NHA HỌC ĐƯỜNG
BÀI 1: TẠI SAO PHẢI CHẢI RĂNG
I/ Mục tiêu:
HS hiểu rõ lý do cần phải chải răng hay lợi ích của việc chải răng thường xuyên
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh 1 HS đang chải răng, 1 chén đủa, muỗng dơ dính thúc ăn, thau và nước rửa
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Khởi động + hát
2/ Hoạt động 2: Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: ghi bảng
a/Treo tranh em bé đang chuẩn bị chải răng
- GV hỏi HS : Bạn trong tranh cầm gì? (bàn chải, kem đánh răng)
Bạn sắp làm gì?(chải răng)
Em nào biết chải răng để làm gì?(để lấy sạch thúc ăn đọng trên răng và nướu sau khi ăn để tránh khỏi đau nướu và sâu răng)
b/Lấy 1 chén dơ, hay 1 con dao có dính thức ăn, hỏi HS:
- Muốn cho chén sạch, dao sạch các em phải làm gì?( rửa chén và dao sạch sẽ) . GV rửa cho HS thấy.
NHA HỌC ĐƯỜNG BÀI 1: TẠI SAO PHẢI CHẢI RĂNG I/ Mục tiêu: HS hiểu rõ lý do cần phải chải răng hay lợi ích của việc chải răng thường xuyên II/ Đồ dùng dạy học: Tranh 1 HS đang chải răng, 1 chén đủa, muỗng dơ dính thúc ăn, thau và nước rửa III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Khởi động + hát 2/ Hoạt động 2: Dạy bài mới: - Giới thiệu bài: ghi bảng a/Treo tranh em bé đang chuẩn bị chải răng - GV hỏi HS : Bạn trong tranh cầm gì? (bàn chải, kem đánh răng) Bạn sắp làm gì?(chải răng) Em nào biết chải răng để làm gì?(để lấy sạch thúc ăn đọng trên răng và nướu sau khi ăn để tránh khỏi đau nướu và sâu răng) b/Lấy 1 chén dơ, hay 1 con dao có dính thức ăn, hỏi HS: - Muốn cho chén sạch, dao sạch các em phải làm gì?( rửa chén và dao sạch sẽ) . GV rửa cho HS thấy. c/ Kiểm tra lại bài giảng: Tại sao chúng ta phải chải răng sau khi ăn? Các em có muốn chải răng như bạn trong tranh không? 3/ Hoạt động 3: Củng cố Mục đích chính của việc chải răng là lấy sạch thức ăn bám quanh răng phòng sưng nướu và sâu răng Đọc thuộc lòng: Em có hàm răng trắng tinh Nên ăn nhai kĩ và cười thật xinh Cô bảo rằng nhờ em răng tốt Đó là vì em siêng chải răng NHA HỌC ĐƯỜNG BÀI 2: KHI NÀO CHẢI RĂNG I/ MỤC TIÊU: Giúp các em hiểu và chải răng ngay sau khi ăn II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh 1 em bé chải răng ngay sau khi ăn Một chén dơ thường và một chén dơ có kiến Tranh hay mô hình một chiếc răng sâu III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Hoạt động 1: Hát và kiểm tra : - Tại sao phải chải răng sau khi ăn? NX 2/ Hoạt động 2:Dạy bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng GV treo tranh , hỏi HS: + Bạn trong tranh đang làm gì?(chải răng) + Bạn ấy chải răng khi nào?( sau khi ăn xong) GV lấy 2 cái chén dơ và chỉ cho HS thấy: + Một chén vừa ăn xong bị dơ + Một chén dơ không rửa có kiến vào GV: Chén ăn xong phải rửa liền, nếu để lâu không rửa sẽ có ruồi đậu , kiến bu. Răng cũng vậy, nếu không chải răng sau khi ăn, vi trùng sẽ bò vào làm tiết axit từ sự lên men thức ăn và làm thủng răng ngay (chỉ tranh hay mô hình răng sâu) hay làm nướu chảy máu ë Hướng dẫn cụ thể chải răng khi nào. 3/ Hoạt động 3: Kiểm tra lại bài giảng: Khi ăn xong các em làm gì? - Em sẽ chải răng vào lúc nào? Nếu là HS giỏi, ngoan thì em chải răng bao nhiêu lần trong ngày? Lần chải răng nào là quan trọng nhất? Nếu không có bàn chải, sau khi ăn xong em làm gì? 4/ Hoạt động 4: Củng cố: Nên chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ Đọc thuộc lòng: Với bàn chải trong tay Với bàn chải xinh xinh Em chải răng một mình Em chải răng một mình Thêm một lớp kem thơm Sau mỗi buổi ăn xong Em chải cho đều tay Em chải răng thật chăm NHA HỌC ĐƯỜNG BÀI 3: LỰA CHỌN VÀ GIỮ GÌN BÀN CHẢI I/ MỤC TIÊU: HS biết cách lựa chọn bàn chải tốt, thích hợp và cách giữ gìn bàn chải của mình II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bàn chải tốt – bàn chải cũ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Hoạt đđộng 1: Hát và kiểm tra : - Hỏi lại kiến thức bài 2 2/ Hoạt động 2:Dạy bài mới -Giới thiệu bài - ghi bảng GV hỏi HS: + Sau khi ăn xong các em sẽ làm gì?( chải răng) + Các em cần có gì để chải răng sạch?(bàn chải và kem đánh răng có Fluor) ë GV cho HS xem các bàn chải, hỏi: + Trong các bàn chải, bàn chải nào tốt? Tại sao? + Bàn chải nào không tốt? Vì sao? + Thế nào là bàn chải cũ cần phải thay? GV: hướng dẫn HS cách giữ gìn bàn chải của mình. GV dặn dò và khuyên HS: mỗi người nên có một bàn chải riêng cho mình để giữ vệ sinh và tránh lây bệnh truyền nhiễm. - Tốt nhất là 2 – 3 tháng thay bàn chải mới một lần. 3/ Hoạt động 3 : Kiểm tra bài giảng: -Bàn chải tốt là bàn chải thế nào? -Bàn chải thích hợp là bàn chải thế nào? -Khi nào thì em thay bàn chải mới? -Em giữ gìn bàn chải đánh răng của em như thế nào? 4/ Hoạt động 4: Củng cố: -Chọn bàn chải vừa miệng – Lông bàn chải cao bằng nhau, lông mềm vừa phải. -Đọc thuộc lòng: Với bàn chải xinh xinh Em giữ riêng cho mình Sau mỗi bửa ăn xong Em chải răng thật chăm NHA HỌC ĐƯỜNG BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG I/ MỤC TIÊU: HS nắm vững và từng bước thực hành chải răng đúng phương pháp để phòng bệnh viêm nướu và sâu răng II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh dạy phương pháp chải răng Mẫu hàm – bàn chải III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Hoạt động 1: Hát và kiểm tra : Bài Lựa chọn và giữ gìn bàn chải -GV nêu câu hỏi theo nội dung bài đã học – HS trả lời - GV nhận xét 2/ Hoạt đđộng 2:Dạy bài mới: - Giới thiệu bài - ghi bảng - Khi nào em chải răng?( sau khi ăn và trước khi đi ngủ) - GV cho HS quan sát mô hình răng và HS nhận biết: hàm răng trên và dưới - chia làm 3 mặt: Mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. - Chia hàm răng thành từng đoạn răng, mỗi đoạn bao gồm khoảng 2 – 3 cái răng - Hướng dẫn chải răng theo phương pháp sau: chải hàm trên trước, hàm dưới sau, Chải bên trái trước, bên phải sau a/ Hàm trên: Chải mặt ngoài và mặt trong: Cầm bàn chải với lông nghiêng sovới mặt ngoài răng (thường khoảng 30 – 45độ), vùa rung vừa đi xuốnghay lên mặt nhai của răng, mỗi vùng từ 6à10 lần b/ Hàm dưới: Cầm bàn chải, lông bàn chải hướng xuống dứơi cổ răng, đặtsong song với răng, kéo từ dưới lên trên, mỗi vùng từ 6 đến 10 lần c/ Mặt nhai: Cầm bàn chải thực hiện động tác đẩy tới kéo lui trên mỗi vùng từ 6 đến 10 lần ( gọi là động tác tới lui) 3/ Hoạt động 3 : Kiểm tra bài giảng: - Chải răng khi nào? - Chải mặt ngoài như thế nào? (Mặt trong, mặt nhai ?) - HS thực hành lại các động tác đã học 4/ Hoạt động 4: Củng cố Đọc thuộc lòng: Mẹ mua cho em một bàn chải xinh Cùng anh chị, em đánh răng một mình Đánh mặt ngoài, rồi đánh mặt trong Đánh hàm trên rồi đánh hàm dưới Đánh mặt nhai lui tới vài lần Em chải răng nên răng em trắng tinh NHA HỌC ĐƯỜNG CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1: TẠI SAO CHẢI RĂNG Câu 1: Sau khi ăn xong, nếu em không chải răng thì vi khuẩn sẽ làm gì? Câu 2: Sau khi ăn xong , em phải chải răng ngay để làm gì? ( lấy sạch thức ăn bám quanh răng, phòng sưng nướu và sâu răng) BÀI 2: KHI NÀO CHẢI RĂNG? Câu 1: Mỗi ngày em chải răng mấy lần? Câu 2: Em chải răng vào lúc nào? (buổi tối trước khi đi ngủ , buổi sáng sau khi thức dậy chuẩn bị đi học, chải răng sau bữa ăn trưa, chải răng sau bữa ăn chiều) BÀI 3: LỰA CHỌN VÀ GIỮ GÌN BÀN CHẢI Câu 1: Thế nào là bàn chải tốt? (chọn bàn chải vừa miệng, lông bàn chải có độ cao bằng nhau và có độ mềm vừa phải) Câu 2: Thế nào là bàn chải cần phải thay? (bàn chải bị mòn, bị toe) Câu 3: Em giữ gìn bàn chải đánh răng của em như thế nào? (sau khi chải xong, rửa sạch bàn chải, giũ cho khô ráo,để bàn chải trong ly riêng đầu ở trên hay treo trên giá để bàn chải.) BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG Câu 1: Em sẽ chải răng ở mặt nào? (mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai) Câu 2: Em sẽ chải răng theo thứ tự như thế nào? (chải hàm trên trước, hàm dưới sau. Chải bên trái trước , bên phải sau. Mỗi đoạn răng chải từ 6à 10 lần . Mặt ngoàiàmặt trongà mặt nhai) & KIỂM TRA GV cho HS kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm đúng ghi đ , sai ghi s vào giấy 5 ô li . HS chỉ cần ghi mẫu tự của câu đúng
Tài liệu đính kèm: