Giáo án tổng hợp các môn học khối 1 - Trần Thị Thu Tuyết - Tuần 4

I.MỤC TIÊU: Giúp H:

- Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học .

 - Nắm vững dấu lớn, dấu bé .

 - Biết so sánh các số trong dãy số từ 1 đến 5.

 - Hoàn thành bài 12 VBTT1- T1

 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HOAT ĐỘNG CỦA T HOAT ĐỘNG CỦA H

1. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài (25)

T ghi bài tập lên bảng và hướng dẫn H làm.

Bài 1: > ,<>

1.2 3.4

2.1 4.3

3.2 5.4

2.3 4.5

Bài 2: Nối vối số thích hợp .

1 < ,="" 2="">< ,="" 4=""> , 5 >

 Bài 3: Nối với số thích hợp.

5 < ,="" 4="">< ,="" 3=""><>

2. Hoạt động 2: Chữa bài (10)

Bài 1: T: Hướng dẫn chữa theo cột.

Bài 2: T: Nhận xét.

Bài 3: T: Nhận xét, tuyên dương.

3. Hoạt động 3 : (30): Hướng dẫn làm bài trong vở bài tập toán.

GV tổ chức làm bài ,chữa bài.

GV thu vở chấm bài

T:Củng cố - dặn dò

*GV nhận xét tiết học

-H quan sát làm bài vào vở ô li .

- 2 H đại diện cho 2 tổ lên làm.

- 1 H lên làm.

HS làm bài cá nhân.

H về xem lại bài.

 

doc 38 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn học khối 1 - Trần Thị Thu Tuyết - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- H theo dõi.
2 tổ thi: Tìm số chỉ giữa H1 và H2.
H: về xem lại bài.
Tiếng việt: Bài 14: d - đ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc, viết được d - đ, dê - đò.
- Đọc được câu ứng dụng: Dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. 
- Phát triển lời nói tự nhiên ( Luyện nói 2 – 3 câu ) theo chủ đề:dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
II. Đồ dùng: 
 Bộ môn hình học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học.
 Tiết 1
Hoat động của T 
Hoat động của h
A. Bài cũ: (5’)
T nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: (5’) Giới thiệu bài:
? Tranh vẽ gì?
? Trong các tiếng dê - đò âm nào các em đã được học?
T ghi bảng: d, đ
2. Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm (5’).
T ghép chữ mẫu.
T đọc mẫu.
3. Hoạt động 3: Phát âm - đánh vần (5’).
T: lần lượt lên thao tác mẫu trên bộ biểu diễn.
T đọc mẫu.
4. Hoạt động 4: Viết bảng con. (10’).
T gắn chữ mẫu nêu cấu tạo chữ và nét viết.
T nêu hiệu lệnh.
T nhận xét.
5. Hoạt động 5: Đọc tiếng, từ (5’)
T ghi bảng: da - dê – do.
 đa - đe - đo.
T giải thích từ ứng dụng.
T nhận xét sửa sai.
- 2 H lên bảng viết chữ nơ, me.
- 2 H đọc SGK bài 13
- H quan sát tranh trong SGK.
dê - đò
- ê, o.
- H đọc d - đ
- H thực hiện trên bảng cài.
- H nghe đọc.
- H luyện đọc theo dãy
- H cài trên bảng cái.
- H luyện đọc.(d. d-ê – dê. dê)
- H quan sát chữ mẫu và so sánh d, đ.
- H viết bảng: d - đ ; dê - đò.
- H đọc thầm
- H tìm chữ vừa học.
- 1H khá đọc.
- H luyện đọc cá nhân – dãy.
 Tiết 2
1. Hoạt động 1: Luyện đọc (10’).
T :Hướng dẫn H đọc câu ứng dụng.
T ghi bảng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ
T đọc mẫu nêu cách đọc.
T theo dõi, sửa sai.
2. Hoạt động 2: Luyện nói (7’).
T gợi ý tranh
? Tranh vẽ những con vật gì?
? Vì sao trẻ em thích con vật này?
? Em còn biết cá cảnh nào nữa?
GV tổ chức, nhận xét.
3. Hoạt động 3: Luyện viết (15’).
T viết chữ mẫu nêu lại quy trình viết.
 ò
T cá thể hoá H, chấm bài.
C. Củng cố - dặn dò(3’)
Dặn: H chuẩn bị bài sau.
- H luyện đọc lại bài tiết 1.
- H quan sát tranh nêu ND tranh.
- H nghe đọc.
- H luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- H nêu tên bài luyện nói
- dế, cá cờ,
-có trò chơi trọi dế.
- H luyện nói theo nhóm đôi 2 nhóm đại diện lên trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.
- H luyện viết vào vở tập viết.
- H luyện đọc toàn bài trên bảng lớp.
Thể dục: 
 Bài 4: Đội hình đội ngũ- Trò chơi vận động.
I. Mục tiêu: Giúp H: 
- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ với yêu cầu đúng, nhanh.
- Học quay phải, quay trái, biết đúng hướng và và xoay người theo khẩu lệnh.
- Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoat động của T 
Hoat động của h
A. Phần mở đầu: (7’)
T phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
B. Phần cơ bản: (25’)
1. Hoạt động 1: Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.
Lưu ý: Sau mỗi lần H giải tán rồi tập hợp T đều nhận xét.
2. Hoạt động 2: Học quay phải - trái.
T :Hô khẩu hiệu. làm mẫu
3. Hoạt động 3: Ôn tổng hợp.
T điều khiển 2 lần.
4. Hoạt động 4: Ôn trò chơi “Diệt con vật có hại”
T tổ chức, điều khiển chung.
C. Phần kết thúc: (5’)
T nhận xét tiết học. 
- H tập hợp hàng dọc
- H vỗ tay hát và giậm chân tại chỗ 
- H thực hiện 3 lần theo cán sự lớp đã phân công
- H theo dõi
- H thực hiện 4 lần.
- H thực hiện tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ, quay phải, trái.
- H thực hiện trò chơi theo nhóm của mình.
- H đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- H đi đều vào lớp.
 Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
 Buổi sáng: 
 Tiết 1 +2 : Toán: Tự học Luyện tập
Mục tiêu: 
Giúp H rèn luyện kỹ năng so sánh các số trong phạm vi 5 qua các bài tập thực hành.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của t 
Hoạt động của h
1. Hoạt động 1: Thực hành 
- T: ra bài tập, ghi bảng hướng dẫn H làm
Bài 1 >, < ?
5..........3 1..........2..........3
4..........2 3..........4..........5
1..........3 2..........5
3..........4 4..........1
Bài 2: Nối ô trống với số thích hợp.
 1 Ê 2 < Ê
 1 2 3 4 5
5 > Ê 3 > Ê 2 > Ê
Bài 3: Số
r r r r r
   
