Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh Lớp 2 ở Trường Tiểu học Minh Lộc 2 - Nguyễn Thị Ngát

MỤC NỘI DUNG TRANG

1 Mở đầu 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1 Cơ sở lí luận 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.3 Giải pháp thực hiện 4

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12

3 Kết luận, kiến nghị 14

3.1 Kết luận 14

3.2 Kiến nghị 14

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh Lớp 2 ở Trường Tiểu học Minh Lộc 2 - Nguyễn Thị Ngát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quy định trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 và đạt được yêu cầu kiến thức, kỹ năng đã đề ra. Trên cơ sở dạy học sinh đọc đúng và hiểu các bài ứng dụng phù hợp với lứa tuổi, giáo viên còn giúp các em bước đầu mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh, rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn vui, yêu ghét của con người. Đồng thời hình thành ở mức đơn giản trong các em những nhận thức, tình cảm và thái độ đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại, biết phân biệt đẹp/xấu: thiện/ác; đúng/sai; biết yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương, đất nước; có lòng nhân ái, có ý thức về bổn phận với ông bà cha mẹ và người thân; biết bảo vệ môi trường, sống hồn nhiên, trung thực, ...
	Ngay từ khi bước vào lớp 1 học sinh đã được học Tiếng Việt và yêu cầu đối với học sinh ngày càng cao. Ở lớp 1 chủ yếu đọc hiểu được bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản còn việc đọc trôi chảy, lưu loát, chưa đòi hỏi cao. Nhưng lên lớp 2 thì yêu cầu ngoài đọc đủ, đọc đúng còn phải đọc lưu loát, trôi chảy. Vì thế việc luyện kĩ năng đọc cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng tôi áp dụng nghiên cứu là học sinh lớp 2D- Trường Tiểu học Minh Lộc 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
	Phương pháp quan sát, điều tra; 
	Phương pháp luyện theo mẫu;
 	Phương pháp luyện tập thực hành; 
	Phương pháp vấn đáp gợi mở.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong trường tiểu học, tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ các kĩ năng, cũng là các yêu cầu về chất lượng của “đọc” đó là:
 - Đọc đúng.
- Đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy).
- Đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc).
Các kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc là: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ cùng nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác.
Ví dụ: Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh, cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc lưu loát, trôi chảy. Nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy Tập đọc, không thể xem nhẹ yếu tố nào.
Nhiệm vụ nữa của dạy Tập đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thật sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy Tập đọc, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
Nhiệm vụ khác: vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:
Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức vừa học cho học sinh.
Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
 (Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 - NXBGD)
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục đích của phân môn Tập đọc, sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2” giúp cho học sinh lớp 2 có kĩ năng đọc.
Qua một năm áp dụng, cùng với việc vận dụng một cách linh hoạt những đổi mới trong việc dạy môn Tập đọc, vận dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tôi thấy học sinh rất hứng thú học tiết Tập đọc và nhiều học sinh đã có kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy ở bất cứ một bài thơ, một bài văn nào đó.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng.
 + Thuận lợi: Đa số học sinh ở trường Tiểu học Minh Lộc 2 nói chung và học sinh lớp 2D nói riêng, hầu hết đồ dùng học tập của các em đều được bố mẹ trang bị đầy đủ ngay từ đầu năm học, các em đều ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo.
 + Khó khăn: Học sinh đầu cấp nên kỹ năng đọc chậm, còn ê a ngắt ngứ, phát âm chưa chuẩn, bộ máy phát âm còn khiếm khuyết, ngữ điệu của từng nhân vật trong bài tập đọc chưa phù hợp. Các em cũng ảnh hưởng từ gia đình, xã hội trong cách cư xử, giao tiếp: nói tiếng địa phương...
	2.2.2. Kết quả thực trạng. 
 	Lớp 2D của tôi phụ trách trong năm học này có 31 học sinh. Ngay từ đầu năm học và qua 2 tuần đầu tôi đã tìm hiểu về kiến thức môn Tiếng Việt nói chung và trong phân môn Tập đọc nói riêng, cụ thể như sau:
	Chất lượng đọc đầu năm:
Sĩ số HS
Khả năng
Số học sinh
Tỷ lệ %
 31
Đọc hay, lưu loát
7 em
22.6
Đọc đúng 
9 em
29
Đọc ê a
8 em
25.8
Đọc từng tiếng một 
7 em
22.6
 Chính vì thế, để giúp các em học tốt môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc thì giáo viên phải quan tâm đến kĩ năng đọc của học sinh trong phân môn Tập đọc.
2. 3. Biện pháp giải quyết vấn đề:
	Trong phân môn tập đọc tôi đã sử dụng linh hoạt 1 số phương pháp:
2.3.1. Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra:
	- Mục đích: Phương pháp này để đánh giá mức độ học tập của học sinh thông qua giọng đọc và lời phát biểu của học sinh. 
	- Cách thực hiện: 
	Giáo viên ghi chép kết quả điều tra kĩ năng đọc của từng học sinh trong năm học trước và quan sát nhận xét học sinh trong giờ học. Để từ đó có cái nhìn khái quát về việc sử dụng vốn ngôn ngữ của học sinh. Từ đó giáo viên dễ dàng phân loại khả năng đọc của từng học sinh trong lớp, qua đó giáo viên lập kế hoạch bồi dưỡng, giúp các em phát huy khả năng của mình trong tiết học tập đọc chẳng hạn:
	Khi phân loại khả năng đọc của học sinh, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc cho phù hợp .
	+ Đối với học sinh đọc đúng, lưu loát, hiểu nội dung bài thì giáo viên cho các em đọc mẫu trước ở các phần: Luyện đọc từ khó, luyện đọc đoạn, đọc cả bài 
	+ Đối với học sinh đọc ê a, đọc phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ hơi chưa hợp lý thì giáo viên nhắc nhở và cho các em luyện đọc nhiều lần. Khi đọc ở lớp, giáo viên cho các em luyện đọc theo, sau khi cô giáo hay học sinh đã đọc mẫu và kèm theo lời nhận xét, tuyên dương kịp thời nhằm động viên, khuyến khích các em, giúp các em có lòng tin và tự tin hơn trong khi đọc. Để tạo sự ham thích và hứng thú khi luyện đọc, giáo viên chọn học sinh cùng đối tượng thi đọc với nhau. Giáo viên cần quan tâm đến các em nhiều hơn và kèm theo lời nhận xét, tuyên dương kịp thời khi các em có tiến bộ.
	+ Khi phân loại khả năng đọc của từng đối tượng học sinh, giáo viên phải sắp xếp chỗ ngồi học của các em hợp lý, khoa học hơn: Những học sinh đọc tốt ngồi rải đều trong lớp để khi luyện đọc trong nhóm thì nhóm nào cũng có một hoặc hai học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát và những em này sẽ là nhóm trưởng để hỗ trợ, giúp đỡ các bạn trong nhóm mình đọc tốt hơn. 
2.3.2. Sử dụng phương pháp luyện theo mẫu:
	- Mục đích: Sau bài Tập đọc, các em có khả năng “đọc” thành thạo.
	- Cách thực hiện: 
 Giáo viên cần nghiên cứu bài đọc để xác định giọng đọc, cách ngắt nghỉ cụm từ, câu đến việc hiểu được ý nghĩa, tình cảm bài tập đọc để hướng dẫn cho học sinh đọc đúng và nhận ra lỗi phát âm, giọng điệu sai lệch để chữa cho các em đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy.
	Đọc mẫu chính là đọc giới thiệu: Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình thức rèn kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó, yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải - để diễn đạt được đúng nội dung và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài Tập đọc.
	Ví dụ:
	+ Khi dạy bài“Người thầy cũ”giáo viên giúp học sinh đọc với giọng vui vẻ, trìu mến và ngắt hơi , nhấn giọng ở những từ ngữ có nghĩa, thể hiện tình cảm của thầy giáo:“À / Khánh //. Thầy nhớ ra rồi //. Nhưng // hình như hôm ấy / thầy có phạt em đâu //!”
	+Hay ở trong bài: Người mẹ hiền- Đọc với giọng buồn, ngắt hơi, nhấn giọng phù hợp ở các từ ngữ trong câu:
“Thưa thầy /, hôm nay / em chưa làm bài tập //.” Thể hiện nỗi buồn của An vì bà mất .
	+ Hay ở bài “ Bé Hoa”, khi đọc đoạn ba ( Bức thư Hoa viết cho bố ), giáo viên cần giúp học sinh đọc với giọng tâm tình như Hoa đang trò chuyện vơí bố:“Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về. Bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy , bố nhé!”( Đọc với tốc độ vừa phải, hạ giọng ở cuối câu).
2.3.3. Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành:
	- Mục đích: Giúp các em đọc không chỉ đúng mà còn giúp các em đọc trôi chảy, mạch lạc, lời văn thể hiện rõ ràng, từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả năng đọc của học sinh.
 - Cách thực hiện:
 + Giáo viên cần chú ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các tiếng, từ khó cần rèn đọc đúng. Lập danh sách học sinh phát âm chưa chuẩn để giúp các em phát âm đúng, chính xác. 
 + Giáo viên chú ý luyện học sinh phát âm tiếng khó, đặc biệt là phương ngữ địa phương thường phát âm sai trong từng bài tập đọc để học sinh luyện phát âm thật đúng, chính xác và trước hết giáo viên phải là người phát âm chuẩn. 
	Đa số học sinh lớp 2D do tôi chủ nhiệm thường phát âm sai: âm đầu: d/gi, s/x, phát âm sai dấu: ’/~ .Tùy theo từng bài tập đọc, giáo viên lưu ý học sinh phân biệt cách phát âm đúng và phát âm mẫu để hướng dẫn học sinh đọc đúng chính tả, đúng nghĩa của từ ngữ trong bài thơ, bài văn. 
 Ví dụ: Tuỳ theo từng bài Tập đọc, giáo viên chữa phát âm sai các từ ngữ cho học sinh:
+ Bài “Mẩu giấy vụn” học sinh thường phát âm sai ở âm s / x: “sáng sủa” đọc sai thành “xáng xủa”; “sạch sẽ” đọc sai thành “xạch xẽ”
 + Bài “Ngôi trường mới” học sinh phát âm sai ở thanh ’/~ : “ bỡ ngỡ” thành “ bở ngở”; “ những” thành “nhửng”
2.3.4. Sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở:
	- Mục đích: Sau khi đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát bài Tập đọc, học sinh còn hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài Tập đọc. 
	- Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, từ ngữ để dẫn dắt học sinh hiểu bài.
 Điều quan trọng để tiết Tập đọc đạt hiệu quả thì giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt:
 Trước khi lên lớp, giáo viên phải đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Giáo viên xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy bài Tập đọc cả kiến thức lẫn kỹ năng.
Giáo viên phải chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp theo từng bước sau:
	Bước soạn bài: Giáo viên phải tìm hiểu kỹ bài tập đọc trên cơ sở phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá để đánh giá nội dung, nghệ thuật của bài. Cần thiết giáo viên có thể điều chỉnh, bớt hoặc thêm câu hỏi phù hợp với nội dung của bài Tập đọc sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình, để gợi mở, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Khi soạn giáo án giáo viên cần xem xét hệ thống câu hỏi của sách học sinh kết hợp với sách giáo viên để có sự điều chỉnh phù hợp về bài Tập đọc phù hợp với đối tượng học sinh. Lựa chọn, bổ sung lại hệ thống câu hỏi, để làm rõ cách đọc, nội dung và nghệ thuật của bài. 
Sau đây là hệ thống câu hỏi (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1) và hệ thống câu hỏi mà tôi đã điều chỉnh trong bài “ Cây xoài của ông em”:
Câu hỏi trong sách Tiếng Việt 2 Tập 1
 1.Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát?
2.Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc như thế nào?
 3.Tại sao mẹ lại chọn những 
quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?
4.Tại sao bạn nhỏ lại cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ ngon nhất ?
Câu hỏi soạn để giảng bài
* Đoạn 1: 
+ Cây xoài cát được ông trồng khi nào?
+ “ Lẫm chẫm” có nghĩa là gì?
 Ghi từ: lẫm chẫm
+ Tìm từ ngữ chỉ những nét đẹp của cây xoài cát 
 Ghi bảng: sai lúc lỉu, quả to
+ Nhìn quả xoài, bạn nhỏ rất nhớ ai?
+Tưởng nhớ đến ông, mẹ bạn nhỏ làm gì? 
* Đoạn 2
+ Quả xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào?
 Ghi bảng: đậm đà
+ “Đậm đà” có nghĩa là gì?
* Đoạn 3
+ Bạn nhỏ ăn xoài cát chín làm với món gì sẽ ngon?
+ Tại sao bạn nhỏ cho rằng xoài cát nhà mình là thứ quả ngon nhất? 
	Để dạy thành công một bài Tập đọc, giáo viên cần phải dựa vào các câu hỏi trong sách học sinh (SHS), lựa chọn bổ sung có thể chẻ nhỏ ra, hoặc gợi ý phát biểu thêm để giảng từ, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Từ hiểu sâu được nội dung bài đọc, các em sẽ đọc đúng, đọc hay được bài Tập đọc.
Bước chuẩn bị đồ dùng dạy học
	Đây là bước quan trọng phục vụ cho giờ dạy, kể cả tranh ảnh và sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ để hỗ trợ thêm bài giảng thêm phong phú, gây hứng thú trong học tập của học sinh. Giáo viên phải chịu khó sưu tầm (yêu cầu cả học sinh cùng tham gia) những tranh ảnh, tác giả xuất xứ của tác phẩm có liên quan đến bài học giáo viên phải suy nghĩ ghi vào giáo án, đưa ra vào lúc nào cho phù hợp để phục vụ cho mục đích tiết dạy, tận dụng tranh minh họa trong SGK và đồ dùng dạy học (ĐDDH) một cách thiết thực có hiệu quả nhất.
Ví dụ: Ở bài tập đọc “ Cây xoài của ông em”, tôi sử dụng hình ảnh trực quan: Hình hai mẹ con bạn nhỏ đi dưới cây xoài sai trĩu quả do ông bạn nhỏ trồng.
Bên cạnh sử dụng tranh ảnh phục vụ cho tiết học sinh động, tôi còn sử dụng bảng phụ viết sẵn câu, từ cần luyện đọc đúng cho học sinh. 
Ví dụ: Trong bài “ Cây xoài của ông em” tôi cần luyện đọc ngắt nghỉ và nhấn giọng đúng các từ, cụm từ thì tôi sẽ viết sẵn bảng phụ nội dung: Mùa xoài nào / mẹ cũng chọn những quả chín vàng / và to nhất / bày lên bàn thờ ông.
Để khắc sâu chủ đề bài học, tôi đã sử dụng hai câu tục ngữ:
 Uống nước nhớ nguồn
 Ăn quả nhớ người trồng cây
làm câu kết bài.
 Muốn nói lên tình cảm của con cái đối với ông bà đã trồng cây xoài khi còn sống. Trích dẫn câu thơ, ca dao, tục ngữ liên quan để minh hoạ, nhằm khắc sâu hơn nữa tình cảm của con cháu đối với ông bà.
 Chim có tổ, người có tông
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: Mẩu giấy vụn, tôi cũng đã khai thác tranh sách giáo khoa: hình ảnh của một lớp học, có cô giáo, có học sinh nhằm kích thích hứng thú học tập cho các em
 Tranh bài Tập đọc Mẩu giấy vụn- SGK Tiếng Việt lớp 2-Tập 1- Trang 48
 Tôi sử dụng bảng phụ viết câu cần luyện đọc cho học sinh, câu nói của cô giáo: “Các em hãy lắng nghe và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé//!”... (Khi đọc đến dấu / học sinh ngắt hơi, dấu // học sinh nghỉ hơi và nhấn giọng từ ngữ được gạch chân).
 Cũng tương tự với bài tập đọc: Thương ông- tranh bạn nhỏ đang dìu ông mình gây sự tò mò, hứng thú cho học sinh.
 Tranh bài Tập đọc Thương ông- SGK Tiếng Việt lớp 2-Tập 1- Trang 83
 “Ngôi trường mới’ cũng gây cho học sinh hứng thú trong tiết học qua hình ảnh ngôi trường thân thương thấp thoáng bóng học trò và cột cờ cao quen thuộc trước sân trường.
