Tiết 3: TẬP ĐỌC: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
KNS: + Xác định giá trị.
+ Thể hiện sự cảm thông (bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những người dân bị bom nguyên tử sát hại).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài Lòng dân.
- Hãy nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 4 đoạn.
Đ1: Từ đầu . xuống Nhật Bản.
Đ2: Tiếp . phóng xạ nguyên tử.
Đ3: Tiếp . gấp được 644 con.
Đ4: Còn lại
+ Lần 1: Gọi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ Lần 2: Gọi HS đọc, giải nghĩa từ khó.
- Lặng lẽ là gì?
- Em hiểu thế nào là hòa bình?
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét HS làm việc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
+ Vì sao Xa - da - cô bị nhiễm phóng xạ?
+ Em hiểu thế nào là phóng xạ?
+ Bom nguyên tử là loại bom gì thế?
+ Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?
- Ý của đoạn 1, 2 là gì?
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ sau bao lâu Xa - da - cô mới mắc bệnh?
+ Lúc Xa - da - cô mới mắc bệnh, cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Vì sao Xa - da - cô tin như thế?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa - da - cô?
+ Nếu như em đứng trước tượng đài Xa - da - cô em sẽ nói gì?
- Phần còn lại của bài muốn nói lên điều gì?
- Hãy nêu nội dung chính của bài.
- Chốt lại và ghi bảng nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
* Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn và nêu giọng đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 từ “Khi Hi – rô – si – ma bị ném bom. nhưng Xa - da - cô chết khi em mới gấp được 644 con.”
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS tìm cho nhấn giọng ngắt nghỉ.
- Gọi HS đọc thể hiện.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc
- Nhận xét đánh giá HS.
3. Củng cố dặn dò
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
- Liên hệ việc Mĩ dải chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam và hậu quả của chất độc này.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn dò HS
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc bài
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm cho HS.
- 1 HS đọc chú giải.
+ Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó.
+ Im không có tiếng động.
+ Hòa bình: bình yên, không xung đột, không chiến tranh.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
+ Vì Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ.
+ Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gầp nhiều lần bon thường.
+ Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người chết do bị nhiễm phóng xạ.
- Hậu quả của 2 quả bom nguyên tử Mĩ ném xuống Nhật Bản.
+ 10 năm sau Xa - da - cô mới mắc bệnh.
+ Bằng cách ngày ngày gấp sếu bằng giấy vì em tin vào 1 truyền thuyết .
+ Vì em chỉ còn sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh, được sống như bao trẻ em khác.
+ Các bạn góp tiền xây dựng tượng đài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu
- Khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
- HS nêu nội dung chính của bài.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS lắng nghe, đánh dấu chỗ GV đọc nhấn giọng, ngắt giọng.
- Khi Hi – rô – si – ma bị ném bom,/ cô bé Xa - da - cô may mắn thoát nạn.// . nhưng Xa - da - cô chết khi em mới gấp được 644 con.//”
- 1 HS đọc thể hiện
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- - HS thi đọc, cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu nội dung bài.
- HS chú ý lắng nghe.
ghĩa trái ngược nhau. Những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ trái nghĩa. + Qua bài tập trên em cho biết thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ. Bài 2, 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo cặp để làm bài. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. + Trong câu tục ngữ chết vinh còn hơn sống nhục có những từ trái nghĩa nào? + Tại sao em lại cho đó là cặp từ trái nghĩa? + Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của nhân dân ta? - Kết luận: Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo sự tương phản trong câu. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái đối lập nhau. + Từ trái nghĩa có tác dụng gì? * Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS tìm các từ trái nghĩa minh hoạ cho ghi nhớ, GV ghi nhanh lên bảng. 3. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý chỉ cần gạch chân từ trái nghĩa. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng phụ. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý chỉ cần gạch chân từ trái nghĩa. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng phụ. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS trao đổi làm việc trong nhóm. + Phát bảng nhóm cho các nhóm. + Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với các từ: hoà bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn. - Gọi HS làm xong dán phiếu lên bảng và đọc phiếu. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV kết luận các từ đúng. - Gọi HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh - Yêu cầu HS viết các từ trái nghĩa vào vở. Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi về dùng từ, cách diễn đạt cho từng HS, đánh giá HS 4. Củng cố dặn dò + Thế nào là từ trái nghĩa? + Từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. - HS nhận xét, đọc các từ ngữ. - Lắng nghe, nhắc lại. - So sánh nghĩa các từ in đậm sau. - HS thảo luận làm bài theo cặp. - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Đúng với đạo lí, điều chính đáng, cao cả. + Phi nghĩa: Trái với đạo lí. + 2 từ chính nghĩa, phi nghĩa có nghĩa trái ngược nhau. - HS lắng nghe. - HS tiếp nối nhau trả lời: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau. VD: xa - gần. Xấu - đẹp - Tìm từ trái nghĩa nhau trong câu tục ngữ. - 2 HS ngồi cùng nhau trao đổi thảo luận để hoàn thành bài. + Từ trái nghĩa: chết/sống vinh/nhục + Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau. + Làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam: Thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ. - HS lắng nghe. - Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái đối lập nhau. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS tiếp nối nhau phát biểu. VD: Tươi - héo. Đen - trắng. Cao - thấp, sáng - tối... - Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ tục ngữ sau. - 1 HS làm trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét đúng/sai + đục/trong; rách/lành; đen/sáng; dở/hay. - Điền từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau. - 1 HS làm trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét đúng/sai a. Hẹp nhà rộng bụng b. Xấu người đẹp nết c. Trên kính dưới nhường. - Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau. - 2 bàn HS quay lại với nhau thành 1 nhóm, trao đổi thảo luận theo hướng dẫn của GV. - 1 nhóm báo cáo kết quả làm việc. - HS bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có. - 4 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc 1 từ. VD: Hòa bình: chiến tranh, xung đột, .. + Thương yêu: căm ghét, căm thù, ghét bỏ, thù địch... + Đoàn kết: chia rẽ, bè phái, xung khắc... + Giữ gìn: phá hoại, tàn phá, phá phách... - Đặt câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa ở BT3. - HS tự đặt câu và viết vào vở. - HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. VD: Mọi người đều yêu thích hòa bình, căm ghét chiến tranh. + Chúng ta nên thương yêu nhau, không nên thù ghét bất cứ ai. + Tập thể phải đoàn kết chống bè phái . + Chúng ta phải giữ gìn độc lập dân tộc, chống lại các thế lực phá hoại đất nước. - HS trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. Tiết 4: TẬP ĐỌC: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào . - Hiểu được nội dung, ý nghĩa : Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; học thuộc 1, 2 khổ thơ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Những con sếu bằng giấy và nêu nội dung chính của từng đoạn. - Nêu nội dung chính của bài - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề * Luyện đọc - Gọi HS toàn bài - Chia đoạn: 3 đoạn (mỗi khổ thơ là 1 đoạn). + Lần 1: Gọi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm cho HS. - Gọi HS đọc chú giải trong SGK. + Lần 2: Gọi HS đọc, giải nghĩa từ khó. - Em hiểu trái đất là gì? + Lần 3: Gọi HS đọc nối tiếp. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp - GV nhận xét HS làm việc. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài + Hình ảnh Trái đất có gì đẹp? - Nêu ý chính của đoạn 1? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 + Hai câu thơ "Màu hoa nào.... cũng thơm" ý nói gì? - Ý chính của đoạn 2 là gì? - Gọi HS đọc đoạn 3 + Chúng ta cần làm gì để giữ bình yên cho trái đất? + Hai câu thơ cuối bài ý nói gì? - Nêu ý chính của đoạn 3? - Bài thơ muốn nói với em điều gì? - Chốt nội dung, ghi bảng: Bài thơ là lời kêu gọi mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. * Đọc diễn cảm - Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ và nêu giọng đọc của đoạn đó. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 từ “Trái đất trẻ ...Cũng quý cũng thơm” . - GV đọc mẫu - Yêu cầu HS tìm chỗ nhấn giọng ngắt nghỉ. - Gọi HS đọc thể hiện. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc - nhận xét đánh giá từng HS. - Tổ chức cho HS học thuộc lòng theo cặp. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng tiếp nối. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng - GV nhận xét, đánh giá 3. Củng cố dặn dò - Gọi HS nêu nội dung của bài - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt. - Dặn dò HS. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - 1 HS đọc. - HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn + Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm - 1 HS đọc chú giải + Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó - Trái đất là địa cầu, thế giới mình đang ở. - HS đọc nối tiếp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc thành tiếng - Lắng nghe GV đọc mẫu. + Trái đất như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh có tiếng chim bồ câu, và những cánh chim hải âu vờn sóng biển. + Trái đất là của mọi người và rất đẹp - HS đọc thầm + Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng, nhưng đều thơm và đáng quý, giống như mọi người sống trên thế giới đều có quyền bình đẳng, tự do như nhau. + Mọi người sống trên thế giới đều có quyền bình đẳng, tự do như nhau. - 1 HS đọc, lớp theo dõi + Cùng nhau chống chiến tranh, xây dựng hoà bình. + Khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hoà bình. + Tất cả mọi người đều yêu chuộng hòa bình. - HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại. - 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS lắng nghe, đánh dấu chỗ GV đọc nhấn giọng, ngắt giọng. Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu Vàng,/ trắng,/ đen,.. dù da khác màu Ta là nụ/ là hoa của đất Gió đẫm hương thơm,/ nắng tô thắm Màu hoa nào cũng quý,/ cũng thơm Màu hoa nào cũng quý, /cũng thơm - 1 HS đọc thể hiện - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - HS thi đọc, cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc thuộc lòng cho nhau nghe. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp (đọc 2 vòng). - HS thi đọc thuộc lòng toàn bài, cả lớp theo dõi nhận xét. - HS nêu. - Lắng nghe. Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn) ----------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 20 tháng 09 năm 2017 Tiết 1: TOÁN: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tt) I. MỤC TIÊU - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này băng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc tìm tỉ số. - BTCL: 1. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm - Phiếu bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng chữa bài tập. - GV nhận xét lại, đánh giá. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề * Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. - Treo bảng phụ viết sẵn ví dụ. - Gọi HS đọc ví dụ, GV kẻ bảng. Số kg gạo ở mỗi bao 5kg 10kg 20kg Số bao gạo 20 bao 10 bao 5 bao - Nếu mỗi bao đựng được 5 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao? + Nếu mỗi bao đựng 10 kg gạo thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao ? + Khi số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao tăng từ 5 kg đến 10 kg thì số bao gạo như thế nào? + 5 kg gấp mấy lên thì được 10 kg? + 20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 10 bao gạo? + Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào? + Em có nhận xét gì về số ki lô gam gạo ở mỗi bao và số bao gạo? - Kết luận: Khi Số ki lô gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần. * Bài toán - Gọi HS đọc đề bài toán trước lớp. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi ta điều gì ? - GV tóm tắt lên bảng. 2 ngày: 12 người 4 ngày: .... người? - Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và tìm cách giải bài toán. - Cho HS nêu hướng giải của mình. - GV nhận xét cách mà HS đưa ra. * Giải bài toán bằng cách rút về đơn vị - Yêu cầu HS đọc lại đề bài, sau đó hỏi. + Biết mức làm của mỗi người như nhau, vậy nếu số người làm tăng thì số ngày sẽ thay đổi thế nào? + Biết đắp nền nhà trong 2 ngày thì cần 12 người, nếu muốn đắp xong 1 ngày thì cần bao nhiêu người? - Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán. - GV nhận xét phần trình bày lời giải của HS và kết luận: Bước tìm số người cần để đắp nền nhà trong 1 ngày là bước rút về đơn vị. * Giải bằng cách tìm tỉ số - Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ tỉ lệ giữa số người làm việc và số ngày làm xong nền nhà. - Gọi HS lên bảng giải (Nếu HS không giải được GV giới thiệu cho HS cách giải thứ hai trong SGK/21). Và giới thiệu bước thứ nhất là bước "tìm tỉ số". - Nhắc nhở HS có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách trên sao cho phù hợp. 3. Luyện tập thực hành Bài 1 - Gọi HS đọc bài toán, HS ghi tóm tắt lên bảng. Tóm tắt: 7 ngày: 10 người 5 ngày: .... người? + Bài toán này có thể giải theo cách nào? - Yêu cầu HS làm bài và chữa bài. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét chữa bài, củng cố cho HS cách giải bài toán áp dụng bước rút về đơn vị. - Chốt lại: Bài toán này không thể giải theo cách 2. Bài 2 - Gọi HS đọc bài toán, HS ghi tóm tắt lên bảng. Tóm tắt: 120 người: 20 ngày 150 người: .... ngày? + Bài toán này có thể giải theo cách nào? - Yêu cầu HS làm bài và chữa bài. - GV nhận xét chữa bài, củng cố cho HS cách giải bài toán áp dụng bước rút về đơn vị. Bài 3 - Gọi HS đọc bài toán - Gọi HS lên bảng tóm tắt - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và cách giải bài toán sử dụng bước tìm tỉ số. 4. Củng cố dặn dò - Loại toán mới và 2 cách giải. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. - HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp nghe bạn đọc, quan sát lên bảng. - Nếu mỗi bao đựng được 5 kg gạo thì số gạo đó chia hết cho 20 bao. - Nếu mỗi bao đựng được 10 kg thì số gạo đó chia hết cho 10 bao. + Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng từ 5kg đến 10kg thì số bao gạo giảm từ 20 xuống còn 10 bao. + 10 : 5 = 2, 5 kg gấp lên 2 thì được 10kg. + 20 : 10 = 2, 20 bao gạo giảm đi hai lần thì được 10 bao gạo. + Khi số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo giảm đi 2 lần. + Số ki lô gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần. - HS lần lượt nhắc lại. - 1 HS đọc đề toán trước lớp, lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - Bài toán cho ta biết làm xong nền nhà trong 2 ngày thì cần có 12 người. - Bài toán hỏi để làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người. - HS trao đổi thảo luận để tìm ra lời giải. - Một số HS trình bày cách của mình trước lớp. + Mức làm của mỗi người như nhau, khi tăng số người làm việc tăng thì số ngày sẽ giảm. - Nếu muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần 12 × 2 = 24 (người) - HS trình bày. - HS nhận xét Cách 1: Bài giải Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày cần số người là: 12 × 2 = 24 (người) Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là: 24 : 4 = 6 (người) Đáp số: 6 người - Khi tăng số người làm việc thì số ngày sẽ giảm. - 1 HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp làm bài vào vở ô li (hoặc lắng nghe GV hướng dẫn) Cách 2: Bài giải 4 ngày gấp 2 ngày số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là: 12 : 2 = 6 (người) Đáp số: 6 người - 1 HS đọc trước lớp - Cả lớp tóm tắt vào vở ô ly - Có thể giải theo cách rút về đơn vị. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng nhóm. - HS đọc, HS khác nhận xét. - 1 HS nhận xét, chữa bài. Bài giải Muốn xây xong trong 1 ngày cần số người là: 10 × 7 = 70 (người) Muốn xây xong trong 5 ngày cần số người là: 70 : 5 = 14 (người) Đáp số: 14 người - 1 HS đọc trước lớp. - Có thể giải theo cách rút về đơn vị. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng nhóm. - 1 HS nhận xét, chữa bài. Bài giải 1 người ăn hết chỗ gạo đó trong số ngày là: 120 × 20 = 2400 (ngày) Số gạo dự trữ đủ để cho 150 người ăn trong số ngày là: 2400 : 150 = 16 (ngày) Đáp số: 16 ngày - 1 HS đọc trước lớp. - 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán. Tóm tắt: 3 máy bơm: 4 giờ 6 máy bơm: ... giờ? - 2 HS ngồi cùng bàn tạo thành 1 cặp, trao đổi làm bài vào vở, 1 cặp HS làm bài vào bảng phụ. - Đại diện 2 cặp HS đọc bài, HS nhận xét, chữa bài. - 1 HS nhận xét, chữa bài. Bài giải 6 máy bơm gấp 3 máy bơm số lần là: 6: 3 = 2 (lần) Muốn hút hết nước trong 10 giờ cần số máy là: 4 : 2 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ - HS lắng nghe Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2, BT4. - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý) ; đặt câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5) - HS trên chuẩn thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Từ điển HS - Bài tập 1, 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa. + Thế nào là từ trái nghĩa? + Từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Nhận xét lại, đánh giá 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài: Chỉ gạch chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét kết luận lời giải đúng. a. ít - nhiều; b, chìm - nổi; c. nắng - mưa, trưa - tối; trẻ - già. + Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ trên như thế nào? (Nếu HS giải thích chưa đúng thì GV có thể giải thích cho HS hiểu). Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài: Chỉ viết thêm từ trái nghĩa vào chỗ chấm. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét kết luận lời giải đúng. a. lớn; b. trẻ; c. Dưới; d. Sống. Bài tập 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu HS làm bài: Chỉ viết thêm các từ trái nghĩa vào chỗ chấm để được các câu tục ngữ, thành ngữ. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét kết luận lời giải đúng. a. lớn; b. vụng; c. khuya. Bài tập 4 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Giao cho mỗi nhóm làm 1 phần. - Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng lớp, đọc các cặp thừ tìm được. Các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét kết luận các cặp từ đúng. - Yêu cầu HS viết vào vở các cặp từ trái nghĩa. Bài tập 5 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đặt câu. - Nhận xét sửa lỗi dùng từ cho HS và đánh giá HS. 3. Củng cố dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học - Dặn dò. - HS lên bảng đặt câu. - HS tiếp nối nhau trả lời. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - Tìm từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau. - 1 HS làm trên bảng lớp, lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT. - HS nhận xét đúng/sai - Theo dõi kết luận của GV và sửa lại bài mình. - Mỗi HS nói nghĩa của 1 câu, HS khác nhận xét bổ sung. + Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon + Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: Trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh. + Yêu trẻ, trẻ đến nhà...: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay nđến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già. - Điền vào chỗ chấm một từ trái nghĩa với từ in đậm. - 1 HS làm trên bảng lớp, lớp dùng bút chì viết từ trái nghĩa vào chỗ chấm trong VBT. - HS nhận xét đúng/sai - Theo dõi kết luận của GV và sửa lại bài mình. - Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống. - 1 HS làm trên bảng lớp, lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT. - HS nhận xét đúng/sai - Theo dõi kết luận của GV và sửa lại bài mình. - Tìm những từ trái nghĩa nhau. - 2 bàn quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi làm bài. - Từng nhóm nêu những từ mình tìm được. Các nhóm khác bổ sung. - HS theo dõi. - HS viết bài vào VBT. a, Tả hình dáng: cao/ thấp, to/bé, béo/gầy. b, Tả hành động: khóc/cười, đứng/ ngồi, lên/xuống c, Tả trạng thái: buồn / vui, sướng/ khổ, khoẻ/yếu d, Tả phẩm chất: tốt/xấu, hiền/dữ, khiêm tốn/kiêu căng... - Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở BT4. - HS nối tiếp đặt câu. + Nhà em có hai giống cau: một loại cao quả hơi dài, một loại thấp quả tròn. + Lan và Mai là chị em sinh đôi mà Lan thì mập còn Mai thì gầy. - HS nhận xét. - Lắng nghe. Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU - Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đử 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường. - Dựa vào dàn ý viết một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp những chi tiết hợp lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả cơn mưa. - Nhận xét lại, đánh giá. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và các lưu ý trong SGK. - Nêu câu hỏi giúp HS xác định các việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý. + Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì? + Thời gian em quan sát vào lúc nào? + Em tả những phần nào của cảnh trường? + Tình cảm của em đối với mái trường? - Yêu cầu tự lập dàn ý. - Gọi HS nhận xét dàn ý lập trên bảng phụ. 1. Mở bài - Trường em mang tên ... Tiểu học Cư Pui 1. - Ngôi trường mới khang trang, ... 2. Thân bài: Tả từng phần của trường - Nhìn từ xa: ngôi trường khang trang với rất nhiều cây xanh. - Tường được sơn màu vàng sang trọng. - Cổng trường sơn màu vàng. - Sân trường pê tông. - Lớp học sạch sẽ thoáng mát, có đèn điện có quạt trần... bàn ghế được kê ngay ngắn gọn gàng. - Phòng đội trang hoàng rất đẹp. - Thư viện có nhiều sách báo truyện. - Vườn trường có nhiều hoa... 3. Kết bài: Tình cảm của em với ngôi trường - Nhận xét chốt lại Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. + Em chọn đoạn văn nào để tả? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày. Lớp nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. Sửa chữa bổ sung cho HS về cách dùng từ, quan sát, miêu tả. - Nhận xét chung. - GV đọc 1 số đoạn văn mẫu để HS học tập. 3. Củng cố dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. - HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn, lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại. - 1 HS đọc - Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình. + Ngôi trường của em. + Buổi sáng/ trước buổi học/ sau giờ tan học. + Tả các cảnh: sân trường, lớp học, vườn trường, hoạt động của các bạn,... + Em rất yêu quý và tự hào. - 1 HS khá viết vào bảng phụ, lớp viết vào VBT. - HS nhận xét, bổ sung thành dàn ý hoàn chỉnh. - Chọn viết một đoạn theo dàn ý trên. - Nối tiếp nhau phát biểu: + Em tả sân trường + Em tả lớp học - Lớp làm VBT. - Đọc bài, nhận xét chữa bài VD: Thẳng cổng vào là sân trường, không rộng lắm nhưng đây là thiên đường của chúng em sau mỗi giừo học. Giữa sân trường cây bàng toả bóng xanh mát. Góc sân trước cửa lớp 4 là cây phượng thắp lưả hồng rực một khoảng trời. Mảng sân rộng với những viên gạch đỏ xếp hình ô bàn cờ thật đẹp. Chúng em thường chơi trò chơi hay đọc báo ở sân trường. - HS chú ý theo dõi để học tập. - HS lắng nghe Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (t2) I. MỤC TIÊU - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Biết ra quyết định và kiên quyết bảo vệ ý kiến đúng của mình. KNS: + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói và hành động; khi làm điều gì sai biết nhận và sửa chữa). + Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân. + Kĩ năng tư duy, phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác). Giáo dục biển – hải đảo: Có trách nhiệm về những hành động và việc làm của mình về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển, hải đảo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu bài tập (hoạt động 2 - tiết 2) - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS. - GV nhận xét. 2. Bài mới - Giới thiệu bài, ghi đề Hoạt động 1: Làm bài tập 1 – SGK Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. Cách tiến hành - Yêu cầu HS làm việc theo cặp (3”) - Mời đại diện một số cặp trình bày. - Kết luận: a, b, d, g là nhữ
Tài liệu đính kèm: