Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Năm học 2008 - 2009 - Trường TH Số 1 Ngô Mây - Tuần 35

2

12/ 05/ 08

GDTT

Tập đọc(2t)

Đạo đức TNXH

 Chào cờ và sinh hoạt đầu tuần

 Anh hùng biển cả

Thực hành kĩ năng CHKII và cuối năm

Ôn tập : TN

3

13/ 05/ 08

Toán

Âm nhạc

Tập viết Chính tả

Luyện tập chung

Tập biểu diễn (KTCN)

Viết số 0 đến số 9

Loài cá thông minh

 4

14/ 05/ 08 Tập đọc(2t)

Mĩ thuật

Toán

 Ôn tập bài luyện tập 1 hoặc 2

Trưng bày kết quả học tập

Luyện tập chung

 5

15/ 05/ 08 Toán

Thể dục

Tập đọc(2t)

Thủ công

 Luyện tập chung

Tổng kết môn học

Ôn tập bài luyện tập 3 hoặc 4

 Trưng bày sản phẩm thực hành của HS

6

16/ 05/ 08 Chính tả

Kể chuyện

Toán

GDTT KTCHKII

KTCHKII

KTCHKII

Sinh hoạt cuối tuần

 

doc 44 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Năm học 2008 - 2009 - Trường TH Số 1 Ngô Mây - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lời câu hỏi
+nương, tương
+nước
+Xanh trong
+Những dãy núi dài xanh biếc
+Nương ngô vàng mượt, nương lúa vàng óng 
_HS chép bài vào vở
_ng: ngày ; ngh: nghe
_HS làm miệng rồi ghi vào vở
Bài 35: TỔNG KẾT MÔN HỌC.
I. MỤC TIÊU:
Tổng kết môn học.Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học. Đánh giá kết quả học tập để phát huy và khắc phục trong năm học tiếp theo
.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 
 Học ở trong lớp . GV kẻ một bảng để chuẩn bị hệ thống các nội dung học (bằng phấn trên bảng hoặc bằng mực trên giấy khổ lớn. 
Đội hình đội ngũ
Thể dục RLTTCB
Bài thể dục
Trò chơi vận động
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Ngồi hoặc đứng vỗ tay và hát.
-Trò chơi
2/ Phần cơ bản: 
a) GV cùng HS hệ thống những kiền thức, kĩ năng đã học trong năm:
 Tóm tắt theo từng chương bằng cách dùng HS kể lại xem đã học những nội dung cơ bản, GV ghi lên bảng đã kẻ sẵn 
(theo mẫu)
 Xen kẽ để một vài HS lên minh họa.
b) GV đánh giá kết quả học tập và tinh thần, thái độ của HS so với yêu cầu của chương trình:
_ Những nội dung nào HS học tốt: 
_ Nội dung nào học chưa tốt. 
c) Tuyên dương một số cá nhân, tổ học tốt:
 Nhắc nhở một vài cá nhân cố gắng học tập cho tốt hơn trong năm học tới.
 3/ Phần kết thúc:
_ Ngồi hoặc đứng vỗ tay và hát
_ Dặn dò.
_ Trò chơi
1-2 phút
1 phút
2-3 phút
3-4 phút
2 lần
2-3 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Tổng kết môn học.
- Diệt các con vật có hại. 
.
- HS tự ôn tập trong dịp hè. 
- Do GV chọn
abc
CHUYÊN ĐỀ
DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
abc
PHẦN I: - PHẦN MỞ ĐẦU:
*LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Tôi thấy môn TN-XÃ HỘI gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em. Đó là gia đình, lớp học, con người, vệ sinh cá nhân hằng ngày, đó là những cây rau, cây hoa hồng, cây gỗ, con gà, con cá, con mèo, con muỗi, trời nắng, trời mưa, trời nóng, trời rét,Tất cả là những cảnh vật, hiện tưọng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ với các em. Cho nên bản thân tôi và cả khối 1 chọn đề tài dạy môn TN-XÃ HỘI này.
abc
PHẦN II: - NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
A- MỤC TIÊU
 Môn Tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học giúp HS đạt được :
 Một số kiến thức cơ bản ban đầu về
 - Con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp).
 - Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. 