 {{{{{
T cá thể hoá giúp đỡ H yếu.
2. Hoạt động 2: Chữa và nhận xét bài 
GV tổ chức chữa bài,nhận xét bài.
Bài 1: T: Hướng dẫn chữa theo cột.
Bài 2: T: Nhận xét.
Bài 3: 
T: Nhận xét, tuyên dương. 
3. Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài trong vở bài tập toán.
GV tổ chức làm bài ,chữa bài.
GV thu vở chấm bài
* Củng cố - dặn dò:
T nhận xét giờ học.
- H làm bài vào vở ô li.
- 2H lên bảng làm bài.
- 1H lên bảng làm bài
- 2 H đại diện cho 2 tổ lên làm.
HS làm bài cá nhân.
H về xem lại bài.
 Tiết 3 : Tiếng việt: Tự học Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H
- Đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ đã học ở bài 13.
- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng
II. Các hoạt động dạy học.
Hoat động của T 
Hoat động của h
T giới thiệu nội dung tiết học.
1. Hoạt động 1. Luyện đọc cá nhân (7’)
T nêu yêu cầu
T gọi từng H luyện đọc
T theo dõi sửa sai
2. Hoạt động 2 (7’) Luyện đọc đồng thanh
T Cá thể H
T gõ thước
T nhận xét 
3. Hoạt động 3: Luyện viết. (20’)
T Hướng dẫn H viết vở ô li 
T yêu cầu H viết mỗi chữ, mỗi từ viết 1 dòng.
T cá thể hoá H.
4. Hoạt động 4: Chấm bài (3’)
T Chấm bài nhận xét tiết học
- H mở sách giáo khoa đọc thầm
- H luyện đọc cá nhân
- H luyện đọc theo nhóm đôi
- H Luyện đọc đồng thanh theo tổ 
- H viết vở ô ly
- H viết : n : 1 dòng
 m: 1 dòng 
 nơ: 1 dòng
 me: 1 dòng
Buổi chiều:
Tiết 1: Toán : (& 14): Luyện tập
I : Mục tiêu : Giúp HS: 
 - Củng cố khái niệm ban đầu về bằng nhau.
 - So sánh các số trong phạm vi 5.
II : Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của t
Hoạt động của h
A. Bài cũ (2’)
GV yêu cầu HS ghép phép tính
4 = 4 3 1
GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới: *GV giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động1: Hướng dẫn H làm bài tập(18’)
- T nêu y/c làm các bài tập 1, 2, 3.).
- T cá thể hoá.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn chữa bài (8’)
Bài 1: >, < , ?.
- T củng cố cách so sánh, điền dấu vào chỗ chấm.
Bài 2: Viết theo mẫu : 3 > 2
 2 < 3
T củng cố cách nhìn tranh đếm, ghi số chỉ tương ứng so sánh nhóm 2 đồ vật.
Bài 3: Làm bài bằng nhau.
 GV tổ chức nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi (5’)
- T nêu cách chơi : thi chọn dấu ghép nhanh.
- T ghi phép tính 4.....3
T nhận xét, bình xét người thắng cuộc.
C. Củng cố – dặn dò ( 2’)
GV hệ thống kiến thức tiết học.
 T nhận xét tiết học.
H thực hiện cá nhân. 
- H làm bài cá nhân.
- H làm bài và 1 H đọc kết quả.
-H đổi vở kiểm tra chéo.
- H nêu cách hiểu bài mẫu
- H lên bảng chữa bài.
- H thi nối đúng, nhanh và đọc : 3 =3
4 = 4, 5 = 5.
- H thực hiện cá nhân trên bộ mô hình.
- H: gắn nhanh dấu > lên bảng cài
H về xem lại bài.
Tiết 2 + 3 : Tiếng Việt : Bài 15 : t - th
I : Mục tiêu: giúp H:
- Đọc và viết được t – th, tổ – thỏ.
- Đọc được câu ứng dụng : bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
- Phát tiển lời nói tự ( Luyện nói từ 2 – 3 câu ) nhiên theo chủ đề ổ, tổ.
II: Đồ dùng: 
 T& H bộ chữ dạy Tiếng Việt. Mẫu chữ t – th.
III: Các hoạt động dạy học.
 Tiết 1
Hoạt động của t
Hoạt động của h
A : Bài cũ : (5’).
- T nhận xét – ghi điểm.
B : Bài mới :
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’) 
T gợi mở tranh
giới thiệu âm chữ mới t – th và ghi bảng.
2.Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm
Bước 1 : Nhận diện chữ (25’)
- T đưa chữ mẫu t (th)
- T nêu cách phát âm t (th)
Bước 2 : phát âm - đánh vần.
- T ghép lần lượt. tổ – thỏ.
- T đánh vần mẫu.
Bước 3 : Viét bảng con.
 T đưa chữ mẫu, nêu độ cao nét viết.
+ Chữ t gồm 3 nét, cao 1,5 đơn vị.
+Chữ th nét nối t sang h.
Bước 4 : đọc tiếng, từ ứng dụng 
T ghi bảng
T lưu ý cách phát âm dấu ’ , ˜ .
T nhận xét, sửa sai.
 - 2 H đọc SGK.
 - 1 H viết dê - đò.
- H xem tranh nêu tổ – thỏ, nêu chữ đã học : ô - ơ.
- H đọc lại
- H thực hiện trên bảng cài
- H đọc lại.
- H thực hiện trên bảng cài
- H đánh vần theo dãy, bàn
- H quan sát chữ mẫu so sánh chữ t – th
- H viết bảng con t – th
 tổ – thỏ
- H khá đọc mẫu.
- H tìm chữ mới học trong các tiếng, từ mới.
- H luyện đọc cá nhân. 
Tiết 2
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
Bước 1 : Luyện đọc ( 10’)
* Luyện đọc lại tiết 1.
* Luyện đọc SGK.
T hướng dẫn đọc câu ứng dụng
T gợi ý tranh vẽ
T ghi bảng, đọc mẫu
T yêu cầu luyện đọc toàn bài:
+ Đọc trên bảng
 + Đọc trong SGK
Bước 2: Luyện nói (7’).
T Gợi mở tranh
? con gì có ổ, có tổ?
? con người ta có gì để ở?
Mở rộng chủ đề.
? Em có nên phá ổ, tổ của các con vật đó không? Tại sao?
GV tổ chức, nhận xét.
Bước 3: Luyện viết (15’)
T viết mẫu, nêu quy trình.
T cá thể hoá, chấm bài.
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
T ghi các tiếng: ti vi, thi thơ
Dặn H về nhà ôn lại bài
- H đọc bài tiết 1.
- H nêu nội dung tranh vẽ.
- H luyện đoc cá nhân.
- H luyện đọc cá nhân, nhóm.
- H đọc tên chủ đề luyện nói.
-con gà, con chim.
-có nhà.
- H đại diện nhóm trình bày
-H luyện viết vào vở .
- H tìm chữ vừa học.
H về đọc lại bài, chuẩn bị bài 16.
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng:
 Tiết 1 + 2 : Tiếng việt: (Tự học ) Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H: 
- Rèn luyện viết chữ t - th và một số từ ứng dụng vào vở ô li.
- Làm bài 15 vở bài tập Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy học.
Thầy
Trò
T giới thiệu nội dung tiết học.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết (10’)
T đưa chữ mẫu.
2. Hoạt động 2: Thực hành (25’)
T theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ H ngồi viết đúng tư thế khi luyện viết.
T chấm một số bài nhận xét.
* T lưu ý H nét nối, khoảng cách giữa các chữ.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài vở bài tập Tiếng Việt.
* Nối: 
GV giúp đọc từ ngữ nối với tranh thích hợp.
* Điền t hay th.
* Viết
GV yêu cầu nhìn mẫu viết bài, lưu ý khoảng cách viết.
* Củng cố - dặn dò:
Dặn: H về nhà đọc lại bài đã đọc, từ đã viết.
- H nêu lại cấu tạo của chữ và nét viết.
- H theo dõi.
- H luyện viết vào vở ô li.
- H viết: t : 1 dòng
 th: 1 dòng
 bé: 1 dòng
 thỏ bé: 2 dòng
 thả cờ: 2 dòng
H làm bài cá nhân.
H nhìn tranh điền chữ còn thiếu.
H viết bài cá nhân.
HS đọc lại bài trong vở bài tập.
H về xem lại bài.
Tiết 3: Luyện viết chữ đẹp (Tự học)
 Bài 6: d, đ, t, th,da thỏ
I. Mục tiêu: Giúp H: 
- Rèn luyện kỹ năng viết chữ cho HS.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động củaT 
Hoạt động củah
T giới thiệu nội dung tiết học
1. Hoạt động 1: (8’) Quan sát chữ mẫu.
T viết các chữ.
T nhận xét bổ sung.
2. Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn H viết.
T viết mẫu:
3. Hoạt động 3: Luyện viết vở. (20’)
T yêu cầu H viết từng chữ.
T : lưu ý H nét nối giữa các chữ, khoảng cách các chữ. Cách viết nét thanh, đậm.
T cá thể hoá H.
T chấm và nhận xét bài.
- H mở vở luyện viết.
- H nêu lại quy trình viết chữ d, đ, t, th.
- H quan sát . 
H viết bài.
H về hoàn thành bài.
Buổi chiều:
Toán : (& 15) Luyện tập chung
I : Mục tiêu : Giúp H : 
 - Củng cố khái niệm ban đầu về lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
 - So sánh các số trong phạm vi 5.
II : Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của t
Hoạt động của h
 A. Bài cũ :(5’) 
Gv yêu cầu ghép phép tính:
3 > 2 4 < 5 2 = 2
B. Bài mới:
 Gv giới thiệu trực tiếp
 Hoạt động 1: Hướng dẫn H làm bài tập.(14’)
- T nêu y/c làm các bài tập 1, 2, 3. (15’).
- T cá thể hoá.
 Hoạt động 2: Chữa và nhận xét (7’)
Bài 1: Làm cho bằng nhau. 
T củng cố mối quan hệ bằng nhau theo 2 cách.
+ Vẽ thêm số lượng
+ Gạch bớt số lượng
Bài 2: Nối ô trống với số thích hợp theo mẫu.
T củng cố: 1 là số bé nhất
 5 là số lớn nhất
Bài 3: 
T củng cố cách đọc, sử dụng từ lớn, bé, bằng nhau.
Hoạt động 3: Trò chơi (7’)
- T nêu và tổ chức trò chơi
Ví dụ: lấy số 1 5 yêu cầu HS chọn dấu lớn hơn hay bé hơn để ghép.
T nhận xét tuyên dương H làm nhanh và đúng.
C. Củng cố, dặn dò (2’)
* Hoàn thiện bài
 T nhận xét bài học.
H thực hiện trên bộ mô hình toán.
- H nghe - nêu lại.
- H làm bài cá nhân.
-H đổi vở kiểm tra chéo.
- H lên bảng chữa bài.
- H đọc bài
H thực hiện trên bộ mô hình học toán.
- H chọn dấu.
- H về xem lại bài.
Tiếng việt: Bài 16: Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp H : 
- Đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe kể tự nhiên một số tình tiết quan trọng ( hoặc 1 đoạn ) trong câu chuyện “cò đi lò dò”
II. Đồ dùng dạy học: 
 T&H : Bộ mô hình Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học.
 Tiết 1
Hoạt động của t
Hoạt động của h
1. Bài cũ: (5’)
T chấm 5 bài trong vở bài tập.
T nhận xét tuyên dương, ghi điểm.
2. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)
? Hãy nêu các âm đã học từ bài 12 đến bài 15.
T Ghi bảng:
T treo bảng ôn. 
Hoạt động 2: Các chữ và âm (25’)
Bước 1: Ôn chữ ghi âm.
T chỉ chữ
Bước 2: Ghép chữ thành tiếng
T Chỉ chữ ở hàng ngang ghép với cột dọc
T lưu ý sửa cách phát âm.
Bước 3: Đọc từ ứng dụng
T Ghi bảng, đọc mẫu
T Giải thích từ: thợ nề( thợ xây nhà)
Bước 4: Viết bảng con.
T Nêu yêu cầu.
T Nhận xét
- H đọc bài SGK.
- H nêu: i - a, m - n, d d
- H kiểm tra các chữ đã nêu
- H chỉ và đọc trong bảng 1
- H nêu tên âm.
- H đọc cá nhân theo dãy.
- H theo dõi
- H đọc cá nhân, nhóm.
- H lần lượt viết tổ cò, lá mạ.
Tiết 2
 Hoạt động 3: Luyện tập 
Bước 1: Luện đọc: (8’)
T: hướng dãn H đọc câu ứng dụng
T :giới thiệu tranh, gợi ýnội dung
T : ghi bảng - đọc mẫu - giải thích thêm về đời sống của các loài chim.
T: hướngdẫn đọc toàn bài SGK.
T:đọc mẫu
T : tổ chức đọc thi
T: Nhận xét.
Bước 2: Kể chuyện (12’)
T giới thiệu chuyện
T kể mẫu toàn chuyện
T kể lại chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Cò được bác nông dân cứu sống và nuôi.
Tranh 2: Cò tỏ lòng biết ơn bác nông dân.
Tranh 3: Bác ND thả cho cò được tự do đi với bầy đàn.
Tranh 4: Hàng năm cò thường đến để cảm ơn bác nông dân.
GV hướng dẫn kể theo đoạn, toàn chuyện.
T kết luận: Qua câu chuyện ta thấy tình 
cảm chân tình của cò và anh nông dân. 
Bước 3 : Luyện viết (13’)
T viết mẫu từng dòng và nêu quy trình viết
T cá thể hoá chấm bài.
C. Củng cố - dặn dò(2’)
T nhận xét tiết học.
- H đọc lại bài tiết 1.
- H thảo luận nhóm 2 về nội dung tranh.
- H luyện đọc cá nhân.
- H nghe kể.
HS quan sát tranh 1.
HS quan sát tranh 2.
HS quan sát tranh 3.
HS quan sát tranh 4.
- H luyện kể theo nhóm đôi.
- H đại diện lên kể.
- H Theo dõi
- H viết bài vào vở tập viết
- H đọc lại bài.
Tự nhiên xã hội : (Bài 4) Bảo vệ mắt và tai.
I. Mục tiêu: Giúp H biết: 
- Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai, mắt.
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh vẽ SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của t
Hoạt động của h
A. Khởi động ( 2’) 
B.Dạy bài mới:
T giới thiệu trực tiếp ghi bảng.
1. Hoạt động 1: (8’) Nhận biết các việc nên làm để bảo vệ tai mắt 
- T: Hướng dẫn H quan sát từng tranh trong SGK.
? Vì sao bạn nhỏ lấy tay che mắt việc làm đó đúng hay sai.
T nhận xét kết luận: 
Các em cần phải bảo vệ tai, mắt của mình bằng các việc làm cụ thể không nhìn trực tiếp vào mặt trời.
2. Hoạt động 2: (7’) Làm việc với SGK 
T gợi ý tranh?
? Hai bạn đang làm gì?
? Theo em việc làm đó đúng hay sai?
? Tại sao chúng ta không nên ngoáy tai cho nhau?
? Bạn gái đang làm gì? làm như vậy cá tác dụng gì?
3. Hoạt động 3: (15’) Đóng vai .
- T nêu tiểu phẩm
Lan đang ngồi học, bạn mang đén 1băng nhạc 2 bạn mở rất to để nghe. Là Lan em sẽ làm gì?
T kết luận
C. Củng cố, dặn dò (3’)
GV: hệ thống kiến thức bài học.
HS hát bài rửa mặt như mèo.
- H quan sát tranh.
- H thảo luận nhóm đôi và nêu.
- H lắng nghe.
-H quan sát tranh trong SGK và thảo luận nhóm đôi.
- H trình bày.
- H thảo luận nhập vai và đóng theo nhóm.
- H trình diễn
- H khác nhận xét.
HS theo dõi.
HS vận dụng thực hành tốt,
 Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng:
Tiết 1 : Tiếng việt: (Tự học) Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H: 
- Củng cố các kiến thức đã học
 - Làm được bài tập điền o hay ô.
 - Viết được từ cô có cờ, bò bê no nê.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của h
Hoạt động của h
1. Hoạt động 1: Làm bài tập (30’)
Bài 1: Nối
 le le bế bé
 bà ở hồ
- T lưu ý H đọc từ và nối cho phù hợp.
Bài 2: Điền o hay ô
 b..`.. h..`..
 b..´.. c..´..
 c..... d..`..
T hướng dẫn H lên làm bài.
Bài 3 : Viết vở ô ly
T lưu ý H: nét nối giữa các chữ đều nhau.
2. Hoạt động 2: Chữa bài- nhận xét (5’)
T chấm, chữa bài cho H
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài vở bài tập Tiếng Việt.(30’)
* Nối: 
GV giúp đọc từ ngữ nối với tranh thích hợp.
* Điền chữ thích hợp.
* Viết
GV yêu cầu nhìn mẫu viết bài, lưu ý khoảng cách viết.
 * T nhận xét giờ học.
- H nêu yêu cầu của bài.
- H làm bài
- H lên nối.
- 2H lên làm bài
- H nhận xét.
- H viết vở ô ly.
- Mỗi từ 2 dòng.
H làm bài cá nhân.
H nhìn tranh điền chữ còn thiếu.
H viết bài cá nhân.
Tiết 2: Tự học: Nghệ thuật: Vẽ tự do
I. Mục tiêu: Giúp H.
- Biết vẽ tranh theo đề tài tự do trên khổ giấy A3.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ mẫu trên giấy A3.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của t
Hoạt động của h
T giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Quan sát mẫu (7’)
T đưa tranh mẫu
T gợi ý.
? Các bức tranh vẽ cảnh gì?
? Bố cục bức tranh như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ (8’)
- Chia bức tranh thành các mảng vẽ.
- Vẽ cảnh chính trước.
3. Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- T cá thể hoá, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
* Nhận xét - đánh giá.
T tổ chức cho H trưng bày sản phẩm.
T tuyên dương H có bài vẽ đẹp.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- H quan sát.
- Vẽ cảnh quê hương
Cảnh trường học, làng xóm
-H tự chọn cảnh thích hợp để vẽ tranh.
- H trưng bày sản phẩm.
Buổi chiều: 
Tiết 1: Toán : ( & 16): Số 6
I. Mục tiêu: Giúp H.
- Có khái niệm ban đầu về số 6.
- Biết đọc, viết số 6, đém và so sánh các số trong phạm vi 6.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 6.
- Biết được vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
II. Đồ dùng: T& H : Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của t
Hoạt động của h
A.Bài cũ:(3’)
GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới: * GV nêu trực tiếp bài học.
Hoạt động 1: Giới thiệu số 6 (10’)
Bước 1: Lập số 6.
T gợi ý tranh.
? có mấy H đi trước, thêm mấy H đi sau.
T: 5 thêm 1 là 6.
Bước 2: Giới thiệu số 6 in và số 6 viết.
T đưa mẫu, nêu cách viết, đọc mẫu.
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
? Số liền sau của số 5 là số nào?
2. Hoạt động 2: Thực hành (20’)
T hướng dẫn H làm bài tập 
T cá thể hoá H.
Bài 1: Viết số 6.
H lưu ý cách viết.
Bài 2: Viết theo mẫu:
T giúp H nhận ra cấu tạo của số 6: 6 gồm 5 và 1, sáu gồm 1 và 5
Bài 3: Nắm vững số liền sau của 5 và 6.
Bài 4: >, <, = ?
T nêu lại các bước so sánh điền dấu.
C. củng cố, dặn dò: (2’)
GV: Hoàn thiện bài, dăn H về xem lại bài 
HS ghép các số1 2 3 4 5 trên bộ mô hình học toán.
- H thảo luận nêu
- H...5 em thêm 1 là 6 em.
- H lấy số 6 in trong bộ học toán.
- H đọc cá nhân theo dãy.
- H viết số 6.
- H đếm từ 1 đến 6
- Đọc từ 6 đến 1
- ........ số 6
- H làm các bài tập 1, 2, 3, 4.
- H thực hành viết.
- H đếm số và viết số tương ứng.
- H đọc kết quả.
- H lên bảng làm bài
Tiết 2: Tập Viết Tuần 3
Bài viết: lễ , cọ , bờ , hổ.
I. Mục tiêu : Giúp H: 
 - Viết đúng, đẹp các tiếng : lễ , cọ , bờ , hổ.
- Rèn kĩ năng viết chữ đúng mẫu
II. Các hoạt động dạy học:
Thầy
Trò
A.Bài cũ:(5’) Viết bảng con
T nhận xét
B.Bài mới :
T giới thiệu bài.
 GV nêu trực tiếp.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết (8’) 
T nêu mẫu các chữ và nêu quy trình viết.
T lưu ý điểm đặt bút của các tiếng lễ, bờ, hổ là như nhau.
2. Hoạt động 2: Thực hành (20’)
T hướng dẫn H viết từng dòng trong vở tập viết.
T y/c H viết mỗi tiếng 2 dòng
T cá thể hoá H viết bài.
T uốn ắn cho H yếu viết bài.
C. Củng cố – dặn dò: (2’)
T nhận xét tiết học.
-H viết : lễ bờ 
- H theo dõi.
- H viết bài vào vở tập viết.
- H lắng nghe
Tiết 3: Tập viết Tuần 4:
Bài viết: mơ, do, ta, thơ.
I. Mục tiêu: Giúp H.
- Nắm được quy trình và viết đúng, đẹp, các từ: mơ, do, ta, thơ.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của t
Hoạt động của h
T giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết (8’)
T viết mẫu từng chữ và nêu quy trình viết.
2. Hoạt động 2: Thực hành (25’)
Việc 1: Viết bảng con.
T theo dõi H viết và uốn nắn cho H viết đúng.
* T lưu ý H nét nối các chữ.
T nhận xét, sửa sai.
Việc 2: Hướng dẫn viết vào vở.
T viết mẫu và hướng dẫn từng dòng.
T cá thể hoá, giúp H yếu viết bài.
T chấm bài
* Củng cố - dặn dò( 2’)
T nhận xét tiết học
- H theo dõi.
- H luyện viết vào bảng con.
- H thực hành viết vào vở tập viết.
- H về viết bài vào vở ô li.
Tiết 4: Thủ công: Bài 4: Xé dán hình vuông, hình tròn
I. Mục tiêu: Giúp H.
- Làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy để tạo hình.
- Xé được hình vuông, hình tròn và biết cách xé cho cân.
II. Chuẩn bị: Bài mẫu, giấy mầu, hồ gián.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của t
Hoạt động của h
T kiểm tra đồ dùng học tập
1. Hoạt động 1: Quan sát mẫu (8’)
T đưa bài mẫu.
? Hãy kể tên các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông, hình tròn.
2. Hướng dẫn thực hành: (25’)
T thực hành mẫu.
Bước 1: Vẽ hình vuông và hình tròn.
Bước 2: Xé
Bước 3: Dán hình
T cá thể hoá, giúp H còn lúng túng.
T tổ chức cho H trưng bày sản phẩm.
T nhận xét - đánh giá.
* Dặn: H chuẩn bị bài sau.
- H quan sát nhận xét.
- H nêu: viên gạch hoa, quả bóng...
- H thực hiện nháp
- H lật mặt trái vẽ hình vuông, hình tròn, 8 ô.
- H xé theo hướng dẫn của T.
- H trình bày bài
Sinh hoạt ngoại khoá : PO Ke Mon
cùng em học an toàn giao thông.
 Bài 3:Không chơi đùa trên đường phố.
I: Mục tiêu: -H nhận biết tác hại của việc chơi đùa trên đường phố.
 - H biết vui chơi đúng quy định để đảm bảo an toàn trên đường phố.
II: Nội dung:- Chỉ chơi đúng quy định để đảm bảo an toàn trên đường phố.
- Không chơi đùa ở trên đường phố, những nơi có người và phương tiện tham gia giao thông.
III: Chuẩn bị: T & H : sách “ po ke mon cùng em học ATGT “
IV: Phương pháp :
	+ Quan sát, thảo luận, đàm thoại, thực hành.
V: Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của t
Hoạt động của h
1. Hoạt động 1 : Kể chuyện “Sách poke mon cùng em học ATGT”. (10')
Bước 1: Kể chuyện :
 T kể lại ND chuyện .
Bước 2: Hướng dẫn H tiếp cận nội dung truyện bằng hệ thống câu hỏi.
- Bo và Huy đang chơi trò gì?
- Các bạn đá bóng ở đâu?
- Lúc này dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào?
- Chuyện gì đã xãy ra với hai bạn? 
T tổ chức cho H thảo luận nhận xét.
T theo dõi và nhận xét các nhóm.
T kết luận : qua

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 4.doc