Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Bài: Một người chính trực

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ và hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước , trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

3. Thái độ:

 - GD hs có lối sống ngay thẳng, trung thực

GDKNS: Xác định giá trị; nhận thức về bản thân; tư duy phê phán.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ cho chủ điểm, bài đọc trong SGK trang 35; 36.

- Bảng phụ ghi nội dung đoạn luyện đọc.

 

doc 26 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Bài: Một người chính trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao tiếp đúng 
II. Đồ dùng dạy học : 
1. GV: Bảng phụ , giấy khổ lớn. 
2. HS: Học bài cũ,xem bài mới
III. Hoạt động dạy học:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
1 phút
10 phút
3 phút
5 phút
6 phút
8 phút
2 phút
1 phút
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết trước các em học bài gì?
- Gọi 3 hS lên bảng viết 3 câu kể tự chọn theo đề tài tự chọn ở BT2.
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là câu kể?
+ Cuối câu kể có dấu gì?
- GV nhận xét, sửa chữa câu và tuyên dương,
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng:" Chúng em đang học bài"
- Gọi 1Hs đọc
- GV hỏi: Đây là kiểu câu gì?
- Gọi HS nhận xét.
- Câu văn trên là câu kể. Nhưng trong câu kể có nhiều ý nghĩa. Vayyj câu kể có ý nghĩa như thế nào?Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
- GV ghi đề bài.
b. Phần nhận xét:
Bài 1. Gọi HS đọc YCBT
Bài 2. Gọi HS đọc YCBT
- Đoạn văn trên có mấy câu?
- GV cùng HS phân tích, làm mẫu câu 2
+ Viết bảng: Người lớn đánh trâu ra cày
- Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, từ chỉ người hoạt động là: người lớn.
- GV phát phiếu kẻ bảng để HS trao đổi theo cặp, phân tích tiếp những câu còn lại (không phân tích câu 1 vì câu ấy không có từ chỉ hoạt động). Trong thời gian 5 phút
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Các nhóm khác bổ sung
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài tập 3: Đặt câu hỏi
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ 2:
Câu : Người lớn đánh trâu ra cày
+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?
+ Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta nên hỏi như thế nào?
- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể (1 hs đặt 2 câu: 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động, 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động)
- Nhận xét và kết luận câu hỏi đúng.
- Câu kể Ai làm gì? Thường gồm những bộ phận nào?
GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, chốt lại lời giải đúng. 
c. Phần Ghi nhớ 
- GV viết sơ đồ phân tích cấu taọ mẫu và giải thích câu kể Ai làm gì? Thường gồm 2 bộ phận:
+ Bộ phận 1 chỉ người (vật) hoạt động gọi là chủ ngữ.Trả lời câu hỏi : Ai ( con gì , cài gì )?
+ Bộ phận 2 chỉ hoạt động trong câu gọi là vị ngữ.Trả lời câu hỏi : Làm gì ?
- Gọi 3 HS đọc ghi nhớ
-Gọi HS đọc câu kể theo kiểu Ai làm gì?
-GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài tập 1:
Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn
- Yêu cầu 1 HS lên bảng gạch dưới 3 câu kể Ai làm gì? 
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Câu 1: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Câu 2: Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
Câu 3: Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Bài tập 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhắc HS gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ viết tắt ở dưới là CN,VN .
Gạch giữa CN và VN dấu gạch (/)
-Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung đúng.
Cha/ làm cho tôi ........... quét sân
 CN VN
Mẹ/ đựng hạt giống ..... mùa sau.
CN VN
Chị tôi/ đan nón ..............xuất khẩu.
 CN VN
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Yêu cầu HS trao đổi nhóm làm bài.
GV nhắc HS khi viết xong đoạn văn hãy gạch dưới bằng bút chì mờ những câu trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì? 
GV nhận xét
- Yc HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố:
YC HS nhắc lại ghi nhớ
-GV giáo dục HS biết sử dụng câu kể Ai làm gì? vào đúng mục đích.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò: 
Về học bài, xem lại các bài tập 
- Chuẩn bị : Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?.
- Nhận xét tiết học
- Câu kể
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc
+ Đây là câu kể.
- HS lắng nghe nhắc lại tên đề bài.
1 HS đọc yêu cầu NX 1, 
- 2 em đọc đoạn văn.
-1 HS đọc yêu cầu NX 2.
- Có 7 câu
- HS cùng GV phân tích mẫu câu 
- HS ngồi cùng bàn thảo luận. 1 nhóm làm bảng phụ
 Trình bày KQ. 
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người( vật) hoạt động
1
2
đánh trâu ra cày
người lớn
3
nhặt cỏ, đốt lá
các cụ già
4
bắc bếp thổi cơm
mấy chú bé
5
lom khom tra ngô
các bà mẹ
6
ngủ khì trên lưng mẹ
các em bé
7
sủa om cả rừng
lũ chó
HS đọc
+Là câu: Người lớn làm gì?
+ Hỏi: Ai đánh trâu ra cày.
- HS thảo luận 
keát quaû phaân tích caâu cuûa mình.
Caû lôùp nhaän xeùt.
- 2 HS thực hiện. 1 HS đọc câu kể, 1 HS đọc câu hỏi.
HS trao đổi theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích câu của mình.
-HS thảo luận trong nhóm bàn và trình bày KQ.
Câu
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động.
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người(vật) hoạt động.
2
Người lớn làm gì?
Ai đánh trâu ra cày?
3
Các cụ già làm gì?
Ai nhặt cỏ, đốt lá?
4
Mấy chú bé làm gì?
Ai bắc bếp, thổi cơm?
5
Các bà mẹ làm gì?
Ai tra ngô?
6
Các em bé làm gì?
Ai ngủ khì trên lưng mẹ?
7
Lũ chó làm gì?
Con gì sủa om cả rừng?
HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai( con gì, cái gì)?
+ Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời câu hỏi: Làm gì?
-3 HS đọc lại ghi nhớ.
- HSTự do đặt câu.
+Cô giáo em đang giảng bài.
+Con mèo nhà em đang rình chuột.
+Lá cây đung đưa theo chiều gió.
1 HS đọc 
- HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào PBT của bài 1.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc
- 1 HS lên bảng gạch chân dưới những câu kể Ai làm gì? 
- Trao đổi nhóm đôi để xác định bộ phận 
C – V trong mỗi câu tìm được ở BT 1.
 3 HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc yêu cầu
HS trao đổi theo nhóm.
Một số HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình – nói rõ các câu văn nào là câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn.
Cả lớp nhận xét.
Ví dụ về một đoạn văn mà tất cả các câu đều là câu kể Ai làm gì?
Hằng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân, vươn vai tập thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Mẹ đã chuẩn bị cho em một bữa ăn sáng thật ngon lành. Em cùng cả nhà ngồi vào bàn ăn sáng. Bố chải đầu, mặc quần áo rồi đưa em đến trường. 
- 1 HS nhận xét.
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- HS nghe
*********************************************8
Tuần 14.: TIẾT 28: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3).
2.Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. 
3. Thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu tiếng việt
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ Cái cối xay trong SGK.
- Phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài câu d (BT1, phần nhận xét) + 1 tờ giấy viết lời giải câu b, d (BT1, phần nhận xét) 
- 1 tờ giấy khổ to viết đoạn thân bài tả cái trống (phần luyện tập)
- 3 tờ giấy trắng để 3 HS viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài cái trống (BT d phần luyện tập) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
1 phút
12 phút
2 phút
14 phút
3 phút
1 phút
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được.
- Gọi HS trả lời câu hỏi : Thế nào là miêu tả?
- GV nhận xét tuyên dương.
- Gọi HS nhận xét câu văn miêu tả của bạn.
- Nhận xét 
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
Tiết tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em biết cách làm một bài văn miêu tả đồ vật và biết viết những mở đoạn, kết đoạn thật hay và ấn tượng.
b) Tìm hiểu ví dụ.
Bài tập 1
- Yêu cầu HS đọc bài văn.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu chiếc cối tre( GV giải nghĩa thêm: áo cối : vòng bọc ngoài của thân cối)
+ Bài văn tả cái gì?
GV bổ sung: Cách đây ba, bốn chục năm, ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo nên người ta dùng cối xay bằng tre để xay lúa. Hiện nay, ở một số gia đình nông thôn miền Bắc & miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre. 
+ Các phần mở bài & kết bài trong 
bài “Cái cối tân”. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
+ Các phần mở bài & kết bài đó 
giống với những cách mở bài & kết bài nào đã học?
+ Mở bài trực tiếp là như thế nào?
+ Thế nào là kết bài mở rộng?
+ Phần thân bài tả cái cối theo 
trình tự như thế nào? 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
GV giải thích thêm:
+Các hình ảnh so sánh: chật như nêm cối / cái chốt bằng tre mà rắn như đanh. 
+Các hình ảnh nhân hoá: cái tai tỉnh táo để nghe ngóng / cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, cái giường nứa . – tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói: góp phần làm cho văn miêu tả cái cối chân thực, sinh động. 
Bài tập 2:
- Gọi1 học sinh đọc đề bài.
- Theo em , khi tả một đồ vật , ta cần tả những gì?
- GV chốt: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man dài dòng.
c: Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
d. Luyện tập 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài: một em đọc thân bài văn tả cái trống, em kia đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Câu văn nào tả bao quát cái trống?
+ Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
+ Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
- Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên.
- Gọi HS trình bày bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và đánh giá những em viết tốt.
- Yêu cầu hs nhận xét
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: 
+ Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò:
Yêu cầu HS viết chưa đạt đoạn mở bài, kết bài (cho thân bài tả cái trống trường) về nhà hoàn chỉnh lại bài, viết vào vở. 
 Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả đồ vật. 
- 2 HS lên bảng viết.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu văn bạn viết.
- Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi:
a. Cái cối xay gạo bằng tre.
bPhần mở bài: “Cái cối xay  giữa gian nhà trống”. Mở bài giới thiệu cái cối.
+Phần kết bài: “cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi từng bước chân anh đi”.Kết bài nói tình cảm của anh bạn nhỏ với cái đồ dùng trong nhà.
Các phần mở bài, kết bài đó 
giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
+ Phần mở bài: giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân (mở bài trực tiếp).
+ Phần kết bài: bình luận thêm (kết bài mở rộng) 
d. + Phần thân bài tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, hai cái tai, hàng răng cối, cần cối, đầu cần, cái chốt, dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui của xóm
+ Khi tả đồ vật ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy.
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
-Dùng bút chì gạch chân câu văn tả bao quát 
-Câu: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
-Bộ phận mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
-Những hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn , nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu, ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng, hai đầu bịt kín bằng da trâu buột kĩ, căng rất phẳng.
-Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!”-Giục trẻ rão bước tới trường/ trống “ cầm càng” theo nhịp “ Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để HS tập thể dục./ trống “xả hơi” một hồi dài là lúc HS được nghỉ.
- HS nhận xét
+ Khi viết cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết bài .
- HS nghe
********************************************************************
Tuần 4: Bảng đơn vị đo khối lượng 
I. Mục tiêu : 
1.Kiến thức: 
- Hs nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đề - ca- gam, héc- tô – gam; quan hệ giữa đề-ca-ga, héc-tô-gam và gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng
- Làm được các bài tập: Bài 1; Bài 2.
2.Kĩ năng:
Học sinh rèn được cách đổi các đơn vị đo khối lượng.Có khả năng làm các bài tập liên quan đến các đơn vị đo lường.- Vận dụng kiến thức trong đời sống hằng ngày 
3. Thái độ:
Tích cực tham gia trả lời các vấn đề GV đưa ra
.GD hs tính cẩn thận , thích học môn toán 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn nhu SGK nhưng chưa viết chữ và số.
III. Phương pháp: Quan sát, thực hành, gợi mở
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1'
4'
25’
3’
1’
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
- Gọi HS lên bảng đổi các đơn vị đo sau sang đơn vị ki-lô-gam: 1 yến, 3 tấn 34kg, 2 tạ, 6 tạ 60kg. dưới lớp làm nháp.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ biết thêm các đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg và giúp các em hệ thống hóa kiến thức về đơn vị đo khối lượng.
- GV ghi đề bài
3.2. Tìm hiểu bài:
a.Giới thiệu đề-ca-gam và héc-tô-gam
- Hỏi: Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học?
*Giới thiệu đề-ca-gam
+ 1 kg = .g
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề-ca-gam.
- Đề-ca-gam viết tắt là dag.
-1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10 gam
Ghi bảng: 10 g = 1 dag
- Mỗi quả cân nặng 1 gam, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1 dag?
* Giới thiệu héc-tô-gam
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta còn dùng đơn vị đo là héc-tô-gam.
Ghi bảng: héc-tô-gam viết tắt là hg
 1 hg = 10 dag = 100g
- Cho hs xem gói chè, gói cà phê và y/c các em đọc khối lượng ghi trên gói.
b/ Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:
- Gọi hs kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học 
- Y/c hs nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ lớn đến bé - Gv ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng. 
- Những đơn vị nào nhỏ hơn kg?
- Những đơn vị nào lớn hơn kg?
- 1 dag bằng bao nhiêu gam? (gv ghi vào bảng)
- Hỏi tương tự mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng - HS trả lời - GV ghi bảng để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng.
- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp ( hoặc kém) mấy lần so với đơn vị bé hơn (lớn hơn) và liền kề với nó?
Kết luận: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp (kém) 10 lần đơn vị bé hơn (lớn hơn) liền nó.
- Nêu 1 ví dụ để làm sáng tỏ nhân xét trên?
- Gọi hs đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng.
c/ Thực hành:
Bài 1: a) Ghi lần lượt từng bài lên bảng (theo cột), Gọi hs nêu miệng kết quả.
b) Ghi 4 dag = ... g lên bảng, gọi hs nêu cách đổi.
- GV hd hs lại cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
+ Mỗi chữ số trong số đo khối lượng đều ứng với 1 đơn vị đo
+ Ta đổi 4 dag ra g. Đổi bằng cách thêm chữ số 0 vào bên phải số 4, mỗi lần thêm ta đọc tên 1 đơn vị đo liền sáu đó, thêm cho đến khi gặp đơn vị cần phải đổi thì dừng lại.
+ Thêm chữ số 0 vào bên phải số 4, ta đọc tên đơn vị g.
+ vậy 4 dag = 40 g
- Ghi lên bảng lần lượt các bài còn lại, y/c hs làm vào B
Bài 2: Gọi hs nêu lại cách tính, sau đó y/c hs tự làm bài
4. Củng cố :
- Gọi HS đứng lên đọc lại thứ tự các đơn vị đo khối lượng và phần nhận xét
- Giáo dục HS tính cẩn thận, thích học môn Toán 
* Gv nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài Giây, thế kỉ
 - 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp. 
- HS nhận xét
- nghe và nhắc đầu bài
- yến, tạ, tấn, kg, gam
+ 1kg = 1.000g
- lắng nghe
- HS đọc: 10 gam bằng 1 đề-ca-gam
- Mỗi quả cân nặng 1g thì 10 quả cân như thế nặng 1 dag.
- HS đọc: 1 héc-tô-gam bằng 10 đề-ca-gam bằng 100g.
- HS đọc 20 g(2 dag), 100g (1hg)
- HS nêu (có thể không theo thứ tự): g, hg, dag, tấn, yến, tạ, kg.
- Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g.
- hg, dag, g
- tấn, tạ, yến
- 1 dag = 10 g
- HS trả lời theo y/c
- Gấp 10 lần
- HS đọc lại 
- kg hơn hg 10 lần và kém yến 10 lần
- 3,4 hs đọc lại
- HS nêu: 1 dag = 10 g 1 hg = 10 dag
 10 g = 1 dag 10 dag = 1 hg
- HS nêu
- Theo dõi gv hd cách đổi đơn vị đo từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào B
8 hg = 80 dag 3 kg = 30 hg
 7 kg = 7000 g
 2 kg 300 g = 2 300g 2 kg30 g = 2 030 g 
- Ta thực hiện tính bình thường như với các STN sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK 
380 g + 195 g = 575 g 
928 dag - 274 dag = 654 dag
425 hg x 3 = 1 356 hg
768 hg : 6 = 128 hg
- 2 HS nêu
********************************************************************
TUẦN 12: Nhân với số có hai chữ số
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức: 
- Biết cách thực hiện phép nhân với số có 2 chữ số
 - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số 
- Bài tập cần làm: Bài 1(a, b, c); Bài 3
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kỹ năng vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm .
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ học toán.
- Yêu thích học Toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
GV: - Các băng giấy đã ghi sẵn các bước tính khi đặt tính (như trong SGK).
Nam châm, bảng phụ.
2) HS: SGK.
III Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
(1’)
(4’)
(25’)
(2’)
(1’)
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+Tiết toán trước các em học bài gì?
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- GV theo dõi, nhận xét 
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: 
- Tiết toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách nhân với số có 2 chữ số, nhận biết được tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có 2 chữ số.
- Ghi đề bài. 
3.2. Tìm hiểu bài:
a) Hướng dẫn nhân với số có hai chữ số
- GV ghi bảng: 36 x 23= ?
- 23 là tổng của số nào, trong đó có một số tròn chục và một số có một chữ số?
- Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính ? 
Vậy 36 x 23 = ? 
* Hướng dẫn đặt tính và tính:
 - GV ghi bảng: 36
 x
 23
 -GV nêu cách đặt tính: Viết 36 rồi viết số 23 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang.
- Lần lượt nhân từng chữ số của 23 với 36 theo thứ tự từ phải sang trái :
- Bước 1: 3 x 36 =?
- YC HS thực hiện 3 x 36
- GV chốt:
3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
- Bước 2: 2 x 36 = ?
- YC HS thực hiện 2 x 36=?
- GV chốt:
2 nhân 6 bằng 12, ta viết 2, nhớ 1;
2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
- 2 x 36 = 72. 
- GV giới thiệu: 108 gọi là tích riêng thứ nhất. 720 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục , nếu viết đầy đủ là 720 .
- Kẻ ngang thực hiện phép cộng 2 tích riêng.(chú ý, không ghi dấu phép tính cộng)
- YC 1 HS cộng 2 tích riêng
 36 
 x 23 
 108 
 72 
 828 
- Gọi hs nhắc lại cách tính
b. Luyện tập 
Bài1: - Gọi HS nêu yêu cầu 
- Các phép tính trong bài đều là các phép nhân với số có hai chữ số . các em thực hiện tương tự như với phép nhân 36 x 23 .
- HD mẫu câu a. 86
 x 53
 258
 30
 558
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
- Yêu cầu hs nhận xét
- GV chữa bài, nhận xét 
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- 1 HS viết tóm tắt
- Tổ chức HS làm cá nhân GV theo dõi, giúp đỡ 
- Yêu cầu 1 HS nhận xét
- GV nhận xét 
4. Củng cố: 
+ Nội dung của tiết học hôm nay?
* GDHS tính cẩn thận khi làm toán nhân, chịu khó khi học toán.
5. Dặn dò: 
Nhắc HS: Xem lại bài, làm lại bài tập còn sai và tìm hiểu trước bài sau.
- Kiểm tra sự chuẩn bị
+ Bài: Luyện tập
-2HS lên bảng làm bài, 2HS nộp vở
HS1: 217 x 11 = 217 x ( 10 + 1) 
 = 217 x 10 + 217 x 1 
 = 2170 + 217 = 2387 
HS2 : 217 x 9 = 217 x(10 - 1) 
 = 217 x 10 - 217 x 1
 = 2170 - 217 = 1953
- Lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- 23 là tổng của số 20 và 3 
- 1 em lên bảng làm 
36 x 23 = 36 x ( 20 + 3 )
 = 36 x 20 + 36 x 3 
 = 720 + 108 = 828
36 x 23 = 828
- Theo dõi GV thực hiện
- HS nghe
- 1 HS: 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
- HS lắng nghe
- 1 HS: 
Hạ 8, 0 cộng 2 bằng 2, viết 2;
1 cộng 7 bằng 8, viết 8
- 3HS nhắc lại cách đặt tính và tính
- HS nêu: 4 bước:
+ Bước 1: Đặt tính.
+ Bước 2: Tính tích riêng thứ nhất.
+ Bước 3: Tính tích riêng thứ hai. Lưu ý, tích riêng thứ hai phải viết lùi sang bên thái một cột.
+ Bước 4: Cộng các tích riêng lại.
- Đặt tính rồi tính
4 HS lên bảng làm 4 bài và lần lượt nêu cách tính của mình. Cả lớp mỗi tổ làm 1 bài 
 b) 33 c) 175 d) 1122
 x 44 x 24 x 19
 132 700 10098
 132 350 1122 
 1452 4200 21318
- HS nhận xét 
- 2 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm
+ Mỗi quyển vở có 48 trang
+ Có 25 quyển vở cùng loại thì có tất cả bao nhiêu trang?
- 1 HS lên bảng tóm tắt
Tóm tắt: Mỗi quyển : 48 trang
 25 quyển vở :..trang?
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở
 Bài giải:
25 quyển vở có số trang là:
 48 x 25 = 1200( trang)
 Đáp số : 1200 trang
- HS nhận xét , bổ sung
- Nghe
+ Nhân với số có hai chữ số
*HS nghe
- Lắng nghe và nhớ
***********************************************
TUẦN 19: TOÁN:Diện tích hình bình hành 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Hình thành khái niệm cạnh đáy, chiều cao tương ứng với cạnh đáy và công thức tính diện tích hình bình hành cho học sinh.
-CKT: Làm BT1; BT3
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành đẻ giải các bài tập lien quan
3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tính nhanh , chính xác .Rèn luyện tính cẩn thận trong thực hành tính 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Giáo viên:
+ sgk, sgv môn toán lớp 4, bút dạ, thước kẻ 30cm.
+ 2 miếng bìa vẽ hinh chữ nhật và hinh binh hành như trong sách.
+ 4 tờ giấy A2 làm bảng phụ (viết bài tập trong sgk lên giấy).
- Học sinh: sgk môn toán lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(1’)
(3’) 
27'
(3’)
(1’)
1 Ổn định: 
2. KTBC: 
- Tiết trước chúng ta học bài gì ?
- 2 HS lên bảng làm bài 2 ở SGK 
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới : 
a, Giíi thiÖu bµi: Tiết nµy chóng ta cïng nhau h×nh thµnh c«ng thøc vµ c¸ch tÝnh diÖn tÝch h×nh b×nh hµnh.
- Gi¸o viªn ghi tªn bµi
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành 
- Tổ chức trò chơi cắt, ghép hình.
- YCHS cắt HBH thành 2 miếng và ghép lại thành hình chữ nhật.
- Gọi HS cắt ghép nhanh nhất lên dán bảng
- Nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_4_Mot_nguoi_chinh_truc.doc