Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017

THỦ CÔNG 3

 Tiết 29: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN ( Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Biết cách làm đồng hồ để bàn.

- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.

* HSKT: Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.

- Làm được đồng hồ để bàn, đồng hồ chưa được cân đối.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: - Đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công

 - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.

 2. Học sinh : - Giấy thủ công, kéo, keo dán, bút chì, thước kẻ.

III. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Kiểm tra:

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

B. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + ghi bảng.

b) Nội dung:

1. Hoạt động 1 : Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.

- GV gọi 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.

- GV nhận xét và sử dụng tranh quy định làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ.

+ Bước 1 : Cắt giấy.

+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.

+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.

- GV nhắc học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.

- GV gợi ý học sinh trang trí như ô vẽ nhỏ làm lịch ghi thứ, ngày ở gần só 3 ghi nhẵn hiệu của đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ.

- GV đi kiểm tra, theo dõi và giúp đỡ hs yếu.

2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.

- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.

- GV và HS đánh giá khen ngợi những sản phẩm đẹp có nhiều sáng tạo.

C. Củng cố, dặn dò.

 - Gọi 1 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.

- Nhận xét tiết học.

- HS chuẩn bị đồ dùng.

- Ghi vở.

- HS thực hành làm đg hồ để bàn

- HS nhắc lại các bước thực hiện.

- Trật tự lắng nghe.

- Chú ý lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Hs trưng bày sản phẩm

- Lắng nghe.

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 2; Sáng thứ sáu, 01/4/2016
 2A2 - Tiết 1; Sáng thứ ba, 29/03/2016
 2A3 - Tiết 1; Chiều thứ tư, 30/03/2016
THỦ CÔNG 2
Tiết 29: LÀM VÒNG ĐEO TAY (TiÕt 1) 
I. Mục tiêu: 
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
* HSKT: Làm được vòng đeo tay. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
- Bước đầu biết làm được vòng tay theo hướng dẫn.
II. Chuẩn bị: 
	1. Giáo viên: Bài mẫu, giấy thủ công, kéo, keo dán, tranh quy trình. 	2. Học sinh : Giấy thủ công, kéo, kéo.
	3. Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng.
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + ghi bảng.
b) Các hoạt động:	
Hoạt động 1: HD quan sát - nhận xét:
- Giới thiệu bài mẫu
- Yêu cầu HS quan sát nêu nhận xét mẫu.
+ Vòng đeo tay được làm bằng gì?
+ Có mấy mầu là những màu gì?
- Muốn giấy đủ độ dài để làm vòng đeo vừa tay ta phải dán nối các nan giấy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
* Bước 1: Cắt các nan giấy.
- Lấy hai tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô, dài hết tờ giấy.
* Bước 2: Dán nối các nan giấy.
- Dán nối các nan giấy cùng màu thành một nan giấy dài 50 ô đến 60 ô, rộng 1ô, làm hai nan như vậy.
* Bước 3: Gấp các nan giấy.
- Dán hai dầu của 2 nan, gấp nan dọc đè lên nan ngang, sao cho gấp sát mép nan, sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc. 
- Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên cho đến hết hai nan giấy. 
* Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- Dán hai đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay làm bằng giấy.
Hoạt động 3: HS thực hành trên giấy nháp.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay.
- YC thực hành làm vòng đeo tay theo quy trình.
- Quan sát HS giúp những em còn lúng túng.
C. Củng cố – dặn dò:
- Để cắt dán được vòng đeo tay ta cần thực hiện qua mấy bước?
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành làm đồng hồ đeo tay.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Làm bằng giấy.
- Có 2 màu đỏ và màu xanh.
- Chú ý quan sát.
- Quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Nhắc lại các bước gấp.
- Thực hành làm vòng.
- HS nêu lại quy trình thực hiện.
- Lắng nghe.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 3A1 - Tiết 3- Sáng thứ sáu, 01/4/2016
 3A2 - Tiết 2- Sáng thứ năm, 31/03/2016
 3A3 - Tiết 1- Chiều thứ sáu, 01/4/2016
 3A4 - Tiết 2- Chiều thứ sáu, 01/4/2016
THỦ CÔNG 3
 Tiết 29: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN ( Tiết 2) 
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm đồng hồ để bàn.
- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
* HSKT: Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
- Làm được đồng hồ để bàn, đồng hồ chưa được cân đối.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: - Đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công
 - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
	2. Học sinh : - Giấy thủ công, kéo, keo dán, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
B. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + ghi bảng.
b) Nội dung:
1. Hoạt động 1 : Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
- GV gọi 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy định làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ.
+ Bước 1 : Cắt giấy.
+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV nhắc học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- GV gợi ý học sinh trang trí như ô vẽ nhỏ làm lịch ghi thứ, ngày ở gần só 3 ghi nhẵn hiệu của đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ.
- GV đi kiểm tra, theo dõi và giúp đỡ hs yếu.
2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
- GV và HS đánh giá khen ngợi những sản phẩm đẹp có nhiều sáng tạo.
C. Củng cố, dặn dò.
 - Gọi 1 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- HS thực hành làm đg hồ để bàn
- HS nhắc lại các bước thực hiện.
- Trật tự lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Hs trưng bày sản phẩm
- Lắng nghe.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 1- Sáng thứ sáu, 01/4/2016
 1A2 - Tiết 4- Sáng thứ ba, 29/3/2016
 1A3 - Tiết 2- Chiều thứ tư, 30/3/2016
 1A4 - Tiết 2- Sáng thứ hai, 28/3/2016 
THỦ CÔNG 1
Tiết 29 CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác.
- Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* HSKT: Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.
Có thể kẻ, cắt dán thêm được hình tam giác có kích thước khác
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
II. CHUẨN BỊ:
	1.Giáo viên: Hình tam giác được cắt mẫu. Bút chì, kéo, thước kẻ.
	2.Học sinh: Giấy trắng, bút chì, thước kẻ.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới: 
- Giưới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
1. Hoạt động 1: Thực hành
- Trước khi thực hành, GV nhắc lại các cách kẻ, cắt hình chữ nhật theo 2 cách.
- GV nhắc HS thực hành theo các bước: kẻ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô và cạnh ngắn 7ô, sau đó kẻ hình tam giác theo hình mẫu (theo 2 cách).
- GV khuyến khích những em khá kẻ, cắt, dán cả 2 cách như GV đã hướng dẫn.
- Cắt rời hình và dán sản phẩm cân đối, miết hình phẳng vào vở thủ công.
- Trong lúc HS thực hành, GV lưu ý giúp đỡ kém hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo sản phẩm của bạn, của mình.
- GV nhận xét một số sản phẩm đẹp, rút kinh nghiệm những sản phẩm chưa đẹp.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhân xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho bài học và kĩ năng, kẻ, cắt, dán của HS.
- Chuẩn bị bài: “Cắt, dán hành rào đơn giản”.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- HS đọc tên đầu bài.
- HS thực hành kẻ hình tam giác trên giấy màu có kẻ ô li
- Cắt rời hình tam giác
- Dán vào vở
- HS trưng sản phẩm của mình.
- HS nhận xét chéo sản phẩm.
- Chú ý lắng nghe.
- HS chuẩn bị giấy màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 3 - Sáng thứ tư, 30/3/2016
ĐẠO ĐỨC 1
Tiết 29 CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 2)
I . MỤC TIÊU:
	- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi tạm biệt.
	- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
	- Có thái độ tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.
	- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Đồ dùng để hoá trang khi chơi đóng vai .
	- Vở BTĐĐ1 . Điều 2 công ước QT về TE
	- Bài hát “ Con chim vành khuyên ” (Hoàng Vân )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ:
- Khi nào thì em nói lời chào hỏi ?
- Cần nói lời tạm biệt khi nào ?
- Được người khác chào hỏi , em cảm thấy như thế nào ?
Biết chào hỏi , tạm biệt đúng , thể hiện điều gì ?
- Nhận xét.
B. Bài mới:
- GTB, nêu mục tiêu bài học.
1. Hoạt động 1: HS làm bài tập 2
Mt :Học sinh biết phân biệt hành vi chào hỏi , tạm biệt phù hợp từng tình huống 
- Cho Học sinh quan sát tranh BT2
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 
- Giáo viên nhận xét kết luận 
+ T1 : Các bạn nhỏ cần chào hỏi thầy cô giáo 
+ T2 : bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách .
2. Hoạt động 2 : Thảo luận bài tập 3
Mt : Học sinh biết cách chào hỏi trong các tình huống khác nhau 
- Giáo viên nêu yêu cầu của BT3 .
- Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau :
a/ Em gặp người quen trong bệnh viện.
b/ Em nhìn thấy bạn ở nhà hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn .
* Giáo viên kết luận :
- Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện , trong rạp hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn . Trong những tình huống như vậy , em chỉ có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu , mỉm cười và giơ tay vẫy .
3. Hoạt đông 3 : Đóng vai BT1 
Mt : Học sinh quan sát thực hành chào hỏi , tạm biệt qua trò chơi đóng vai . 
- GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm ( 2 nhóm đóng vai tình huống 1, 2 nhóm đóng vai tình huống 2).
- Giáo viên chốt lại cách ứng xử đúng trong các tình huống .
4. Hoạt động 4 : Liên hệ bản thân.
Mt : Học sinh tự liên hệ bản thân để tự điều chỉnh 
- Giáo viên yêu cầu Học sinh tự liên hệ .
- Giáo viên khen những Học sinh đã thực hiện tốt bài học và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt . 
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn Học sinh ôn lại bài , thực hiện tốt những điều đã học.
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc nối tiếp tên đầu bài.
Học sinh quan sát tranh BT2 .
Học sinh viết lời bạn nhỏ trong tranh cần nói trong mỗi trường hợp .
+ T1 : Chúng em chào cô ạ !
+ T2 : Cháu chào cô về ạ !
- Học sinh chữa bài. Lớp nhận xét bổ sung.
- Chia nhóm Học sinh thảo luận .
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp .
- Lớp trao đổi bổ sung ý kiến 
Học sinh thảo luận nhóm , chuẩn bị đóng vai 
- Các nhóm lên đóng vai 
- Học sinh thảo luận , Rút kinh nghiệm - Bổ sung về cách đóng vai của các bạn 
- Học sinh tự liên hệ.
- Chú ý lắng nghe.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 4 - Sáng thứ tư, 30/3/2016 
ĐẠO ĐỨC 2
Tiết 29 GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU : 
 - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Biết làm những việc cần thiết để giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo sức của mình
 - Giáo dục : HS không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, phiếu thảo luận.
 2. Học sinh: Vở bài tập đạo đức 2, vở ghi, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao cần phải giúp đở người khuyết tật ?
- Kiểm tra VBT.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
 - Giới thiệu bài : “Giúp đỡ người khuyết tật”
1. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến, thái độ.
- Yêu cầu HS dùng tấm bìa có vẽ khuôn mặt mếu (không đồng tình) và khuôn mặt cười (đồng tình) để bày tỏ thái độ với từng tình huống mà GV đưa ra.
- Các ý kiến đưa ra:
* Giúp đỡ người khuyết tật là việc làm không cần thiết vì nó làm mất thời gian.
* Giúp đỡ người khuyết tật không phải là việc của trẻ em.
* Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh đã đóng góp xương máu cho đất nước.
* Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của các tổ chức bảo vệ người tàn tật không phải là việc của HS vì HS còn nhỏ và chưa kiếm ra tiền.
* Giúp đỡ người khuyết tật là việc mà tất cả mọi người nên làm khi có điều kiện.
- GV kết luận:: Chúng ta cần giúp đỡ tất cả những người khuyết tật, không phân biệt họ có là thương binh hay không. Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội.
2.Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm cách xử lí các tình huống sau:
* Tình huống 1: Trên đường đi học về, Thu gặp một nhóm bạn học cùng trường đang xúm quanh và trêu chọc một bạn gái nhỏ bé, bị thọt chân học cùng trường. Theo em Thu phải làm gì trong tình huống đó?
* Tình huống 2: Các bạn Ngọc, Sơn, Thành, Nam đang đá bóng ở sân nhà Ngọc thì có một chú bị hỏng mắt đi tới hỏi thăm nhà bác Hùng cùng xóm. Ba bạn Ngọc, Sơn, Thành nhanh nhảu đưa chú đến tận đầu làng chỉ vào góc đa và nói: Nhà bác Hùng đây chú ạ!” Theo em lúc đó Nam nên làm gì?
- Kết luận: Có nhiều cách khác nhau để giúp đỡ người khuyết tật. Khi gặp người khuyết tật đang gặp khó khăn các em hãy sẵn sàng giúp đỡ họ hết sức vì những công việc đơn giản với người bình thường lại hết sức khó khăn với những người khuyết tật.
3.Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS kể về một hành động giúp đỡ người khuyết tật mà em làm hoặc chứng kiến.
- Tuyên dương các em đã biết giúp đỡ người khuyết tật và tổng kết bài học.
C.Củng cố - dặn dò: 
- Vì sao cần phải giúp đở người khuyết tật?
- GV nhận xét.
- Sưu tầm tư liệu về giúp đỡ người khuyết tật
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Nghe ý kiến và bày tỏ thái độ bằng cách quay mặt bìa thích hợp.
+ Mặt mếu.
+ Mặt mếu.
+ Mặt mếu.
+ Mặt mếu.
+ Mặt cười.
- Chia nhóm và làm việc theo nhóm để tìm cách xử lí các tình huống được đưa ra:
- Thu cần khuyên ngăn các bạn và an ủi, giúp đỡ bạn gái.
- Nam ngăn các bạn lại, khuyên các bạn không được trêu chọc người khuyết tật và đưa chú đến nhà bác Hùng.
- Lắng nghe.
- Một số HS tự liên hệ. HS cả lớp theo dõi và đưa ra ý kiến của mình.
- Cả lớp khen ngợi.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT29.doc