Giáo án Tiết đọc Thư viện Lớp 2 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Kim Trúc

TUẦN 3

TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN

ĐỌC CÁ NHÂN

Địa điểm: Thư viện

Hình thức: Đọc cá nhân

Hoạt động mở rộng: Vẽ và viết

I. Mục đích:

- Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào việc đọc.

- Tạo cơ hội HS chọn sách theo ý thích.

- Góp phần xây dựng thói quen đọc .

II. Chuẩn bị trước tiết dạy:

-Chọn sách: 14 quyển sách

III. TRÌNH THỰC HIỆN

Giới thiệu Cả lớp

1.Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện.

2.Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay, cô sẽ cùng cả lớp thực hiện tiết Đọc cá nhân.

Trước khi đọc Cả lớp

1. Nhắc HS về mã màu phù hợp với trình độ đọc

 + Em có nhớ trình độ đọc của lớp mình là những mã màu nào không ?

 + Cho HS nhắc lại và chỉ vào mã màu khi nói.

2. Nhắc HS cách lật sách đúng:

 + Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không?

 + Gọi HS lên làm mẫu

4. Cho HS lên chọn sách:

 + Theo lượt 6-8 HS lên chọn sách.

 +Chọn vị trí thích hợp để đọc. Chúng ta sẽ đọc trong vòng 15 phút

 

doc 56 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1364Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiết đọc Thư viện Lớp 2 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Kim Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tự.
Khi các nhóm đang thực hiện hoạt động : Di chuyển quanh nhóm để hỗ trợ học sinh – đặt câu hỏi. Chấp nhận, động viên khen ngợi các bức vẽ của các em – không bắt các em phải vẽ đúng, không để học sinh dùng thước kẻ các đường thẳng (vì nếu vậy cácem sẽ nghĩ cần phải vẽ thật chính xác)
Sau khi kết thúc hoạt động : Cho khoảng 3 - 4 em học sinh với khả năng khác nhau chia sẻ kết quả công việc của các em.
Trưng bày TẤT CẢ các sản phẩm của học sinh trong thư viện. Chia các sản phẩm của học sinh để trưng bày nhiều lần. Trưng bày sản phẩm của các đối tượng học sinh.
Kết thúc tiết học.
Tuần 15
ĐỌC CẶP ĐÔI
CHUẨN BỊ : Sách phù hợp với trình độ đọc của học sinh.
MỤC ĐÍCH :
Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc.
Khuyến khích học sinh cùng đọc với các bạn.
Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích.
Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :
* Giới thiệu: 2-3 phút, dành cho cả lớp.
1. Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện.
2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia : Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cặp đôi.
* Trước khi đọc: 5-6 phút, dành cho cả lớp.
- Ở hoạt động Đọc cặp đôi này, các em sẽ đọc sách cùng với bạn của mình. Các cặp đôi có thể chọn một quyển sách mà các em thích để đọc cùng nhau. Trong khi các em đọc cô sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay để cô đến giúp.
1. Hướng dẫn học sinh chọn bạn để tạo thành cặp đôi và ngồi gần với nhau. Bây giờ chúng ta sẽ đứng lên và chọn bạn đểtạo thành cặp đôi. Các em có thể chọn bạn ngồi cạnh mình, hoặc một người bạn mà các em thích đọc cùng. Sau khi chọn bạn, tạo thành một cặp, các em sẽ ngồi vào vị trí. (Dành 1-2 phút để học sinh chọn bạn và ngồi theo cặp đôi, nếu học sinh nào lẻ, cho học sinh chọn một nhóm để tạo thành nhóm 3)
2. Nhắc học sinh về mã màu của các em, hướng dẫn học sinh chọn sách có mã màu phù hợp để cả hai bạn có thể cùng đọc. Các em có nhớ trình độ đọc của lớp mình là những mã màu nào không ? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói. Chỉ vào mã màu cam, trắng, xanh dương.
3. Nhắc học sinh về cách lật sách đúng (cho đến khi các em đã quen với việc này). Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không ? Bạn nào có thể làm lại cxho cả lớp cùng xem ? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng. 
4. Mời lần lượt 4-5 cặp đôi lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các cặp đôi hãy lên chọn một quyển sách mà các em muốn đọc cùng nhau ! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta có 20 phút để đọc theo cặp đôi.
Mời 4-5 cặp đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 4-5 cặp lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi các cặp đôi chọn được sách.
Nếu có cặp đôi nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các cặp đôi khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ các học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh.
* Trong khi đọc : 10-20 phút, dành cho cả lớp
1. Di chuyển xung quanh lớp hoặc phòng thư viện để kiểm tra xem các cặp đôi có đọc cùng nhau không. Đảm bảo các cặp đôi ngồi cạnh nhau khi đọc, không ngồi đối diện nhau. Nhắc học sinh về khoảng cách giữa mắt và sách khi đọc. 
2. Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em.
3. Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Hướng dẫn học sinh chọn 1 quyển sách khác có trình độ thấp hơn nếu cần.
4. Quan sát cách học sinh lật sách, hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần.
* Sau khi đọc : 6-7 phút, dành cho cả lớp
	Thời gian đọc cặp đôi đến đây là hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này chúng ta có thể đến thư viện mượn sách về nhà để tiếp tục đọc.
1. Nhắc học sinh mang sách quay trở lại vị trí ngồi của lớp một cách trật tự. Bây giờ các em hãy mang theo sách và đến ngồi ở đây.
2. Mời 3-4 cặp đôi chia sẻ về quyển sách mà các em đã đọc : Cặp đôi nào muốn chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc ?
- Các em có thích câu chuyện mình vừa đọc không, tại sao ?
- Câu chuyện xảy ra ở đâu ?
- Điều gì các em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc ?
- Theo các em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này ?
	Sau khi mỗi nhóm chia sẻ xong. Cảm ơn các em vì đã chia sẻ quyển sách của mình.
3. Hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng từng kệ (trong thư viện) hoặc để lại trên bàn giáo viên (ở lớp học). Bây giờ các em hãy mang sách lên trả lại vào đúng vị trí.
Kết thúc tiết học.
Tuần 16
CÙNG ĐỌC : MÌNH KHÔNG THỂ NGỦ ĐƯỢC
CHUẨN BỊ : 
1. Chọn sách cho hoạt động Cùng đọc : Mình không thể ngủ được
2. Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán :
- Khi Dế ngáy to quá, Rồng không ngủ được, Rồng sẽ làm gì ?
- Khi Rồng ngáy to làm rung cả nhà làm Dế tỉnh giấc, Dế sẽ nói gì ?
3. Xác định 2 từ mới để giới thiệu với học sinh : trằn trọc, tượng nhân sư.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :
* Giới thiệu: 2-3 phút, dành cho cả lớp.
1. Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện.
2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia : Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Cùng đọc.
* Trước khi đọc: 4-6 phút, dành cho cả lớp.
1. Cho học sinh xem trang bìa của quyển sách (che tên truyện): Hôm nay cô sẽ đọc cho các em nghe một quyển truyện.
2a. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa :
Các em hãy quan sát tranh trang bìa của quyển truyện. Các em thấy gì ở bức tranh này ?
Trong bức tranh này các em thấy có bao nhiêu nhân vật ?
Các nhân vật trong bức tranh đang làm gì ?
Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện ?
2b. Đặt câu hỏi để liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh :
Các em đã bao giờ thấy con rồng, con dế chưa ?
Các em thấy con rồng, con dế ở đâu ?
2c. Đặt câu hỏi phỏng đoán:
Theo các em, điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyyện ?
Theo các em, các con vật sẽ làm gì?
3. Đặt 1- 2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên:
 - Trong tranh gồm có những con vật nào ?
 - Chúng đang làm gì ?
4. Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ đọc cho các em nghe câu chuyện Mình không thể ngủ được, tác giả và họa sĩ : Nguyễn Thế Linh.
5. Giới thiệu 2 từ mới : trằn trọc, tượng nhân sư.
* Trong khi đọc lần 1: 5- 8 phút, dành cho cả lớp
1. Đảm bảo tất cả học sinh nhìn thấy được phần chữ và tranh trong sách.
2. Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
3. Dừng lại 2- 3 lần để đặt câu hỏi phỏng đoán :
- Khi Dế ngáy to quá, Rồng không ngủ được, Rồng sẽ làm gì ?
- Khi Rồng ngáy to làm rung cả nhà làm Dế tỉnh giấc, Dế sẽ nói gì ?
* Sau khi đọc lần 1 : 4 -7 phút, dành cho cả lớp
1. Đặt 2-3 câu hỏi để hỏi học sinh về những gì xảy ra trong câu chuyện : 
- Ai là nhân vật chính trong câu chuyện ?
- Khi Rồng bế Dế ra ngoài thì điều gì xảy ra ?
- Khi Rồng trả Dế về chỗ cũ thì Dế thế nào ?
2. Đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện : 
- Điều gì xảy ra đầu tiên ?
- Điều gì xảy ra tiếp theo ?
- Điều gì xảy ra ở cuối cùng câu chuyện ?
3. Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao ?”
- Theo các em, tại sao Rồng và mọi vật không ngủ được ?
- Theo các em, tại sao Dế tỉnh giấc ?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Em thích nhân vật nào ?
* Trong khi đọc lần 2 : 8 - 10 phút, dành cho cả lớp
1. Mời học sinh cùng đọc và tham gia đọc. 
2. Đọc lần 2. Có thể sử dụng bút hoặc thước để dò theo phần chữ trong khi đọc. Mời học sinh cùng đọc với giáo viên trong khi giáo viên đang đọc, KHÔNG yêu cầu học sinh lặp lại từng câu sau khi giáo viên đọc.
3. Mời học sinh đọc lại những từ, câu thú vị cùng với giáo viên.
4. Mời học sinh làm lại những hành động, âm thanh thú vị với giáo viên.
5. Sau khi đọc, cảm ơn học sinh đã tham gia đọc với giáo viên.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG : Thảo luận về sách : Các em thích nhân vật nào nhất trong câu chuyện này ? Tại sao ?
Trước khi cho học sinh thảo luận theo nhóm : Làm mẫu việc thảo luận với cả lớp 2-3 lần trước khi cho học sinh tự thực hiện hoạt động mở rộng theo nhóm. Khi thực hiện mẫu này, để học sinh tự xung phong phát biểu trước, sau đó khuyến khích (không ép buộc) các học sinh khác không phát biểu ý kiến.
Sau đó : 
Trước khi bắt đầu hoạt động nhóm : Đưa ra các hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh lập nhóm và chia việc theo nhóm.
Khi các nhóm đang thảo luận : Di chuyển đến các nhóm để hỗ trợ - đặt câu hỏi, khen những cố gắng của học sinh, hướng các em thảo luận theo đúng yêu cầu của hoạt động.
Sau khi kết thúc phần thảo luận : Cho 3 - 4 nhóm chia sẻ lại kết quả thảo luận của nhóm.
Kết thúc tiết học.
TUẦN 17
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
ĐỌC CÁ NHÂN
Địa điểm: Thư viện 
Hình thức: Đọc cá nhân
Hoạt động mở rộng: Vẽ và viết
I. Mục đích:
- Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào việc đọc.
- Tạo cơ hội HS chọn sách theo ý thích.
- Góp phần xây dựng thói quen đọc .
II. Chuẩn bị trước tiết dạy:
-Chọn sách: 14 quyển sách
III. TRÌNH THỰC HIỆN
Giới thiệu
Cả lớp
1.Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện.
2.Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay, cô sẽ cùng cả lớp thực hiện tiết Đọc cá nhân.
Trước khi đọc
Cả lớp
1. Nhắc HS về mã màu phù hợp với trình độ đọc
	+ Em có nhớ trình độ đọc của lớp mình là những mã màu nào không ?
	+ Cho HS nhắc lại và chỉ vào mã màu khi nói.
2. Nhắc HS cách lật sách đúng:
 + Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? 
 + Gọi HS lên làm mẫu
4. Cho HS lên chọn sách:
 + Theo lượt 6-8 HS lên chọn sách.
 +Chọn vị trí thích hợp để đọc. Chúng ta sẽ đọc trong vòng 15 phút 
Trong khi đọc
Cả lớp
1.Khi HS đọc GV di chuyển kiểm tra xem các em có đang đọc sách hay không. Nhắc HS khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
2. Lắng nghe HS đọc, khen ngợi các em.
3. Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi HS gặp khó khăn khi đọc.
4. Quan sát HS lật sách và hướng dẫn HS cách lật sách đúng.
 Sau khi đọc
Cả lớp
1- Nhắc HS thời gian đọc đã hết. Nếu em nào vẫn chưa đọc xong có thể mượn về nhà đọc.
 2. Nhắc HS mang sách về vị trí ngồi ban đầu một cách trật tự
3. Mời 3 -4 em chia sẻ về quyển sách mà em đã đọc
 - Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không ? Tại sao ?
- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? Tại sao ?
-Điều gì làm em thấy thích thú trong câu chuyện mình vừa đọc ?
Hoạt động mở rộng 
Vẽ và viết
Trước hoạt động
Cả lớp
1. Chia nhóm học sinh.
2. Giải thích hoạt động:
 - GV yêu cầu HS vẽ và viết 1-3 câu về nhân vật em thích.
3. Hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động một cách có tổ chức.
- Các nhóm cử đại diện nhận bút chì, màu, giấy vẽ cho nhóm.
Trong hoạt động
Nhóm
1. Di chuyển đến các nhóm để hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
2. Đặt câu hỏi, khen ngợi học sinh.
Sau hoạt động
Cả lớp
1. Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm lớn một cách trật tự 
2. Đặt câu hỏi để khuyến khích các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp:
- GVHDHS chia sẻ với nhau về việc làm của các nhân vật qua câu chuyện trước lớp.
