Giáo Án Mĩ Thuật Lớp 4 - Bài 4: Vẽ Trang Trí: Chép Hoạ Tiết Trang Trí Dân Tộc - Hoàng Nguyên Hiếu

I. MỤC TIÊU

 Giúp HS:

-Tìm hiểu được và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.

- Biết cách chép và chép được môt vài hoạ tiết trang trí dân tộc.

- HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên

- SGK,SGV.

- Sưu tầm môt số mẫu hoạ tiết trang trí dân tôc.

- Hình gợi ý cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.

- Bài vẽ của HS năm trước.

Học sinh

- SGK.Giấy vẽ hoặc VTH, đồ dùng học vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra: đồ dùng học vẽ.

3. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 3527Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Mĩ Thuật Lớp 4 - Bài 4: Vẽ Trang Trí: Chép Hoạ Tiết Trang Trí Dân Tộc - Hoàng Nguyên Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 4: Vẽ trang trí
Chép hoạ tiết trang trí dân tộc
i. mục tiêu
 Giúp HS:
-Tìm hiểu được và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Biết cách chép và chép được môt vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
ii. Chuẩn bị:
Giáo viên
- SGK,SGV.
- Sưu tầm môt số mẫu hoạ tiết trang trí dân tôc.
- Hình gợi ý cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- SGK.Giấy vẽ hoặc VTH, đồ dùng học vẽ.
iii. các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra: đồ dùng học vẽ.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
+ Các hoạ tiết trang trí: Hình hoa lá, con vật, hình người...
+ Hình dáng của các hoạ tiết đã được đơn giản và cách điệu.
+ Đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ.
+Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đình chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn áo...
+ Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại . Chúng ta cần phải học tập và giữ gìn những di sản văn hoá ấy.
*Hoạt động2: Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Tìm và vẽ phác các hình dáng chung của hoạ tiết.
- Vẽ các đường trục dọc ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
- Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình cho giống mẫu.
- Hoàn chỉnh hình và vẽ mầu theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- Chọn và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc ở trong SGK.
- ước lượng sắp xếp hình vẽ cho cân đối trên trang giấy.
- Vẽ phác nhẹ tay.
- Tẩy sửa hình cho gần giống mẫu trước khi tô mầu.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Cách vẽ hình.
- Cách vẽ nét.
- Cách vẽ mầu.
+ GV giới thiệu về hình ảnh hoạ tiết trang trí dân tộc đặt câu hỏi gơi ý để HS quan sát, nhận biết:
- Các hoạ tiết trang trí là những hình gì?
 - Hình hoa, lá trang trí ở các hoạ tiết trang trí dân tộc có đặc điểm gì?
- Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào?
- Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đâu?
+ GV bổ xung và nhấn mạnh:
+ GV chọn một vài hoạ tiết trang trí đơn giản để hướng dẫn HS cách vẽ theo từng bước.
+ GV cho HS quan sát bài của HS năm trước.
+ GV yêu cầu HS chọn và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc trong SGK. Yêu cầu HS quan sát kĩ hình hoạ tiết trước khi vẽ.
+ Nhắc HS vẽ theo các bước đã hướng dẫn.
+ Gợi ý HS vẽ mầu.
+ HS thực hành làm bài, GVV quan sát, hướng dẫn thêm.
+ GV cùng HS xhọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét.
+ Gợi ý HS xếp loại bài đã nhận xét.
 4. Củng cố:
- Nêu các bước vẽ hoạ tiết trang trí dân tộc?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tranh phong cảnh. Quan sát phong cảnh nơi nmình ở.
- Giờ sau mang đầy đủ đồ dùng học vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(12).doc