Giáo án môn học lớp 1 - Tuần 25 năm học 2011

TUẦN 25

Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011

Tiết 1: CHÀO CỜ

Tiết 2+3: TẬP ĐỌC

 Trường em

I/ MỤC TIÊU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các; từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài : Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn HS.

Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

* HS K,G tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay ; biết hỏi- đáp theo mẫu về trường, lớp mình.

II/ ĐỒ DÙNG:

 * GV: -Tranh minh họa bài đọc SGK - Bộ chữ HVTH

 - Bảng phụ ghi câu HD luyện đọc

 * HS: - Bộ chữ HVTH

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 1, Kiểm tra bài cũ:

 2, Bài mới: Giới thiệu bài:

- HS xem tranh minh họa chủ điểm Nhà trường SGK.

Hoạt động 1: HDHS Luyện đọc.

+ GV đọc mẫu bài văn.

+ HDHS luyện đọc.

* HDHS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

- GV lần lượt gạch các tiếng, từ: cô giáo, trường học thứ hai, mái trường.

- HS luyện đọc và phân tích các từ khó: trường, Giáo, rất yêu (CN).

- GV- HS: giải nghĩa từ: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.

* HDHS Luyện đọc câu:

- GV chỉ bảng lần lượt từng câu để HS nhẩm theo: 3,4 em đọc trơn câu thứ nhất.

- Tiếp tục với câu còn lại dạy tương tự như câu 1.

- HS đọc trơn nối tiếp nhau từng câu.

- GV giúp đỡ, sữa lỗi cho HS nếu đọc sai.

 

doc 18 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 1 - Tuần 25 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên và hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương và khuyến khích các em.
3, Củng cố, dặn dò :
- Vì sao em lại yêu ngôi trường của mình?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và đọc trước bài “Tặng cháu”.
--------------------------------------------------
 Tiết 4: Toán
Tiết 97: Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
- Biết đặt tính, làm tính và trừ nhẩm các số tròn chục. Biết giải toán có phép cộng.
- Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3, 4.
II/đồ dùng: 
 * GV : Bảng phụ ghi BT2.
 * HS : Bảng con, phấn.	 	
III / hoạt động dạy -học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HSTB lên bảng làm bài tập số 2 trong SGK tiết 96.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở BT.
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp lần lượt làm làm bài vào bảng con.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2: GV treo bảng phụ.
- HS nêu Y/c bài tập. 
- Gọi 1 HSK nêu cách làm. 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào bảng.GV giúp đỡ H/s TB. 
- HS và GV nhận xét, chốt lại.
Bài 3: H/s nêu y/c . Đúng ghi đ, sai ghi s.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả, GV ghi bảng.
- HS đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả, sửa sai.
Bài 4: - 2HS đọc đề bài toán. (H/s K,G nêu) 
- 1HSG nhắc lại các bước giải. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
3, Củng cố - dặn dò. 
- Nhận xét tiết học. 
Thứ ba ngày1 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Toán ( Tiết 98)
Điểm ở trong , điểm ở ngoài một hình
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình; Biết cộng, trừ các số tròn trục và giải bài toán có phép cộng.
- Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3, 4.
II/đồ dùng: 
 * GV: Bộ đồ dùng Toán. Bảng phụ vẽ hình BT1, BT2.
 * HS: Bộ đồ dùng Toán, Bảng con, phấn.	 	
III/ hoạt động dạy- học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 1 HSTB lên bảng làm bài tập số 3 trong SGK tiết 94.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
a/ Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình vuông. 
- Bước1: Giới thiệu phía trong và phía ngoài hình vuông.
- GV gắn hình vuông lên bảng cài hỏi: Cô có hình gì?
- GV gắn con bướm vào hình vuông , hỏi: Cô có những hình gì nữa? Con bướm nằm ở đâu?
- HS thực hành trên đồ dùng.
- Gọi 2 HSTB lên chỉ đâu là phía trong hình tròn.
- Bước2: Giới thiệu điẻm ở phía trong và điểm ở phía ngoài hình vuông.
- GV chấm 1 điểm trong hình vuông hỏi: Cô vừa vẽ cái gì?
- GV: trong toán học người ta gọi là điểm . Đặt tên cho điểm đó người ta dùng chữ cái in hoa. VD: điểm A, điểm B...
- GV HDHS vẽ điểm ở trong hình tròn và ngoài hình tròn.
- Gọi 2 HSTB lên bảng thực hành vẽ.
b/ Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình tròn.
- Tiến hành tương tự như giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1: GV treo bảng phụ.
- 1HS nêu Y/c: Đúng ghi Đ, sai ghi S. (HS K đọc).
- Gọi 1 HS lên bảng làm BT. 
- HS cả lớp làm bài vào vở BT. GV giúp đỡ h/s TB.
- HS nhận xét bài làm của bạn và so sánh với kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2: GV treo bảng phụ. 
- Gọi 1 HSTB nêu y/c bài tập.
- Gọi 2 HS(TB) lên bảng làm.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS và GV nhận xét, chốt lại.
Bài 3: - 1HSTB nêu y/c bài.
- Gọi 3 HS(TB - K - G) lên bảng mỗi em làm 2 bài.
- HS cả lớp làm bài vào bảng con.
- HS nhận xét bài làm của bạn và so sánh với bài làm của mình.
- Gọi 3 HSTB nêu lại cách tính.
Bài 4: - 2HS đọc đề bài toán. (H/s K,G nêu) 
- 1HSG nhắc lại các bước giải. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------
Tiết 2: Âm Nhạc
--------------------------------------------------------------
Tiết 3: Tập viết:
Tô chữ hoa: A, Ă, Â,B
I/ Mục tiêu:	 
- Tô được các chữ hoa : A, Ă, Â,B
- Viết đúng các vần: ai, ay, ao, au ; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV1/2 (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
II/ đồ dùng: 
 	* GV: - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ hoa: A, Ă, Â,B
 - Các vần ai, ay; các từ ngữ: Mái trường, điều hay đặt trong khung chữ. 
 * HS: Vở TViết, bảng con.
III/ hoạt động dạy -học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét. 
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: HD tô chữ hoa.
* HDHS quan sát và nhận xét:
- GV gắn chữ A hoa lên bảng. 
- HS quan sát, nhận xét về số lượng nét và kiểu nét.
- GV nhận xét và chốt lại.
- GVHDHS cách tô từng nét chữ trên chữ mẫu. 
- GV viết mẫu chữ A lên bảng, vừa viết vừa nói lại quy trình viết.
* HDHS viết trên bảng con.
- HS tập viết 2,3 lượt 
- GV nhận xét, sữa lỗi chữ viết cho HS.
(Các chữ còn lại quy trình dạy tương tự như HD chữ A.)
Hoạt động 2: HD viết vần và từ ngữ ứng dụng.
- GV gẵn bảng các vần, từ đã chuẩn bị.
- Gọi 2 HSK đọc lại vần và từ ngữ ứng dụng. ai, ay, mái trường, điều hay 
- HS quan sát và nhận xét về độ cao của các chữ.
- GVviết mẫu và HDHS viết lần lượt từng vần, từ vào bảng con.
- HS - GV nhận xét, sữa lỗi bài viết bảng
Hoạt động 3: HD HS viết (tô) vào vở TV.
- GV nhắc nhở HS viết bài trong vở tập viết.
- Lưu ý: HS tư thế ngồi, cách viết cho đúng quy trình. 
- GV quan sát, giúp đỡ HSTB khi viết bài.
- GV thu chấm, nhận xét và chữa lỗi một số bài. 
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết ở vở ô li.
Tiết 4: Chính tả
Trường em
I/ Mục tiêu: 
- Nhìn bảng chép lại đúng đoạn “Trường học là  anh em”: 26 chữ trong khoảng 15 phút.
- Điền đúng vần ai hoặc ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống.
Làm được BT 2, 3 (SGK).
II/ đồ dùng: 
 * GV: Bảng phụ viết ND bài tập 2, 3 và bài chính tả.
 * HS: Vở ô li, bảng con, VBT.
III/ hoạt động dạy- học: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới: 
 GTB: GV nêu MĐ,Y/c của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
* GV gắn bảng đoạn văn cần chép.
- Gọi 2 HSK nhìn bảng đọc đoạn văn.
* HDHS viết tiếng dễ viết sai.
- GV chỉ HS đọc những tiếng các em dễ viết sai:trường, ngôi, giáo, nhiều, thiết.
- Cho HS tự đánh vần lần lượt từng tiếng và viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sữa lỗi chữ viết cho HS.
* HDHS tập chép bài vào vở. 
- GVHDHS cách trình bày bài viết.
- HDHS soát bài: GV đọc và chỉ thong thả từng chữ trên bảng cho HS soát lại bài.
- HDHS gạch chân những chũ viết sai, sữa bên lề vở.
- GV chữa lỗi phổ biến của HS lớp mắc phải.
- HS đổi vở sữa lỗi cho nhau.
- GV thu chấm, nhận xét một số bài.
Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả.
Bài 2: Điền vần ai hay ay.
-1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- HS quan sát tranh trong SGKvà tìm cách làm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp tự làm bài vào VBT.(GV quan tâm , giúp đỡ HS TB)
- HS và GVnhận xét, chốt đáp án đúng.( gà mái, máy ảnh...
Bài 3: Điền chữ c hay k. 
- 1HS K nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, HS lên bảng làm bài theo cách tiếp sức - tìm âm...
điền vào chỗ ... để được từ đúng với tranh.
- Nhóm nào làm nhanh và đúng thì nhóm dõ thắng cuộc.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Gọi 3 HS đọc lại các từ.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2010
 Tiết 1+2: Tập đọc
Tặng cháu
I/ Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- Hiểu nội dung bài : Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- Học thuộc lòng bài thơ.
* HS K,G tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au. 
II/ đồ dùng: 
 * GV: - Tranh minh họa bài đọc SGK - Bộ chữ HVTH
 - Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc
 * HS: Bộ chữ HVTH
III/ hoạt động dạy- học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS TB đọc bài trường em và trả lời câu hỏi 2 trong SGK. 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: HDHS Luyện đọc.
+ GV đọc mẫu bài văn.
+ HDHS luyện đọc.
* HDHS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
- GV lần lượt gạch các tiếng, từ: vở, tỏ, tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- HS luyện đọc và phân tích các từ khó: Lòng yêu, nước non, chút. (CN).
- GV- HS: giải nghĩa từ: tặng, giúp.
* HDHS Luyện đọc câu: 
- GV chỉ bảng lần lượt từng câu để HS nhẩm theo: 3,4 em đọc trơn câu thứ nhất.
- Tiếp tục với câu còn lại dạy tương tự như câu 1. 
- HS đọc trơn nối tiếp nhau từng câu. 
- GV giúp đỡ, sữa lỗi cho HS nếu đọc sai.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Gọi từng nhóm 4 HS (mỗi em 1 câu) tiếp nối nhau đọc cho đến hết bài.
- HS đọc cá nhân cả bài.
- HS thi đọc theo bàn, nhóm.
- GV - HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 2: Ôn các vần ao, au.
a/ GV nêu Y/c1 trong SGK: Tìm tiếng có vần ao, au có trong bài.
- HS đọc thầm và nêu tiếng chứa vần cần tìm.
- Gọi HS đọc và phân tích các tiếng đó.( HSTB- K).
b/ GV nêu Y/C2 trong SGK: Tìm tiếng ngoài bài có vần au, ao.
- HS quan sát tranh và đọc thầm từ mẫu trong SGK: 
- 2 HSK-G đọc to các từ mẫu đó.
- Gọi HS phân tích các tiếng trong từ chứa vần cần ôn.
- Tổ chức trò chơi: Dùng bộ chữ hãy tìm và ghép các tiếng từ chứa vần ao, au.
- Gọi một số HS đọc tiếng, từ mình vừa tìm.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
c/ GV nêu Y/C 3 trong SGK: Nói câu chứa tiếng có vần ao. au.
- Gọi 2 HSG đọc mẫu câu trong SGK.
- GV HDHS cách làm bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiẹm vụ cho các nhóm: nối tiếp thi nói câu chứa tiếng có vần: ao, au nhóm nào nói đúng và nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Tiết 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc thầm và trả lời lần lượt từng câu hỏi có trong bài.
- HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung nếu cần.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- Gọi 2 HS thi đọc diễn cảm bài văn.
- HS nhận xét bình chọn người đọc tốt nhất. 
- GV nhận xét cách đọc của HS.: 
Hoạt động 4: Học thuộc lòng.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo cách xóa dần.
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Hát các bài hát về Bác Hồ.
- GV gọi HS xung phong hát. Nhận xét, cho điểm. 
3, Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
- Yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ và đọc trước bài “Cái nhãn vở”.
----------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán Tiết 99: 
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
- Biết cấu tạo số tròn chục; Biết cộng, trừ số tròn chục. Biết giải bài toán có một phép cộng.
- Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3, 4. Bài 5: (Dành cho HS K, G)
II/ đồ dùng: 
 * GV : Bộ đồ dùng dạy toán 1. bảng phụ ghi ND BT2. 
 * HS : Bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.	 	
III / hoạt động dạy -học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 2 trong SGK tiết 95.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài. 
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- GV nhận xét. (H/s Y làm câu a,b,c còn câu d về nhà hoàn thành).
Bài 2: GV gắn bảng phụ.
- 1HS nêu y/c bài tập. 
- Gọi 2 HSK,TB lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở BT, GV giúp đỡ H/s TB. 
- GV nhận xét, chốt lại.
- Gọi 2 HS đọc lại dãy số vừa sắp xếp.
Bài 3: a/ Đặt tính rồi tính.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào bảng con.
- HS nhận xét bài làm của bạn và nêu lại cách tính.
b/ - HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm của mình, GV ghi bảng.
- HS nhận xét và nêu cách tính nhẩm.
Bài 4: - 2HS đọc đề bài toán. (H/s K,G nêu) 
- 1HSG nhắc lại các bước giải. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
Bài 5: (Dành cho HS K, G) GV treo bảng phụ.
- Gọi 1 HSG lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét củng cố lại.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. 
GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------
Tiết 4: Mỹ Thuật
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1+2: Tập đọc
 Cái nhãn vở
I/ Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen. 
- Biết tác dụng của nhãn vở.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
* HS K,G biết tự viết nhãn vở.
II/ đồ đung: 
 * GV: - Tranh minh họa bài đọc SGK
 - Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc. Bộ chữ HVTH
 * HS: Bộ chữ HVTH.
III/ hoạt động dạy- học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HSTB lên đọc thuộc lòng bài Tặng cháu và trả lời câu hỏi 2 trong SGK. 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: HDHS Luyện đọc.
+ GV đọc mẫu bài văn.
+ HDHS luyện đọc.
* HDHS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
- GV lần lượt gạch các tiếng, từ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen. 
- HS luyện đọc và phân tích các từ khó: quyển vở, ngay ngắn...(CN).
- GV- HS: giải nghĩa từ: nắn nót, ngay ngắn..
* HDHS Luyện đọc câu: 
- GV chỉ bảng lần lượt từng câu để HS nhẩm theo: 3,4 em đọc trơn câu thứ nhất.
- Tiếp tục với câu còn lại dạy tương tự như câu 1. 
- HS đọc trơn nối tiếp nhau từng câu. 
- GV giúp đỡ, sữa lỗi cho HS nếu đọc sai.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Gọi từng nhóm 3 HS (mỗi em 1 đoạn) tiếp nối nhau đọc cho đến hết bài.
- HS đọc cá nhân cả bài.
- HS thi đọc theo bàn, nhóm.
- GV - HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 2: Ôn các vần ang, ac.
a/ GV nêu Y/C1 trong SGK: Tìm tiếng có vần ac. ang có trong bài.
- HS đọc thầm, tìm và nêu tiếng chứa vần ac, ang.
- Gọi HS đọc và phân tích các tiếng đó.( HSTB- K).
b/ GV nêu Y/C2 trong SGK: Tìm tiếng ngoài bài có vần ac, ang.
- HS quan sát tranh và đọc thầm từ mẫu trong SGK: 
- 2 HSK-G đọc to các từ mẫu đó.
- Gọi HS phân tích các tiếng trong từ chứa vần cần ôn.
- Tổ chức trò chơi: Dùng bộ chữ hãy tìm và ghép các tiếng từ chứa vần ac, ang..
- Gọi một số HS đọc tiếng, từ mình vừa tìm.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
c/ HS nêu Y/c 3 trong SGK: Nói câu chứa tiếng có vần ac, ang.
- Gọi 2 HSG đọc mẫu câu trong SGK.
- GV HDHS cách làm bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiẹm vụ cho các nhóm: nối tiếp thi nói câu chứa tiếng có vần: ac, ang. nhóm nào nói đúng và nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Tiết 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc thầm và trả lời lần lượt từng câu hỏi có trong bài.
- HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung nếu cần.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- Gọi 2 HS thi đọc diễn cảm bài văn.
- HS nhận xét bình chọn người đọc tốt nhất.
- GV nhận xét cách đọc của HS.: 
Hoạt động 4: HDHS làm và trang trí một cái nhãn vở.
- HS xem mẫu trang trí nhãn vở trong SGK.
- GV hướng dẫn học sinh cách làm.
- GV chia nhóm 4 HS thi nhau làm và trang trí 1 nhãn vở. 
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- HS nhận xét và bình chọn nhóm làm nhanh và đẹp nhất.
- GV nhận xét và khen nhóm thắng cuộc.
3, Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và tự mình viết 1 cái nhãn vở.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
Kiểm tra giữa học kỳ II
( Theo lịch của Phòng Giáo Dục )
------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức
Thực hành kỹ năng giữa học kỳ II
I/ Mục tiêu: 
- Củng cố lại toàn bộ phần kiến thức đã học qua các bài đạo đức từ bài 9, 10, 11. 
- HS hiểu và trả lời được một số câu hỏi trong phần đã học.
II/ đồ dùng: 
 * GV : Phiếu BT. 3 chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng xanh, đỏ, vàng.
 * HS: Vở BT đạo đức.
III/ hoạt động dạy- học: 
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời: Khi đi bộ các em phải đi như thế nào cho đúng luật?
- GV nhận xét, chốt lại.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: HDHS ôn tập lại các bài đạo đức đã học.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS suy nghĩ trả lời vào phiếu học tập.
- GV gọi HS nêu kết quả bài làm của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung thêm(nếu cần).
- Gv nhận xét,chốt lại.
Hoạt động 2: HS thực hành.
- GV cho HS thực hành bài: Đi bộ đúng quy định (thi giữa các tổ).
- GV y/c HS nhận xét về việc lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo.
- GV khen ngợi những HS thực hiện tốt theo như bài học.
- GV HD HS múa một số bài về chủ đề trường học.	
3, Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà xem trước bài tiếp theo.
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Chính tả
Tập chép: Tặng cháu
I/ Mục tiêu: 
- Nhìn bảng chép lại đúng 4 câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15- 17 phút.
- Điền đúng dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in nghiêng, BT 2b 
II/ đồ dùng:
 * GV: Bảng phụ viết ND bài tập 2b và bài chính tả.
 * HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT, bảng con..
III/ hoạt động dạy- học: 
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 2, Bài mới: GTB: GV nêu MĐ,Y/c của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
* GV gắn bảng đoạn văn cần chép.
- Gọi 2 HSK nhìn bảng đọc đoạn văn.
* HDHS viết tiếng dễ viết sai.
- GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: cháu, ra, mai sau,giúp,
- Cho HS tự đánh vần lần lượt từng tiếng và viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sữa lỗi chữ viết cho HS.
* HDHS tập chép bài vào vở. 
- GVHDHS cách trình bày bài viết- HS nhìn bảng và viết bài vào vở ô li.
- HDHS soát bài: GV đọc và chỉ thong thả từng chữ trên bảng cho HS soát lại bài.
- HDHS gạch chân những chũ viết sai, sữa bên lề vở.
- GV chữa lỗi phổ biến của HS lớp mắc phải.
- HS đổi vở sữa lỗi cho nhau.
- GV thu chấm, nhận xét một số bài.
Hoạt động 2 : HD làm bài tập chính tả.(Lựa chọn)
Bài 2b: Điền vần dấu hỏi hay ngã.
-1HS K nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- HS quan sát tranh trong SGKvà tìm cách làm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp tự làm bài vào VBT.(GV quan tâm , giúp đỡ HS TB)
- HS và GVnhận xét, chốt đáp án đúng.( nụ hoa, con cò bay lả bay la.)
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li.
-----------------------------------------------
Tiết 2: Kể chuyện
Rùa và Thỏ
I/ Mục đích: 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ chủ quan, kiêu ngạo. 
- Xác định giá trị ( biết tôn trọng người khác ).
- Tự nhận thức bản thân( biết được điểm yếu ,điểm mạnh của bản thân).
- Lắng nghe và phản hồi tích cực.
II/ đồ dùng: 
 * GV: Tranh minh họa, chuyện kể trong SGK.
III/ hoạt động dạy -học:
 1, Bài mới : GTB
Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
- GV kể chuyện 2 - 3 lần giọng diễn cảm :
+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với từng tranh minh họa - Giúp HS nhớ câu chuyện.
Hoạt động 2 : HD học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi. 
- HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung thêm (nếu cần.) 
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. 
- HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).
Hoạt động 3: HD học sinh phân vai kể toàn chuyện.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 bàn), Mỗi nhóm có 3 HS đóng các vai: Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện, thi kể lại toàn câu chuyện.
- HS thi kể giữa các nhóm.
- HS nhận xét cách kể và cách đóng vai của các bạn.
- GV nhận xét và HD thêm.
* Giúp học sinh hiểu ý nghĩa chuyện.
- GV hỏi HS trả lời:
? Vì sao Thỏ thua Rùa. 
? Câu chuyện này khuyên các em điều gì. 
2, Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
? Qua câu chuyện trên muốn khuyên các em điều gì.
-------------------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
Con cá
I/ Mục tiêu: 
- Kể tên và nêu ích lợi của cá.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật..
* HS K,G : Kể tên 1 số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn.
- KN, ra quyết định ,ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá.
- KN,tìm kiếm,xứ lí thông tin về cá.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập .
II/ đồ dùng:	
 * GV: Các hình ảnh bài 25 trong SGK. Cá đựng trong bình đem đến lớp.
 * HS: Mang một số tranh ,ảnh cá đến lớp, bút chì.
III/ hoạt động dạy -học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Nêu ích lợi của cây gỗ?
- GV nhận xét.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Quan sát con cá được mang đến lớp.
Mục tiêu: HS nhận ra các bộ phận chính của con cá. Mô tả được con cá bơi và thở ntn?
*Cách tiến hành.
Bước 1: HS làm việc nhóm đôi theo gọi ý. Hãy quan sát con cá và trả lời các câu hỏi sau:
? Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá.
? Cá sử dụng bộ phận nào của cơ thể để bơi.
? Cá thở như thế nào.
Bước 2: HS làm việc theo cặp. GV quan sát giúp đỡ các cặp.
	Bước 3: Đại diện các cặp lên trình bày kết quả. GV nhận xét.
	GV kết luận: Con cá có đầu, mình, vây, đuôi... Cá thở bằng mang, cá sử dụng ô xi để thở.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu:- HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK.
- Biết một số cách bắt cá. Biết ăn cá có lợi cho sức khỏe.
*Cách tiến hành.
Bước 1: HS quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. (H/s K, G đọc câu hỏi).
- GV giúp đỡ HS TB.
Bước 2: GV nêu câu hỏi cả lớp thảo luận.
? Nói về một số cách bắt cá.
? Kể tên các loài cá mà em biết.
? Em thích ăn loại cá nào ? Tại sao chúng ta ăn cá?
- Gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên. HS và GV nhân xét chốt kết qủa. 
- GV kết luận: Có nhiều cách bắt cá: Bắt cá bằng lưới, thuyền, vó...
- Cá có nhiều chất đạm rất tốt cho cơ thể. ăn cá giúp xương phát triển chóng lớn... 
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân với vở BT.
Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu biểu tượng về con cá.
*Cách tiến hành.
HS lấy vở BT. (H/s K, G đọc yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1tuan 25tham.doc