- Qua câu chuyện em sẽ khuyên mọi người sống như thế nào với nhau ?
3. Khen ngợi những nỗ lực của học sinh.
4. Kết thúc tiết học.
TUẦN 18
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
ĐỌC CẶP ĐÔI
Địa điểm: Thư viện
Hình thức: Đọc cặp đôi
Hoạt động mở rộng: Thảo luận
I. Mục đích:
- Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào việc đọc.
- Khuyến khích HS cùng đọc với bạn.
- Tạo cơ hội HS chọn sách theo ý thích. Giúp HS xây dựng thói quen đọc .
- II. Chuẩn bị trước tiết dạy:
-Chọn sách: 14 quyển sách
III. TRÌNH THỰC HIỆN
Giới thiệu
Cả lớp
1.Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện.
2.Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay, cô sẽ cùng cả lớp thực hiện tiết Đọccặp đôi.
Trước khi đọc
Cả lớp
1. HD học sinh chọn bạn để tạo thành cặp đôi và ngồi vào vị trí . Nếu có HS nào lẻ thì tạo nhóm 3
2. Nhắc HS về mã màu phù hợp với trình độ đọc
	+ Em có nhớ trình độ đọc của lớp mình là những mã màu nào không ?
	+ Cho HS nhắc lại và chỉ vào mã màu khi nói.
3. Nhắc HS cách lật sách đúng:
 + Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? 
 + Gọi HS lên làm mẫu
4. Cho HS lên chọn sách:
 +Các cặp đôi lên chọn một quyển sách mà em muốn đọc.
 + Theo lượt 4 cặp đôi lên chọn sách.
 +Chọn vị trí thích hợp để đọc.
 + Chúng ta sẽ đọc trong vòng 15 phút 
Trong khi đọc
Cả lớp
1.Khi HS đọc GV di chuyển kiểm tra xem các cặp đôi có cùng nhau đọc không.
2. Lắng nghe HS đọc, khen ngợi các em.
3. Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi HS gặp khó khăn khi đọc.
4. Quan sát HS lật sách và hướng dẫn HS cách lật sách đúng.
 Sau khi đọc
Cả lớp
1- Nhắc HS thời gian đọc đã hết. Nếu em nào vẫn chưa đọc xong có thể mượn về nhà đọc.
 2. Nhắc HS mang sách về vị trí ngồi ban đầu một cách trật tự
3. Mời 3 cặp đôi chia sẻ về quyển sách mà em đã đọc
 -Các em có thích câu chuyện mình vừa đọc không ?
- Các em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? Tại sao ?
-Điều gì làm em thấy thích thú trong câu chuyện mình vừa đọc ?
Hoạt động mở rộng 
Thảo luận
Trước hoạt động
Cả lớp
1. Chia nhóm học sinh.
2. Giải thích hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận về nhân vật nào em thích nhất trong câu chuyện.
3. Hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động một cách có tổ chức.
Trong hoạt động
Nhóm
1. Di chuyển đến các nhóm để hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
2. Đặt câu hỏi, khen ngợi học sinh.
Sau hoạt động
Cả lớp
1. Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm lớn một cách trật tự 
2. Đặt câu hỏi để khuyến khích các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp:
- GVHDHS chia sẻ với nhau về nhân vật em thích trước lớp. Nhân vật đó có tốt không?
3. Khen ngợi những nỗ lực của học sinh
4. Kết thúc tiết học.
Tuần 19
ĐỌC TO NGHE CHUNG : CHÀNG ĐỐN CỦI VÀ CON TINH
CHUẨN BỊ : 
1. Chọn sách cho Hoạt động Đọc to nghe chung : Chàng đốn củi và con tinh
2. Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán :
- Khi chàng đốn củi giơ búa lên chuẩn bị đốn hạ cây thì điều gì xảy ra?
- Khi chàng trai say rượu, lăn ra ngủ lão chủ quán đã làm gì ?
- Khi biết rõ mưu mô gian dối của lão chủ quán, chàng trai sẽ làm gì ?
3. Xác định 3 từ mới để giới thiệu với học sinh : đắc chí, thưởng thức, nện.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :
* Giới thiệu: 2-3 phút, dành cho cả lớp.
1. Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện.
2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia.
* Trước khi đọc: 4-5 phút, dành cho cả lớp.
1. Cho học sinh xem trang bìa của quyển sách (che tên truyện).
2a. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa :
Các em thấy gì ở bức tranh này ?
Trong bức tranh này các em thấy có bao nhiêu nhân vật ?
Các nhân vật trong bức tranh đang làm gì ?
Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện ?
2b. Đặt câu hỏi để liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh :
Các em đã bao giờ thấy khăn thần chưa ?
Các em thấy gà đẻ trứng vàng chưa ?
2c. Đặt câu hỏi phỏng đoán:
Theo các em, điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyyện ?
Theo các em, điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện ?
3. Đặt 1- 2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên:
 - Trong tranh gồm có những nhân vật nào ?
 - Họ đang làm gì ?
4. Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ đọc cho các em nghe câu chuyện Chàng đốn củi và con tinh, soạn theo Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi; tranh : Phạm Tuấn.
5. Giới thiệu 3 từ mới : đắc chí, thưởng thức, nện.
* Trong khi đọc : 5- 8 phút, dành cho cả lớp
1. Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
2. Cho học sinh xem tranh ở một vài đoạn.
3. Dừng lại 2- 3 lần để đặt câu hỏi phỏng đoán :
- Khi chàng đốn củi giơ búa lên chuẩn bị đốn hạ cây thì điều gì xảy ra?
- Khi chàng trai say rượu, lăn ra ngủ lão chủ quán đã làm gì ?
- Khi biết rõ mưu mô gian dối của lão chủ quán, chàng trai sẽ làm gì ?
* Sau khi đọc : 4 -7 phút, dành cho cả lớp
1. Đặt 3 - 5 câu hỏi để hỏi học sinh về những gì xảy ra trong câu chuyện : 
- Ai là nhân vật chính trong câu chuyện ?
- Khi bị lão chủ quán đánh tráo các báu vật, chàng trai đã làm gì ?
- Khi dân làng bảo chàng trai lừa dối, mọi người đã làm gì?
2. Đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện : 
- Điều gì xảy ra đầu tiên ?
- Điều gì xảy ra sau tiếp theo ?
- Điều gì xảy ra ở cuối cùng câu chuyện ?
3. Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao ?”
- Theo các em, tại sao lão chủ quán đánh tráo các báu vật của chàng trai ?
- Theo các em, tại sao lão chủ quán bị trừng phạt?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Em thích nhân vật nào ?
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG : Vẽ và viết : Vẽ nhân vật em yêu thích, viết 1-3 câu về nhân vật này.
Trước khi cho học sinh vẽ và viết theo nhóm : Chuẩn bị bút, bút màu, giấy để viết, vẽ cho tất cả học sinh. Hướng dẫn học sinh di chuyển về nhóm một cách trật tự, cách phát và thu lại các vật dụng cho nhóm. Giới thiệu với học sinh phần nào trên tờ giấy dùng để vẽ, phần vào dùng để viết và minh họa cho các em về yêu cầu của cỡ chữ. Hướng dẫn học sinh kiểm tra chéo/chia sẻ, quan sát các sản phẩm của nhau trong nhóm đôi hoặc nhóm ba.
Sau đó: 
Trước khi bắt đầu hoạt động nhóm : Đưa ra các hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, phát các vật dụng cho học sinh hoặc đại diện nhóm tự phát một cách trật tự.
Khi các nhóm đang thực hiện hoạt động : Di chuyển quanh nhóm để hỗ trợ học sinh – đặt câu hỏi. Chấp nhận, động viên khen ngợi các bức vẽ của các em – không bắt các em phải vẽ đúng, không để học sinh dùng thước kẻ các đường thẳng (vì nếu vậy cácem sẽ nghĩ cần phải vẽ thật chính xác)
Sau khi kết thúc hoạt động : Cho khoảng 3 - 4 em học sinh với khả năng khác nhau chia sẻ kết quả công việc của các em.
Trưng bày TẤT CẢ các sản phẩm của học sinh trong thư viện. Chia các sản phẩm của học sinh để trưng bày nhiều lần. Trưng bày sản phẩm của các đối tượng học sinh.
Kết thúc tiết học.
Tuần 20
CÙNG ĐỌC : HỌC BƠI VỚI ẾCH
CHUẨN BỊ : 
1. Chọn sách cho hoạt động Cùng đọc : Học bơi với ếch
2. Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán :
- Khi các bạn nhảy tung tăng và bị tuột khỏi bè chuối, thì điều gì xảy ra ?
- Khi các bạn bị rơi xuống nước, các con vật khác vội kêu cứu thì điều gì xảy ra ?
3. Xác định 2 từ mới để giới thiệu với học sinh : bập bềnh, ngộp.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :
* Giới thiệu: 2-3 phút, dành cho cả lớp.
1. Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện.
