận, trao đổi kết quả cho nhau nghe
 Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả:
- Nghe cô giáo chốt lại câu trả lời đúng: Các câu còn lại trong đoạn dùng để giới thiệu, miêu tả hoặc kể về một sự việc; cuối các câu trên có dấu chấm.Đó là các câu kể.
Bài 3: HS tự đọc bài tập
 - HS nối tiếp trình bày, nghe cô giáo chốt lại ý kiến đúng.
2.Ghi nhớ: 
- Em đọc ghi nhớ ở sgk
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?
 - Em tự đọc thầm các đoạn văn và trả lời câu hỏi trên
- Em cùng bạn trao đổi về câu trả lời
 - Đại diện HS trình bày trước lớp nội dung các câu vừa nêu.
Bài 2: Đặt một vài câu kể để:
 + Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.
 + Nói lên niềm vui của em khi được cô giáo khen.
 + Tả chiéc bút em đang dùng.
 Em tự đặt câu vào vở
 Trưởng ban HT cho các bạn trình bày trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Em chia sẻ với người thân bài học của mình.
Thứ năm, 8 tháng 12 năm 2016
HĐNGLL ATGT: BÀI 3 ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
- HS biết bxe đạp là nơi các phương tiện giao thông thô sơ dễ đi nhưng phải bảo đảm an toàn.
- HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể đi ra đường phố.
- Biết những qui định luật giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp trên đường.
- Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi trên đường,
Có ý thức thực hiện các qui định bảo đảm ATGT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: 2 xe đạp nhỏ,sơ đồ có vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các tuyến đường chính.
Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- Trưởng ban học tập tổ chức cho lớp trò chơi
- Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1. Lựa chọn xe đạp an toàn
 Việc 1: Nghe GV nêu các câu hỏi và trả lời cá nhân
- Ở lớp mình có ai đến trường bằng xe đạp?
- Chiếc xe đạp an toàn là chiếc xe như thế nào ?
- Bố mẹ mua xe ở đâu? 
- Cho HS liên hệ xem tranh ảnh.
 Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh
 Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm.
 Việc 4: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết qủa
GV chốt:Muốn bảo đảm an toàn trẻ em cần đi xe đạp nhỏ,xe phải tốt và có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là phanh ,đèn
HĐ2. Những qui định bảo đảm an toàn khi đi đường
 - Việc 1: Nghe GV quan sát tranh và sơ đồ nêu các câu hỏi và trả lời cá nhân:
- GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách đi xe đạp.
 Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh
 Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm
 Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?
HĐ3. Trò chơi giao thông
 - Việc 1: GV dùng sơ đồ treo bảng hoặc sa bàn giao thông:
- GV gọi HS nêu lần lượt các tình huống GV gợi ý:
- Khi phải vượt xe đỗ bên đường
- Khi phải đi qua vòng xuyến
- Khi đi từ trong ngõ ra
Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh
Việc 3: Thống nhất ý kiến trong nhóm
 Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Em chia sẻ với người thân về việc giữ an toàn khi đi xe đạp. 
TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào bài tập đọc Kéo co thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; 
- Biết giới thiệu một trò chơi ( hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và các hoạt động nổi bật. 
- Giáo dục học sinh trân trọng và có ý thức bảo tồn các trò chơi (lễ hội) ở địa phương mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ SGK; Bảng phụ ghi dàn ý của bài giới thiệu.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
 - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Đọc lại bài “Kéo co” và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu
 Việc 1: Em đọc lại bài Kéo co
 Việc 2: - Em cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của địa phương nào
 - Thuật lại các trò chơi được giới thiệu.
 Em cùng bạn bên cạnh trao đổi kết quả câu trả lời 
 Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một số HS thuật lại trò chơi, các HS khác nhận xét, bổ sung 
2. Hãy giới thiệu trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý trong phần mở bài cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội thú vị gì?
 Việc 1: Em đọc đề bài, lưu ý phần Chú ý trong bài
 Việc 2: Em viết ra giấy các đặc điểm nổi bật của trò chơi.
 Em cùng bạn bên cạnh giới thiệu cho nhau nghe về lễ hội ở quê hương mình. Chú ý sửa câu, từ cho bạn 
 Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một số HS giới thiệu, các bạn khác nhận xét bổ sung câu từ, diễn đạt.
 Việc 2: Một số HS có năng lực nổi trội đọc bài của mình cho các bạn tham khảo.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Giới thiệu cho người thân nghe về trò chơi hoặc lễ hội ở quê hương em.
TOÁN LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết chia cho số có ba chữ số.
- HS cả lớp hoàn thành bài 1a
- Giáo dục học sinh yêu thích môn toán.
*Điều chỉnh: Không làm cột b bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng bìa
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1a: Đặt tính rồi tính:
- Em thực hiện vào vở 
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
a) 708 : 354 = 2
b) 7552 : 236 = 32
c) 9060 : 453 = 20
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
Em cùng người thân cùng nhau làm bài 1b
¤LTV: ÔN TẬP
 I. MỤC TIÊU- §äc và hiểu bài Câu chuyện của hạt sương. Hiểu được các ước mơ của giọt sương, tình bạn của giọt sương và bông sen.
- Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr(dấu hỏi/ ngã); tìm được tên một số trò chơi, sử dụng được câu hỏi phù hợp với tình huống; Lập được dàn ý cho 1 bài văn tả một đồ vật em thích.- Gi¸o dôc häc sinh yªu thÝch môn học.
ii. §å dïng d¹y häc Bảng phụ; Sách “ Em tự ôn luyện TV4 – Tập 1”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động: 
 - Y/cầu HS thảo luận với bạn ND câu hỏi Tr 86 (TL em tự Ô L TV).
- HĐKQ; Gọi cá nhân trả lời câu 1. NX, bổ sung.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Luyện đọc và tìm hiểu: Câu chuyện của hạt sương.(10-12 phút)
Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài. Việc 2: Nhóm đôi thảo luận ND các câu hỏi Tr 87; 88. Việc 3: HĐ nhóm lớn: NT thống nhất KQ cử đại diện nêu trước lớp.
2/ BT3 (88): (5-6 phút) - Cá nhân làm bài, thảo luận nhóm đôi, nêu KQ, Lớp HĐKQ, chữa bài, GV chốt KT đúng... ( Thực hiện nếu còn thời gian)
Củng cố: Cách viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr, dấu hỏi/ngã.
3/ BT 4 (89): (7-8 phút) 
Việc 1: Cá nhân làm bài Tr 89. Việc 2: HĐ nhóm đôi: TL KQ 
Việc 3: -HĐ nhóm lớn: Thống nhất KQ, cử đại diện nêu ...
GV chốt: Tên các trò chơi kéo co, đá bóng, cướp cờ...
2. Vận dụng: BT 5,6( 90) (8- 9 phút) ( Thực hiện nếu còn thời gian)
- Hoạt động nhóm lớn: Cá nhân làm bài, nhóm đôi thảo luận để xây dựng dàn ý, Nhóm lớn thống nhất KQ, cử đại diện nêu trước lớp, cá nhân cùng chia sẻ dàn ý bài văn; GV chốt được dàn ý cho 1 bài văn tả một đồ vật em thích.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 Chia sẻ với người thân nội dung vừa ôn luyện, HTBT còn lại.
LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
 MÔNG- NGUYÊN
I.MỤC TIÊU:Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược quân Mông - Nguyên, thể hiện:
 + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần : tập trung vào các sự kiện như hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “ Sát Thát”và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
 + Tài thao lươc của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo ( thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành , khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành thắng lợi ; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.- Hình minh hoạ sgk, phóng to.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng trần quốc toản.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- HS viết tên bài vào vở
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
- Giới thiệu bài mới
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà trần. 
Việc 1: HS đọc thông tin SGK tõ đầu ...... “sát thát”.
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:
? Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà trần rất quyết tâm đánh giặc.
Việc 2: Cá nhân suy nghĩ trả lời.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận : Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông - Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
2. Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà trần và kết quả của cuộc kháng chiến. 
Việc 1: HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh SGK
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Vua tôi nhà Trần đã dung kế sách gì để đánh giặc?
? Việc cả ba lần vua tôi nhà trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào?
? Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nước ta?
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận.
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình.
3. Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản. 
Việc 1: HS đọc thông tin SGK .
- Làm việc theo cặp trả lời câu hỏi:
? Theo em vì sao nhân dân ta đạt được chiến thắng vẻ vang này?
? Tổ chức cho hs cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản.
Việc 2: Thảo luận suy nghĩ trả lời.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Kể những mẫu chuyện về Trần Quốc Toản cho gia đình nghe .
Thứ sáu, 9 tháng 12 năm 2016
TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ(TT)
I.MỤC TIÊU :- Học sinh biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số( chia hết, chia có dư).
- Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có ba chữ số.HS cả lớp hoàn thành bài 1.
- Giáo dục hs tính kiên trì, cẩn thận khi tính toán .
*Điều chỉnh:Không làm bài tập 2, bài tập 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới:
- Việc 1: Quan sát GV viết các biểu thức lên bảng: 41535 : 195 = ?
- Việc 2: HS nêu cách đặt tính rồi tính
- Việc 3: Nghe GV hướng dẫn cách chia
a) Chia theo thứ tự từ phải sang trái:
41535 195 + 415 chia 195 được 2 viết 2
0253 213 - 2 nhân 5 bằng 10, 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
 0585 - 2 nhân 9 bằng 18, thêm 1 bằng 19; 21 trừ 19 bằng 2, viết 2 nhớ 2
 000 - 2 nhân 1 bằng 2, thêm 2bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0.
 + Hạ 3, được 253; 253 chia 195 được 1, viết 1
 - 1 nhân 5 bằng 5, 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
 - 1 nhân 9 bằng 9,thêm 1 bằng 10,15 trừ 10 bằng 5,viết 5 nhớ 1.
 - 1 nhân 1 bằng 1,thêm 1 bằng 2,2 trừ 2 bằng 0,viết 0.
 + Hạ 5, được 585; 585 chia 195 được 3, viết 3
 - 3 nhân 5 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1
 - 3 nhân 9 bằng 27,thêm 1 bằng 28, 28 trừ 28 bằng 0,viết 0 nhớ 2.
 - 3 nhân 1 bằng 3,thêm 2 bằng 5, 5 trừ 5 bằng 0,viết 0.
b) 80120 : 245 = ?
- HS nghe GV hướng dẫn tương tự bài a
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Em thực hiện vào vở 
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
a) 62321 : 307 = 203 b) 81350 : 187 = 435 (dư 5)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em chia sẻ với người thân về cách chia cho số có ba chữ số và nhờ người thân hướng dãn thêm.
CHÍNH TẢ KÉO CO
I.MỤC TIÊU:
- HS Nghe -viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn. Làm đúng bài tập 2b. 
- Rèn kĩ năng nghe, viết chính tả.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở chính tả
III HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
* Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần_16.doc