SINH HOẠT
Kiểm điểm tuần 3.
I.Mục tiêu:
- HS nắm được ưu ,nhược điểm của mình, của bạn.
- HS có ý thức sửa sai.Tự phát huy ưu điểm.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn.
II.Các hoạt động dạy học:
1. Nhận xét tuần qua
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, mặc đúng quy định.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ra vào lớp đúng quy định.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Liên, Thiệp,
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài tập đầy đủ.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Đức, Bích, Nga.
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Hưởng, Thạo,Thuý.
2. Sinh hoạt sao nhi đồng.
-Các sao tổ chức sinh hoạt
- Kiểm điểm sĩ số, trang phục.
-Văn nghệ.
-Từng nhi đồng tự kể những việc tốt, chưa tốt đã làm trong tuần.
-Các thành viên nhận xét, góp ý
- GV đánh giá, nhận xét.
quý mến các con vật. II. Đồ dùng: -Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá. - Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc: n,m,nơ,me. - Đọc câu ứng dụng. - đọc SGK. - Viết: n, m, nơ, me. - viết bảng con. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’) - Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 12’) - Ghi âm: d và nêu tên âm. - theo dõi. - Nhận diện âm mới học(viết bởi chữ - gì? Gồm nét gì?. - cho hs thi lấy nhanh d. - chữ d,gồm 1nét cong hở phải vnét sổ thẳng. - cài bảng cài. - Phát âm mẫu,hướng dẫn p/â-gọi HS đọc. - cá nhân, tập thể. - Muốn có tiếng “dê” ta làm thế nào? - Ghép tiếng “dê” trong bảng cài. - thêm âm ê đằng sau âm d. - ghép bảng cài. - Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng. - cá nhân, tập thể. - Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới. - dê. - Đọc từ mới. - cá nhân, tập thể. - Tổng hợp vần, tiếng, từ. - cá nhân, tập thể. - Âm “đ”dạy tương tự. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’) - Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới. - cá nhân, tập thể. - Giải thích từ: da dê, đi bộ. 5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’) - Đưa chữ mẫu: d, đ, dê, đò, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút. - quan sát để nhận xét về các nét, độ cao - Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết: d, đ, dê, đò. - tập viết bảng: HSTB viết được các chữ d,đ , dê,đò. HSKG viết đúng, viết đẹp. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’) - Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?. - âm “d, đ”, tiếng, từ “dê, đò”. 2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’) - Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự. - cá nhân, tập thể: HSTB có thể đánh vần- đọc trơn. HSKG đọc trơn, đọc nhanh. 3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’) - YC HS quan sát tranh vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu. - mẹ con đi bộ, và trên sông có người đi đò. - Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó. - luyện đọc các từ: dì, đò. - Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - cá nhân, tập thể: HSTB đọc được câu ứng dụng, HSKG đọc đúng. 4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’) - Cho HS luyện đọc SGK. - cá nhân, tập thể. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’) - Treo tranh, vẽ gì? - cá, bi, lá đa, con dế mèn. - Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - dế, cá cờ, bi ve, lá đa. - Nêu câu hỏi về chủ đề: -Con có hay chơi bi không? chơi như thế nào? - Con đã nhìn thấy con dế bao giờ chưa? nó sống ở đâu? thường ăn gì? - Cá cờ thường sống ở đâu? có màu gì? - HS nói toàn bộ chủ đề. - luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV. 6-. Hoạt động 6: Viết vở (5’) - Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng. - tập viết vở TV: bài 14: HSTB viết mỗi dòng 1/2 số chữ. HSKG viết cả bài. 7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’). - Thi đọc bài tốt.. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: t, th. Đạo đức Bài 2: Gọn gàng sạch sẽ (Tiết2). I. Mục tiêu: - Củng cố hiều biết cho HS về cách ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ. - HS biế cách ăn mặc và sửa sang cho gọn gàng,sạch sẽ. - HS có ý thức giữ gìn quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 3. - Học sinh: Bài tập đạo đức. III. Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Kiểm ra cách ăn mặc, đầu tóc, dầy dép của HS. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: Giúp bạn sửa sang quần áo (10’). - hoạt động theo cặp. Mục tiêu: Thực hành sửa sang quần áo cho gọn gàng. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS giúp bạn sửa sang quần áo đầu tốc, giầy dép cho gọn. - Nhận xét tuyên dương đôi làm tốt. - thực hiện. -khen hs thực hhiện tốt. Chốt: Chúng ta nên học tập các bạn - theo dõi. 4. Hoạt động 4:Làm việc với sgk - hoạt động theo nhóm: 4 HS/ 1 nhóm. Cho hs quan sát tranh bài 4 Tranh vẽ gì? Bạn trong tranh đang làm gì? - Chốt ý : hằng ngày ... - bạn đang chải đầu, tám, cắt móng taynhư thế là gọn gàng sạch sẽ, em muốn làm như bạn 5. Hoạt động 5: Hát bài “ Rửa mặt như mèo”. - tập thể. 6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’) - Nêu lại phần ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Tiếng Việt (BD) Ôn tập về âm : d - đ. I. Mục tiêu: -Củng cố cách đọc và viết âm, chữ “d-đ”. - Củng cố kĩ năng đọc và viết âm, chữ, từ có chứa âm, chữ “d-đ”. - Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài : d-đ. - Viết : d - đ, dê, đò. 2. Hoạt động 2: Làm bài tập (25’) Đọc: - Gọi HS đọc lại bài : d-đ. - GV ghi một số tiếng: da, di, de; đa, đê, đi, gọi HS đọc bất kì. Viết: - GV đọc cho HS viết : d - đ, dê, đò. - HS viết bảng con sau đó chuyển viết vở ô li. *Tìm từ mới có âm cần ôn ( dành cho HS khá giỏi): - Yêu cầu HS tự tìm tiếng hay từ có âm d hay âm đ sau đó đọc và viết bảng các tiếng, từ đó. - Giúp HS giải thích một số từ khó, mới lạ. 3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’) - Thi đọc nhanh âm d-đ. - Nhận xét giờ học. tự học. Tiết 7: ôn tập. I. Mục tiêu. - Hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày. - Thực hành sử dụng dấu bằng để so sánh 2 số. - HS ham thích học toán. II. Các hoạt động dạy - học. 1. Hoạt động 1: Hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày. - GV cùng HS hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày. - GV giải đáp những thắc mắc của HS. 2. Hoạt động 2: Củng cố, khắc sâu kiến thức về môn toán. - Yêu cầu HS ôn và nêu ra vấn đề còn khúc mắc. - HS nêu vấn đề còn khúc mắc. - GV cùng học sinh giải quyết vấn đề còn khúc mắc. - Yêu cầu HS tự làm các bài tập trong vở bài tập VBT toán (tiết: Bằng nhau, dấu =) - HSTB làm 2 bài tập. - HSKG làm hết tất cả các bài tập. - GV theo dõi giúp đỡ HS chậm hoàn thành bài tập. - GV nhận xét chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2008 Tiếng Việt Bài 15: t, th.(T31) I.Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “t, th”, cách đọc và viết các âm, chữ đó. - HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng,từ, câu có chứa âm mới. -Phát triển lời nói theo chủ đề:ổ, tổ. - Yêu quý mến các con vật. II. Đồ dùng: -Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá. - Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc: d-dê, đ- đò - Đọc câu ứng dụng. - đọc SGK. - Viết: d-dê, đ- đò. - viết bảng con. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’) - Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 12’) - Ghi âm: t và nêu tên âm. - theo dõi. - Nhận diện âm mới học(viết bởi chữ - gì? Gồm nét gì?. - cho hs thi lấy nhanh t. - chữ t ,gồm 1nét sổ thẳng và nét gạch ngang. - cài bảng cài. - Phát âm mẫu,hướng dẫn p/â-gọi HS đọc. - cá nhân, tập thể. - Muốn có tiếng “tổ ” ta làm thế nào? - Ghép tiếng “tổ” trong bảng cài. - thêm âm ô và dấu thanh hỏi trên đầu âm ô - ghép bảng cài. - Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng. - cá nhân, tập thể. - Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới. - tổ - Đọc từ mới. - cá nhân, tập thể. - Tổng hợp vần, tiếng, từ. - cá nhân, tập thể. - Âm “th”dạy tương tự. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 4. Hoạt động 4: Đọc tiếng và từ ứng dụng (4’) - Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới. - cá nhân, tập thể. - Giải thích từ: tơ, thơ, tha 5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’) - Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút. - quan sát để nhận xét về các nét, độ cao - Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - tập viết bảng. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’) - Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?. - âm “t, th”, tiếng, từ “tổ, thỏ”. 2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’) - Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự. - cá nhân, tập thể. 3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’) - Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu. - bố thả cá mè, bé thả cá cờ - Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó. - luyện đọc các từ: thả. - Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - cá nhân, tập thể. 4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’) - Cho HS luyện đọc SGK. - cá nhân, tập thể. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’) - Nêu câu hỏi về chủ đề: -Con gì có ổ? con gì có tổ? - Con vật có ổ, có tổ để ở còn con người có gì để ở? - Có nên phá tổ chim không? Vì sao? - HS nói toàn bộ chủ đề. - luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV. -HSKG nói. 6-. Hoạt động 6: Viết vở (5’) - Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng. - tập viết vở: HSTB viết mỗi dòng 1/2 số chữ. HSKG viết cả bài. 7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’). - Thi đọc bài tốt.. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: ôn tập. Toán Tiết 14: Luyện tập. I. Mục tiêu: Qua bài học, Hs được củng cố về: - Khái niệm bằng nhau. - So sánh các số trong phạm vi 5 và cách sử dụng các từ, các dấu lớn hơn >, bé hơn <, bằng nhau = để đọc kết quả so sánh. - HS ham học toán và yêu thích môn toán. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ chép sẵn bài tập 1, 3. - Bộ đồ dùng. III. Các hoạt động dạy-học. 1. Kiểm tra bài cũ: - Điền dấu và số thích hợp. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp viết bảng con. 12 > 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện tập: - GV treo bảng phụ. - HS quan sát. - Yêu cầu HS quan sát và nêu cách làm - So sánh 2 số rồi điền dấu thích hợp vào ô trống. - Cho HS thực hiện bảng con theo 3 dãy. - Gọi 3 HS lên bảng làm. - HS làm bảng con theo 3 dãy, 3 HS lên bảng làm. - Nhận xét chữa bài. Bài 2. - Nêu cách làm bài. - So sánh số lượng hai nhóm đồ vật. - Yêu cầu HS làm bài rồi đổi vở kiểm tra. - Làm bài rồi kiểm tra bài cho nhau. - Gọi HS nêu kết quả kiểm tra. - Gv nhận xét. Bài 3. - GV treo bảng phụ. - HS quan sát. - Hướng dẫn HS cách làm bài. - Làm cho bằng nhau. - HS làm bài vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. - HS làm bài vào vở rồi chữa bài. - Nhận xét chữa bài và chốt kiến thức. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nêu câu hỏi để củng cố thứ tự các số. - Nhận xét giờ học. Toán (BD) Ôn tập về Bằng nhau; dấu = . I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về so sánh hai số tự nhiên trường hợp bằng nhau. - Củng cố kĩ năng so sánh hai số. - Thích so sánh số. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Viết và đọc các dấu: = . 2. Hoạt động 2: Làm bài tập (25’) Bài 1 :Nối ô trống với số thích hợp 1= 2= 3 = 4 = 5= 1 2 3 4 5 - HS tự nêu yêu cầu, sau đó làm bảng lớp. - Gọi hs khác nhận xét, GV chốt kết quả đúng - Chốt về bằng nhau. Bài 2: Số? 1 = ... , 2=... ,3 =... ,4 = ... ,5 =... - HS tự nêu yêu cầu, sau đó làm vở. - Gọi hs khác nhận xét, GV chốt kết quả đúng. - Củng cố về bằng nhau Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 1...1; 2...2; 3...3; 4...4; 5...5. - HS tự nêu yêu cầu, sau đó làm vào vở. - Gọi HS chữa bài, em khác nhận xét, GV chốt kết quả đúng. 3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’) - Chốt toàn bài. - Nhận xét giờ học. Luyện viết. Tiết 7: Luyện viết n, m, d, đ I. Mục tiêu. - Viết đúng qui trình, đúng độ cao khoảng cách các chữ n, m, d, đ. - Rèn kĩ năng viết đẹp, đúng tốc độ. - HS có ý thức rèn luyện chữ viết. II. Các hoạt động dạy - học. 1. Hoạt động 1: Cặp đôi. - Yêu cầu từng cặp nêu cho nhau nghe các âm đã học trong tuần. - 2 Hs cùng bàn nêu cho nhau nghe: n, m, d, đ. - Gọi 1 số cặp báo cáo kết quả trước lớp. - Từng cặp báo cáo 2. Hoạt động 2: Cả lớp. + Chữ: n. - Chữ n gồm mấy nét? - Gồm 2 nét: nét móc xuôi và móc 2 đầu. - Chữ n cao mấy li? - Cao 2 li. - GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết. - HS viết bảng con. - Nhận xét sửa chuẩn. + Chữ m, d, đ (qui trình tương tự) 3. Hoạt động 3: Cá nhân. - Hướng dẫn HS viết vào vở li - HSTB viết mỗi chữ 1 dòng. - HSKG viết mỗi chữ 2-3 dòng. - GV quan sát uốn nắn HS. - Chấm bài nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. Thực hành kiến thức Ôn tập I. Mục tiêu: -HS luyện tập, thưc hành 1 số kiến thức các môn học đã học. -Rèn kĩ năng học, kĩ năng nói, trả lời. -HS tích cực, hăng hái học tập, vui vẻ, thoải mái trong giờ học. II.Đồ dùng:1 số bông hoa( bằng giấy), Bộ đồ dùng toán III. Các HĐ DH: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MT,YC tiết học. 2.Tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi hái hoa dân chủ -Gv nêu và phổ biến cách chơi. -HS thi đua chơi theo tổ. *Một số câu hỏi: -Nêu tên các âm đã học, -Em đã học những số nào? - Dùng số trong bộ đồ dùng toán xếp các số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé - Vẽ số bông hoa tương ứng với số:2, 3, 5, - Tìm và nêu 1 số tiếng, từ có âm n, m, d, đ. - Ăn mặc gọn gàng có lợi gì? 3. Đánh giá, nhận xét: tuyên dương những cá nhân, tổ chơi tốt. 4.Củng cố- dặn dò: -GV chốt 1 số nội dung chính của tiết học. Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2008 Tự nhiên - xã hội Bài 4: Bảo vệ mắt và tai (T10). I. Mục tiêu: -HS hiểu việc nên làm và việc không nên làm để bảo vệ mắt và tai. -HS biết thực hiện những việc cần làm để bảo vệ mắt và tai. -Có ý thức tự giác Bảo vệ, thực hiện vệ sinh tai, mắt, tay.... II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ SGK. III. Hoạt động dạy -học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Nhận biiết các vật xung quanh bằng gì? - Hỏi cụ thể từng giác quan. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: Khởi động (2’). - hoạt động . Mục tiêu: Gây hứng thú học tập. Cách tiến hành: - Cho cả lớp hát bài “ Rửa mặt như mèo”. - tập thể. 4. Hoạt động 4: Làm việc với SGK (10’). - hoạt động . Mục tiêu: Nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát tranh tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình vẽ. - Gọi các cặp trình bày trước lớp. - hỏi đáp theo cặp: ánh sáng mặt trời vào mắt mà lấy tay che lại như bạn có đúng không?Vì sao? Chốt ý:Nêu những việc cần làm để bảo vệ mắt? - ngồi học đúng tư thế, thường xuyên rửa mặt 5. Hoạt động 5: Làm việc với SGK (8’). - hoạt động nhóm. Mục tiêu: Nhận ra việc nên làm và không làm để bảo về tai. Cách tiến hành: - . Yêu cầu HS quan sát tranh tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình vẽ. Chốt ý: Những việc cần làm để bảo vệ tai? - quan sát tranh tự đặt câu hỏi và trao đổi trong nhóm rồi lên bảng trình bày. - không chọc vật cứng vào tai, thường xuyên khám tai 7. Hoạt động7: Trò chơi ( 7’) Mục tiêu: Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai. Cách tiến hành: GV nêu các tình huống, yêu cầu HS đưa ra cách ứng xử - đóng vai theo tình huống mà GV đưa ra. 6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’) - Gv chốt toàn bài - Nhắc HS về nhà thực hiệnbảo vệ mắt và tai. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: Vệ sinh thân thể. Tiếng Việt Bài 16: Ôn tập I. Mục đích - yêu cầu: - HS nắm được cấu tạo của các âm, chữ : ô, ơ, i, a, n, m, d, đ, t, th và các dấu thanh. - HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “ cò đi lò dò” theo tranh. - Biết yêu thương, giúp đỡ các con vật có ích. II. Đồ dùng: -Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: cò đi lò dò. - Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài: t, th( mỗi hs đọc một phần). - đọc SGK. - Viết: t, th, tổ, thỏ. - viết bảng con. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’) - Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Ôn tập ( 13’) - Nêu các âm con đã học ở tuần trước. - âm: ô, ơ, i, a, n, m, d, đ, t, th. - Ghi bảng. - theo dõi. - So sánh các âm đó. - ô, ơ, a đều có nét cong kín,i,n,m - Ghi bảng ôn tập gọi HS ghép tiếng. - ghép tiếng và đọc. 4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’) - Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm đang ôn, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới. - cá nhân, tập thể. - Giải thích từ: thợ nề. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’) - Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút. - quan sát,nhận xét về các nét, độ cao - Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - tập viết bảng. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Đọc bảng (5’) - Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự. - cá nhân, tập thể. 2. Hoạt động 2: Đọc câu (5’) - Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu:cò đi lò dò - cò đang kiếm mồi. - Gọi HS xác định tiếng có chứa âm đang ôn, đọc tiếng, từ khó. - tiếng: cò, bố, mò, cá - Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. - cá nhân, tập thể. 3. Hoạt động 3: Đọc SGK(7’) - Cho HS luyện đọc SGK. - cá nhân, tập thể. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 4. Hoạt động 4: Kể chuyện (10’) - GV kể chuyện hai lần, lần hai kết hợp chỉ tranh. - theo dõi. - Gọi HS nêu lại nội dung từng nội dung tranh vẽ theo gợi ý.Tranh vẽ gì? Nội dung của tranh? - tập kể chuyện theo tranh. - Gọi HS khá, giỏi kể lại toàn bộ nội dung truyện. - theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn. 5. Hoạt động 5: Viết vở (6’) - Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng. - tập viết vở. 6.Hoạt động6: Củng cố – dặn dò (5’). - Nêu lại các âm vừa ôn. - Nhận xét giờ học. -Chuẩn bị trước bài: u, ư. Toán Tiết 15: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố khái niệm về bé hơn, lớn hơn, bằng nhau. - củng cố kĩ năng so sánh số tự nhiên. -Hăng say học tập môn toán. II. Đồ dùng: -Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 1; 2. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Điền dấu: 5 4 2 1 3 3 - Gọi hs lên bảng, lớp làm bảng con. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’) - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Làm bài tập (30’). Bài 1: GV treo tranh và nêu yêu cầu của bài. - theo dõi. - Giúp HS nắm yêu cầu. - phần a) thì vẽ thêm hoa, phần b) thì gạch bớt, phần c) vẽ thêm hoặc gạch bớt. - Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu. - làm bài. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - nêu yêu cầu của bài. - Giúp HS nắm yêu cầu. - nối ô trống với số thích hợp. - Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu. - làm bài, với 1 ô trống thì nối bằng bút có cùng màu. - Gọi HS chữa bài. - theo dõi, nhận xét bài bạn. - Cho HS đọc lại bài làm. - một bé hơn hai. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - nêu yêu cầu của bài. - Giúp HS nắm yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS chữa bài. - theo dõi, nhận xét bài bạn. - Cho HS đọc lại bài làm. 4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’) - Chơi trò điền dấu nhanh. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị: Số 6. Tiếng việt (BD) Luyện đọc các vần đã học trong tuần. I. Mục tiêu. - Củng cố cách đọc âm m, n, d, đ, t, th các tiếng chứa m, n, d, đ, t, th. - Tìm được một số tiếng có chứa âm m, n, d, đ, t, th. - Có ý thức rèn luyện cách đọc. II. Các hoạt động dạy - học. 1. KTBC: - Đọc viết bảng con chữ m, n, d, đ, t, th. 2. Luyện đọc. + Hoạt động 1: cặp đôi. - Yêu cầu từng cặp kiểm tra nhau đọc m, n, d, đ, t, th và nêu kết quả kiểm tra. - 2 Hs cùng bàn kiểm tra nhau, báo cáo kết quả. + Hoạt động 2: cả lớp. - Gọi một số Hs đọc trước lớp. - Tổ chức cho Hs thi đọc nhanh, đoc đúng. - Hs thi đọc. + Hoạt động 3: Thi tìm ghép nhanh tiếng chứa m, n, d, đ, t, th. - Tổ chức cho Hs thi ghép và luyện đọc các tiếng đã ghép được. - HSTB ghép được 2 - 3 tiếng. - HSKG ghép khoảng 5 tiếng trở lên. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Giáo dục: Thực hành vệ sinh răng miệng. I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách giữ vệ sinh răng miệng để đề phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ đẹp. - Chăm sóc răng đúng cách. - Thực hành vệ sinh răng miệng. - HS có ý thức bảo vệ răng miệng. II.Đồ dùng: mô hình răng, bàn chải. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp đôi - Vì sao lại không ăn vật rắn? - Không tước mía bằng răng? -HS thảo luận theo các câu hỏi. - Vì sao không ăn nhiều kẹo, bánh nhất là vào buổi tối? - HS trả lời trước lớp. - GV kết luận: Vì răng các em còn yếu, rễ bị sâu răng, sún răng nên tránh những việc làm trên. 2. Hoạt động 2: Thực hành vệ sinh răng miệng. - GV đưa ra mô hình răng và bàn chải hướng dẫn HS cách đánh răng. - HS quan sát nêu lại cách đánh răng. - Cho HS thực hành cách đánh răng. - HS thực hành trên mô hình răng. 3. Củng cố, dặn dò: - Tổng kết bài. - Nhận xét tiết học. tự học Tiết 8: ôn tập I. Mục tiêu. - Hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày. - Củng số khắc sâu kiến thức về môn toán. - Hs tự giác trong giờ học. II. Các hoạt động dạy - học. 1. Hoạt động 1: Hoàn thiện kiến thức đã học trong ngày. - GV tổ chức các hoạt động cho HS hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày. - GV giải đáp những ý kiến thắc mắc của HS. 2. Hoạt động 2: Củng cố khắc sâu kiến thức về môn toán. - Yêu cầu HS ôn và nêu ra vấn đề còn khúc mắc. - HS nêu vấn đề còn khúc mắc. - GV cùng học sinh giải quyết vấn đề còn khúc mắc. - Yêu cầu HS tự làm các bài tập trong vở bài tập VBT toán (tiết: số 6). - HSTB làm 2 bài tập. - HSKG làm hết tất cả các bài tập. - GV theo dõi giúp đỡ HS chậm hoàn thành bài tập. - GV nhận xét chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2008 Toán Tiết 16: Số 6 I. Mục tiêu: -Có khái niệm ban đầu về số 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. - Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6. - HS thích học đếm. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Các nhóm đồ vật có số lượng bằng 6. - Học sinh: Bộ đồ dùng học toán. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Điền dấu: 41 2.3 44 - Đọc bài vừa điền. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Lập số 6 (10’). - hoạt động cá nhân. - Treo tranh yêu cầu HS đếm có mấy bạn đang chơi? Mấy bạn đến thêm ? Tất cả là mấy bạn? - Yêu cầu HS lấy 5 hình tròn, thêm 1 hình tròn, tất cả là mấy hình tròn? - Tiến hành tương tự với 6 que tính, 6 chấm tròn. - 5 bạn đang chơi, 1 bạn đến thêm, tất cả là 6 bạn. - là 6
Tài liệu đính kèm: