Giáo án Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017

Tiết 5: Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ

I. Mục đích yêu cầu

- Hs tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ, SGV, .

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1, Kiểm tra bài cũ

2, Bài mới

2.1, Giới thiệu bài.

2.2, H¬ướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1:

- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.

+ Trong Tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ nh¬ư thế nào?

+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?

+ Từ phức gồm những loại từ nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại.

Bài 2:

+ Thế nào là từ đồng âm?

+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?

+ Thế nào là từ đồng nghĩa?

- Nhận xét, chữa bài:

Bài 3:

 - H¬ướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.

- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm.

- GV gợi ý để HS trả lời.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 4:

- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa điền vào mỗi thành ngữ, tục ngữ.

- Nhận xét, chữa bài:

3, Củng cố, dặn dò

- Gv hệ thống nội dung bài.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu của bài.

+ Trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức.

+ Từ đơn gồm một tiếng.

+ Từ phức gồm hai tiếng hay nhiều tiếng.

+ Từ phức gồm hai loại: Từ ghép và từ láy.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.

+ Từ đơn: hai, bư¬ớc, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.

+ Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.

+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.

- HS nêu y/c bài.

+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.

+ Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

a, đánh: từ nhiều nghĩa.

b, trong: từ đồng nghĩa.

c, đậu: từ đồng âm.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS đọc bài Cây rơm.

- HS trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm nêu câu trả lời.

a, Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi,.

- Các từ đồng nghĩa với dâng là: tặng, biếu, nộp, cho, hiến, đưa,.

- Các từ đồng nghĩa với êm đềm là: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm,.

b, .

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài, nêu:

a, Có mới nới cũ.

b, Xấu gỗ, tốt nư¬ớc sơn.

c, Mạnh dùng sức, yếu dùng m¬ưu.

- Lắng ghe.

 

doc 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bày bài.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,2 : 6,4 b) 28,5 : 2,5
c) 0,2268 : 0,18 d) 72 : 6,4
Bài tập 2: Tính bằng 2 cách:
a)2,448 : ( 0,6 x 1,7)
b)1,989 : 0,65 : 0,75
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 1,4 = 4,2 
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 1,125 b) 11,4
c) 1,26 d) 11,25
Lời giải:
a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
 = 2,448 : 1,02
 = 2,4
Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
 = 2,448 : 0,6 : 1,7
 = 4,08 : 1,7
 = 2,4
b) 1,989 : 0,65 : 0,75
 = 3,06 : 0,75
 = 4,08
Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75
 = 1,989 : ( 0,65 x 0,75)
 = 1,989 : 0,4875
 = 4,08
Lời giải:
a) X x 1,4 = 4,2 
 X = 4,2 : 1,4
 X = 3
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
 2,8 : X = 0,04
 X = 2,8 : 0,04
 X = 70
- HS lắng nghe và thực hiện.
Sáng thứ ba ngày 20/12/2016
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập 1, 2, 3.
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Viết các hỗn số thành số thập phân.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
. 4= 4 = 4,5 2 = 2 = 2,75
3= 3 = 3,8 1= 1= 1,48
Bài 2: Tìm x.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
a, x 100 = 1,643 + 7,357
 x 100 = 9
 x = 9 : 100 
 x = 0,09
b, 0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0, 1
Bài 3: 
- Y/c HS làm bài.
- HD làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Bài giải:
 Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35 % + 40 % = 75 % (Lượng nước)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100 % - 75 % = 25 % (lượng nước)
 Đáp số:25 % lượng nước trong hồ.
Cách 2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% (lượng nước)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- Lên bảng – n.xét 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- Lên bảng – n.xét 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- Lên bảng – n.xét 
- Lắng nghe.
Tiết 2: Thể dục (IG)
Tiết 3: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu
- HS chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số sách, truyện, bài báo liên quan.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Tìm hiểu đề bài.
- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Giúp cho HS hiểu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện chọn kể.
b. Kể chuyện trong nhóm.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
c. Kể chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2-3 HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu trọng tâm của đề.
- HS nối tiếp nêu tên câu chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện theo nhóm.
- HS thi kể chuyện trớc lớp, trao đổi cùng cả lớp về ý nghĩa câu chuyện.
- Lăng nghe.
Tiết 4: Địa lý (IG)
Chiều thứ ba ngày 20/12/2016
Tiết 1: TC Tiếng Việt
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC.
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về chủ đề Hạnh phúc.
- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng để làm bài tập thành thạo.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài tập 1: Tìm từ :
a)Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
b)Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc? 
c) Đặt câu với từ hạnh phúc.
Bài tập 2: Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo một gia đình hạnh phúc.
a) Giàu có.	
b) Con cái học giỏi.
c) Mọi người sống hoà thuận.	
d) Bố mẹ có chức vụ cao.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về chủ đề hạnh phúc.
Ví dụ: Gia đình em gồm ông, bà, bố, mẹ và hai chị em . Ông bà em đã già rồi nên bố mẹ em thường phải chăm sóc ông bà hàng ngày. Thấy bố mẹ bận nhiều việc nên hai chị em thường giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức của mình nh : quét nhà, rửa ấm chén,Những hôm ông bà mỏi là hai chị em thường nặn chân tay cho ông bà. Ông bà em rất thương con, quý cháu. Ai cũng bảo gia đình em rất hạnh phúc. Em rất tự hào về gia đình mình.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: 
a)Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc : sung sướng, may mắn, vui sướng
b)Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc : bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, 
c) Gia đình nhà bạn Nam sống rất hạnh phúc.
Lời giải:
Yếu tố quan trọng nhất để tạo một gia đình hạnh phúc đó là : Mọi người sống hoà thuận.
- HS viết bài.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Luyện đọc (IG)
Tiết 3: Âm nhạc (GVC)
Sáng thứ tư ngày 21/12/2016
Tiết 1: Tập đọc
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- HS hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Sự lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).
- Thuộc lòng 2- 3 bài ca dao.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Y/c HS chia đoạn.
* Đọc nối tiếp đoạn:
- Lần 1:
 + Y/c tìm từ khó đọc.
 + Luyện đọc từ khó.
- Lần 2:
 + Giải nghĩa từ.
 + Luyện đọc câu văn dài.
* Luyện đọc trong nhóm:
- Chia nhóm luyện đọc.
- Gọi các nhóm đọc – N.xét.
- GV n.xét.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- HD tìm hiểu bài theo SGV – T.
- ND bài nới lên điều gì?
 *Nội Dung: Sự lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc DC.
- Y/c HS luyện đọc.
- Gọi HS đọc – N.xét.
- GV n.xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. 
- 1 HS đọc.
- Chia đoạn.
- Luyện đọc.
 + Tìm từ khó đọc.
 + Luyện đọc.
- Luyện đọc.
 + Lắng nghe.
 + Luyện đọc.
- Luyện đọc.
- Đọc – N.xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Nêu.
- 2HS đọc.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc.
- Đọc – N.xét
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1).
- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy học
- Phiếu phô tô mẫu đơn xin học.
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 1 (170):
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT 1.
- GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
- GV phát phiếu HT, cho HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (170):
- GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
+ Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
+ Tên của đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn viết như thế nào?
+ Nội dung đơn bao gồm nhưng mục nào?
- GV nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục 
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
3, Củng cố, dặn dò
- Củng cố lại bài.
- Nhạn xét tiết học.
- Một HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc đơn.
- HS làm bài vào phiếu học tập.
- HS đọc đơn.
- Một HS đọc yêu cầu.
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Đơn xin học môn tự chọn.
+ Kính gửi: Cô hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên.
- Nội dung đơn bao gồm:
+ Giới tiệu bản thân.
+ Trình bày lí do làm đơn.
+ Lời hứa. Lời cảm ơn.
+ Chữ kí của HS và phụ huynh.
- HS viết đơn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc lá đơn.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Khoa học (IG)
Tiết 4: Toán
THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. Mục tiêu
- HS bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành thành số thập phân.
- Làm được các bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm nhỏ.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ .
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Làm quen với máy tính bỏ túi
- GV giới thiệu máy tính bỏ túi, cho HS quan sát máy tính theo nhóm.
+ Trên mặt máy có những gì?
+ Em thấy gì trên các phím?
- Yêu cầu HS thực hiện ấn phím ON/C và OFF, nói kết quả quan sát được.
2.3, Thực hiện các phép tính
- GV ghi phép tính cộng lên bảng:
 25,3 + 7,09
- GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím cần thiết, đồng thời quan sát kết quả trên màn hình.
2.4, Thực hành
Bài 1: Thực hiện các phép tính rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi.
- Yêu cầu HS tự thực hiện.
- GV quan sát, hướng dẫn bổ sung cho các nhóm.
Bài 2: Viết các phân số sau thành số thập phân (dùng máy tính bỏ túi để tính)
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: GV nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Nhận xét, kết luận.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát máy tính bỏ túi.
- HS nêu.
- HS thực hiện tính.
 25,3 + 7,09 = 32,39
- HS thực hiện ấn trên máy tính bỏ túi, nêu kết quả tìm được.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS các nhóm nêu kết quả.
a, 126,45 + 796,892 = 923,342
b, 352,19 - 189,471 = 162,719
c, 75,54 39 = 2946,06
d, 308,85 : 14,5 = 21,3
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện cá nhân, một số em nêu kết quả.
- HS thực hiện ấn các phím trên máy tính bỏ túi.
- HS nêu phép tính: 4,5 6 – 7
- HS tính trên máy tính và nêu KQ.
- Lắng nghe.
Chiều thứ tư ngày 21/12/2016
Tiết 1: TC toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Học sinh thạo cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Giải được bài toán về tỉ số phần trăm dạng tìm số phần trăm của 1 số 
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
*Ôn cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Cho HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm giữa 2 số a và b.
- Cho cả lớp thực hiện 1 bài vào nháp, 1 HS lên bảng làm: 0,826 và 23,6
- GV sửa lời giải, cách trình bày cho HS
Bài tập 1: Tìm tỉ số phần trăm của:
a) 0,8 và 1,25;
b)12,8 và 64 
Bài tập 2: Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 40% là HS giỏi. Hỏi lớp có ? HS khá
- GV hướng dẫn HS tóm tắt :
40 HS: 	100%
HS giỏi: 	40 %
HS khá: ? em
- Hướng dẫn HS làm 2 cách
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
- HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm giữa 2 số a và b
+ 0,826 : 23,6 = 3,5 = 350%
Lời giải:
a) 0,8 : 1,25 = 0,64 = 64 %
b) 12,8 : 64 = 0,2 = 20 %
Lời giải:
Cách 1: 40% = .
Số HS giỏi của lớp là:
 40 x = (16 em)
Số HS khá của là: 40 - 16 = 24 (em)
 Đáp số: 24 em.
Cách 2: Số HS khá ứng với số %là:
 100% - 40% = 60% = 
Số HS khá là:
40 x = 24 (em)
 Đáp số: 24 em.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Mỹ thuật (GVC)
Tiết 3: PĐ – BD Tiếng Việt 
HẠT GẠO LÀNG TA – BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc thành tiếng và đọc thầm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Phát phiếu bài tập.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc: 
- Hát
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu.
- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.
a. 	“Hạt gạo làng ta
	Có bão tháng bảy
	Có mưa tháng ba
	Giọt mồ hôi sa	
 Những trưa tháng sáu
	Nước như ai nấu
	Chết cả cá cờ
	Cua ngoi lên bờ
	Mẹ em xuống cấy ...”
b) “Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột.”
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nêu lại cách đọc diễn cảm.
- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.
- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.
- Lớp nhận xét.
b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.
- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bài 1. Các bạn thiếu niên thời chiến đã làm những việc gì để góp phần làm ra hạt gạo? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a. Chống hạn, bắt sâu cứu lúa.
b. Chống hạn, gánh phân bón lúa.
c. Chống hạn, bắt sâu, gánh phân bón lúa.
Bài 2. Việc buôn Chư Lênh đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi lễ trang trọng nhất dành cho khách quý có ý nghĩa gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a. Dân làng yêu quý cô giáo và chữ Bác Hồ.
b. Dân làng luôn hiếu khách, quý khách.
c. Dân làng luôn coi trọng nghi thức sinh hoạt của cộng đồng.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa bài.
- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.
Bài 1. c.
Bài 2. a.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Học sinh phát biểu.
Sáng thứ năm ngày 22/12/2016
Tiết 1: Toán
SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI
ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu
- Hs biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập 1(dòng 1, 2); 2(dòng 1, 2); 3(a,b). 
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS sử dụng máy tính để giải toán về tỉ số phần trăm
a, Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40
+ Nêu cách tìm thương của 7 và 40?
+ Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu vào bên phải số tìm được.
- GV hướng dẫn: 
+ Bước 1: Thực hiện nhờ máy tính bỏ túi.
+ Bước 2: Tính và suy ra kết quả.
b, Tính 34% của 56
- Yêu cầu HS nêu cách tính theo quy tắc.
- Tổ chức cho HS tính theo nhóm.
- GV: Ta có thể thay 56 : 100 34 bằng:
+ Ta ấn các phím 5_ 6_ _ 3_ 4_ %
- Yêu cầu HS thực hiện ấn các phím trên máy tính và đọc kết quả.
c, Tìm một số biết 65% của nó bằng 78
- Yêu cầu HS nêu cách tính đã biết,
- GV gợi ý HS ấn các phím để tính:
 78 : 65 100
+ Bấm các phím: 7_8_:_6_5_%
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhờ máy tính bỏ túi.
2.3, Thực hành
Bài 1:
- Tổ chức cho HS thực hành nhóm trên máy tính bỏ túi.
- GV quan sát, nhận xét.
Trường 
Số HS
Số HS nữ
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và tổng số HS
An Hà
612
311
50,81 %
An Hải
578
294
50,86 %
An Dương
714
356
49,85 %
An Sơn
807
400
49,56 %
Bài 2:
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS nêu.
- GV chữa bài:
Thóc (kg)
Gạo (kg)
100
69
150
103,5
125
86,25
110
75,9
88
60,72
Bài 3: 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Bài giải:
Để có tiền lãi là 30000 đồng sau một tháng thì số tiền gửi tiết kiệm là:
 30000 : 0,6 100 = 5000000(đồng)
Để có tiền lãi là 60000 đồng sau một tháng thì số tiền gửi tiết kiệm là:
60000 : 0,6 100 = 10000000 (đồng)
Để có tiền lãi là 90000 đồng sau một tháng thì số tiền gửi tiết kiệm là:
90000 : 0,6 100 = 15000000 (đồng)
 Đ S: a, 5000000 đồng
 b, 10000000 đồng
 c, 15000000 đồng
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu cách tìm theo quy tắc đã biết.
- HS thực hiện nhân.
- HS thực hiện trên máy tính bỏ túi.
- HS nêu cách tính theo quy tắc.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS thực hiện trên máy tính bỏ túi.
- HS nêu.
- HS thực hiện bằng máy tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm.
- HS các nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
- Hs nêu yêu cầu.
- Làm bài
- Nêu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 3 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Thể dục (IG)
Tiết 3: Luyện từ và câu
I. Mục tiêu:
- HS tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
- Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bài tập 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Một vài tờ phiếu để HS làm bài 1,2.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện Nghĩa của từ “cũng”
- Trao đổi cả lớp:
+ Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
+ Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
+ Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
+ Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về các kiểu câu.
- Yêu cầu đọc thầm chuyện vui, viết vào vở các kiểu câu theo yêu cầu.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc truyện vui.
+ Câu hỏi dùng để hỏi về điều chưa biết. Có thể nhận ra câu hỏi nhờ các từ đặc biệt: ai, gì, nào, sao, không,... và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
+ Câu kể dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến, tâm từ, tình cảm. Cuối câu có dấu chấm.
+ Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Các từ đặc biệt: hẫy, đừng, chớ, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị,... cuối câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
+ Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc. Các từ đặc biệt: ôi, a, ôi chao, trời, trời đất,... cuối câu có dấu chấm than.
- HS đọc lại ghi nhớ.
- HS đọc thầm, làm bài vào vở.
- HS trình bày bài.
Kiểu câu
 Ví dụ
 Dấu hiệu
Câu hỏi
+ Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?
+ Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu?
- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.
- Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu kể
+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS:
+ Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.
+ Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cùng cháu có những lỗi giống hệt nhau.
+ Bà mẹ thắc mắc:
+ Bạn cháu trả lời:
+ Em không biết:
+ Còn cháu thì viết:
+ Em cũng không biết.
- Câu dùng để kể sự việc.
- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm
+ Thế thì đáng buồn quá!
+ Không đâu!
- Câu bộc lộ cảm xúc.
- Trong câu có các từ quá, đâu.
- Cuối câu có dấu chấm than.
Câu khiến
+ Em hãy cho biết đại từ là gì.
- Câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- Trong câu có từ hãy.
Bài 2: Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu.
+ Em đã biết những kiểu câu kể nào?
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện Quyết định độc đáo và thực hiện yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu các kiểu câu kể đã biết.
- HS đọc mẩu chuyện vui, ghi lại các câu kể theo từng loại, xác định rõ thành phần của từng câu.
- HS trình bày bài.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Kỹ thuật (IG)
Chiều thứ năm ngày 22/12/2016
Tiết 1: PĐ – BD Toán
ÔN TẬP TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tỉ số phần trăm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện:
Bài 1. Tìm tỉ số phần trăm của hai số (theo mẫu):
Mẫu: a) 8 và 24 
 	8 : 24 = 0,3333 ... = 33,33%
	b) 15 và 27: 15 : 27 = 0,5555 ... = 55,55 %
	c) 3,6 và 80: 3,6 ; 80 = 0,045 = 4,5 %
	d) 1,6 và 6,4: 1,6 : 6,4 = 0,25 = 25 %
Bài 2. Đội văn nghệ trường Võ Thị Sáu có 40 bạn, trong đó có 24 bạn nữ. Hỏi số bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số bạn trong đội văn nghệ?
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số bạn nữ và tổng số bạn trong đội văn nghệ là:
24 : 40 = 0,6
0,6 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 17.doc