Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH Quang phú - Tuần 34 năm 2007

I/ Mục tiêu

 Học sinh đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh , lễ phép. Luyện đọc ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.

 Ôn các vần inh, uynh; tìm được tiếng nói được câu chứa tiếng có vần inh, uynh.

 Hiểu được nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác.

II /Chuẩn bị:

 Giáo viên : Bảng phụ, Học sinh : Sách giáo khoa .

III /Hoạt động dạy và học chủ yếu :

1/ Ổn định lớp :

2/ Kiểm tra bài cũ : Đọc và trả lời câu hỏi (Vương, Thư, Vy)

 Hỏi :Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu , ai đã chạy tới giúp ? ( Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói . Nhưng họ chẳng thấy sói đâu)

 Hỏi :Khi sói đến thật , chú kêu cứu , có ai đến giúp không ? Sự việc kết thúc thế nào ? (Không ai đến giúp.kết cục bầy cừu bị sói ăn thịt)

 Hỏi :Tìm tiếng trong bài có vần it ?( thịt )

 

doc 20 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Trường TH Quang phú - Tuần 34 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh đọc các từ inh, uynh, bình minh , phụ huynh . ia, uya, tia chớp, đêm khuya.
- Giáo viên giảng từ 
-Cho học sinh quan sát các vần và từ ứng dụng trên bảng phụ . 
- phân tích các và từ ứng dụng, nêu cách viết . 
-Cho học sinh tập viết bảng con.
*Nghỉ giữa tiết: 
*Hoạt động 3: Thực hành (13 phút)
-Quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, tô và viết bài vào vở. 
Quan sát chữ X,Y hoa trên bảng phụ. 
Viết trên bìa cứng.
 Lên gắn trên bảng lớp chữ X,Y viết hoa.
Đọc cá nhân , lớp.
Quan sát từ và vần.
inh : i + n + h ; uynh : u + y + n + h
bình minh : bình + minh ; 
Viết các vần và từ vào bảng con.
Hát múa.
Lấy vở tập viết
Đọc bài trong vở.
Tập tô các chữ hoa X
Tập viết các vần, các từ.
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét
v Hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết.
v Cho học sinh xem một số bài viết đẹp để cả lớp học tập.
5/ Dặn dò: v Tập viết bài ở nhà.
–&—
NỘI DUNG TỰ CHỌN : CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
I/ Mục tiêu :
v Củng cố cho học sinh khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
v Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
v Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, chân thành khi giao tiếp . Quý trọng những người biết cảm ơn, xin lỗi.
II/ Chuẩn bị : 
v Giáo viên : Các tình huống 
v Học sinh : Vở bài tập đạo đức .
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ : 
v Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3/ Dạy học bài mới :
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài : Nội dung tự chọn : Cảm ơn và xin lỗi .
*Hoạt động 1: Giáo viên nêu các tình huống : 
- Hoa được Lan cho mượn bút màu trong giờ học vẽ. Nếu em là hoa em sẽ nói gì?
- Hà sơ ý dẫm lên chân Lan, nếu em là Hà em sẽ nói gì? 
- Trong giờ Tập đọc Mai quên sách Tiếng Việt, Thu đã cho Mai cùng xem sách với mình . Theo em, Mai sẽ nói gì với Thu?
-Cô giáo chấm điềm vở bài tập cho Hoa. Khi cô trả vở cho Hoa, Hoa sẽ làm gì ?
- Trong giờ học toán các bạn đang chú ý vào làm bài Hùng bỗng hát rất to, cô giáo phải nhắc nhở Hùng. Nếu em là Hùng em sẽ nói gì? 
* Nghỉ giữa tiết : 
* Hoạt động 2 : Đóng vai .
- Giáo viên nêu tình huống: Cả lớp đã vào học. Ngọc Đi học trễ. Cô giáo nhắc nhở Ngọc. Ngọc xin lỗi cô và hứa sửa chữa.
- Gọi các nhóm trình bày. 
Cá nhân nhắc đề.
Học sinh nêu cách giải quyết.
-Nếu em là hoa em sẽ nói lời cảm ơn: Tớ cảm ơn bạn.
-Nếu em là Hà em sẽ nói lời xin lỗi: Tớ xin lỗi bạn .
- Mai sẽ nói: Cảm ơn Thu .
- Hoa nhận bằng 2 tay và nói: Em cảm ơn cô.
- Hùng hứa ngồi trật tự làm bài và nói: Em xin lỗi cô. 
Múa hát
Các nhóm thảo luận, đóng vai.
Các nhóm trình bày, Lớp nhận xét.
4/ Củng cố :
v Hỏi : Cần nói cảm ơn khi nào ? Cần nói xin lỗi khi nào ?
5/ Dặn dò : 
v Thực hiện như đã học.
CHÍNH TẢ
BÁC ĐƯA THƯ
I/ Mục tiêu:
v Học sinh nghe , viết đoạn “ Bác đưa thư .mồ hôi nhễ nhại “ .trong bài tập đọc “ Bác đưa thư “
v Điền đúng vần inh hay uynh , chữ c hay k .
v Giáo dục học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Bảng phụ.
v Học sinh: Vở, bảng con, bút...
III /Họat động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: ( Phi , Thắng, Vũ, Yến )
v Chấm vở của những học sinh phải về chép lại bài. 
v Gọi học sinh lên bảng làm bài tập. 
a/ Điền vần : ăn hay ăng ? 
 Bé ngắm trăng . 
 Mẹ mang chăn ra phơi nắng .
b/ Điền chữ : ng hay ngh ? 
 Ngỗng đi trong ngõ . 
 Nghé nghe mẹ gọi .
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Bác đưa thư 
*Hoạt động 1: Viết chính tả (20 phút)
-Viết bảng phụ đoạn “ Bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại ” 
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó.
- Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Luyện viết từ khó.
- Hướng dẫn viết vào vở: Đọc từng câu.
- Hướng dẫn học sinh sửa bài: Đọc từng câu
- Sửa lỗi sai phổ biến (nếu có)
*Nghỉ giữa tiết : 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (5 phút)
1/ Điền vần inh hay uynh : 
2/ Điền chữ c hay k : ú mèo , dòng ênh
Cá nhân
1 em đọc bài.
mừng quýnh, thật nhanh , khoe, nhễ nhại .
Đọc cá nhân, lớp.
Viết bảng con.
Nghe và nhìn bảng viết từng câu.
Soát và sửa bài. Sửa ghi ra lề vở.
Hát múa.
Thảo luận nhóm. Trình bày miệng. Làm bài vào vở Thi đua sửa bài theo nhóm.
bình hoa, khuỳnh tay .
cú mèo , dòng kênh 
4/ Củng cố:
v Thu chấm, nhận xét.
5/ Dặn dò:v Luyện viết ở nhà.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I/ Mục tiêu:
vGiúp học sinh củng cố về thực hiện phép cộng và phép trừ các số trong phạm vi 100(không nhớ).
vThực hành xem giờ đúng(trên mặt đồng hồ).
vGiải bài toán có lời văn.
II/ Chuẩn bị:
vGiáo viên : Mặt đồng hồ.
vHọc sinh : Sách giáo khoa, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:Chấm vở bài tập. 
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
* Giớùi thiệu bài : Ôn tập
-Nêu yêu cầu bài tập sách giáo khoa.
-Bài 1: (5phút) Nêu yêu cầu và tự làm bài
Theo dõi, nhắc nhở.
-Bài 2: (4 phút) Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Theo dõi, nhắc nhở.
*Nghỉ giữa tiết:
-Bài 3: (6 phút) Yêu cầu học sinh đọc đề và làm bài vào vở.
Theo dõi, nhắc nhở.
-Bài 4: (7 phút) Yêu cầu học sinh đọc đề, tóm tắt đề và giải toán.
-Bài 5: (3 phút) Yêu cầu xem giờ trên mặt đồng hồ và ghi số chỉ giờ đúng.
Nhắc đề: cá nhân
HS làm bài vào SGK và vở
Tính nhẩm:
60 + 20 = 80; 70 + 10 = 80; ...
Làm và sửa bài.
Tính:
15 + 2 + 1 = 18.
34 + 1 + 1 = 36.
Làm và sửa bài.
Hát, múa.
Đặt tính rồi tính:
 63 + 25.
 94 + 34.
 Bài giải
Số cm sợi dây còn dài là:
72 – 30 = 42(cm)
Đáp số: 42 cm
Xem đồng hồ, viết số.
1 giờ. 6 giờ. 10 giờ.
4/ Củng cố: 
vThu chấm, nhận xét.
5/ Dặn dò:
vVề ôn bài, làm vở bài tập.
–&—
	Ngày soạn: 8/5/2007 
	Ngày dạy:Thứ tư/ 9/5/2007
TẬP ĐỌC
LÀM ANH
I/ Mục tiêu 
v Học sinh đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng
v Ôn các vần: ia, uya; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ia, uya .
v Hiểu nội dung bài : Làm anh , chị phải yêu thương , nhường nhịn em nhỏ . 
II /Chuẩn bị :
v Giáo viên : Bảng phụ
v Học sinh : Sách giáo khoa .
III /Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài : “ Bác đưa thư “ .
v Hỏi : Nhận được thư bố , Minh muốn làm gì ? (Trinh)
v Hỏi : Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại , Minh làm gì ?( Phương)
v Hỏi : Tìm tiếng trong bài có vần inh ? ( Lâm)
3/ Dạy học bài mới :
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
* Tiết 1 : Cho học sinh xem tranh
Hỏi : Tranh vẽ gì ? 
- Giới thiệu bài, ghi đề bài : Làm anh 
*Hoạt động 1 : Luyện đọc tiếng, từ. (8 phút)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm + tìm tiếng trong bài có vần ia. Giáo viên gạch chân tiếng : chia
- Yêu cầu học sinh phân tích tiếng, đánh vần tiếng, đọc tiếng : chia .
- Yêu cầu học sinh đọc từ : chia quà
- gạch chân các từ : làm anh, người lớn , dỗ dành , dịu dàng .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc các từ Kết hợp giảng từ. 
* Hoạt động 2 : Luyện đọc câu (6 phút)
- Chỉ thứ tự câu. 
- Chỉ không thứ tự.
- Chỉ thứ tự.
* Nghỉ giữa tiết 
* Hoạt động 3 :Luyện đọc đoạn, bài (6 phút) 
- Chỉ thứ tự đoạn. (4 đoạn )
 - Hướng dẫn cách đọc cả bài : Giọng dịu dàng , âu yếm .
- Luyện đọc cả bài .
- Giáo viên đọc mẫu .
* Hoạt động 4 : Trò chơi củng cố (5phút)
- Treo tranh .
Hỏi : Tranh vẽ gì ?
Hỏi: Trong tiếng tia, tiếng khuya có vần gì ?
Hỏi : Tìm tiếng, từ có vần ia , có vần uya ? 
- Yêu cầu học sinh nói câu có tiếng, từ có vần ia , vần uya vừa tìm .
- Gọi học sinh thi đọc cả bài .
 * Nghỉ chuyển tiết 
* Tiết 2 : 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc bảng (10 phút)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
*Hoạt động 2: Luyện đọc bài SGK (6 phút)
-Gọi học sinh đọc cả bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm + tìm trong bài có mấy khổ thơ .
- Luyện đọc từng câu, đoạn, bài.
 * Nghỉ giữa tiết :
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài (8 phút)
- Gọi học sinh đọc khổ 1 + 2.
Hỏi :Là anh phải làm gì khi em bé khóc? 
Hỏi : Là anh phải làm gì khi em bé ngã ?
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 3 
Hỏi:Là anh phải làm gì khi có quà bánh?
 Hỏi: Là anh phải làm gì khi có đồ chơi đẹp ?
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 4 
Hỏi : phải có tình cảm thế nào vời em bé ?
- Gọi học sinh đọc và mời bạn trả lời .
- Giáo dục học sinh Làm anh , chị phải yêu thương , nhường nhịn em nhỏ.
* Hoạt động 4 : Luyện nói. (5 phút)
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm theo chủ đề: Kể về anh ( chị, em ) của em.
-Gọi các nhóm trình bày nội dung.
Tranh vẽ hai anh em 
Cá nhân, lớp. 
Theo dõi.
Đọc thầm và phát hiện tiếng: chia.
Cá nhân. 
Cá nhân.
Cá nhân 
Đọc cá nhân. 
Đọc cá nhân.
Nhóm đọc nối tiếp.
Múa hát.
Đọc cá nhân ( nối tiếp ), nhóm, tổ 
( nối tiếp )
Cá nhân đọc .
Lớp đồng thanh 
Quan sát.
Tranh vẽ tia chớp, đêm khuya .
Tiếng tia có vần ia, khuya có vần uya.
Học sinh tìm và viết vào băng giấy: đỏ tía, mỉa ma,;đêm khuya, khuya khoắt,
cá nhân : Bông hoa đỏ tía .
