Giáo án môn học lớp 1 - Tuần thứ 31 đến tuần 35

Tuần 30

Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010

Tập đọc

Chuyện ở lớp

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc

- Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Chuyện ở lớp".

- Luyện đọc các từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.

2. Ôn các tiếng có vần uôt, uôc.

 - Hs tìm được tiếng có vần uôt trong bài.

 - Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc.

3. Hiểu.

- Hiểu từ trong bài.

 - Hiểu nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi và nói: Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan như thế nào.

4. Hs biết kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan như thế nào?

II. ĐỒ DÙNG.

- Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 159 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần thứ 31 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h minh hoạ bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài “Luỹ tre”.
?: Những câu thơ nào tả luỹ tre vào buổi sáng?
?: Những câu thơ nào tả luỹ tre vào buổi trưa?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc.
- Gv đọc mẫu lần 1.
- Chú ý đọc giọng chậm , đều, tươi vui.
a. Hướng dẫn Hs luyện đọc:
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
- Gv ghi bảng các từ: Mưa rào , râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh.
- Gọi Hs đọc từng từ.
- Gọi Hs phân tích tiếng khó.
- Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.
- Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.
* Luyện đọc câu:
- Sau mỗi dấu chấm là một câu. 
?: Trong bài có mấy câu?
- Gv chỉ bảng từng câu cho Hs đọc nhẩm.
- Gọi Hs đọc từng câu. 
- Gọi Hs đọc nối tiếp câu. GV không chỉ bảng.
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Gv chia đoạn: bài này gồm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu cho đến sáng rực lên trong ánh mặt trời.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.
- Gọi Hs đọc cả bài.
- Đọc đồng thanh cả bài.
Hs giải lao
3. Ôn các vần ây, uây
a. Tìm các tiếng trong bài có chứa vần ây
- Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần ây ?
- Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được.
- Gọi Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
b. Thi tìm tiếng ngoài bài có chứavần ây, uây
- Chia lớp thành nhóm , mỗi nhóm 4 em
- Gọi các nhóm đọc tiếng vừa tìm được.
- Ghi nhanh các tiếng, từ có nghĩa mà HS vừa tìm được lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm nói tốt .
- 3 em đọc.
- Luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre cong gọng vó...
 - Tre bần thần nhớ gió, chợt về đầy tiếng chim.
- Nêu lại đầu bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
Mưa rào
r/ d/ gi
rào/ dao
Xanh bóng
Mặt trời
Quây quần
 x/ tr
Tr/ ch
Uây/ ây
Xanh/ sanh
Trời / chân
quây / dây
- Hs chú ý lắng nghe.
- Bài có 10 câu.
- Hs đọc nhẩm từng câu theo Gv chỉ bảng.
- Hs đọc cá nhân 2 lượt.
- HS đọc cá nhân
- Cá nhân đọc.
- Hs đọc nối tiếp 2 - 3 lượt.
- 2 HS đọc.
- Cả lớp đọc 1 lần.
- HS đọc nhẩm lại bài và tìm.
- vây, bầy
- v + ây, b + ây+ dấu huyền.
- HS các nhóm nói nội dung 2 bức tranh của bài tập 2.
- Thảo luận tìm thêmcác tiếng có vần ây, uây
- Vây cá, chấm phẩy, cây cảnh, chây lười, tờ giấy, sấy tôm..,
- Ngoe nguẩy, bánh quẩy, khuấy nước,..
- HS đọc các tiếng , từ vừa tìm đượcdo GV chỉ bảng.
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài:
- Gv đọc mẫu lần 2.
- Gọi Hs đọc đoạn 1	
?: Sau trận mưa rào, những đoá râm bụt thay đổi thế nào?
?: Bầu trời ra sao?
?: Mấy đám mây bông trôi như thế nào?
b. Luyện đọc:
- Gọi Hs đọc bài cá nhân theo mức độ TB, khá, giỏi.(câu, đoạn, bài)
- Gv nhận xét, ghi điểm.
c. Luỵện nói: 
?: Chủ đề luyện nói ngày hôm nay là gì?
- Yêu cầu Hs quan sát tranh.
?: Tranh vẽ gì?
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm..
?: Bạn thích trời mưa hay trời nắng?
?: Vì sao?
?: Khi trời mưa bạn thường làm gì?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Kể về một cơn mưa gây ấn tượng đối với em nhất.
- Gv nhận xét- cho điểm.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Gọi Hs đọc lại toàn bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc và viết bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs chú ý lắng nghe & theo dõi
- 2 Hs đọc.
- Những đoá râm bụt thêm đỏ chói.
- Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa. 
- Mấy đám mây bông trôI nhở nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời
- HS đọc bài cá nhân theo yêu cầu của GV.
- Trò chuyện về cơn mưa.
- Em bé thích thú với cơn mưa.
- Mỗi tổ làm thành 1 nhóm. Thảo luận theo mẫu
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- Các nhóm khác bổ sung.
- 2- 3 Hs đọc lại.
Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................
........................................................................................................................................
__________________________________
Toán
Kiểm tra
I. mục tiêu:
- Kiểm tra kết quả học tập của HS về:
- Kĩ năng làm tính cộng và làm tính trừ( không nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- Giải toán có lời văn bằng phép trừ.
II. Dự kiến bài kiểm tra Và hướng dẫn đánh giá. ( Làm trong 35 phút)
 1. Số? ( 2 đ)	95 97 98
25 26 28
42 41
83 81
66
2. a) Khoanh vào số lớn nhất: 45 , 87 , 69 , 82 ( 1 đ)
 b) Viết các số 72, 38, 25, 90 theo thứ tự từ bé đến lớn. ( 1 đ)
3 a) Tính nhẩm: 1 , 5 đ)
 40 + 50 = 16 – 4 = 25 + 71 = 34 + 1 = 
 60 – 30 = 79 – 43 = 90 – 90 = 62 – 60 = 
 b) Đặt tính rồi tính: ( 1, 5 đ)
 23 + 42 94 – 21 50 + 38 67 – 3 
 .   
 .. .  
 .. .. . 
4 . Vân có 28 quả táo, Vân cho em 2 chục quả táo . ( 2 đ) Bài giải
 Hỏi Vân còn lại bao nhiêu quả táo? ............................................
5. Đồng hồ chỉ mấy giờ?( 1 đ) ............................................
 ............................................
 .  
II. Nhận xét giờ KT.
Rút kinh nghiệm:.
............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
____________________________________
Tự nhiên xã hội
Gió
I. Mục tiêu:
- Sau giờ học, học sinh biết nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh trong SGK phóng to.
 - Gv và Hs sưu tầm một số tranh ảnh về gió
III . Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
?: Giờ trước chúng ta đã học bài gì?
?: Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
?: Những đám mây đó có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
?: Sân trường, cây cối , mọi vật... lúc này khô ráo hay ướt át?
- Gv nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Dạy bài mới.
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm bài 32 SGK.
- Quan sát tranh, hỏi và trả lời các câu hỏi ở trang 66 SGK.
- Gợi ý cho HS: So sánh trạng thái của các lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào những lúc có gió và không có gió. Cũng tương tự như đối với những ngọn cỏ lau. Từ đó các em hãy suy nghĩ để giải thích được có sự khác biệt đó là do gió gây ra.
Bước 2: Yêu cầu 1 số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
* Kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Giói mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả...
 Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời.
Bước 1: Nêu nhiệm vụ cho HS khi ra ngoài trời quan sát.
- Nhìn xem các lá cây, ngọn cỏ ngoài sân trường xem có lay động không? Từ đó em rút ra kết luận gì? 
Bước 2 : Tổ chức cho các em khi ra ngoài trời làm việc theo nhóm.
- Đi đến các nhóm giúp đỡ và kiểm tra.
Bước 3: GV tập hợp cả lớp và chỉ định một vài nhóm đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình .
* Kết luận: SGV.
Hoạt động 3: Chơi chong chóng.
+ Cách chơi: 
- Bạn quản trò hô: Gió nhẹ.
- ........................: Gió mạnh.
- ........................: Trời lặng gió.
- Nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tốt.
iv. Củng cố - dặn dò.
?: Khi trời lặng gió cây cối thế nào?
?: Khi gió mạnh sẽ làm cho cây cối ra sao? 
- Nhận xét tiết học, giao bài về nhà.
Bài: Thực hành quan sát bầu trời.
- 2 - 3 Hs kể.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nhắc lại.
- Hs hoạt động theo cặp. Quan sát tranh hỏi và trả lời các câu hỏi SGK
- Hình nào cho biết trời đang có gió?
- Vì sao bạn biết?
- HS hỏi và trả lời trong nhóm.
- Các em khác có thể bố sung
- HS nêu lên những nhận xét của mình với các bạn trong nhóm.
- Khi trời lặng gió cây cối đứng im.
- Gió nhẹ cho lá cây , ngọn cỏ lay động.
- Gió mạnh hơn, làm cho cả cành lá đung đưa...
- Khi gió thổi vào người ta cảm thấy mát
(Khi trời nóng).
- Các nhóm khác bổ sung. 
- HS chơi ở sân trường, chơi theo nhóm. Đảm bảo em nào cũng được chơi.
- HS cầm chong chóng chạy từ từ.
- HS cầm chong chóng chạy nhanh hơn để chong chóng quay tít.
- HS trong nhóm đứng lại để chong chóng ngừng quay.
Rút kinh nghiệm :..............................................................................................................
________________________________
 Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010.
Toán
	Ôn tập các số đến 10	
I. Mục tiêu:
- HS được củng cố về đếm, viết và so sánh các số trong phạm vi 10 
- Đo độ dài các đoạn thẳng có số đo bé hơn hoặc bằng 10.
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng dạy – học Toán, bảng phụ.
III. Lên lớp:
> 
<
=
>
<
==
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
- Sử dụng phiếu bài tập.
- Phát phiếu bài tập cho cả lớp làm bài.
- Gọi 2 em lên bảng làm bài.
- Nhận xét từng HS và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ôn tập các số đến 10
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1
?: Vạch đầu tiên ta viết số nào?
?: Rồi đến số nào?
?: Còn vạch cuối cùng?
- Chữa bài: Gọi HS đọc số từ 0 đến 10.từ 10 về 0 theo GV chỉ thước
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
- Chữa bài cho điểm
- Gọi 2 em đọc chữa mỗi em đọc một phần.
Bài 3: Hs nêu yêu cầu.
?: Muốn khoanh được đúng theo yêu cầu của bài các em phải làm gì?
?: ở câu a số nào lớn nhất? Số nào bé nhất ở câu b?.
- Trong các số 6, 3, 4, 9. Thì số 9 là số lớn nhất nên ta khoanh vào số 9, Trong các số 5 , 7 , 3 , 8. Thì số 3 là số bé nhất nên ta khoanh vào vào số 3.
- Chữa bài cho điểm.
Bài 4 : HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS chỉ viết 4 số mà bài yêu cầu chứ không phải viết một loại số từ 0 đến 10
- Chữa bài cho điểm
Bài 5 : HS nêu yêu cầu bài tập.
?: Em hãy nêu lại cách đặt thước để đo độ dài đoạn thẳng?
- Chữa bài cho điểm
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
1. Điền dấu > , < = , thích hợp vào ô trống
 30 + 7 ... 35 + 2 78 - 8 ... 87 - 7
 54 + 5 .... 45 + 4 64 + 2 ... 64 - 2 
- Dưới lớp làm bài vào phiếu . 
- Hs khác nhận xét.
- HS nhắc lại.
- Viết số từ 0 đến 10 vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Số 0
- Số 1.
- Số 10.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập
- 1 em lên bảng viết số.
- 2 em đọc .
-Viết dấu thích hợp ( , = ) vào ô trống.
- Cả lớp làm bài.
- 9 > 7 : Đọc là chín lớn hơn bảy
- 7 < 9 :đọc là bảy bé hơn chín.
- 2 < 5 : đọc là 2 bé hơn 5
- 5 > 2 : đọc là 5 lớn hơn 2...........
a) Khoanh vào số lớn nhất.
 6 , 3 , 4 , 9
b) khoanh vào số bé nhất.
 5 , 7 , 3 , 8 .
- So sánh 4 số,
- Số 9 lớn nhất
- Số 3
- Cả lớp làm bài.
 6 , 3 , 4 , 9 
 5 , 7 , 3 , 8 
Viết các số 10 , 5 , 7 , 9 theo thứ tự:
 a) Từ bé đến lớn:
 b) Từ lớn đến bé 
- Hs làm bài.
 5 , 7 , 9 , 10 .
 10 , 9 , 7 , 5 
- 2 em lên bảng.
Đo độ dài của các đoạn thẳng:
 P
 A B 
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
............................................................................................................................................
_________________________________
Chính tả( tập chép )
Luỹ tre
I. Mục tiêu:
- HS chép đúng và đẹp khổ thơ đầu trong bài “ Luỹ tre”.
- Điền đúng chữ l hay n. Điền dấu hỏi hay dấu ngã.
- Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV, bảng phụ viết sẵn bài viết.
III. Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ. 
- Chấm một số bài mà tiết trước em đó phải viết lại bài.
- Nhận xét - Cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn Hs tập chép:
* Viết từ khó
- Gv treo bảng phụ đọc bài.
- Gọi HS đọc lại bài cần viết.
?: Tìm tiếng khó viết?
- Gọi 1 em lên bảng viết tiếng khó theo yêu cầu của GV. 
- Hướng dẫn HS chép bài chính tả vào vở
- Gv hướng dẫn cách trình bày bài viết.
?: Các chữ đầu dòng thơ phải viết thế nào?
- Gọi 1 Hs đọc lại bài viết.
- Hs viết bài vào vở.
- Hs viết bài- Gv quan sát, uốn nắn.
* Soát bài:
- Gv đọc bài thong thả.
- Gv chữa lỗi phổ biến Hs hay mắc phải.
- Gv thu vở, chấm một số bài.
3. Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài 2 (a): Treo bài tập đã chuẩn bị lên bảng , gọi HS đọc yêu cầu:
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu từng tranh, suy nghĩ, chọn chữ phù hợp để điền.
- Yêu cầu Hs làm bài tập.
- Chữa bài cho điểm
- Gọi HS lên bảng điền.
- Gọi Hs đọc lại bài đã điền được.
- Gv nhận xét, sửa sai.
(b). Điền dấu hỏi hay dấu ngã trên những chữ in nghiêng? 
- Nói lại nội dung bức tranh.
- Chữa bài cho điểm
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc Hs viết có nhiều lỗi về nhà chép lại bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm hoàn thiện bài tập. Ghi nhớ quy tắc chính tả.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 - 2 em đọc lại bài viết.
- Luỹ tre, rì rào, thức dậy, gọng vó.
- Dưới lớp viết bảng con.
- 1 em nêu lại tư thế ngồi viết.
- Viết hoa
- Cả lớp viết bài.
- Hs soát từng từ theo Gv đọc.
- Hs đổi vở chữa lỗi cho nhau.
- Hs thu vở.
 Điền chữ l hay n ?
- Gọi 2 em lên bảng điền.
 Trâu no cỏ chùm quả lê
- Dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Hs đọc lại.
- Hs quan sát tranh.
 Bà đưa võng ru bé ngủ. Một cô bé trùm khăn màu đỏ.
- Hs làm bài vào vở bài tập.
- 1 Hs đọc lại.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
________________________________
Kể chuyện
Con Rồng cháu tiên
I. Mục tiêu:
- Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của Gv, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện . Biết thể hiện giọng kể hào hùng, sôi nổi
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Thấy được lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, liêng thiêng của dân tộc mình.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”
?: Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2. Hướng dẫn Hs kể chuyện.
a. Gv kể chuyện " Con Rồng cháu Tiên":
+ GV kể chuyện 2 lần:
 - Lần 1: Kể diễn cảm.
 - Lần 2: Kể kết hợp tranh, đặt câu hỏi.
b. Hướng dẫn Hs tập kể theo đoạn:
- Hs kể theo tranh.
* Đoạn 1: Gv treo tranh.
?: Tranh vẽ cảnh gì?
?: Hãy đọc câu hỏi dưới tranh?
?: Các con có biết chuyện gì xảy ra với GĐ Lạc Long Quân và Âu Cơ không?
- Gọi 2 Hs kể lại đoạn 1.
?: Hãy nhận xét xem bạn kể được chưa?
- Gv nhận xét động viên Hs.
* Đoạn 2, 3, 4: Tiến hành tương tự như tranh 1.
c. Hướng dẫn Hs kể lại toàn chuyện:
- Gv nêu yêu cầu, Hs kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu Hs kể tiếp sức
- Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
d. ý nghĩa câu chuyện.
?: Vì sao nhân dân ta gọi nhau là đồng bào?
?: Câu chuyện con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì?
* Theo truyện con Rồng cháu Tiên thì tổ tiên của người Việt Nam có dòng dõi cao quý: Cha Rồng , mẹ Tiên. Nhân dân ta rất tự hào về điều đó.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- 4 Hs kể lại.
- Hs khác nhận xét.
- Chúng ta phải biết nghe lời người lớn.
- Hs nhắc lại đầu bài.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs quan sát tranh.
- Hs kể đoạn 1 theo tranh.
- Hs khác nhận xét.
- Hs ngồi theo nhóm 3 em.
- Hs kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vì cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng
- Ta là con Rồng cháu Tiên.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
............................................................................................................................................
_______________________________
Thể dục
Bài thể dục - trò chơi
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác.
- Tiếp tục ôn "Tâng cầu". Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. 
- G chuẩn bị còi và một số quả cầu trinh.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
nội dung
định lượng
phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- G nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động
2 phút
3 phút
- Cán sự tập hợp lớp thành 2 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang. Điểm số và báo cáo sĩ số cho G.
* Đứng vỗ tay, hát. 
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường: 60 - 80m.
- Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
 2. Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung
- Tâng cầu cá nhân
8 - 12 phút
10 - 12 phút
- H tập hợp theo đội hình vòng tròn.
- H tập 2 lần, mối động tác 2 X 8 nhịp.
 Lần 1: G hô nhịp, không làm mẫu, lần 2, do cán sự hô nhịp hoặc thi xem tổ nào thuộc bài và thực hiện động tác chính xác.
- Nên chia tổ tập luyện dưới sự điểu khiển của tổ trưởng. G quan sát và giúp đỡ uốn nắn động tác sai.
 3. Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh.
- G cùng H hệ thống bài học. 
- Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
2 - 3 phút
2 phút
1 phút
- H đi thường theo nhịp 2 hàng dọc và hát
* Ôn động tác điều hoà của bài thể dục: 2X8 nhịp.
 * Trò chơi " Diệt con vật có hại"
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 32
I. Nhận xét chung:
 1. Nền nếp:
- Các em đi học tương đối đều, đúng giờ.
- Ra vào lớp đúng giờ, nhưng khi xếp hàng còn mất trật tự, chưa nghiêm túc.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn . Xong chưa có chất lượng.
 2. Đạo đức :
- Các em tương đối ngoan, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS chơi đùa quá chớn gây mất đoàn kết.
 3. Học tập : 
 - Nhìn chung các em trật tự, chú ý nghe giảng.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Nhiều em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài như các em : Lan, Thắm
 - Bên cạnh đó cũng còn không ít em lười học, lười viết bài: Trình bày bài cẩu thả: Điệp, Thạch.
II. Phương hướng tuần tới:
 - Phát huy các ưu điểm đã đạt được.
 - Khắc phục tồn tại trong tuần.
Tuần 33: Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010.
Tập đọc
Cây bàng
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Cây bàng ".
- Luyện đọc các từ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
- Luyện đọc đúng các câu; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
2. Ôn các tiếng có vần oang, oac:
 - Hs tìm được tiếng có vần oang trong bài. 
 - Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac.
3. Hiểu.
- Hiểu từ trong bài: khẳng khiu, sừng sững, chi chít, mơn mởn.
 - Hiểu nội dung bài: Cây bàng rất thân thiết với HS. Mỗi mùa cây bàng có một đặc điểm riêng: mùa đông: cành trơ trụi, khẳng khiu; mùa xuân: lộc non xanh mơn mởn; mùa hè: tán lá xanh um; mùa thu: quả chín vàng.
4. Hs chủ động nói theo hcủ đề: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Hs lên bảng đọc bài “ Sau cơn mưa ”.
?: Sau trận mưa rào, mọi vật thay đổi như thế nào?
?: Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: tranh vẽ.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc.
- Gv đọc mẫu lần 1.
- Chú ý giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
a. Hướng dẫn Hs luyện đọc.
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
- Gv ghi bảng các từ: sững sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
- Gọi Hs đọc từng từ.
- Gọi Hs phân tích tiếng khó.
- Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.
- Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.
Khẳng khiu: Rất dài và gầy.
Sừng sững: Cao lớn và đồ sộ.
* Luyện đọc câu:
?: Bài này có mấy câu?
- Gv chỉ bảng từng câu cho Hs đọc nhẩm.
- Gọi Hs đọc từng câu.
- Gọi Hs đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Gv chia đoạn: bài này gồm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu  một cây bàng.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.
- Gọi Hs đọc cả bài.
- Đọc đồng thanh cả bài.
Hs giải lao
3. Ôn các vần oang, oac.
a. Tìm các tiếng trong bài có chứa vần oang.
- Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần oang.
- Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được.
- Gọi Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac
- Gợi ý cho HS tìm.
- Dành thời gian 1 phút cho HS tìm.
- Tổ chức cho HS thi đua tìm.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương.
c. Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac:
- Yêu cầu Hs quan sát tranh.
?: tranh vẽ gì?
- Đọc câu mẫu dưới tranh.
?: Trong câu tiếng nào chứa vần vừa ôn?
- Hãy phân tích, đánh vần và đọc trơn.
- Gv cho 1 bên thi nói vần oang, 1 bên thi nói vần oac.
- Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
- Nhận xét tiết 1.
- 2 - 3 HS đọc.
- Sau trận mưa rào .......ánh mặt trời.
- Mẹ gà mừng rỡ ..... trong vườn.
- Hs quan sát tranh
- Hs chú ý lắng nghe.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
Hs chú ý lắng nghe.
sừng sững
khẳng khiu
trui lá
chi chít
/xương xương
/ chim khướu
/ truy nã
/ chim chích
/ x / s
/iu/ưu/ươu
/ ui / uy
/ it / ich
- HS ngồi nghe.
- Bài này có 5 câu.
- Hs nhẩm đọc từng dòng theo Gv chỉ bảng.
- Hs đọc cá nhân 2 lượt.
- 3 – 4 HS đọc. 
- Hs đọc cá nhân.
- Hs đọc nối tiếp.
- 2 em đọc.
- Cả lớp đọc.
- Khoảng. ( oang )
Khoảng: kh + oang + ( ? ).
- HS theo dõi.
- HS suy nghĩ tìm.
- 2 đội thi tìm.
+ Oang: vỡ hoang, cháo loãng, hoảng hốt, áo choàng
+ Oac: áo khoác, loạc choạc, toác, toạc, hoác
- Tranh vẽ con thuyền và chú bộ đội.
- Hs đọc câu mẫu.
M: Bé ngồi trong khoang thuyền.
 Chú bộ đội khoác ba lô trên vai.
- Chia lớp thành 2 đội chơi.
+ Oang: Mẹ mở toang cửa sổ.
Buổi chiều hoàng hôn thật đẹp.
+ Oac: Căn phòng trống huếch trống hoác.
Cậu bé hay nói khoác.
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
a. Tìm hiểu bài.
- Gv đọc mẫu lần 2.
- Hướng dẫn lại cách ngắt nghỉ sau dấu câu.
- Gọi HS đọc đoạn 1
?: Vào mùa đông, cây bàng thay đổi như thế nào?
?: Vào mùa xuân, cây bàng thay đổi như thế nào?
?: Vào mùa hè, cây bàng có đặc điểm gì?
?: Vào mùa thu, cây bàng có đặc điểm gì?
?: Qua bài này cho con biết được điều gì?
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
?: Theo em, cây bàng đẹp nhất vào mùa nào? Vì sao?
=> GV tiểu kết.
b. Luyện đọc.
- Gọi HS đọc (câu, đoạn, b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ( tuan 31 - 35 ).doc