Tranh bài Tập đọc Ngôi trường mới- SGK Tiếng Việt lớp 2-Tập 1- Trang 51
 Những minh họa trên cho chúng ta thấy rằng chuẩn bị đồ dùng cho một tiết học Tập đọc và giới thiệu cho học sinh vào lúc nào cho hiệu quả là một việc làm vô cùng quan trọng.
- Hướng dẫn Tập đọc:
	Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ để cho cô giáo nghe mà còn cho các bạn nghe, nên cần đọc đủ to để tất cả mọi người trong phòng học cùng nghe rõ. 
	Đa số các em học sinh bây giờ rất ham đọc sách nhưng chủ yếu đọc thầm. Các em đọc những truyện viễn tưởng, truyện tranh ít có tính văn học, nghệ thuật nên tuy đọc nhiều nhưng kỹ năng đọc vẫn không được củng cố và phát huy.
	Việc hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát trong từng bài Tập đọc thuộc trách nhiệm của người giáo viên. Ở mỗi bài Tập đọc, yêu cầu là phải đọc rõ ràng, mạch lạc và đúng. Đọc đúng là không đọc thừa không sót âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Đọc đúng ở đây bao hàm cả phát âm đúng, phân biệt được các cặp phụ âm l – r, t – tr, gi – d, s – x và đọc cho đúng các thanh. Để làm được điều này, tôi luôn chú ý xem em nào mắc lỗi nào để tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa. Trong một bài Tập đọc không thể luyện đọc đúng được nhiều cặp phụ âm mà với từng bài Tập đọc tôi chỉ cho luyện đúng một cặp phụ âm hoặc hai cặp phụ âm là đủ.
Ví dụ: Ở bài Tập đọc “ Cây xoài của ông em” tôi chỉ cho luyện đọc cặp thanh: hỏi- ngã là những từ khó, phát âm dễ lẫn như: lẫm chẫm, quả sai lúc lỉu, trảy, nở.
	Với những học sinh hay phát âm sai thì tôi phân tích cho các em thấy đọc sai thường làm sai hẳn ý nghĩa của từ và thường xuyên gọi các em này luyện đọc đúng, kèm theo lời nhận xét động viên kịp thời. Kết quả chỉ sau một thời gian học đa số các em sửa được tật này. Điều đó làm các em rất tự tin vì không những bây giờ các em đọc đúng mà còn viết chính tả đúng.
Ví dụ: “lẫm chẫm” đọc sai thành “lẩm chẩm”, “lúc lỉu” đọc sai thành “lúc lĩu”, “ trảy” đọc sai thành “trãy”. Nếu em phát âm sai thì khi viết em sẽ viết sai theo cách đọc là: lẩm chẩm, lúc lĩu, trãy thì em viết sai chính tả.
 Để khi đọc các em chủ động được việc cần phát âm cho đúng tôi đã hướng dẫn các em bằng cách khi chuẩn bị bài cần dùng bút chì gạch chân dưới những từ có dấu thanh là “hỏi –ngã” (hoặc cặp phụ âm đầu hay sai). Để khi đọc bài gặp những từ đó thì lưu ý phát âm cho đúng. Đọc đúng còn bao gồm cả đọc không thừa, thiếu chữ và biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu phẩy và dấu chấm. Cần phải dựa vào nghĩa giữa các tiếng, các từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không đựơc tách từ ra làm hai.
Ví dụ: “Mùa xoài nào, mẹ cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.”
- Không ngắt: Mùa xoài nào / mẹ cũng chọn những / quả chín vàng và to nhất bày / lên bàn thờ ông.
- Nên ngắt: Mùa xoài nào / mẹ cũng chọn những quả chín vàng / và to nhất / bày lên bàn thờ ông.
 Việc ngắt câu phải phù hợp với các dấu câu, cụm từ có nghĩa, ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu, lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến, cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra cần phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu. Vì vậy vào bài giảng, đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho một học sinh đọc toàn bộ bài để cả lớp đọc thầm theo. Sau đó cho học sinh phát hiện các từ khó – giáo viên cho học sinh tìm cách luyện và đọc các từ khó đó dưới hình thức đọc (cá nhân, đọc đồng thanh).