Đêm khuya mẹ vẫn thức để may áo .
2 em đọc, lớp nhận xét .
Múa hát .
Cá nhân.
Lấy sách giáo khoa.
1 em đọc.
Đọc thầm, tỉm đoạn . (4 khổ thơ )
Đọc cá nhân, nhóm, to.
Hát múa.
Cá nhân
Là anh phải dỗ dành khi em bé khóc 
khi em bé ngã phải nâng dịu dàng.
Cá nhân
ù quà bánh phải chia cho em phần hơn.
có đồ chơi đẹp phải nhường nhịn em.
Cá nhân
Muốn làm anh phải yêu em bé.
Cá nhân 
 Thảo luận nhóm 2. 
Cá nhân trình bày.
4/ Củng cố
v Thi đọc đúng, diễn cảm (2 em ).
5/ Dặn dò :v Về đọc bài nhiều lần và tập trả lời câu hỏi.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
THỜI TIẾT
I/Mục tiêu :
v Học sinh biết thời tiết luôn thay đổi.
v Sử dụng vốn từ của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.
v Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe.
II/Chuẩn bị :
v Giáo viên : Các đồ dùng của tiết học trước .
v Học sinh : Các tranh ảnh đã sưu tầm được từ tiết học trước .
III/Hoạt động dạy học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ : Trời nóng , trời rét
v Hỏi : Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng ? Hãy kể tên các đồ dùng cần thiết để giúp ta bớt nóng ? ( Hà )
v Hỏi : Hãy kể cảm giác của em trong những ngày trời rét ? Hãy kể tên các đồ dùng cần thiết để giúp ta bớt nóng ? ( Anh )
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài .
Hoạt động 1Làm việc với tranh ảnh (12phút)
* Bước 1 : 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm . Sắp xếp các tranh , ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung : Thời tiết luân thay đổi .
- Theo dõi, nhắc nhở .
* Bước 2 : Gọi các nhóm lên trình bày.
* Nghỉ giữa tiết .
* Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp . (12phút)
- Cách tiến hành :
+ Hỏi : Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng 
( hoặc mưa , rét , nóng . )
+ Hỏi : Em mặc thế nào khi trời nóng ?
=> Kết luận : 
- Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc được phát sóng trên Ti vi.
- Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Lắng nghe .
Làm việc theo nhóm: xắp xếp tranh, ảnh theo nội dung : Thời tiết luôn thay đổi .
VD : Trời nắng , trời mưa , gió , lặng gió 
Đại diện vài nhóm đem những sản phẩm của nhóm lên giới thiệu trước lớp và trình bày lí do tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
Múa hát 
Nghe dự báo thời tiết .
Aùo vải mỏng , màu sáng .
Nhắc cá nhân .
4/ Củng cố :
v Trò chơi “ Dự báo thời tiết “ Người quản trò hô các tình huống : hôm nay trời nhiều mây, có lúc có mưa . 
Các học sinh khác tham gia chơi sẽ lắng nghe và phản ứng nhanh, cầm đúng đồ dùng phù hợp với lời hô của bạn .
5/ Dặn dò :
v Xem lại bài. Chuẩn bị bài.
–&—
	Ngày soạn:9/5/2007 
	Ngày dạy:Thứ năm10/5/2007
CHÍNH TẢ
 CHIA QUÀ
I/Mục tiêu:
vHọc sinh chép lại chính xác đoạn văn “ Chia quà ”
vTập trình bày đoạn văn ghi lời đối thoại . 
v Học sinh nhận ra thái độ lễ phép của chị em Phương khi nhận quà và thái độ nhường nhịn em của Phương .
II/ Chuẩn bị:
vGiáo viên: Bảng phụ.
vHọc sinh: Vở, bảng con, bút...
III /Họat động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: ( Sơn, Vy)
vChấm vở của những học sinh phải về chép lại bài. 
v Gọi học sinh lên bảng làm bài tập. 
2/ Điền vần : inh hay uynh ? 
 bình hoa , khuỳnh tay
 3/ Điền chữ : c hay k ? 
 cú mèo , dòng kênh
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Viết chính tả (20 phút)
-Viết bảng phụ bài “ Chia quà ”.
- Hướng dẫn phát âm: reo lên, tươi cười .
- Luyện viết từ khó.
- Đọc từng câu viết vào vở.
- Hướng dẫn học sinh sửa bài: Đọc từng câu.
- Sửa lỗi sai phổ biến (nếu có)
*Nghỉ giữa tiết : 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. (5 phút)
* Điền chữ :
a ) s hay x :
B ) v hay d :
 Hoa cúc àng.
 Bé ang tay 
Nhắc đề : cá nhân
1 em đọc bài.
Đọc cá nhân, lớp.
Viết bảng con.
Nghe và nhìn bảng viết từng câu.
Soát và sửa bài.
Sửa ghi ra lề vở.
Hát múa.
Nêu yêu cầu. Thảo luận nhóm. Trình bày miệng. Làm bài vào vở. Thi đua sửa bài theo nhóm.
Sáo tập nói.
 Bé xách túi.
B ) v hay d :
 Hoa cúc vàng.
 Bé dang tay.
4/ Củng cố:
vThu chấm, nhận xét.
5/ Dặn dò:
vLuyện viết ở nhà.
–&—
THỂ DỤC:
TRÒ CHƠI VÂN ĐỘNG 
Mục đích yêu cầu : 
v Oân bài thể dục , yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác .
 Tiếp tục ôn tâng cầu , yêu cầu nâng cao thành tích . 
vHọc sinh có thói quen tập thể dục, tham gia các hoạt động vui chơi .
v Học sinh có ý thức rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ.
II/: Chuẩn bị :
v Dọn vệ sinh sân tập .
v Giáo viên kẻ sân chuẩn bị trò chơi, Có 1 còi, hai học sinh một trái cầu và vợt ( bảng nhỏ). 
Dạy học bài mới
A Phần mở đầu :
Giáo viên nhận lớp.
Khởi động.
B Phần cơ bản:
 + Oân bài thể dục phát triển chung 
 -Oân các động tác thể dục .
+ Chuyền cầu theo nhóm hai người 
-Chuẩn bị :Tập hợp thành hai hàng ngang . Em nọ cách em kia 1,5 m . Mỗi em một quả cầu 
 -Cách chơi : 
 Khi có lệnh các em dùng tay hoặc bảng con, vợt để tâng cầu , nếu để rớt cầu là thua .
Phần kết thúc:
-Hồi tĩnh.
-Củng cố dặn dò
1 phút
1-2 phút
2 –3 phút
10 phút
15
phút
3 phút
2 phút
-Tập họp 3 hàng dọc .Điểm số
-Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học .
Đứng vỗ tay và hát .
Xoay khớp cổ tay đầu gối .
-Chạy nhẹ một hàng dọc 50-60 m .
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu .
Lần 1 : Giáo viên hô ,cả lớp tập .
Lần 2 :cán sự hô cho cả lớp tập .
Lần 3 :cán sự hô cho cả lớp tập .Giáo viên theo dõi.
Lần 4 -5 :Từng tổ tập ,cả lớp theo dõi nhận xét .
Tương tự đội hình hàng ngang quay mặt vào nhau . Mỗi đôi cách nhau 1,5 – 3 m. Trong hàng người nọ cách người kia 1m .
-Cho các nhóm tự chơi.
- Giáo viên hô “ Chuẩn bị .bắt đầu”cho học sinh tâng cầu cho nhau , chú ý sửa sai cho học sinh .
-Đithường 3 hàng dọc và hát . 
-Cho thực hiện lại động tác điều hoà , vươn thở .
-Giáo viên nhận xét giờ học . Tuyên dương những nhóm nghiêm túc .
-Về nhà chơi trò chơi, tập các động tác thể dục .
–&—
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I/ Mục tiêu:
vGiúp học sinh nhận biết thứ tự của mỗi số từ 0 ->100. Đọc, viết số trong phạm vi 100.
vThực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 100. Giải toán có lời văn. Đo độ dài đoạn thẳng.
vGiáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
vGiáo viên: Sách giáo khoa.
vHọc sinh: Sách giáo khoa.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
vChấm bài tập ở nhà. 
3/ Dạy học bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
* Giới thiệu bài : Oân tập các số đến 100.
-Gọi học sinh nêu các yêu cầu bài tập sách giáo khoa.
-Bài 1: (5 phút) Yêu cầu tự làm và sửa bài. Theo dõi, nhắc nhở học sinh làm bài.
-Bài 2: (4phút) Yêu cầu tự làm và sửa bài. Theo dõi, nhắc nhở.
-Bài 3: (6 phút) Yêu cầu tự làm vàsửa bài. Theo dõi, nhắc nhở.
*Nghỉ giữa tiết:
-Bài 4: (7 phút) Yêu cầu đọc đề, tóm tắt, giải 
bài toán vào vở.Theo dõi học sinh làm.
-Bài 5: (2phút) Yêu cầu học sinh làm bài vào vở và sửa bài.
Đọc cá nhân
HS làm bài tập vào SGK, vở
Viết số thích hợp từ 1 đến 100. Làm và sửa bài.
Viết số thích hợp: 
a/82đến90 . 
b) 45 đến 37 
c) 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
Tính: 22 + 36 = 58, ...
 89 – 47 = 42, ...
Múa hát.
 Tóm tắt:
 Tất cả : 36 con
 Thỏ : 12 con
 Gà : ... con ?
 Bài giải
 Số con gà có là:
 36 – 12 = 24 (con)
Đáp số: 24 con gà.
Đo độ dài đoạn thẳng 12 cm.
4/ Củng cố:
vThu chấm, nhận xét.
5/ Dặn dò:
vVề ôn bài.
–&—
KỂ CHUYỆN
HAI TIẾNG KÌ LẠ
I/Mục tiêu: 
vHọc sinh hào hứng nghe giáo viên kể chuyện .
vHọc sinh nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, câu chuyện theo tranh. Sau đó kể lại được toàn bộ câu chuyện.
vGiáo dục học sinh hiểu : Lễ phép , lịch sự sẽ được mọi người yêu quí . 
II/Chuẩn bị:
vGiáo viên: Tranh.
vHọc sinh : Sách giáo khoa
III/Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
vYêu cầu học sinh mở SGK / 135 bài kể chuyện“ Cô chủ không biết quí tình bạn ”.
vGọi 2 em học sinh tiếp nối nhau kể lại mỗi em theo 2 tranh .
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài: “ Hai tiếng kì lạ“(1 phút)
 -Kể lần 1 câu chuyện. (5 phút)
 -Kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ. (6 phút)
 -Hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. (5 phút)
*Nghỉ giữa tiết.
-Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện. (10 phút)
-Gọi 2 em thi kể chuyện dựa vào tranh .
-Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
- nhận xét , bình chọn người kể chuyện hay nhất .
Nhắc đề cá nhân.
Theo dõi và nghe.
Nghe và quan sát từng tranh.
+Tranh 1 : Pao – lích đang buồn bực cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên ?
+Tranh 2 : Pao – lích xin chị cái bút bằng cách nào ?.
+Tranh 3 : Bằng cách nào Pao – lích đã xin được bánh của bà ?
+Tranh 4: Pao – lích bằng cách nào để anh cho đi bơi thuyền ? 
Múa, hát
HS thảo luận nhóm kể chuyện dựa vào tranh và câu hỏi .
 2 em thi kể lại câu chuyện . 
Lễ phép , lịch sự sẽ được mọi người yêu quí . 
4/ Củng cố: 
vGiáo dục học sinh: Lễ phép , lịch sự . 
5/ Dặn dò:
vVề nhà ôn bài , tập kể lại câu chuyện .
–&—
	Ngày soạn: 10/5/2007 
	Ngày dạy:Thứ sáu/ 11/5/2007
TẬP ĐỌC
NGƯỜI TRỒNG NA
I/Mục tiêu 
vHọc sinh đọc trơn cả bài . Phát âm đúng các từ : lúi húi , ngoài vườn , trồng na , ra quả . Luyện đọc các câu đối thoại .
vÔn các vần : oai , oay ; tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần oai , oay 
vHiểu nội dung bài : Cụ già trồng na cho con cháu hưởng . Con cháu sẽ không quên công ơn của người đã trồng .
II /Chuẩn bị :
vGV : Bảng phụ
vHS : Sách giáo khoa .
III /Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài : “ Làm anh “ .
Hỏi : Làm anh phải làm gì khi em bé khóc , khi em bé ngã ? (Phương ).
Hỏi : Làm anh phải làm gì khi mẹ cho quà bánh , khi có đồ chơi đẹp ? ( Hà ) .
Hỏi : Tìm tiếng trong bài có vần ia? ( Nhi ).
3/ Dạy học bài mới :
*Hoạt động của giáo viên
*Hoạt động của học sinh
*Tiết 1 : 
Cho học sinh xem tranh. 
Hỏi : Tranh vẽ gì ? 
- Giới thiệu bài, ghi đề bài: Người trồng na.
*Hoạt động 1 : Luyện đọc tiếng, từ. (8 phút)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm + tìm tiếng trong bài có vần oai . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 34.doc