 Một sốù kĩ năng ban đầu
 - Chăm sóc sức khỏe bản thân và phòng chống một số bệnh tâït, tai nạn.
 - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
Một số thái độ và hành vi
 - Tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
 - Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
B-. NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Môn TN & XH đã tích hợp với nội dung khoa học về sức khỏe con người, coi tự nhiên, con nguời và xã hội là một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại. Trong đó, con người và những hoạt động của mình, vừa là cầu nối tự nhiên với xã hội, vừa tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và xã hội. Nội dung chương trình được phát triển từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm 3 chủ đề :
 - Con người và sức khỏe.
 - Xã hội.
 - Tự nhiên.
I.CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
 Chủ đề này có 10 bài (trong đó Bài 10. Ôn tập : Con người và sức khỏe).
1. Cơ thể người
 - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể (đầu, mình và chân ta) và một số bộ phận bên ngoài của cơ thể (tóc, tai, miệng, tay, chân, lưng bụng,).
 - Nhận ra sự thay đổi của bản thân về bản thân về chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
 - Nêu được vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
2.Vệ sinh phòng bệnh
 - Nêu được việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể, răng miệng và bảo vệ các giác quan.
 - Nhận ra sự cần thiết phải giữ vệ sinh thân thể, răng miệng và các giác quan để phòng tránh các bệnh có liên quan đến da, các giác quan và răng miệng.
 - Biết đánh răng, rửa mặt, rửa tay, rửa chân sạch sẽ và đúng cách.
3. Dinh dưỡng
 - Kể được tên những thức ăn, đồ uống hằng ngày.
 - Nêu được sự cần thiết phải ăn uống hằng ngày.
 - Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. 
II.CHỦ ĐỀ XÃ HỘI:
 Chủ đề này gồm 11 bài (trong đó Bài 21. Ôn tập : Xã hội).
1. Cuộc sống gia đình
 - Kể được các thành viên trong gia đình.
 - Nói được địa chỉ nhà ở của mình và kể được tên một số đồ dùng cần thiết trong nhà.
 - Kể được một số công việt thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình.
 - Nhận biết một số nguy cơ có thể gây đứt tay chân, bỏng và giật điện. Biết cách phòng tránh đứt tay chân, bỏng và giật điện. Biết gọi người lớn khi gặp nạn.
2. Trường học
 - Kể được các thành viên trong lớp học và đồ dùng thường có trong lớp học.
 - Nói được tên lớp, tên thầy, cô giáo và tên một số bạn học cùng lớp.
 - Kể được một số hoạt động ở lớp học.
 - Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp. Biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
3. Địa phương
 - Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân ở nơi HS ở.
 - Nhận biết đựơc một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
 - Nêu được một số quy định để đảm bảo an toàn trên đường đi học, Thực hiện đúng những điều đã học để đảm bảo an toàn trên đường đi học.
III.CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN
 Chủ đề này gồm 14 bài (trong đó Bài 35 : Tự nhiên).
1. Thực vật và động vật
 - Kể được tênvà nêu ích lợi của một sô cây rau, cây hoa, cây gỗ. 
 - Chỉ và nêu được các bộ phận chính của các cây nói trên (rễ, thân, lá, hoa,). 
 - Kể tên và nêu ích lợi hoặc tác hại của một số con vật thường gặp đối với con người.
 - Chỉ và nêu được tên các bộ phận chính của một số con vật thường gặp (đầu, mình, cơ quan di chuyển).
2. Hiện tượng thời tiết
 - Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản một số hiện tượng của thời tiết như :nắng, mưa, gió, nóng, rét.
 - Biết quan sát bầu trời, những đám mây khi trời nắng, mưa, gió, nóng, rét.
 - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa, nóng, lạnh, gió rét.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Để chuẩn bị dạy học môn TN & XÃ HỘI, GV cần tự trang bị cho mình những hiểu biết thực tế về :
 -Đối tượng HS:
 + Dân tộc, hoàn cảnh, gia đình, môi trường xã hội mà HS sống, khoảng cách từ nhà HS tới trường, phương tiện các em đi học,
 + Tình trạng chung về sức khỏe HS và điều kiện các em được nuôi dưỡng, chăm sóc . 
 - Môi trường xã hội nơi trường đóng :
 + Các hoạt động xãhội của địa phương, nguồn sống chính của người dân, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội.
 + Các dân tộc cùng chung sống, vài nét về phong tục tập quán nổi bật,
 - Môi trường tự nhiên nơi trường đóng :
 + Các cây cối và con vật đặc trưng của địa phương.
 +Thời tiết ở địa phương.
 Ngoài ra, nếu có điều kiện, GV tận dụng không gian lớp học để xây dựng góc học tập về tự nhiên và xã hội :
 - Sưu tầm các tranh ảnh, mẫu vật phục vụ cho các chủ đề của môn học để trưng bày trong góc tự nhiên và xã hội.
 - Tận dụng các bức tường của lớp học để trưng bày các sản phẩm học tập của HS.
 Sắp xếp bàn ghế HS linh hoạt để GV và HS có thể đi lại dễ dàng, tạo ra những khoảng trống trong lớp học để thuận tiện cho việc giám sát và tổ chức các hoạt động học tập.
I. DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM Ở LỚP 1
 Khi nào nên tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm ? Đó là khi đứng trước một tình huống có vấn đề mà cá nhân HS khó có thể giải quyết được, cần sự trao đổi, chia sẻ thông tin.
 Khi tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm ở lớp 1, GV cần chú ý những điểm sau :
- Nếu cho HS làm việc theo từng cặp thì có thể cho 2 em ngồi cạnh nhau quay mặt lại với nhau để trao đổi, làm việc, khi đó không cần phải sắp xếp lại chỗ ngồi của HS.
 - Nếu bàn HS trong lớp dễ di chuyển (hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới) với mỗi nhóm từ 3 đến 5 HS hoặc từ 4 đến 6 là tốt nhất, để đảm bảo các em được đối diện với nhau trong quá trình học tập. Cách sắp xếp này khuyến khích HS nói với nhau, nhìn và nghe được nhau, hợp tác với nhau trong công việc.
 - Giữa các nhóm phải có lối đi cho GV và HS dễ dàng di chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho GV theo dõi và bao quát sự hoạt động của nhóm.
 - Lựa chọn nhóm trưởng và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho nhóm kĩ càng, cẩn thận.
 - Mọi thành viên trong nhóm đều phải biết rõ nhiệm vụ của mình.
 - Cần phải có quy định trong nhóm.
 Ví dụ : Khi 1 bạn nói thì các bạn khác phải lắng nghe ; ai cũng được tham gia và tất cả cùng được phát biểu...
 - GV phải tham gia giúp đỡ, hỗ trợ, tạo ra động lực kích thích cho các nhóm hoạt động một cách kịp thời và đúng lúc, đặc biệt đối với các nhóm yếu.
II. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT: 
 Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật hoăïc hiện tượng đó.
 Ví dụ : Để mô tả được những vật xung quanh, GV hướng dẫn HS quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở trang 8 SGK, hoặc các vật do các em mang tới lớp.
 Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy môn TN & XH. HS quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vật hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày .
 Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức và tư duy của HS. Trong quá trình quan sát, GV phải đặt các câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng để hướng HS vào các kiến thức cần tìm kiếm và phát hiện.
 Tùy từng nọi dung cụ thể mà GV hướng dẫn HS quan sát bằng cách sử dụng một hay nhiều giác quan khác nhau. Cần thận trọng khi hướng dẫn HS sử dụng vị giác, khứu giác hay xúc giác để đảm bảo an toàn, tránh bị nhiễm độc.
 Tùy theo bài học cụ thể mà GV có thể tổ chức cho HS quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp theo quy trình sau :
 Bước 1 : Xác định mục tiêu quan sát 
 Trong một bài học, các kiến thức mà HS cần lĩnh hội trong bài không phải đều rút ra từ quan sát mà GV còn phải sử dụng nhiều phương pháp khác đan xen. Do đó, GV cần xác định rõ việc tổ chức cho HS quan sát để nhằm đạt được mục tiêu kiến thức hay hình thành kĩ năng nào của bài học. HS cần nắm được mục đích của quan sát trước khi tiến hành.
 Bước 2 : Lựa chọn đối tượng quan sát
 Đối tượng quan sát là các tranh, ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình,... là khung cảnh gia đình, lớp học, cuộc sống ở địa phương, là cây cối, con vật và môït số sự vật hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội. Khi chọn đối tượng quan sát, GV nên ưu tiên chọn các vật thật.
 Ví dụ :
 Đối với thực vật : GV nên tổ chức cho HS quan sát cây trồng trong sân trường, vườn trường, trên đường phố hoặc khu vực quanh trường, đặc biệt đối với HS ở nông thôn, khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật thì cho HS quan sát tranh, ảnh, mô hình,...
 Đối với động vật : Khi học về một số động vật, cơ thể người, GV nên hướng dẫn HS phối hợp quan sát các con vật thật, quan sát chính cơ thể các em với quan sát tranh ảnh hoặc sơ đồ. Vì khi quan sát vật thật, HS hình thành được biểu tượng sống động, còn quan sát tranh ảnh hay sơ đồ rất có lợi cho sự phát triển tư duy của HS, vì chúng thể hiện được sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh với sự khái quát cao.
 Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát
 Tổ chức : Tùy theo nội dung và mục tiêu của bài học, số đồ dùng dạy học hoặc hiện trường vật thật mà có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, theo nhóm hay cả lớp.
 Hướng dẫn của GV : Tùy theo đối tượng để HS quan sát, GV hướng dẫn cho các em sử dụng một hay nhiều giác quan để cảm nhận và phán đoán sự vật, hiện tượng (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,...). Trình tự tiến hành quan sát cũng rất quan trọng, nên hướng dẫn HS quan sát tổng thể rồi mới quan sát đến từng bộ phận, chi tiết ; quan sát bên ngoài rồi đến bên trong.
 Đối với HS lớp 1 cần đặc biệt lưu ý :
 - HS được theo dõi cách làm việc của GV với đối tượng được quan sát trước khi các em thực hành quan sát cá nhân hoặc theo nhóm.
 - Bảo đảm mỗi HS được trực tiếp làm việc với đối tượng cần quan sát theo cá nhân hoặc theo nhóm.
 - Bảo đảm mỗi HS được nói với bạn, được hỏi bạn và thảo luận với bạn về kết quả quan sát.
 - Bảo đảm các hoạt động của HS đều được GV uốn nắn, động viên, khích lệ kịp thời.
 Bước 4 : Trình bày kết quả quan sát
 Tổ chức cho HS trình bày kết quả quan sát theo nhóm hoặc cá nhân. GV có thể nêu câu hỏi, cùng HS trao đổi để khẳng định và hoàn thiện kết quả quan sát.
III. TRÒ CHƠI HỌC TẬP
 Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của HS.
 Trò chơi học tập giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, giúp HS nhanh nhẹn, tiếp thu tự giác và tích cực hơn. Qua đó, HS được củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
 Tổ chức trò chơi học tập theo các bước như sau :
- Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi.
 - Cho HS chơi thử (nếu thấy cần).
 - Chơi thật.
 - Nhận xét kết quả của trò chơi (có thể thưởng hoặc phạt người thắng hoặc người thua). Nhận xét thái độ người tham dự và rút kinh nghiệm.
 - Kết thúc : GV hỏi HS, qua trò chơi HS đã rút ra bài học gì hoặc GV tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi đó.
 Ví dụ : Trò chơi “Bịt mắt vẽ tranh” (Bài 3. Nhận biết các vật xung quanh).
* Mục tiêu : HS nhận ra vai trò của mắt.
 * Chuẩn bị : Khăn sạch để bịt mắt.
 * Cách tiến hành :
 - GV chia HS thành 2 đội, mỗi đội cử 6 HS tham gia chơi, 5 HS làm họa sĩ và 1 HS làm người hướng dẫn. Các HS còn lại làm cổ động viên.
 - GV phổ biến cách chơi như sau :
 + Mỗi đội phải hoàn thành 1 bức vẽ với điều kiện trong khi vẽ ai cũng phải bịt mắt. Người thứ nhất vẽ khuôn mặt, người thứ 2 vẽ mắt, người thứ 3 vẽ mũi, người thứ 4 vẽ miệng và người thứ 5 vẽ 2 tai.
 + 10 HS của 2 đội đứng xếp 2 hàng trước bảng, mỗi HS tay cầm sẵn 1 viên phấn.
 + Dùng khăn bịt mắt từng HS. Người hướng dẫn của mỗi đội sẽ có nhiệm vụ đưa từng HS lên bảng để vẽ.
 + Sau khi 2 đội hoàn thành bức vẽ, cả lớp trao đổi và khen ngợi đội vẽ ít sai nhất.
- Kết thúc trò chơi : GV yêu cầu HS nói về vai trò của mắt.
 Lưu ý : Trò chơi học tập không phải chỉ để mua vui cho HS mà còn chứa đựng nội dung học tập, do đó khi tổ chức trò chơi học tập cho HS, GV cần tránh việc quá thiên vị về phân định thắng thua.
IV. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC TỪNG CHỦ ĐỀ:
1. Hướng dẫn day học chủ đề Con người và sức khỏe
 1.1. Hướng dẫn dạy học mạch nội dung “Cơ thể người”
 Mạch nội dung “Cơ thể người” gồm có 3 bài :
- Bài 1. Cơ thể chúng ta.
 - Bài 2. Chúng ta đang lớn.
 - Nhận biết các vật xung quanh.
 Các phương pháp chủ yếu để dạy 3 bài này là phương pháp quan sát kết hợp với hỏi – đáp hoặc thực hành kết hợp với thảo luận ; phương pháp trò chơi.
 * Bài 1. Cơ thể chúng ta : Đây là bài đầu tiên của môn học, HS được tìm hiểu về các bộ phận chính của cơ thể. Để làm cho không khí lớp học vui vẻ, thân mật GV có thể tổ chức cho cả lớp chơi một trò chơi vận động trước khi vào bài học. Đối với các em việc chỉ vào hình vẽ hoặc chỉ vào bản thân để nói tên các phần của cơ thể (đầu mình và chân tay) và một số bộ phận bên ngoài cơ thể (tóc, tai, mắt mũi, miệng, tay chân, lưng, bụng,...) không phải là khó. Vấn đề ở đây là GV cần dẫn dắt, hướng dẫn các em biết quan sát các hình vẽ trong SGK để học trên lớp ngay từ bài đầu tiên. Đồng thời, GV cũng cần chú ý dạy các em biết khám phá cơ thể bản thân như mặt, mũi, tay, chân,... để làm cơ sở dạy các em biết cách giữ vệ sinh các bộ phận này trong các bài sau.
 * Bài 2. Chúng ta đang lớn : Những kĩ năng quan sát các hình vẽ trong SGK kết hợp với kĩ năng hỏi – đáp theo cặp mà HS đã thu được trong quá trình học tập ở bài 1 lại được sử dụng để giúp HS biết rằng : các em không chỉ lớn lên về chiều cao, cân nặng mà còn học được nhiều điều hơn, trí tuệ phát triển hơn (xem các trang 20, 21 và trang 23, 24 SGV TN & XH 1).
 Đặc biệt, thông qua trò chơi “Vật tay” và hoạt động đo chiều cao cơ thể, chiều dài cánh tay,... sẽ giúp các em hiểu rằng các em cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn, có em cao, có em thấp,... đó là điều bình thường.
 * Bài 3. Nhận biết các vật xung quanh : Ngoài phương án dạy học gợi ý trong SGV, có thể tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động “Khám phá” chức năng của từng giác quan.
 1.2. Hướng dẫn dạy học mạch nội dung “Vệ sinh phòng bệnh”
 Mạch nội dung “Vệ sinh phòng bệnh” gồm có 5 bài : 
 - Bài 4. Bảo vệ mắt và tai.
 - Bài 5. Vệ sinh thân thể.
 - Bài 6. Chăm sóc và bảo vệ răng.
 - Bài 7. Thực hành : Đánh răng và rửa mặt.
 - Bài 9. Hoạt động và nghỉ ngơi.
 Khi dạy học các bài trong mạch nội dung “ Vệ sinh phòng bệnh” có thể thực hiện theo tiến trình sau :
 - Bắt đầu bài học, GV có thể cho cả hát những bài hát có liên quan đến các hành vi vệ sinh thân thể như bài hát “Rửa mặt như mèo”, bài hát “Khám tay”,... hoặc chơi một số trò chơi có liên quan đến nội dung bài học.
 - Tiếp theo, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo cặp dựa trên cơ sở quan sát các hình vẽ trong SGK để nói về những việc nên và không nên làm để bảo vệ mắt và bảo vệ tai (đối với bài 4. Bảo vệ mắt và tai) ; hoặc dựa vào kinh nghiệm cá nhân (đối với bài 5. Vệ sinh thân thể) để các em có thể nói với nhau về những việc các em vẫn làm hằng ngày để giữ sạch thân thể, quần áo như rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tắm rửa, thay quần áo,... Các em cũng có thể đặt câu hỏi với nhau như :
 + Bạn có thích rửa tay, rửa mặt hay tắm không ? Tại sao ?
 + Có cần phải rửa tay sau khi đi đại tiện không ? Vì sao ?
 + Bạn thường tắm bằng nước lạnh hay nước nóng ? Có hay không có xà phòng ?
 + ....
 - Sau đó, GV có thể đưa ra thông tin về sự cần thiết phải bảo vệ mắt và tai ; phải rửa tay, rửa mặt, đánh răng và tắm gội,... Đồng thời, GV làm mẫu và hướng dẫn các em thực hành rửa tay, rửa mặt và đánh răng đúng cách.
 Đối với các bài học về vệ sinh phòng bệnh, một mặt GV nên dành nhiều thời gian cho việc dạy các em các kĩ năng giữ vệ sinh cá nhân (như rửa tay, rửa mặt, đánh răng,...) ; dạy các em biết cách bảo vệ mắt và tai ; dạy các em biết cách học tập, nghỉ ngơi, vui chơi vừa sức để bảo vệ sức khỏe. Mặt khác, cũng cần coi trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua phương pháp đóng vai, tạo điều kiện cho các em được thực hành kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng quyết định thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ những thói quen, hành vi không có lợi cho sức khỏe có liên quan đến nội dung của các bài học.
 1.3. Hướng dẫn dạy học mạch nội dung “Dinh dưỡng”
 Mạch nội dung “Dinh dưỡng” chỉ có 1 bài. Đó là bài 8. Aên uống hằng ngày. Đẻ dạy bài này, có thể sử dụng phương pháp trò chơi, phương pháp động não và thảo luận cả lớp (xem SGV TN & XÃ HỘI 1 trang 39, 40, 41).
2. Hướng dẫn dạy học chủ đề Xã hội
 2.2. Hướng dẫn dạy học mạch nội dung “Cuộc sống gia đình”
 Mạch nội dung “Cuộc sống gia đình” gồm có 4 bài :
 - Bài 11. Gia đình.
 - Bài 12. Nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc