Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 11 năm 2011

TUẦN 11

Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011

CHÀO CỜ

Tập trung chào cờ toàn trường

_________________________________________

Tiết 2. MĨ THUẬT: Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm

(Có giáo viên chuyên trách)

_________________________________________

Tiết 3, 4. HỌC VẦN: Bài 41: iêu - yêu

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và câu ứng dụng.

- HS viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý

- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ từ khoá: diều sáo, yêu quý

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về và phần luyện nói: Bé tự giới thiệu (SGK).

 

doc 24 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy 11 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
- Tuyên dương những em có ý thức học tập.
- Dặn thực hiện đúng những điiêù vừa học.
Tiết 3. Toán: Luyện tập (60)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học.
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bảng trừ các số trong phạm vi 3, 4, 5.
- Các tổ làm bảng con (mỗi tổ 1 bài): 1 + 2 - 2 = 5 - 2 + 1 = 5 - 4 + 2 =
- GV chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
B. Luyện tập: GV HD HS làm lần lượt từng bài vào vở luyện toán:
Bài 1: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS cách viết phép trừ theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc: 
- HS làm vào vở. 
Lưu ý: Viết số thật thẳng cột.
- GV chữa bài, chốt kq: 
Bài 2 (cột 1, 3): HS tự làm, nêu kq. 
- Nếu HS yếu chưa biết thực hiện dãy tính có 2 phép tính trừ. Vì vậy GV cần HD cách trừ. VD: 5 - 2 - 1 = ? ( Lấy 5 trừ 2 bằng 3, rồi lấy 3 trừ 1 bằng 2)
Bài 3 (cột 1, 3): HS tự làm, nêu kq.
Lưu ý: Tính kq ở vế trái, so sánh rồi mới điền dấu.
- Chấm, chữa bài, chốt kq: 5 - 3 = 2 5 - 1 = 4
 5 - 3 0
Bài 4: HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
5
-
2
=
3
- GV chữa bài, chốt kq: 
C. Nối tiếp:
- HD bài 5: HD học sinh làm bài tính trừ trước: 5 - 1 = 4. 
- Vậy 4 cộng với mấy để bằng 4? (5 - 1 = 4 + 0)
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
__________________________________________________________________Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2011
Tiết 1. Toán: Số 0 trong phép trừ (61)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết vai trò của số 0 trong phép trừ: 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó.
- Biết thực hiện phép trừ có số 0.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán.
 - Các mô hình, vật thật ở bộ đồ dùng dạy học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc các phép tính có số 0 trong phép cộng.
- Tính: 1 + 0 = ... 0 + 2 = ...
 3 + 0 = ... 0 + 5 = ...
- HS làm bảng con. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu phép trừ có hai số bằng nhau:
* Phép trừ: 1 - 1 = 0:
GV cầm 1 bông hoa: Cô có 1 bông hoa, cô tặng bạn 1 bông hoa. Hỏi cô còn mấy bông hoa?
? Hãy viết phép tính thích hợp? 
GV ghi bảng: 1 - 1 = 0 
- 1 bông hoa tặng 1 bông hoa còn không bông hoa. 
- HS viết bảng con: 1 - 1 = 0
- HS đọc lại: "Một trừ một bằng không"
* Giới thiệu 2 - 2 = 0, 3 - 3 = 0, 4 - 4 = 0, 5 - 5 = 0:
(Quy trình tương tự với que tính, con vịt,...)
GV kết luận: 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau
b. Giới thiệu phép trừ: "một số trừ đi 0":
* Giới thiệu 3 - 0 = 3:
? Trên tay con có mấy que tính?
? Hãy bớt 0 que xem còn lại mấy que?
(KK HS nêu bài toán).
- GV ghi bảng: 3 - 0 = 3.
- HS cầm 3 que tính.
- Trên tay con có 3 que tính.
- Bớt 0 que còn lại 3 que.
- HS nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp vào bảng con, nêu kq.
- HS đọc lại.
* Giới thiệu: 1 - 0 = 1, 2 - 0 = 2, 4 - 0 = 4, 5 - 0 = 5.
(Quy trình tương tự như giới thiệu 3 - 0 = 3)
- HS nhắc lại các phép tính: 
1 - 1 = 0 2 - 2 = 0 3 - 3 = 0 4 - 4 = 0 5 - 5 = 0
1 - 0 = 1 2 - 0 = 2 3 - 0 = 3 4 - 0 = 4 5 - 0 = 5
- GV kết luận: Một số trừ đi 0 cũng bằng chính số đó.
3. Thực hành: - HD học sinh làm các bài tập vào vở luyện toán.
Bài 1: HS tự làm bài, nêu kq
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 2 (cột 1, 2): HS tự làm bài, nêu kq
- GV chữa bài, nhận xét.
- GV chỉ dòng 2, 3 (cột 1): 
Nhận xét về kq 2 phép tính: 4 + 0 = 4 và 
 4 - 0 = 4?
GV: Một số cộng hoặc trừ với 0 thì vẫn bằng chính số đó.
- Đều có kq là 4.
- HS nhắc lại.
Bài 3: HS tự nêu bài toán, viết phép tính thích hợp vào bảng con, nêu kq.
GV chốt kq đúng, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Tìm: ... + ... = ...; ... - ... = ...
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn hoàn thành các bài còn lại.
_______________________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 42: ưu - ươu
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ từ khoá: trái lựu, hươu sao.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi (SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: buổi chiều Tổ 2: hiểu bài Tổ 3: già yếu
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: ưu
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: ưu
- GV đọc
? Vần ưu có mấy âm ghép lại? So sánh với vần êu? 
b. Ghép chữ, đánh vần.
- Ghép vần ưu?
- GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: ư - u - ưu.
? Có vần ưu bây giờ muốn có tiếng lựu ta ghép thêm âm gì và dấu thanh gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: 
lờ - ưu - lưu - nặng - lựu.
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là trái lựu. Tiếng lựu có trong từ trái lựu.
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần ưu có 2 âm ghép lại, âm ư đứng trước và âm u đứng sau.
- HS cài vần ưu vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần iêu.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần ưu, muốn có tiếng lựu ta ghép thêm âm l đứng trước và dấu nặng dưới ư.
- HS cài tiếng lựu vào bảng cài.
- HS phân tích: Tiếng lựu gồm âm l đứng trước, vần ưu đứng sau và dấu nặng dưới ư.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: ưu - lựu - trái lựu - trái lựu - lựu - ưu.
ươu
(Quy trình tương tự dạy vần ưu)
Lưu ý: Vần ươu có 2 âm ghép lại: âm đôi ươ đứng trước, âm u đứng sau.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: chú cừu bầu rượu
 mưu trí bướu cổ
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ , khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao
- HS đọc lại toàn bài. 
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Trong tranh vẽ gì?
? Những con vật này sống ở đâu?
? Trong những con vật này, con nào ăn cỏ?
? Em còn biết các con vật nào ở trong rừng nữa?
? Em còn biết bài thơ hay bài hát nào về những con vật này không? Em đọc hay hát cho mọi người cùng nghe!
GV phát triển thêm: Em đã được xem trên ti vi thấy con voi hay thích ăn mía, gấu ăn mật ong, con báo trèo cây rất giỏi, ...
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
- HS đọc tên bài luyện nói: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- Tranh vẽ: hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
- Những con vật này sống ở rừng.
- ...
- ...
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ưu, ươu
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng.
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
_________________________________________
Tiết 4. Tự nhiên xã hội: Gia đình
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Kể được với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình. 
III. các PP/ KT dạy học tích cực có thể sử dụng: 
- Thảo luận nhóm, đóng vai
IV. Các hoạt động dạy - học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới:
1. Khám phá
? Gia đình con có mấy người? Đó là những ai?
? Hãy kể với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đình của mình?
- HS kể theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm kể trước lớp 
- GV giới thiệu nội dung bài học
2. Kết nối
HĐ1: Kể về gia đình.
Mục tiêu: HS biết gia đình là tổ ấm của mình 
Cách tiến hành: Quan sát theo nhóm nhỏ
Bước 1: Chia nhóm 4 em quan sát hình trong SGK và GV nêu câu hỏi:
? Gia đình Lan có những ai?
? Minh và những người trong gia đình đang làm gì?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt kq
Bước 2: Chỉ vào tranh, kể về gia đình Lan và Minh như lúc thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm kể trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, kết luận: Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ, ông bà, anh chị em (nếu có) là những người yêu quý nhất của em. Những người cùng chung sống trong một ngôi nhà gọi là gia đình. Những người trong gia đình cần yêu thương, chăm sóc cho nhau thì gia đình mới yên vui, hoà thuận
HĐ2: Vẽ tranh (KK HS K- G).
Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình của mình.
Cách tến hành: - Từng em vẽ vào giấy vẽ những người thân trong gia đình mình.
- Từng đôi một kể cho nhau nghe về những người thân trong gia đình mình.
? Tranh vẽ những ai?
? Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
GV nhận xét.
3. Thực hành 
HĐ3: Tình cảm đối với gia đình.
Mục tiêu: HS biết yêu quý gia đình của mình. GD kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình. 
Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Thảo luận và phân công đóng vai trong các tình huống sau:
* Một hôm mẹ đi chợ về tay xách rất nhiều thứ. Em sẽ làm gì giúp mẹ lúc đó?
* Bà của em hôm nay bị mệt. Em sẽ làm gì hay nói gì với bà để bà vui và nhanh khỏi bệnh?
- HS thảo luận nhóm 2, thảo luận và tìm ra cách ứng xử hay, tập đối đáp với nhau hteo cách ứnh xử đã lựa chọn.
- GV giúp đỡ, động viên các em.
Bước 2: Đại diện các cặp lên thể hiện tình huống của nhóm mình
? Vậy các con đã làm gì để giúp đỡ những người trong gia đình?
GV chốt lại: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Các con phải làm một số công việc tuỳ theo sức của mình để giúp đỡ những người trong gia đình mình
4. Vận dụng
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình và thực hiện đúng những điều vừa học.
__________________________________________________________________Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2011
Tiết 1. Thể dục: Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản - Trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
* Ôn 1 số động tác thể dục RLTTCB đã học: Tư thế đứng cơ bản, đứng hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V và đứng kiễng gót, hai tay chống hông.
- Biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản, đứng hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang (có thể tay chưa ngang vai) và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
* Học động tác: Đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông. 
- Biết cách thực hiện tư thế đứng kiễng gót, hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước (có thể còn thấp), hai tay chống hông (thực hiện bắt chước theo GV).
* Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
- Bước đầu làm quen với trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện: 
- Sân trường, 1 còi.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản.
* Ôn tập phối hợp: Đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang: 2 lần.
* Ôn tập phối hợp: Đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V: 2 lần.
* Ôn tập phối hợp: Đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V: 2 lần.
* Ôn đứng kiểng gót, hai tay chống hông: 4 lần.
* Học động tác: Đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông
+ GV làm mẫu và hướng dẫn HS làm.
+ HS làm - GV nhận xét và sửa sai.
- Trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức”
GV nêu cách chơi - HS thực hiện
GV nhận xét và sửa sai cho HS
3. Phần kết thúc.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét chung giờ học.
_______________________________________________
Tiết 2,3. Học vần: Bài 43: Ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS đọc được các vần có kết thúc bằng u/ o; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
- HS viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Sói và Cừu (HS K- G kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh).
II. Đồ dùng dạy- học .
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng. 
- Tranh minh hoạ truyện kể: Sói và Cừu (phóng to)
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ.
- 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu, nai đã ở đấy rồi.
- 1 em đọc toàn bài SGK (86, 87).
GV nhận xét. 
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
? Tuần qua chúng ta đã học được những vần nào?
GV treo bảng ôn.
2. Ôn tập.
a. Các chữ và vần vừa học
- Gọi HS lên bảng chỉ các vần vừa học ở bảng ôn.
- GV đọc âm.
b. Ghép chữ thành tiếng.
? Lấy a ở cột dọc ghép với chữ u ở hàng ngang ta được vần gì?
? Lấy a ở cột dọc ghép với chữ o ở hàng ngang ta được vần gì?
GV ghi bảng, làm tương tự đến hết.
Lưu ý: 
Không ghép: - e với u.
 - â, ê, i, ư, iê, yê, ươ với o
? Trong các tiếng vừa ghép, các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào? Các chữ ở hàng ngang đứng ở vị trí nào?
Lưu ý: - Các chữ ở cột dọc đứng trước là âm chính, các chữ ở hàng ngang đứng sau là âm cuối (Trong các vần có nguyên âm đôi thì dấu thanh phải đặt trên âm chính thứ hai)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV giới thiệu từ ứng dụng: 
 ao bèo cá sấu kì diệu
- GV giải nghĩa thêm, đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS. 
d. Tập viết từ ngữ ứng dụng
- Hd HS viết vào bảng con: cá sấu, kì diệu
 - GV chỉnh sửa chữ viết cho HS . 
- HS nêu: eo, ao, au, âu,. iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu.
- HS đọc lại.
- HS lên bảng chỉ và đọc hàng ngang: u, o và các chữ ở cột dọc: a, e, â, ê, ư, i, iê, yê, ươ.
- HS chỉ chữ.
- HS chỉ chữ và đọc âm, vần.
- ...au
- ...ao
- HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp các chữ ở hàng ngang của bảng ôn. 
- Các chữ ở cột dọc đứng trước, các chữ ở hàng ngang đứng sau.
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc lại.
- HS viết vào bảng con
	 Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ôn ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu đoạn thơ ứng dụng: 
Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: cá sấu, kì diệu 
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Kể chuyện: Sói và Cừu
- HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về tranh minh hoạ.
- HS đọc tiếng, từ, câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở. 
- HS đọc tên câu chuyện.
- GV kể chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ trong SGK.
* Tranh 1: Một con chó Sói đói đang lồng lộn đi tìm thức ăn, bỗng gặp Cừu. Nó chắc mẫm được một bữa ngon lành. Nó tiến lại và nói:
- Này Cừu, hôm nay mày tận số rồi. Trước khi chết mày có mong ước gì không?
Cừu nhanh trí: Tôi nghe nói Sói là bậc anh hùng. Trước khi ăn, Sói bao giờ cũng hát. Vậy sao ăn thịt tôi mà anh không hát lên?
* Tranh 2: Sói nghĩ con mồi này không thể chạy thoát được. Nó liền hắng giọng rồi cất tiếng sủa lên thật to.
* Tranh 3: Tận cuối bãi, người chăn cừu bỗng nghe tiếng gào của chó sói. Anh liền chạy nhanh đến. Sói đang ngửa mặt lên, rống ông ổng. Người chăn cừu liền dáng cho nó một gậy.
* Tranh 4: Cừu thoát nạn .
ý nghĩa câu chuyện:- Con Sói chủ quan và kiêu căng nên đã phải đền tội.
 - Con Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết.
C. Nối tiếp:
- HS đọc toàn bài trong SGK 1 lần.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
____________________________________________
Tiết 4. toán: Luyện tập (62)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ một số cho số 0.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính Tổ 1: 1 - 0 Tổ 2: 3 - 1 Tổ 3: 5 - 5
 2 - 0 3 - 0 5 - 0
Bài 2: >, <, = 1 - 0 ... 1 + 0 0 + 0 ... 4 - 4 5 - 2 ... 4 - 2
- HS làm bài - GV chữa bài, nhận xét.
B. Luyện tập:
- GV cho HS làm lần lượt từng bài vào vở Luyện toán:
Bài 1 (cột 1, 2, 3): HS tự làm, nêu kq.
- GV chữa bài, chốt kq.
Bài 2: HS tự làm, nêu kq. 
Lưu ý: Viết các số phải thẳng cột với nhau.
Bài 3 (cột 1, 2): HS tự làm, nêu kq.
- HS yếu còn lúng túng, GV hướng dẫn thêm:
VD: 2 - 1 - 1 = ? (Lấy 2 trừ 1 bằng 1, lấy 1 trừ 1 bằng 0, viết 0 vào sau dấu bằng)
Bài 4 (cột 1, 2): HS nêu cách làm. 
Lưu ý: Muốn điền dấu đúng trước hết các em tính kết quả của vế bên trái được bao nhiêu, sau đó so sánh 2 vế rồi mới điền dấu. 
- HS tự làm rồi nêu kq.
- GV chữa bài, chốt kq.
Bài 5 (a): HS quan sát hình vẽ, nêu bài toán, viết phép tính vào ô trống.
- HS làm bài 
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài 1 số em 
- Chữa bài, chốt kq:
5
-
5
=
0
C. Nối tiếp:
Bài 5 (b): HD tương tự.
3
-
3
=
0
Tuyên dương những em làm bài tốt.
_______________________________________________
Tiết 5. Thủ công: Xé, dán hình con gà con (T2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình con gà con.
- Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màuđể vẽ. 
Với HS khéo tay: 
- Xé dán được hình con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng. Mỏ, mắt gà có thể dùng bút màuđể vẽ
- Có thể xé được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thước, màu sắc khác.
II. Chuẩn bị: Bài mẫu xé dán hình con gà, giấy thủ công ...
III. Các hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới:
1. GV hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem lại bài mẫu và nhắc lại đặc diểm, hình dáng, màu sắc của gà con.
- Phân biệt các bộ phận của gà: thân, đầu, mắt, mỏ, cánh
- Phân biệt gà con, gà trống, gà mẹ.
2. GV nhắc lại quy trình xe, dán:
a. Xé hình thân gà:
- Giấy màu vàng, hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, ngắn 8 ô.
- Xé HCN rồi xé thành hình hơi tròn ra thân gà.
b. Xé hình đầu gà: 
- Xé từ hình vuông có cạnh 5 ô sau đó xé ra thành hình tròn rồi chỉnh sửa cho thành hình đầu gà.
c. Xé hình đuôi gà: (cùng màu với đầu gà)
T- ừ hình vuông có cạnh 4 ô xé hình tam giác đều.
d. Xé hình mỏ, chân và mắt gà (KK HS khéo tay):
- Dùng giấy màu khác để xé hình mỏ, mắt, chân gà (chỉ ước lượng không xé theo ô)
Lưu ý: Những HS khác có thể dùng bút màu để vẽ.
đ. Dán hình: 
- GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán theo thứ tự thân gà, đầu gà, mỏ, chân gà lên giấy nền.
- HS quan sát hình con gà hoàn chỉnh.
3. Thực hành:
- GV cho HS thực hành.
Trong khi HS thực hành. GV nhắc lại và uốn nắn cho HS các thao tác xé hình thân gà, đầu gà, mỏ, chân gà,... (HS cũng có thể dùng bút màu để vẽ).
- HS dán hình vào vở Nghệ thuật.
Lưu ý: - Trước khi dán cần sắp xếp vị trí cho cân đối.
 - Bôi hồ đều, dán cho phẳng cân đối.
C. Nối tiếp: - Tập xé, dán các hình đã học để tiết sau ôn tập lại.
__________________________________________________________________Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Tiết 1. âm nhạc: Học hát: Đàn gà con
(Có giáo viên chuyên trách)
__________________________________________
Tiết 2. Toán: Luyện tập chung (63)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học, phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0, trừ hai số bằng nhau.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bảng con:
	T1: 2 + 0 = T2: 3 - 3 = T3: 5 - 0 =
 	 5 - 3 = 4 - 0 = 5 + 0 =
- 2 HS lên bảng làm:
 1 + 4 - 3 = 5 - 3 - 2 =
- GV chữa bài, chốt kq, nhận xét.
B. Luyện tập:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập vào vở Luyện toán:
Bài 1 (b): HS tự làm, nêu kq. 
Lưu ý: Viết các số phải thẳng cột với nhau.
Bài 2 (cột 1, 2): HS tự làm, nêu kq.
- GV chữa bài, chốt kq: 2 + 3 = 5 4 +1 = 5
 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5
? Nhận xét về kq và vị trí các chữ số trong các phép tính?
GV: Đó là tính chất giao hoán của phép cộng mà sau này các con sẽ được học.
Bài 3 (cột 2, 3): HS tự làm, nêu kq.
Lưu ý: Muốn điền dấu đúng trước hết các em tính kết quả của vế bên trái được bao nhiêu, sau đó so sánh 2 vế rồi mới điền dấu. 
- HS tự làm rồi nêu kq.
- GV chữa bài, chốt kq: 5 - 1 > 0 3 + 0 = 3
 5 - 4 < 2 3 - 0 = 3
Bài 4 (a): Viết phép tính thích hợp:
GV gợi ý: 
? Lúc đầu trên cây có mấy con chim?
? Sau đó có mấy con chim bay đến?
- Lúc đầu có 3 con chim.
- Sau đó có 2 con chim bay đến.
- HS nêu đề toán: Lúc đầu trên cây có 3 con chim. Sau đó có 2 con chim bay đến. Hỏi trên cây có tất cả bao nhêu con chim?
- HS có thể nêu đề toán khác
? Muốn biết có tất cả bao nhêu con chim ta làm phép tính gì?
- HS viết phép tính thích hợp vào ô trống, nêu kq.
- GV nhận xét, chốt kq: Viết 3 + 2 = 5 (hoặc tuỳ theo đề toán các em nêu)
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn làm các bài còn lại.
___________________________________________
Tiết 3, 4. Học vần: Bài 44: on - an
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bé và bạn bè.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 11.doc