Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016

TIẾNG VIỆT *

ÔN:TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. MỤC TIÊU.

- Củng cố kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa.Thấy được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.

- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.

- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các từ đồng nghĩa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1. Kiểm tra bài cũ.

- Thế nào là từ đồng nghĩa?

- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho VD

2. Bài mới.

*Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học

* Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1.Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:

a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi!

b) Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

c) Đây suối Lê- nin, kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà.

-Y/c HS đọc kĩ đề và tự làm bài rồi chữa bài.

- HS giải thích vì sao những từ đó lại là từ đồng nghĩa.

Bài 2.Hãy tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:

a) chết,.

b) xe lửa,.

c) rộng,.

-Y/c HS xác định trọng tâm của đề, tìm nhiều từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho.

- HS tìm được 3 – 4 từ. HS tìm được nhiều hơn 4 từ.

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 798Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 (Buổi chiều) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2015
Tiếng Việt *
LĐ: Thư gửi các học sinh
 I. Mục tiêu:
 - Luyện đọc đúng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Hiểu được lời khuyên của Bác Hồ.
 - GD HS lòng yêu nước.
 II. Đồ dùng DạY HọC
 III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: 1HS đọc và nêu đại ý bài .
 2. Bài mới:
 a,Giới thiệu bài
 b,Nội dung:
 *Luyện đọc:
 - HS nối tiếp đọc đoạn
 -HS nêu giọng đọc của từng đoạn
 - GV uốn nắn nếu cần
 -HS luyện đọc đoạn
 -HS đọc diễn cảm từng đoạn.
 -HS nêu giọng đọc của từng đoạn.
 -GV củng cố nếu cần.
 - HS luyện đọc diễn cảm
 - Thi đọc
 - Bình chọn.
 * Luyện thêm: HS dựa vào nội dung bài đọc viết một đoạn văn tả cảnh ngày khai giảng ở trường em.
 - GV chấm, nhận xét.
3. Củng cố ,dặn dò:
- Nhận xét và củng cố giờ học
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt *
Ôn:Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu.
- Củng cố kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa.Thấy được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể. 
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các từ đồng nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho VD
2. Bài mới.
*Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi!
b) Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
c) Đây suối Lê- nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
-Y/c HS đọc kĩ đề và tự làm bài rồi chữa bài.
- HS giải thích vì sao những từ đó lại là từ đồng nghĩa.
Bài 2.Hãy tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:
a) chết,.............................................................................
b) xe lửa,..........................................................................
c) rộng,.............................................................................
-Y/c HS xác định trọng tâm của đề, tìm nhiều từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho.
- HS tìm được 3 – 4 từ. HS tìm được nhiều hơn 4 từ.
Bài 3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: bé bỏng, nhỏ con, bé con, nhỏ nhắn.
a) Còn .............. gì nữa mà nũng nịu.
b) .........lại đây chú bảo.
c) Thân hình ............
d) Người............. nhưng rất khỏe.
HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- HS điền xong giải thích vì sao em lại điền như vậy.
-Gv mời 1, 2 em đọc y/c của bài và làm bài , rồi chữa bài.
3.Củng cố.
- Các từ : bé bỏng, bé con, nhỏ con, nhỏ nhắn thuộc từ đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn ?. Vì sao? 
- Gv nhắc nhở HS ôn bài và làm bài tập. 
- GV nhận xét giờ học. 
Toán *
Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu.
- Củng cố lại một số tính chất cơ bản của phân số.
- HS ứng dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ-Nêu tính chất cơ bản của phân số.
- Nêu cách rút gọn phân số .
2. Bài mới.*Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
* HS tự làm BT VBT- GV chữa nếu cần
 * Bài luyện thêm:
Bài 1.Tìm 3 phân số : a) bằng phân số 
 b) Bằng phân số 
-Y/c HS đọc kĩ đề và tự làm bài rồi chữa bài.
- HS làm cả bài và nêu cách làm. HS tìm nhiều hơn 3 phân số.
- Củng cố lại cách tìm phân số bằng nhau.
Bài 2: Trong các phân số sau, phân số nào là phân số tối giản.
 ; ; ; ; .