	Luyện đọc theo đoạn – Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ được tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Ngoài ra còn có biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm (đọc thầm) có sự kiểm tra của thầy (cô) giáo, của bạn để điều chỉnh tốc độ. 
	Như vậy, đọc đúng là bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc trôi chảy, lưu loát, rõ ràng, mạch lạc. Đọc trôi chảy, lưu loát, rõ ràng, mạch lạc chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc được trôi chảy, lưu loát, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, làm chủ được tốc độ đọc (độ nhanh chậm) làm chủ được cường độ giọng (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). – Giáo viên có trách nhiệm giúp học sinh điều này trong khi dạy học.
Ví dụ: Ở bài “ Cây xoài của ông em”, khi đọc đoạn 1: Giáo viên cần cho học sinh thấy được đọc với giọng chậm, tình cảm như là lời kể tâm tình của bạn nhỏ về người ông đã mất. Nhất là câu văn “Mùa xoài nào / mẹ cũng chọn những quả chín vàng / và to nhất / bày lên bàn thờ ông.”(cần đọc nhấn giọng các từ gạch chân để nêu bật tình cảm tôn kính và nhớ ơn của con cháu đối với người ông). Tôi đặt câu hỏi: “Theo các em, muốn đọc tốt câu văn này, ngoài việc ngắt câu, ta cần nhấn giọng những từ nào ?” và học sinh phát biểu ý kiến.
 Cuối cùng thống nhất nhấn giọng các từ: “ chín vàng”, “ to nhất”.
 Muốn được như vậy, giáo viên phải đọc mẫu cho học sinh lắng nghe và học sinh sẽ tự mình rút ra kết luận đúng.
Ví dụ: Mùa xoài nào / mẹ cũng chọn những quả chín vàng/ và to nhất / bày lên bàn thờ ông.
	Hướng dẫn và luyện cho học sinh đọc – càng nhiều học sinh được đọc càng tốt. 
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 Quá trình áp dụng các biện pháp trên vào đọc Bài ứng dụng ở lớp 2D, Trường TH Minh Lộc 2 – Đối tượng học sinh thuận lợi, chất lượng đọc của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt và thu được kết quả như sau:
 - Chất lượng đọc của lớp tôi ngày càng tiến bộ.
Cụ thể: 
 Chất lượng đọc cuối kì 1:
Sĩ số HS
Khả năng
Số học sinh
Tỷ lệ %
31
Đọc hay, lưu loát 
17 em
54.8
Đọc đúng 
10 em
32.3
Đọc ê a
4 em
12.9
Đọc từng tiếng một 
0 em
0
 So sánh với chất lượng đọc đầu năm học:
Sĩ số HS
Khả năng
Đầu năm học
Cuối kì 1
Tăng/giảm số hs
Tỉ lệ tăng /giảm 
31
Đọc trôi chảy, lưu loát
7 em
17 em
10 em
32.2 
Đọc đúng 
9 em
10 em
1 em
3.2
Đọc ê a
8 em
4 em
4em
12.9
Đọc từng tiếng một 
7 em
0 em
7 em
22.6
- Trong giờ Tập đọc, tôi thấy các em ngồi học rất say sưa, sôi nổi phát biểu ý kiến, hăng say học bài. Rất nhiều em xung phong, phấn khởi khi được gọi đọc bài và đọc bài hay. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài.
- Học sinh được nâng cao rõ rệt về đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát, hình thành được kỹ năng, kỹ xảo khi đọc các bài văn, bài thơ.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
 - Việc dạy theo hướng đổi mới trong các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, tôi đã từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng vận dụng các kỹ năng rèn đọc của học sinh đạt kết quả cao. Học sinh có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo, gây nhiều hứng thú trong học tập.
 - Để học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy. Việc dạy theo hướng đổi mới trong các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, tôi đã từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng vận dụng các kỹ năng rèn đọc của học sinh đạt kết quả cao. Học sinh có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo, gây nhiều hứng thú trong học tập.ôi chảy, lưu loát, hiểu nội dung và ham thích đọc sách thì trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phải biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học, phối hợp, vận dụng tốt mô hình “Trường học mới” kèm theo sự đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo không khí hào hứng

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng viet TH-Nguyen Thi Ngat- TH Minh Loc 2- Hau Loc.doc