Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Môn : Tự Nhiên & Xã Hội

Tuần 11 Tiết 22

THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ

 MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG

I. Mục tiêu :

- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.

- Hs khá giỏi : Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ : 2 bạn Quang và Hương( anh em họ) Quang và mẹ Hương ( cháu và cô ruột)

II. Đồ dùng dạy học :

- Gv : Các hình trong SGK trang 42, 43. Giấy khổ to, bút dạ.

- Hs : vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của GV Hoạt động của hs

A. Ổn định :

B. Kiểm tra bài cũ :

+ Tiết trước các em học bài gì?

+ Hãy giới thiệu về họ nội hoặc họ ngoại của em và nói rõ cách xưng hô của em đối với họ?

+ Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?

- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ

C. Bài mới :

1.Khám phá (giới thiệu bài) :

- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành phân tích mối quan hệ về họ hàng.

- Gv ghi tựa bài lên bảng

2. Kết nối :

* Hoạt động 1 : Làm việc với phiếu học tập.

+ Mục tiêu : Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.

+ Cách tiến hành :

- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ sgk

+ Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?

+ Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?

+ Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?

+ Những ai thuộc họ nội của Quang?

+ Những ai thuộc họ ngoại của Hương?

- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ : Đây là bức tranh vẽ một gia đình. Gia đình có 3 thế hệ đó là ông bà, bố mẹ, và các con. Ông bà có một con trai và một con gái, một con dâu và một con rể, có hai cháu ngoại là Hương và Hồng và hai cháu nội là Quang và Thủy.

3. Thực hành :

* Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ

+ Mục tiêu : Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.

+ Cách tiến hành :

- Gv giới thiệu sơ đồ gia đình sgk trang 43.

- Gọi hs lên bảng – lớp vẽ vào vỡ

- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ

- Yêu cầu hs giới thiệu về mối quan hệ trong gia đình

- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ

* Hoạt động 3 : Trò chơi xếp hình

+ Mục tiêu : Củng cố hiểu biết của hs về mối quan hệ họ hàng.

- Gv chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0

- Gọi hs thực hành xếp hình vào giấy A0

- Hết thời gian gọi hs trình bày kết quả

- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ

4. Vận dụng :

+ Theo sơ đồ gia đình của Quang có mấy thế hệ?

+ Những người thuộc họ nội và họ ngoại đối xử với nhau như thế nào?

- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – giáo dục hs

- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Gv nhận xét tiết học Hát vui

1 hs nêu tên bài

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs lắng nghe

Hs theo dõi

Hs nhắc tựa bài

Hs quan sát tranh

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs lắng nghe

Hs theo dõi

Thực hiện yêu cầu

Hs nhận xét

3 hs giới thiệu

Hs lắng nghe

Thực hiện yêu cầu

Hs trình bày

Hs nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs lắng nghe

 

docx 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giới thiệu sơ đồ gia đình sgk trang 43.
- Gọi hs lên bảng – lớp vẽ vào vỡ
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ
- Yêu cầu hs giới thiệu về mối quan hệ trong gia đình
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ
* Hoạt động 3 : Trò chơi xếp hình
+ Mục tiêu : Củng cố hiểu biết của hs về mối quan hệ họ hàng.
- Gv chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 
- Gọi hs thực hành xếp hình vào giấy A0
- Hết thời gian gọi hs trình bày kết quả
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ
4. Vận dụng : 
+ Theo sơ đồ gia đình của Quang có mấy thế hệ?
+ Những người thuộc họ nội và họ ngoại đối xử với nhau như thế nào?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs quan sát tranh
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
3 hs giới thiệu
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày 
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2015
Môn : Tự Nhiên & Xã Hội
Tuần 12 Tiết 23
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu : 
- Biết được những việc nên làm và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. 
- Biết cách xử lý khi cháy xảy ra.
- Giáo dục hs biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
- Hs khá giỏi : Nêu được một số thiệt hại khi cháy xảy ra.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin : Phân tích xử lý thông tin về các vụ cháy.
- Kỹ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ờ nhà.
+ Kỹ năng tự bảo vệ : Ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn; Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách..
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Quan sát
- Thảo luận, giải quyết vấn đề.
- Đóng vai.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Gv : Các hình trang 44, 45 sgk. Giấy khổ to, bút dạ. Một số mẫu tin trên báo các vụ hỏa hoạn đã gây ra.
- Hs : vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
+ Tiết trước các em học bài gì?
+ Họ nội gồm những ai? 
+ Họ ngoại gồm những ai? 
+ Những người thuộc họ nội và họ ngoại đối xử với nhau như thế nào?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ
C. Bài mới : 
1.Khám phá (giới thiệu bài) :
- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách phòng tránh tai nạn ở nhà qua bài "Phòng cháy khi ở nhà".
- Gv ghi tựa bài lên bảng 
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Làm việc với sgk và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
+ Mục tiêu : Xác định được một số vật dễ cháy và giải thích vì sao không được gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
+ Cách tiến hành :
- Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Yêu cầu hs quan sát hình 1, 3 sgk thảo luận gợi ý
+ Em bé tronh hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1 ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa và đống củi khô bị bốc lửa?
+ Theo bạn bếp lửa trong hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
- Bước 2 : Trình bày
- Yêu cầu hs trình bày kết quả 
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy.
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai
- Mục tiêu : Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đung nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận xa tầm tay trẻ em.
+ Cách tiến hành :
* Bước 1 : Động não
+ Cái gì có thể xảy ra bất ngờ ở nhà bạn?
+ Bước 2 : Thảo luận
- Yêu cầu hs thảo luận, tìm hiểu biện pháp khắc phục nguyên nhân gây cháy
+ Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy bật lửa, diêm vứt lung tung trong nhà mình?
+ Nhóm 2 : Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hoả,  nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố mẹ, người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu?.
+ Nhóm 3 : Bếp nhà bạn còn chưa gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói (h) làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, xếp lại cho ngăn nắp, chống cháy?.
+ Nhóm 4 : Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
+ Bước 2 : Trình bày 
- Yêu cầu hs trình bày kết quả thảo luận
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ: Cách tốt nhất để phòng cháy khi đang đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp, khi đang đun nấu phải trong coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng. 
* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi gọi cứu hỏa
- Mục tiêu : Hs phản ứng khi gặp trường hợp cháy
+ Cách tiến hành :
- Bước 1: Gv nêu tình huống cháy cụ thể. 
- Bước 2 : Hs thực hành báo động cháy.
- Bước 3 : Gv nhận xét hướng dẫn 1 số cách thoát hiểm khi gặp cháy. Cách gọi ĐT báo cháy 114.
4. Vận dụng : 
+ Hãy nêu cách đề phòng hỏa hoạn lúc ở nhà?
+ Khi bị hỏa hoạn ở nhà thì ta phải làm gì?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày kết quả
Hs lắng nghe
Hs trả lời-nhận xét
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2015
Môn : Tự Nhiên & Xã Hội
Tuần 12 Tiết 24 + 25
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I. Mục tiêu : 
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của hs khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá. 
- Nêu được trách nhiệm của hs khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Hs khá giỏi : Biết tham gia tổ chức các hoạt động đạt được kết quả tốt.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Kỹ năng hợp tác : Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém. 
- Kỹ năng giáo tiếp : bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẽ với người khác.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình bày ỳ kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm 
- Quan sát.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Gv : Các hình trong sgk/ 46, 47. Giấy khổ to, bút dạ. Tranh minh họa bài học.
- Hs : vở bài tập. 
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
+ Tiết trước các em học bài gì?
+ Hãy nêu những vật dễ gây cháy có trong gia đình bạn?
+ Cần làm gì để phòng cháy khi đun nấu?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ
C. Bài mới : 
1.Khám phá (giới thiệu bài) :
- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ kể tên một số hoạt động mà em đã học ở lớp.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp
- Mục tiêu : Hs biết được một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học. Biết mốiquan hệ giữa Gv - Hs trong từng hoạt động học tập.
- Cách tiến hành :
- Bước 1 : Trả lời câu hỏi 
- Yêu cầu hs quan sát hình sgk
+ Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học?
+ Trong từng hoạt động đó em làm gì? Gv làm gì?
- Bước 2 : Hs lên chỉ vào từng tranh và hỏi đáp trước lớp.
+ Hình 1 : Hs quan sát hoa hồng trong giờ TNXH.
+ Hình 2 : Kể chuyện theo tranh giờ Tiếng Việt.
+ Hình 3 : Thảo luận nhóm trong giờ Đạo đức.
+ Hình 4 : Trình bày sản phẩm trong giờ Thủ công.
+ Hình 5 : Làm việc cá nhân trong giờ Toán
+ Hình 6 : Tập thể dục
- Bước 3 : Liên hệ thực tế bản thân
- Yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em có thích học trong nhóm không?
+ Em thường làm gì khi học nhóm?
+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ: Ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn.Tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn.
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Làm việc theo tổ học tập.
- Mục tiêu : Hs kể tên một số môn học được học ở trường. Biết nhận xét thái độ học tập và kết quả học tập của bản thân, của một số bạn. Biết hợp tác và chia sẽ với bạn.
+ Cách tiến hành :
* Bước 1 : Thảo luận 
- Yêu cầu hs thảo luận theo gợi ý 
+ Ở trường, công việc chính của HS là làm gì?
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường. 
+ Kể tên những môn học mình thường được điểm tốt hoặc điểm kém và nêu lí do.
+ Nói tên môn học mình thích nhất và giải thích tại sao?
+ Kể tên những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập.
+ Bước 2 : Trình bày
- Yêu cầu hs đại diện hs báo cáo kết quả 
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ
* Hoạt động 3 : Quan sát theo cặp
- Mục tiêu : Hoạt động ngoài giờ lên lớp của hs tiểu học. Biết một số điểm cần chú ý khi tham gia vào hoạt động đó.
- Cách tiến hành :
- Bước 1 : Quan sát
- Yêu cầu hs quan sát hình 48 ; 49
- Bước 2 : Hỏi đáp theo cặp
- Yêu cầu hs hỏi và trả lời trước lớp theo cặp. 
+ Bạn cho biết H1 thể hiện hoạt động gì?
+ Hoạt động này diễn ra ở đâu?
+ Bạn có nhận xét gì về thái độ ý thức kỉ luật của các bạn trong lớp mình?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ: Hoạt động ngoài giờ lên lớp vủa hs tiểu học bao gồm vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia đình thương binh liệt sĩ.
* Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm
- Mục tiêu : Giới thiệu các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường.
+ Cách tiến hành :
- Bước 1 : Thảo luận
- Gv phát phiếu học tập cho các nhóm
+ Yêu cầu hs trong nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập (Như SGV/73 ).
- Bước 2 : trình bày
+ Yêu cầu hs các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ : Hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần các em vui vẽ, cơ thể khỏe mạnh giúp các em nâng caovà mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp tăng cường tinh thần đồng đội, biết quan tâm giúp đở bạn bè
4. Vận dụng : 
- Gv liên hệ đến tình hình học tập của HS trong lớp, khen những em học chăm, biết giúp đỡ bạn. Động viên những em học còn kém, chưa chăm.
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs quan sát 
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2015
Môn : Tự Nhiên & Xã Hội
Tuần 13 Tiết 26
KHÔNG CHƠI TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. Mục tiêu : 
- Nhận biết được các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau ...
 - Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn. 
- Hs khá giỏi : Biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn : báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin : Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
- Kỹ năng làm chủ bản thân : Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Tranh luận.
- Thảo luận nhóm 
IV. Đồ dùng dạy học :
- Gv : Giấy khổ to, bút dạ. Tranh minh họa bài học.
- Hs : vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
+ Tiết trước các em học bài gì?
+ Hãy kể tên 1 số hoạt động ngoài giờ lên lớp do trường em tổ chức?
+ Nêu lợi ích của các hoạt động ngoài giờ lên lớp?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ
C. Bài mới : 
1.Khám phá (giới thiệu bài) :
- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu qua các trò chơi như thế nào là có lợi hay có hại đối với trẻ em.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp
- Mục tiêu : Hs biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẽ mạnh khỏe và an toàn. Nhận biết trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
- Cách tiến hành :
- Bước 1 : Gv hướng dẫn
- Gv hướng dẫn hs quan sát hình 50 ; 51. Sau đó hỏi và trả lời với bạn. Ví dụ :
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi nguy hiểm có trong tranh?
+ Điều gì xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh làm gì?
- Bước 2 : Thực hành hỏi đáp
- Yêu cầu hs hỏi và trả lời trước lớp theo cặp.
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ : Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi 1 số trò chơi nhưng không nên chơi quá sức và không chơi những trò chơi nguy hiểm như bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau ...
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- Mục tiêu : Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để tránh nguy hiểm khi ở trường..
+ Cách tiến hành :
 - Bước 1 : Yêu cầu hs lần lượt kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ chơi. Thư kí ghi lại các trò chơi bạn nêu.
- Bước 2 : Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Gv phân tích mức độ nguy hiểm của 1 số trò chơi có hại :
+ Chơi bắn súng dể bắn vào đầu, vào mắt người khác.
+ Đá bóng trong giờ ra chơi dể gây mệt mõi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau.
+ Leo trèo có thể ngã, gãy tay, gãy chân.
+ Đấu vỏ, đấu kiếm với nhau lỡ tay chảy máu cam.
4. Vận dụng : 
+ Khi thấy bạn chơi những trò chơi có hại em cần làm gì?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày 
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2015
Môn : Tự Nhiên & Xã Hội
Tuần 14 Tiết 27 
TỈNH (THÀNH PHỐ) 
NƠI BẠN ĐANG SỐNG
Tiết 1
I. Mục tiêu : 
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá giáo dục, y tế ở địa phương. 
- Hs khá giỏi : Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. 
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin : Quan sát tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
- Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Quan sát thực tế.
- Đóng vai.
- Trình báy ý kiến cá nhân 
IV. Đồ dùng dạy học :
- Gv : Giấy khổ to, bút da, phiếu học tậpï. Tranh minh họa bài học.
- Hs : vở bài tập.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
+ Tiết trước các em học bài gì?
+ Em thường chơi những trò chơi nào trong giờ ra chơi ?
+ Kể tên 1 số trò chơi nguy hiểm mà ta cần tránh?
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ
3. Bài mới : 
1.Khám phá (giới thiệu bài) :
- Gv giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tên các cơ quan hành chính, văn hóa giáo dục, y tế và nhiệm vụ của từng cơ quan đó.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối :
* Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: Nhận biết được 1 số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
+ Cách tiến hành:
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Gv chia lớp thành các nhóm 4.
- Yêu cầu hs quan sát hình 52, 53, 54 và nêu nội dung 
- Gv gợi ý : Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế các tỉnh có trong các hình.
+ Bước 2 : Trình bày
- Yêu cầu hs trình bày (1 hs kể tên vài cơ quan có trong hình)
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ: Ở mỗi tỉnh thành phố đều có rất nhiều cơ quan, công sở. Đó là các cơ quan hành chánh nhà nước như UBND, HĐND, trụ sở công an, cơ quan y tế như bệnh viện, GD, những khu vui chơi giả trí. 
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan
+ Mục tiêu : HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở nơi bạn đang sống.
+ Cách tiến hành:
+ Bước 1 : Thảo luận
- Yêu cầu hs thảo luận theo phiếu học tập sau :
Tên cơ quan
nhiệm vụ
1. Trụ sở UBND
a. Truyền phát thông tin rộng rãi đến nhân dân
2. Bệnh viện
b. Nơi vui chơi giải trí
3. Bưu điện
c. Trưng bày tư liệu lịch sử
4. Công viên
d. Trao đổi thông tin liên lạc
5. Trường học
đ. Sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người
6. Đài phát thanh
e. Nơi học tập của học sinh
7.Viện bảo tàng
f. Khám chữa bệnh cho nhận dân
8. Xí nghiệp
g. Đảm bảo duy trì trật tự an ninh
9. Trụ sở công an
h. Điều kiện hoạt động của tỉnh, thành pho
10. Chợ
i. Trao đổi buôn bán hàng hóa
+ Bước 2 : Báo cáo
- Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả 
1 = h, 2 = f, 3 = d, 4 = b, 5 = e, 6 = a, 7 = c, 8 = đ, 9 = g, 10 = i
- Gọi hs nhận xét – Gv nhận xét – hổ trợ: Ở thành phố nào cũng có UBND và các cơ quan hành chánh điều khiển mọi hoạt động chung, có cơ quan thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, nơi sản xuất mua bán. Các cơ quan đó cùng hoạt động để phục vụ con người không phân bi

Tài liệu đính kèm:

  • docxTNXH 11-14.docx