-Y/c HS xác định trọng tâm của đề, thảo luận để tìm kết quả đúng.
- Thế nào là phân số tối giản? Lấy VD.
 Bài 3. Rút gọn các phân số sau.
 ; ; .
HS nêu yêu cầu của bài 
HS làm cả bài.
HS làm xong nêu cách làm nhanh nhất.
Bài 4. Quy đồng mẫu số các phân số sau;
a) và b) và c) và 
- Gv mời 1, 2 em đọc y/c của bài và làm bài, rồi chữa bài.
- HS nêu cách làm nhanh nhất ở phần c.
- Củng cố lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
3.Củng cố.
- Y/c HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.- Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.- GV nhận xét chung tiết học và dặn HS ôn bài.
Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2015
tiếng việt*
Ôn: Chính tả: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I. Mục tiêu.
- HS nghe viết chính xác, trình bày đẹp đoạn 1 bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Hiểu nội dung đoạn viết và nắm được cách trình bày bài văn.
- Giáo dục HS viết đúng chính tả,giữ gìn vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ.GV kiểm tra đồ dùng của hs.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
*HĐ1: GV hướng dẫn HS nghe- viết.
- GV đọc đoạn viết.
- Yêu cầu HS đọc thầm, nêu nội dung của bài 
- HS viết từ khó ra nháp, bảng lớp.
- GV lưu ý cho HS tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi, sửa lỗi.
- GV chấm chữa bài cho HS; nhận xét chung.
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV đưa bài tập trên BP.
Bài tập: Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
 Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
 Để (dải/ rải/giải) đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham ( ra/ da/gia) thí nghiệm và (rùng/dùng) một thiết bị theo (dõi , rõi, giõi) phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
- HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài. HS giải thích vì sao em lại điền như vậy.
- GV theo dõi, giúp HS phân biệt chính tả và sửa chữa.
-> Củng cố phân biệt r/d/gi.
3. Củng cố dặn dò.
- Nêu nội dung đoạn viết 
- GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương những em học tập tốt.
- Dặn HS luyện viết bài cho tốt.
Toán
Ôn So sánh hai phân số
I- Mục tiêu:
 - Hs biết so sánh 2 phân số khác mẫu của 2 phân số.
	- Rèn kỹ năng so sánh hai phân số, biết sắp xếp các phân số theo thứ tự lớn dần, nhỏ dần. 
	- Giáo dục sự sáng tạo toán học.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số làm như thế nào?
2. Giới thiệu bài mới:	
* Luyện tập.Bài 1: Xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
a) 
- HS làm việc cá nhân - Làm bài vào vở nháp 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh 
- 2 HS lên bảng làm 
- HS khác nhận xét – bổ sung 
* GV nhận xét – lưu ý các em các bước so sánh , xếp thư tự các phân số theo yêu cầu của đề bài. 
b) Tương tự ta có: 
- Muốn xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên ta phải làm gì? (Qui đồng mẫu số các phân số.)
Bài 2: 
GV nhắc HS chú ý khi so sánh hai phân số có cùng tử số theo cách thông thường ta qui đồng mẫu số . Khuyến khích HS nhận xét – so sánh ngay. 
a) So sánh các ps: 
* Tương tự ta có: và 
KL: Trong 2 phân số có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
Bài 3:
Mẹ có một số quả cam. Mẹ cho em số quả quýt đó, cho em số quả quýt đó. Hỏi ai được nhiều hơn.
IV- Củng cố dặn dò.
	- HS nêu lại cách só sánh 2 phân số cùng tử khác mẫu, quy đồng 2 phân số khác mẫu.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
Luyện viết
Bài 1: Người đi tìm hình của nước
i. mục tiêu 
- HS đọc chép đúng chính tả, đúng độ cao, khoảng cách, đúng kĩ thuật chữ đứng với dáng thanh đậm bài thơ " Người đi tìm hình của nước".
- Luyện viết, đẹp bài thơ " Người đi tìm hình của nước" theo hai kiểu chữ đứng, với chữ thanh đậm.
- HS có ý thức rèn vở sạch, viết chữ đẹp.
II.đồ dùng dạy học 
III.các hoạt động dạy học
A. Mở đầu 
- GV nêu mục đích của việc rèn vở sạch, viết chữ đẹp.
B.Bài mới 
1. Giới thiệu: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện viết:
a. Tìm hiểu cách viết đoạn văn:
- HS đọc bài thơ, GV cho HS tìm hiểu qua nội dung bài thơ.
- GV cho HS tìm những tiếng phải viết hoa (chữ cái đầu, Bác, Chế Lan Viên). GV nhắc lại cách viết hoa các con chữ này.
- GV cho HS nêu độ cao của các con chữ và khoảng cách của các chữ.
- HS nhắc lại kĩ thuật viết chữ đứng.
- GV nhắc lại kĩ thuật viết nét thanh, nét đậm.
b. HS luyện viết vào vở.
- GV nhắc HS tư thế ngồi, tư thế cầm bút
- HS tự nhìn chép bài thơ. 
- GV bao quát chung.
c. GV thu chấm:
- GV chấm và nhận xét, góp ý cho từng HS.
C. Củng cố, dặn dò 
- GV củng cố ngắn gọn kĩ thuật viết chữ đứng, kĩ thuật viết nét thanh, nét đậm.
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.CHIEU.LOP 5.doc