2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia : Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Cùng đọc.
* Trước khi đọc: 4-6 phút, dành cho cả lớp.
1. Cho học sinh xem trang bìa của quyển sách (che tên truyện): Hôm nay cô sẽ đọc cho các em nghe một quyển truyện.
2a. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa :
Các em hãy quan sát tranh trang bìa của quyển truyện. Các em thấy gì ở bức tranh này ?
Trong bức tranh này các em thấy có bao nhiêu nhân vật ?
Các nhân vật trong bức tranh đang làm gì ?
Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện ?
2b. Đặt câu hỏi để liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh :
Các em đã bao giờ thấy heo, bò, chó, mèo, ếch chưa ?
Ở nhà các em có heo, bò, chó, mèo, ếch không ?
2c. Đặt câu hỏi phỏng đoán:
Theo các em, điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyyện ?
Theo các em, các nhân vật sẽ làm gì?
3. Đặt 1- 2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên:
 - Trong tranh gồm có những con vật nào ?
 - Chúng đang làm gì ?
4. Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ đọc cho các em nghe câu chuyện Học bơi với ếch, tác giả Lưu Thị Hương, họa sĩ : Nguyễn Hoàng Long và Lê Nam Đy.
5. Giới thiệu 2 từ mới : bập bềnh, ngộp.
* Trong khi đọc : 5- 8 phút, dành cho cả lớp
1. Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
2. Cho học sinh xem tranh ở một vài đoạn.
3. Dừng lại 2- 3 lần để đặt câu hỏi phỏng đoán :
- Khi các bạn nhảy tung tăng và bị tuột khỏi bè chuối, thì điều gì xảy ra ?
- Khi các bạn bị rơi xuống nước, các con vật khác vội kêu cứu thì điều gì xảy ra ?
* Sau khi đọc : 4 -7 phút, dành cho cả lớp
1. Đặt 2-3 câu hỏi để hỏi học sinh về những gì xảy ra trong câu chuyện : 
- Ai là nhân vật chính trong câu chuyện ?
- Khi bị rơi xuống nước, các con vật đã làm gì ?
- Khi được ếch tập bơi, các con đã làm gì?
2. Đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện : 
- Điều gì xảy ra đầu tiên ?
- Điều gì xảy ra sau tiếp theo ?
- Điều gì xảy ra ở cuối cùng câu chuyện ?
3. Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao ?”
- Theo các em, tại sao các con vật rơi xuống nước?
- Theo các em, tại sao các con vật sắp bị chết đuối?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Em thích nhân vật nào ?
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG : Thảo luận về sách : Các em thích nhân vật nào nhất trong câu chuyện này ? Tại sao ?
Trước khi cho học sinh thảo luận theo nhóm : Làm mẫu việc thảo luận với cả lớp 2-3 lần trước khi cho học sinh tự thực hiện hoạt động mở rộng theo nhóm. Khi thực hiện mẫu này, để học sinh tự xung phong phát biểu trước, sau đó khuyến khích (không ép buộc) các học sinh khác không phát biểu ý kiến.
Sau đó : 
Trước khi bắt đầu hoạt động nhóm : Đưa ra các hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh lập nhóm và chia việc theo nhóm.
Khi các nhóm đang thảo luận : Di chuyển đến các nhóm để hỗ trợ - đặt câu hỏi, khen những cố gắng của học sinh, hướng các em thảo luận theo đúng yêu cầu của hoạt động.
Sau khi kết thúc phần thảo luận : Cho 3 - 4 nhóm chia sẻ lại kết quả thảo luận của nhóm.
Kết thúc tiết học.
...............................................................................................................................
TUẦN 21
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
ĐỌC CÁ NHÂN
Địa điểm: Thư viện 
Hình thức: Đọc cá nhân
Hoạt động mở rộng: Vẽ và viết
I. Mục đích:
- Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào việc đọc.
- Tạo cơ hội HS chọn sách theo ý thích.
- Góp phần xây dựng thói quen đọc .
II. Chuẩn bị trước tiết dạy:
-Chọn sách: 14 quyển sách
III. TRÌNH THỰC HIỆN
Giới thiệu
Cả lớp
1.Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc c

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TIET_DOC_THU_VIEN_LOP_2.doc