Giáo án môn Mĩ thuật khối 4 (cả năm)

I/ Mục đích yêu cầu:

- HS biết thêm cách pha màu: da cam, xanh lục( xanh lá cây) và tím.

- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc. HS pha được màu theo hướng dẫn.

- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

II/ Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: SGK,SGV.

 Hộp màu,bút vẽ, bảng pha màu.

 Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím.

 Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh, màu bổ túc.

Học sinh: SGK, vở tập vẽ, bút chì, màu.

 

doc 70 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1353Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 4 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
HT: Cá nhân
GV cho HS quan sát H1 trang 34 SGK - Trả lời câu hỏi: 
+ Mẫu có mấy đồ vật? gồm những đồ vật gì?.
+ Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào?
+ Vị trí đồ vật: vật nào ở trước, vật nào ở sau?. 
GV bày vật mẫu cho HS quan sát ở các hướng nhìn khác nhau. 
 GV kết luận chung: Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau thì vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sát mẫu của mình.. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
MĐ: Giúp HS biết cách vẽ.
HT: Cả lớp.
GV cho HS quan sát vầt mẫu. hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ: ( Hình 2 trang 35 SGK ) 
+ Ước lượng, so sánh tỉ lệ, chiều cao, chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu ( H.2a ).
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng: miệng, cổ, vai, thân ( H.2b )
+ Vẽ nét chính trước sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống. Nét vẽ cần có đậm, nhạt.
+ Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu theo ý thích.( H.2c )
Cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước.
Hoạt động 3: Thực hành
MĐ: Giúp HS vẽ được đồ vật có dạng hỉnh trụ.
HT: Cá nhân
 GV cho HS vẽ vào vở.
 GV lưu ý HS:
 + Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu.
 + Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy.
 + So sánh, ước lượng để tìm tỉ lệ của các bộ phận của từng vật mẫu. 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cho HS trình bày sản phẩm.
Cho HS nhận xét, đánh giá .
GV nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
Hát
Dụng cụ học tập
Lắng nghe
Lắng nghe
Nêu lại tựa bài
Quan sát 
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Quan sát mẫu
Lắng nghe
Quan sát
Vẽ vào vở
Lắng nghe
Trình bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát tranh chân dung
TUẦN 15
(Từ 16/11 đến 20/11/2009)
VẼ TRANH
 VẼ CHÂN DUNG
I/ Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS:
Nhận hiểu được đặc điểm, hình dáng của một số khuôn mặt người.
Biết cách vẽ chân dung.
Vẽ được tranh chân dung đơn giản.
Biết quan tâm đến mọi người. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK,SGV.
 Một vài ảnh chân dung.
 Một số tranh chân dung của hoạ sĩ.
 Bài vẽ của HS các lớp trước.
 Hình gợi ý cách vẽ
Học sinh: SGK
 Vở tập vẽ, bút chì, màu.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: Cho HS hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ học tập cùa HS.
GV nhận xét chung.
3/ Bài mới:
Giới thiệu
GV ghi bảng – Cho HS nhắc lại
 VẼ TRANH: VẼ CHÂN DUNG
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
MĐ: Giúp HS nắm được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
HT: Cả lớp
GV giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau của chúng: 
+ Ảnh chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết
+ Tranh được vẽ bằng tay thường diễn tả tập trung vào những đặc điểm chính của nhân vật
GV cho HS so sánh tranh chân dung và tranh đề tài sinh hoạt để HS phân biệt được 2 thể loại này. 
GV cho HS quan sát khuôn mặt của các bạn để thấy được:
+ Hình dáng khuôn mặt ( Hình trái xoan, hình vuông, hình tròn)
+ Tỉ lệ dài, ngắn,to, nhỏ, rộng, hẹp trên trán, mắt, mũi, miệng
 GV tóm tắt: 
 + Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau. 
 + Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau
 + Vị trí của mắt, mũi, miệngtrên khuôn mặt mỗi người một khác. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
MĐ: Giúp HS biết cách vẽ tranh chân dung.
HT: Cả lớp.
GV gợi ý cách vẽ hình ( H37 SGK).
Quan sát người mẫu vẽ hình từ khái quát đến chi tiết 
+ Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy.
+ Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt.
+ Tìm vị trí của tóc, tai, mắt, mũi, miệngđể vẽ hình cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ các chi tiết cho đúng với nhân vật.
Gợi ý HS cách vẽ màu:
+ Vẽ màu da, tóc, áo
+ Vẽ màu nền.
+ Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật
Cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước.
Hoạt động 3: Thực hành
MĐ: Giúp HS vẽ được tranh chân dung theo ý thích.
HT: Cá nhân
 GV cho HS vẽ vào vở.
 GV lưu ý cách vẽ hình, cách vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cho HS trình bày sản phẩm.
Cho HS nhận xét, đánh giá .
GV nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
Hát
Dụng cụ học tập
Lắng nghe
Lắng nghe
Nêu lại tựa bài
Quan sát 
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Quan sát mẫu
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát
Quan sát
Lắng nghe
Quan sát
Vẽ vào vở
Lắng nghe
Trình bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
Lắng nghe
Chuẩn bị đất nặn
TUẦN 16
(Từ 23/11 đến 27/11/2009)
TẬP NẶN TẠO DÁNG
 TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC ÔTÔ BẰNG VỎ HỘP
I/ Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS:
Hiểu cách tạo dáng con vật hoặc ôtô bằng vỏ hộp.
Biết cách tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp.
Tạo dang được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK,SGV.
 Một vài hình tạo dáng con vật.
 Hình gợi ý cách thực hiện.
 Vỏ hộp
Học sinh: SGK
 Vỏ hộp.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: Cho HS hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ học tập cùa HS.
GV nhận xét chung.
3/ Bài mới:
Giới thiệu
GV ghi bảng – Cho HS nhắc lại
 TẬP NẶN TẠO DÁNG: TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC ÔTÔ BẰNG VỎ HỘP 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
MĐ: Giúp HS biết tạo dáng con vật.
 Giáo dục yêu mến, chăm sóc, bảo vệ các con vật.
HT: Cá nhân
GV giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng con vật, gợi ý để HS nhận biết: 
+ Tên của hình tạo dáng.
+ Các bộ phận của chúng.
+ Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy, nhảy thay đổi như thế nào?
+ Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về hình dáng giữa những con vật?
+ Gợi ý để HS sẽ chọn con vật để tạo dáng?
+ Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
+ Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật em định tạo dáng?
GV gọi HS kể một vài con vật mà em biết. 
GV nhận xét chung. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tạo dáng.
MĐ: Giúp HS biết cách tạo dáng con vật hoặc ô tô theo ý thích.
HT: Cả lớp.
GV dùng vỏ hộp và yêu cầu HS chú ý quan sát cách thực hiện. 
+ Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật,ôtô sẽ tạo dáng.
+ Tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động.
+ Chọn hình dáng, màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp.
+ Tìm và làm thêmcác chi tiết cho hình sinh động hơn.
+ Sau đó ghép dính các bộ phận lại bằng keo, hồ, băng dính.
+ Tạo dáng và sửa chữa hình cho hoàn chỉnh.
Cho HS quan sát hình minh hoạ cách tạo dáng.
Hoạt động 3: Thực hành
MĐ: Giúp HS tạo dáng được con vật, ôtô bằng vỏ hộp theo ý thích.
HT: Nhóm
 GV cho HS thực hành theo nhóm, chú ý chọn những con vật có hình dáng đơn giản dễ thực hiện.
 GV theo dõi, hướng dẫn, bổ sung 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cho HS trình bày sản phẩm.
Cho HS nhận xét, đánh giá .
GV nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
Hát
Dụng cụ học tập
Lắng nghe
Lắng nghe
Nêu lại tựa bài
Quan sát 
Trả lời câu hỏi
Nêu
Lắng nghe
Quan sát mẫu
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát
Thực hành theo nhóm
Lắng nghe
Trình bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
Lắng nghe
chuẩn bị màu, hoạ tiết
TUẦN 17
(Từ 30/11 đến 04/12/2009)
VẼ TRANG TRÍ
 TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS:
Biết thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.
Biết cách trang trí hình vuông và trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài.
Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK,SGV.
 Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như: khăn vuông, khăn trải bàn, thảm, gạch hoa.
 Một số bài trang trí hình vuông của HS năm trước.
 Hình gợị ý cách vẽ
Học sinh: SGK
 Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: Cho HS hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ học tập cùa HS.
GV nhận xét chung.
3/ Bài mới:
Giới thiệu
GV ghi bảng – Cho HS nhắc lại
 VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
MĐ: Giúp HS biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng trong cuộc sống.
 HT: Cá nhân
GV cho HS quan sát một số bài tramg trí hình vuông và hình 1,2 trang 40 SGK để HS nhận xét và tìm ra cách trang trí. Có nhiều cách trang trí:
+ Các hoạ tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục.
+ Hoạ tiết chính thường to hơn và ở giữa.
+ Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn ở 4 góc hoặc xung quanh.
+ Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt
+ Màu sắc và độ đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài.
GV cho HS so sánh, nhận xét H.1,2 trang 40 để tìm ra sự giống nhau, khác nhau của trang trí về bố cục, hình vẽ, màu sắc.
GV nhận xét chung. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
MĐ: Giúp HS biết cách vẽ trang trí hình vuông.
HT: Cả lớp, nhóm.
GV cho HS xem H. 3 trang 41 SGK nhận ra cách vẽ: 
+ Kẻ các đường trục.
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí. 
+ GV sử dụng một số hoạ tiết như hình hoa, lá đơn giản vẽ vào các hình mảng cho phù hợp để HS nhận ra:
_ Cách sắp xếp hoạ tiết (đối xứng, nhắc lại, xen kẽ).
_ Cách vẽ hoạ tiết vào các mảng.
GV chuẩn bị một số hoạ tiết đã cắt sẵn bằng giấy rồi cho HS xếp vào hình vuông theo ý thích
+ Vẽ màu theo ý thích. Nên sử dụng từ 3 đến 5 màu.
+ Vẽ màu vào hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau và nền vẽ sau cùng.
+ Màu sắc cần có đậm nhạt để nổi rõ trọng tâm.
GV nhận xét chung.
Cho HS quan sát bài vẽ năm học trước.
Hoạt động 3: Thực hành
MĐ: Giúp HS vẽ được bài trang trí hình vuông theo ý thích.
HT: Cá nhân
 GV cho HS vẽ vào vở.
 GV theo dõi, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng, lưu ý:
- Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy.
- Kẻ các đường trục bằng bút chì (Kẻ đường chéo góc trước kẻ đường trục giữa sau ).
- Vẽ các hình mảng theo ý thích, hình mảng chính ở giữa, hình mảng phụ ở 4 góc hoặc xung quanh.
- Vẽ hoạ tiết vào các mảng. Các hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau.
- Chọn màu và vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cho HS trình bày sản phẩm.
Cho HS nhận xét, đánh giá .
GV nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
Hát
Dụng cụ học tập
Lắng nghe
Lắng nghe
Nêu lại tựa bài
Quan sát 
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Quan sát, nhận xét
Lắng nghe
Quan sát
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát
Cho HS vẽ vào vở
Lắng nghe
Trình bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát lọ và quả
TUẦN 18
(Từ 07/12 đến 11/12/2009)
VẼ THEO MẪU
 TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ
I/ Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS:
Nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng và đặc điểm.
Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu.
HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK,SGV.
 Một số mẫu lọ và quả khác nhau.
 Một số bài vẽ của HS năm trước.
 Hình gợị ý cách vẽ
Học sinh: SGK
 Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: Cho HS hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ học tập cùa HS.
GV nhận xét chung.
3/ Bài mới:
Giới thiệu
GV ghi bảng – Cho HS nhắc lại
 VẼ THEO MẪU: TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
MĐ: Giúp HS nhận biết về hình dáng, đặc điểm.
 HT: Cả lớp
GV cho HS quan sát mẫu, GV hướng dẫn, gợi ý cho HS nhận xét:
+ Bố cục của mẫu: chiều rộng, chiều cao của toàn bộ mẫu, vị trí của lọ và quả (ở trước, ở sau, tách rời, che khuất nhau).
+ Hình dáng, tỉ lệ của lọ và quả.
+ Đậm nhạt và màu sắc của mẫu.
GV nhận xét chung. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
MĐ: Giúp HS biết cách vẽ lọ và quả
HT: Cả lớp.
GV giới thiệu mẫu và yêu cầu HS nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu như ở bài trước: 
+ Dựa vào hình dáng của mẫu sắp xếp khung hình theo chiều dọc hoặc chiều ngang của tờ giấy cho hợp lý.
+ Ước lượng chiều cao so với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình cho tương xứng với tờ giấy. 
+ So sánh tỉ lệ và vẽ phác khung hình của lọ và quả sau đó phác hình dáng của lọ và quả bằng các nét thẳng và mờ.
+ Nhìn mẩu vẽ chi tiết sao cho giống lọ và quả.
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
GV nhận xét chung.
Cho HS quan sát bài vẽ năm học trước.
Hoạt động 3: Thực hành
MĐ: Giúp HS vẽ được hình gần giống mẫu.
HT: Cá nhân
 GV cho HS vẽ vào vở.
 GV theo dõi, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng và lưu ý:
- Quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ.
- Ước lượng khung hình chung và riêng, tìm tỉ lệ của các bộ phận của lọ và quả..
- Vẽ phác các nét chính..
- Vẽ chi tiết.
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cho HS trình bày sản phẩm.
Cho HS nhận xét, đánh giá .
GV nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
Hát
Dụng cụ học tập
Lắng nghe
Lắng nghe
Nêu lại tựa bài
Quan sát 
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát, nhận xét
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát
Cho HS vẽ vào vở
Lắng nghe
Trình bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
Lắng nghe
Tìm hiểu tranh dân gian
TUẦN 19
(Từ 21/12 đến 25/12/2009)
THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
 XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I/ Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS:
Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức.
Yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK,SGV.
 Một số tranh dân gian Việt Nam.
Học sinh: SGK
 Vở tập vẽ, bút chì, màu.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: Cho HS hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ học tập cùa HS.
GV nhận xét chung.
3/ Bài mới:
Giới thiệu
GV ghi bảng – Cho HS nhắc lại
 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT: XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược tranh dân gian Việt Nam.
MĐ: Giúp HS hiểu sơ lược về nguồn gốc, ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian Việt Nam.
HT: Cả lớp
 GV cho HS quan sát một số tranh dân gian Việt Nam.
GV giới thiệu tóm tắt nội dung:
- Có từ lâu đời, có 2 dòng tranh tiêu biểu Đông Hồ ( Bắc Ninh) và Hàng Trống ( Hà Nội).
- Nhân dân treo tranh vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.
GV giới thiệu về cách làm tranh:
- Tranh Đông Hồ khắc trên bảng gỗ, quét màu in trên giấy dó quét điệp, mỗi màu là một bảng khắc. 
- Tranh Hàng Trống: chỉ khắc nét trên bảng gỗ rồi in nét viền đen sau đó mới vẽ màu.
Đề tài rất phong phú thể hiện các nội dung lao động sản xuất, lễ hội, phê phán các tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, thể hiện ước mơ.
Tranh dân gian được đánh giá cao về nghệ thuật ở trong nước và quốc tế.
GV nêu câu hỏi:
- Hãy kể tên một vài bức tranh dân gian mà em biết?
- Ngoài tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống em còn biết thêm dòng tranh nào nữa?
Quan sát tranh trang 44, 45 để nhận biết tên tranh, xuất xứ, hình vẽ, màu sắc.
GV kết luận chung:
- Nội dung thường thể hiện ước mơ và cuộc sống no đủ, đầm ấm.
- Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
- Màu sắc tươi vui trong sáng , hồn nhiên.
Hoạt động 2: Xem tranh
MĐ: Giúp HS biết nhận xét tranh 
HT: Nhóm
 Cho HS quan s át tranh và thảo lụân theo nhóm các nội dung sau:
- Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
- Tranh cá chép có những hình ảnh nào?
- Hình ảnh nào là hình ảnh chính ở hai bức tranh?
- Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu?
- Tranh Lí ngư vọng nguyệt có mấy hình mặt trăng?
- Tranh Cá chép có đàn cá con đang làm gì?
- Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào?
Hai bức tranh trên có gì giống và khác nhau?
+ Giống nhau: Cùng vẽ về cá chép, có hình dáng giống nhau, thân uốn lượn như đang bơi uyển chuyển, sống động.
+ Khác nhau:
- Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh,trau chuốt, màu chủ đạo là màu xanh êm dịu.
- Hình cà chép ở tranh Đông Hồ mập mạp,nét khắc dứt khoát, khoẻ khoắn, màu chủ đạo là màu đỏ ấp áp.
GV kết luận chung: Hai bức tranh cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau. Cả hai bức tranh là bức tranh đẹp trong nghệ thuật dân gian Việt Nam.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
GV nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài học sau
Hát
Dụng cụ học tập
Lắng nghe
Lắng nghe
Nêu lại tựa bài
Quan sát 
Lắng nghe
Lắng nghe
Trả lời câu hỏi
Quan sát
Lắng nghe
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày
Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
Xem tranh ngày hội
TUẦN 20
(Từ 28/12 đến 01/01/2010)
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
I/ Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS:
Biết được đề tài về những ngày hội truyền thống của quê hương. 
Biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài ngày hội.
Thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc . 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK,SGV.
 Một số tranh ảnh về đề tài lễ hội.
 Hình gợi ý cách vẽ.
 Bài vẽ của HS năm học trước
Học sinh: SGK
 Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: Cho HS hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ học tập cùa HS.
GV nhận xét chung.
3/ Bài mới:
Giới thiệu
GV ghi bảng – Cho HS nhắc lại
 VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
MĐ: Giúp HS hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
 HT: Nhóm 
GV cho HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo nhóm.
Nhóm 1: Tranh Hội làng.
Nhóm 2: Tranh Rước kiệu.
Nhóm 3: Hát quan họ trên thuyền rồng. 
Nhóm 4 : Chọi gà.
GV cho các nhóm nêu lên hình ảnh có trong tranh, trang phục, màu sắc, các hoạt động trong ngày hội.
GV nhận xét chung. 
+ Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, hoa, cờ rực rỡ.
Gọi vài HS kể một số lễ hội ở địa phương em.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
MĐ: Giúp HS biết cách vẽ tranh theo đề tài.
HT: Cả lớp.
GV gợi ý cách vẽ tranh:. 
+ Chọn một ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ.
+ Có thể chỉ vẽ một hoạt động của lễ hội như thi nấu ăn, kéo co, đấu vật
+ Vẽ hình ảnh chính trước phải thể hiện rõ nội dung như: chọi gà, múa sư tử, múa rồng, múa lân..
+ Vẽ hình ảnh phụ sau phải phù hợp với cảnh ngày hội như: cờ, hoa, sân đình, người xem... 
+ Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động.
+ Vẽ màu tươi sáng, rực rỡ, có đậm, có nhạt.
Cho HS xem bài vẽ của năm học trước.
Hoạt động 3: Thực hành
MĐ: Giúp HS vẽ được tranh theo đề tài.
HT: Cá nhân
 GV cho HS vẽ vào vở.
 GV theo dõi, hướng dẫn, bổ sung 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cho HS trình bày sản phẩm.
Cho HS nhận xét, đánh giá .
GV nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
Hát
Dụng cụ học tập
Lắng nghe
Lắng nghe
Nêu lại tựa bài
Quan sát 
Thảo luận theo nhóm
Trả lời câu hỏi
Nhận xét bổ sung
Lắng nghe
Nêu
Lắng nghe
Quan sát 
Lắng nghe
Quan sát
Thực hành 
Trình bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
Lắng nghe
Trang trí hình tròn
TUẦN 21
(Từ 04/01 đến 08/01/2010)
VẼ TRANG TRÍ
 TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
I/ Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS:
Hiểu cách trang trí hình tròn .
Biết cách trang trí và trang trí được hình tròn.
Có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK,SGV.
 Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình tròn như: cái dĩa, cái khay tròn..
 Một số bài trang trí hình tròn của HS năm trước.
 Hình gợị ý cách vẽ
Học sinh: SGK
 Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định: Cho HS hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ học tập cùa HS.
GV nhận xét chung.
3/ Bài mới:
Giới thiệu
GV ghi bảng – Cho HS nhắc lại
 VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
MĐ: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp về trang trí hình tròn và ứng dụng trong cuộc sống.
 HT: Cá nhân
GV cho HS xem một số hình ảnh minh hoạ để HS thấy trong cuộc sống có nhiều đồ vật có dạng hình tròn được trang trí rất đẹp như: cái khay, cái dĩa
GV cho HS xem một số bài trang trí hình tròn và hình 1,2 trang 48 SGK. Sau đó đặt câu hỏi để HS hiểu về: 
+ Bố cục: Cách sắp xếp hình mảng, hoạ tiết.
+ Vị trí của các hình mảng chính và phụ.
+ Những hoạ tiết thường được sử dụng để trang trí hình tròn.
+ Màu sắc và độ đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài.
GV nhận xét chung: Có những hình tròn không trang trí theo cách nêu trên nhưng cân đối về bố cục, hình mảng, màu sắc như trang trí cái dĩa, huy hiệu. Cách trang trí này gọi là trang trí ứng dụng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
MĐ: Giúp HS biết cách vẽ trang trí hình tròn.
HT: Cả lớp.
GV vẽ một số hình tròn lên bảng, kẻ các đường trục và phác các hình mảng khác nhau vào mỗi hình tròn. Sau đó cho HS chọn một số hoạ tiết ( hoa, lá) vẽ vào mảng của các hình tròn. Dựa vào cách vẽ của HS, GV nêu lên cách trang trí: 
+ Vẽ hình tròn và kẻ các đường trục.
+ Tìm và vẽ các hình mảng chính, phụ sao cho cân đối, hài hoà. 
+ Tìm một số hoạ tiết như hình hoa, lá đơn giản vẽ vào các hình mảng cho phù hợp.
+ Vẽ màu theo ý thích. Nên sử dụng từ 3 đến 5 màu.
+ Vẽ màu vào hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau và nền vẽ sau cùng.
+ Màu sắc cần có đậm nhạt để nổi rõ trọng tâm.
Cho HS quan sát bài vẽ năm học trước.
Hoạt động 3: Thực hành
MĐ: Giúp HS vẽ được bài trang trí hình tròn theo ý thích.
HT: Cá nhân
 GV cho HS vẽ vào vở.
 GV theo dõi, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng, lưu ý:
- Vẽ hình tròn vừa với tờ giấy.
- Kẻ các đường trục bằng bút chì.
- Vẽ các hình mảng theo ý thích.
- Vẽ hoạ tiết vào các mảng. Các hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau.
- Chọn màu và vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cho HS trình bày sản phẩm.
Cho HS nhận xét, đánh giá .
GV nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
Hát
Dụng cụ học tập
Lắng nghe
Lắng nghe
Nêu lại tựa bài
Quan sát 
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Quan sát, nhận xét
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát
Lắng nghe
Quan sát
Cho HS vẽ vào vở
Lắng nghe
Trình bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
Lắng nghe
Quan sát cái và quả
TUẦN 22
(Từ 11/01 đến 15/01/2010)
VẼ THEO MẪU
 VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
I/ Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS:
Hiểu được hình dáng, cấu tạo của cái ca và quả.
Biết cách vẽ theo mẩu cái ca và quả.Vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu.
Quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK,SGV.
 Một

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOI4.doc