Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Tuần 12 Tiết 22

TÍNH TỪ

I.Mục đích, yêu cầu :

- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, (ND ghi nhớ).

- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b,BT 1 mục III),đặt dược câu có dùng tính từ(BT2).

- HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ bài tập 1 ( mục III ).

II.Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ ghi sẵn các bài tập 2.

III.Các hoạt động dạy – học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :

+ Động từ là gì ? Cho VD.

+ Em hãy tìm 1 động từ và đặt câu với động từ đó.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3.Bài mới :

* Giới thiệu bài : Các em đã biết danh từ, động từ và biết đặt câu có dùng danh từ, động từ. Tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về tính từ và đặt câu có dùng tính từ.

- Ghi tên bài lên bảng.

* Phần nhận xét – Làm BT1 :

- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.

- Giao việc : Các em có nhiệm vụ đọc mẫu truyện : Cậu học sinh ở Aùc- boa. Khi đọc các em cần chú ý đến những từ ngữ miêu tả tính từ, tư chất của cậu bé Lu-i, những từ ngữ miêu tả màu sắc của sự vật,

- Cho HS đọc bài.

* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2.

- Giao việc : Các em có nhiệm vụ tìm các từ trong truyện trên những từ ngữ miêu tả tính tình, tư chất của cậu bé Lu – i, miêu tả màu sắc, hình dáng, kích thước của sự vật.

- Phát giấy cho một số HS. Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :

a/ Chăm chỉ, giỏi.

b/ Những chiếc cầu : trắng phau.

 Mái tóc của thầy Rơ- nê màu xám.

c/ Hình dáng, kích thước :

- Thị trấn : nhỏ

- Vườn nho : con con.

- Những ngôi nhà : nhỏ bé, cổ kính.

- Dòng sông : hiền hoà.

- Da của thầy Rơ-nê : nhăn nheo

Là những từ chỉ tính tình, phẩm chất, màu sắc, hình dáng, kích thước và các đặ điểm khác của người, sự vật.

* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3.

- Giao việc : Các em phải chỉ ra được trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

- Phát 3 tờ giấy cho 3 HS. Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :

Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn từ nhanh nhẹn bổ sung cho từ đi lại.

* Phần ghi nhớ :

 - Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.

- Cho HS nêu ví dụ :

* Phần luyện tập : Làm BT1.

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Giao việc : BT cho 2 đoạn văn, các em tìm tính từ có trong hai đoạn văn đó.

- Dán lên bảng đoạn văn đã được viết sẵn.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :

 a)Các tính từ là : già, gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiế, rõ ràng.

 b) Các tính từ là : quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.

* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Giao việc : BT yêu cầu các em hãy viết một câu có dùng tính từ nói về 1 người bạn hoặc người thân của em, nói về một sự vật quen thuộc của em.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

- Nhận xét, khẳng định những câu đặt đúng, hay.

4.Củng cố :

- Cho HS nhắc lại tên bài.

+ Thế nào là tính từ ? Cho ví dụ.

5.Dặn dò :

- Nhận xét các hoạt động của HS.

- Dặn HS về đọc lại các bài tập đã làm. Học thuộc ghi nhớ về tính từ.

- Chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : Ý chí nghị lực. - Hát vui.

- 2 HS làm bài trên bảng

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên bài.

- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm truyện.

- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- HS làm bài

- HS trình bày kết quả

- Nhận xét.

- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- HS làm bài

- Hs dán kết quả lên bảng.

- Nhận xét.

- 3 HS đọc cả lớp đọc thầm.

- Vài HS nêu ví dụ

- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- 2HS đọc to, làm bài

- Nhận xét.

- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- HS đặt câu vào nháp.

- HS lần lượt đọc trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- 1 HS nhắc lại tên bài.

- HS nêu và cho VD.

- Lắng nghe.

 

docx 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Vài HS nêu ví dụ 
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 2HS đọc to, làm bài 
- Nhận xét.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS đặt câu vào nháp.
- HS lần lượt đọc trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu và cho VD.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 10 thaùng 11 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp laøm vaên
Tuaàn 12 tieát 23
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I.Mục đích, yêu cầu :
- Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt ) nói về ý chí, nghị lực của con người, bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí ) theo hai nhóm nghĩa ( BT1 ); hiểu nghĩa từ nghị lực ( BT2 ); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
II.Đồ dùng dạy – học :
- 4 tờ giấy to mở rộng đã viết sẵn nội dung các bài tập 1, 3.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Tìm tính từ trong đoạn văn a 
(Phần luyện tập trang 111).
+ Nêu định nghĩa về tính từ và cho ví dụ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về : Ý chí – nghi lực. Bài học sẽ giúp các em nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người và biết sử dụng các từ ngữ đó.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Làm BT1 : Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc : BT cho các em một số từ có tiếng chí. Nhiệm vụ của các em là xế các tiếp đó vào hai nhóm trong bảng theo nghĩa cảu các từ đó.
- Phát giấy đã kẻ sẵn bảng cho một vài nhóm. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
+ Chí : có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất ) : chí phải , chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
+ Chí : có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp : ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Giao việc : BT cho 4 dòng nghĩa của từ, các em có nhiệm vụ tìm xem dòng nào nêu đúng nghĩa của từ nghị lực.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Dòng b nêu ý nghĩa của từ nghị lực 
( Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn ) 
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + đọc đoạn văn viết về Nguyễn Ngọc Ký.
- Giao việc : BT3 cho một đoạn văn còn để trống 6 chỗ trống và cho 6 từ trong ngoặc đơn, nhiệm vụ của các em là chọn các từ hợp lí để điền vào chỗ trống đó.
- Phát giấy, bút dạ cho một số HS. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng : thứ tự các từ cần điền là : nghị lực, nản chí , quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí , nguyện vọng. 
* Làm BT4 : Cho HS đọc yêu cầu của BT4 + đọc 3 câu tục ngữ.
- Giải nghĩa đen các câu tục ngữ.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng : 
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức nghĩa là : Đừng sợ vất vả gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn lên. 
+ “Nước lã mà vã nên hồ 
Tay không mà làm nổi cơ đồ mới ngoan” khuyên người ta đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.
+ “ Có vất vả cầm tàn che cho” phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Hỏi lại HS nghĩa đen của các từ vừa học trong các BT.
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về đọc lại các bài tập. Học thuộc lòng và nghĩa của các câu tục ngữ.
- Chuẩn bị bài sau : Tính từ ( t t ).
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm. 
- Lắng nghe.
- Một số nhóm được phát giấy làm bài vào giấy, lớp làm vào VBT. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả phân loại từ. 
- Nhận xét, sửa bài. 
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm. 
- Lắng nghe.
- HS làm bài vào VBT.
- HS lần lượt phát 
- Nhận xét. 
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm. 
- Lắng nghe.
- Một số HS làm vào giấy, 
- HS dán bài làm lên bảng. 
- Nhận xét.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm. 
- Lắng nghe.
- HS làm bài vào VBT.
- HS lần lượt phát biểu.
- Nhận xét.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- HS lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù năm ngaøy 12 thaùng 11 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp laøm vaên
Tuaàn 12 tieát 24
TÍNH TỪ 
(tiếp theo)
I.Mục đích, yêu cầu :
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND ghi nhớ ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).
II.Đồ dùng dạy - học :
- 4 tờ giấy to mở rộng đã viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2.
- Vài trang từ điển pho to.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra : Mở rộng vốn từ : Ý chí – nghị lực.
+ Làm bài tập 3 ( Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống ).
+ Làm lại bài tập 4.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Ở tiết LTVC tuần 11, các em đã biết thế nào là tính từ. Tiết học hôm nay, các me sẽ được tìm hiểu về tính từ thể hiện đặc điểm, tính chất và biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của các đặ điểm, tính chất.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Phần nhận xét – Làm BT1.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 3 câu a, b, c.
- Giao việc : Các em phải chỉ ra được sự khác nhau về đặc điểm của các sự vật đước miêu tả trong 3 câu a, b, c.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a/ Tờ giấy này trắng : Chỉ mức độ trung bình – tính từ trắng.
b/ Tờ giấy này trăng trắng : Chỉ ở mức độ thấp – từ láy trăng trắng.
c/ Tờ giấy này tráng tinh : Chỉ ở mức độ cao – từ ghép trắng tinh.
- Vậy mức độ đặc điểm của các từ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép ( trắng tinh ) hoặc từ láy ( trăng trắng ), tính từ ( trắng ) đã cho.
* Phần ghi nhớ :
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
* Phần luyện tập – Làm BT1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
- Giao việc : Các em phải tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất có trong đoạn văn.
- Phát giấy, bút dạ cho vài HS. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng : đậm, ngọt ( Hoa cà phê thơm đậm và ngọt ), rất ( gió bay đi rất xa ), lắm ( Hoa cà phê thơm lắm em ơi ), ngà, ngọc ( trong ngà, trắng ngọc ), ngà ngọc ( trắng ngà ngọc ), hơn ( đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn ). 
* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Giao việc : Các em có nhiệm vụ tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm : đỏ, cao, vui. Muốn làm được BT này các em phỉ tiến hành theo 3 cách : tạo từ ghép, từ láy với các từ đã cho; thêm các từ : rất, quá, lắm vào trước hoặc sau từ đã cho; tạo ra phép so sánh.
- Phát giấy + một vài trang từ điển cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
 Cách 1 : đo đỏ, đỏ rực,
đỏ Cách 2 : rất đỏ, đỏ quá,
 Cách 3 : đỏ hơn, đỏ nhất,
Cách 1 : cao cao, cao vút,
cao Cách 2 : rất cao, cao quá,
 Cách 3 : cao hơn, cao nhất,
 Cách 1 : vui vui, vui mừng,
vui Cách 2 : rất vui, vui quá,
 Cách 3 : vui hơn, vui nhất,
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Giao việc : BT yêu cầu các em đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT2.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, khẳng định các câu HS đặt đúng, hay.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS nêu lại ghi nhớ về tính từ chỉ mức độ. 5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về đọc lại các bài tập. Viết các từ vừa tìm được vào sổ tay.
- Chuẩn bị bài sau 
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt làm bài 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS làm bài vào VBT.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét.
- 3 HS đọc to ghi nhớ 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. 
- Lắng nghe.
- HS làm bài lớp làm bài vào vở
- HS dán bài làm lên bảng.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. 
- Lắng nghe.
 - 3 nhóm làm bài vào giấy, cả lớp làm vào VBT.
- Đại diện nhóm dán lên bảng.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe. 
- HS đặt câu vào VBT.
- HS lần lượt đọc trước lớp.
- Nhận xét.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS nêu lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 17 thaùng 11 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp laøm vaên
Tuaàn 13 tieát 25
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I.Mục đích, yêu cầu :
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
II.Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ có kẻ sẵn các cột a, b, c theo bài tập 1.
- 4 tờ giấy to kẻ sẵn 3 cột : danh từ , động từ, tính từ cho các nhám làm việc theo bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Đọc lại ghi nhớ về tính từ.
+ Tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Các em đã học về mở rộng vốn từ : Ý chí – nghị lực ở tiết LTVC trước. Tiết LTVC này các em sẽ tiếp tục mở rộng vốn từ theo chủ điểm trên. Bài học sẽ giúp các em hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Làm BT1 : Tìm từ.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc ý a, b và đọc luôn phần mẫu. 
- Giao việc : BT yêu cầu các em tìm từ nói lên ý chí nghị lực của con người và tìm từ nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.
- Phát giấy cho một vài nhóm . Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a) Các từ nói về ý chí và nghị lực của con người : quyết tâm, quyết chí, bền gan, bền chí, kiên nhẫn, kiên trì, kiên tâm, vững tâm.
b) Những thử thách đối với ý chí, nghị lực : khó khăn , gian khổ, gian nan, gian truân, thách thức, gian lao, ghềnh thác, chông gai.
* Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- Giao việc : Mỗi em chọn một từ ở nhóm a, một từ ở nhóm b và đặt câu với các từ đã cho.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại những câu HS đặt đúng, hay.
 Khi nhận xét câu HS đặt, cần chú ý
+ Có một số từ có thể là danh từ ( DT ) vừa là tính từ ( TT ) VD :
Ÿ Gian khổ không làm anh chị nhụt chí. ( gian khổ – DT )
Ÿ Công việc ấy rất gian khổ .( gian khổ – TT )
+ Có một số từ có thể vừa là DT, TT hoặc ĐT. VD :
Ÿ Khó khăn không làm anh nản chí. ( khó khăn – DT ).
Ÿ Công việc này rất khó khăn.( khó khăn – TT ).
Ÿ Đừng khó khăn với tôi !( khó khăn – ĐT ).
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Giao việc : Các em cần viết đúng, hay một đoạn văn ngắn nói về người có ý chí ,nghị lực đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công, các em có thể kể về người mà em biết nhờ đọc sách báo hoặc nghe người khác kể lại các em củng có thể kể về người thân hoặc người hàng xóm của mình.
- Cho HS nhắc lại một số câu tục ngữ, thành ngữ nói về ý chí, nghị lực
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, khen những HS viết đưỡc đoạn văn hay.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS đọc lại các từ ngữ được mở rộng ở các bài tập.
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về đọc lại các bài tập. Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ. Ghi lại vào sổ tay những từ ngữ vừa tìm được.
- Chuẩn bị bài sau : Câu hỏi – dấu chấm hỏi.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt thực hiện 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Các nhóm làm vào giấy
- HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
 - Lắng nghe.
- HS đặt câu vào VBT.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại 
- HS viết bài vào VBT.
- Một số HS trình bày bài làm.
- Nhận xét.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đọc lại trước lớp.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù năm ngaøy 19 thaùng 11 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp laøm vaên
Tuaàn 13 tieát 26
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I.Mục đích, yêu - cầu :
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND ghi nhớ).
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1, mục III), bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo ND, yêu cầu cho trước (BT2,BT3).
- HS khá, giỏi đặt được CH để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.
II.Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ có viết sẵn một bảng gồm các cột : câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – dấu hiệu theo nội dung các bài tập 1, 2, 3 ( Phần nhận xét ). 
- Bút dạ 4, 5 tờ giấy to bài tập 1.
III Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra : 
+ Tìm những từ ngữ nói lên ý chí, nghị lực của con người, những từ ngữ nêu lên thử thách đối với ý chí nghị lực của còn người.
+ Đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lưc.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Sử dụng câu cho đúng, cho hay là rất trong khi viết và giao tiếp hằng ngày. Để giúp các em nói đúng, viết đúng, trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về câu hỏi và dấu chấm hỏi.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Phần nhận xét – Làm BT1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Giao việc : Các em đọc lại bài Người tìm đướng lên các vì sao và ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Ghi vào bảng phụ cột câu hỏi của câu hỏi HS đã tìm đúng.
* Làm BT2 : Tiến hành các bước như BT1.
- Chốt lại lời giải đúng, ghi vào bảng theo mẫu đã kẻ sẵn, kết quả đúnglà:
- Hát vui.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
-HS đọc lại truyện, tìm câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến.
- Nêu các câu hỏi trong bài Người tìm đướng lên các vì sao.
TT
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1
Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?
Xi-ôn-cốp-xki
Tự hỏi mình
- Từ vì sao
- Dấu chấm hỏi
2
Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thề ?
Của một người bạn
Xi-ôn-cốp-xki
- Từ thế nào
- dấu chấm hỏi
* Phần ghi nhớ :
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Có thể cho HS không nhìn sách mà nói nội dung cần ghi nhớ.
* Phần luyện tập : Làm BT1.
- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- Giao việc : Các em có nhiệm vụ đọc bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay để tìm các câu hỏi có trong hai bài đó.
- Phát giấy đã kẻ sẵn mẫu cho 3 HS. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng :
- 3 HS lần lượt đọc to ghi nhớ.
- Một số HS khác đọc.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3 HS làm bài trên giấy, cả lớp làm vào vở.
- 3 HS dán bài làm lên bảng.
- Nhận xét.
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai ?
Để hỏi ai ?
Từ nghi vấn
1
Bài : Thưa chuyện với mẹ
Con vừa bảo gì ? 
Ai xui con thế ?
Mẹ Cương
Mẹ Cương
Cương
Cương
gì, thế ?
2
Bài : Hai bàn tay
Anh có yêu nước không ?
Anh có thể giữ bí mật không ?
Anh có muốn đi với tôi không ?
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền ?
Bác Hồ
Bác Hồ
Bác Hồ
Bác Lê
Bác Lê
Bác Lê
Bác Lê
Bác Hồ
có, không
có, không
có, không
đâu
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + đọc mẫu.
- Giao việc : Các em đọc bài Văn hay chữ tốt, chọn 3 câu trong bài văn đó. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung có liên quan đến từng câu.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, khen những cặp đặt câu hỏi đúng, trả lời hay.
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + đọc mẫu.
- Giao việc : Mỗi em phải đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.
- Cho HS làm bài ( Có thể gợi ý ).
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại những câu HS đặt đúng, đặt hay.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS nêu lại nội dung ghi nhớ. Cho ví dụ.
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà đọc lại các bài tập, tập đặt câu hỏi, học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập về câu hỏi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 2 HS làm mẫu : 1 HS đặt câu hỏi, 1 HS trả lời.
- Một số cặp trình bày trước lớp, HS còn lại trình bày theo cặp.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS nêu câu hỏi theo cặp.
- Một số HS nêu câu hỏi 
- Nhận xét.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 3 HS nêu lại và cho ví dụ.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 24 thaùng 11 naêm 2015
Moân : TIEÁNG VIEÄT
Phaân moân : Taäp laøm vaên
Tuaàn 14 tieát 27
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I.Mục đích, yêu cầu :
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với từ nghi vấn ấy (BT3, BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).
II.Đồ dùng dạy - học :
- Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1.
- Hai, ba tờ giấy khổ to viết sẵn câu hỏi BT3.
- Ba, bốn tờ giấy trắng để HS làm BT4.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi 3 HS kiểm tra : 
+ Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ ?
+ Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào ? Cho ví dụ ?
+ Cho ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Bài học trước, các em đã được biết thế nào là câu hỏi, tác dụng và dấu hiện nhận biết của câu hỏi. Bài hôm nay, tiếp tục giúp các em nhận biết một số từ nghi vấn, đặt câu với từ nghi vấn ấy. Bài học còn giúp các em một dạng cấu hỏi có từ nghi vấn nhưng không daùng để hỏi.
- Ghi tên bài lên bảng. 
* Hướng dẫn HS làm bài tập. 
* Làm BT1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Giao việc : Các em có nhiện vụ đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu a, b, c, d.
- Pùhát giấy và bút dạ cho 3 HS. Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a) Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
b) Trước giờ học, em thường làm gì?
c) Bến cảng như thế nào ?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu ? 
 * Làm BT2 : Không làm 
* Làm BT3 : Cho HS đọc yêu câù của BT3.
- Giao việc : Các em có nhiện vụ tìm các từ nghi vấn trong câu a, b, c.
- Dán 3 tờ giấy đã viết sẵn 3 câu a, b, c lên bảng lớp. Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a) Có phải chú Đất trở thành chú Đất Nung không ?
b) Chú Đất trở thành chú Đất Nung , phải không ?
+ Chú Đất trở thành chú Đất Nung à?
* Làm BT4 : Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
- Giao việc : Các em có nhiệm vụ đặt câu với mỗi từ nghi vấn vừa tìm được.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, khẳng định những câu HS đặt đúng.VD : 
+ Có phải hồi nhỏ chữ Cao Bá Quát xấu không ?
+ Xi-ôn- cốp-xki ngày nhỏ bị ngã gãy chân vì muốn bay như chim phải không ?
+ Bạn thích chơi bóng đá à ?
* Làm BT5 : Cho HS đọc yêu cầu của BT5.
- Giao việc : Trong 5 câu đã cho có những câu là câu hỏi, có những câu không phải là câu hỏi nhưng vẫn có dấu chấm hỏi với mục đích làm HS bị nhầm lẫn. Nhiệm vụ của các em là phải tìm ra những câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi. Để làm được bài tập này, các em phải nắm chắc thế nào là câu hỏi ?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
+ Trong số 5 câu đã cho, có : 2 câu là câu hỏi.
a) Bạn có thích chơi diều không ? ( hỏi bạn điều chưa biết ).
b) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ? ( hỏi bạn điều chưa biết ).
+ và 3 câu không phải là câu hỏi :
b ) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không. ( nêu ý kiến của ng

Tài liệu đính kèm:

  • docxLUYEN TU VA CAU.docx