Giáo án Lớp 5 (VNEN) - Tuần 8 - Năm học 2016-2017

PHIẾU ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BÀI MÔN KHOA HỌC LỚP 5

BÀI 7: PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT ( Tiết 2)

I.MỤC TIÊU

- Sau bài học, em :

- Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

 * Ban văn nghệ: - Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết

+ Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

B: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

• Liên hệ thực tế và trả lời

 - Đọc thầm nội dung SHDH/33 và trả lời câu hỏi

 - Chia sẻ với bạn về nguyên nhân muỗi đốt có thể gây ra những bệnh gì.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

 * Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm chia sẻ .

 - Nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Báo cáo kết quả thảo luận của mình với GV

 GV: - Muỗi đốt có thể gây ra bệnh sốt xuất huyết, viêm não, sốt rét.

* Bệnh Sốt rét (SR) là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng trong máu Plasmodium spp. gây ra, thường gặp ở các nước thuộc miền nhiệt đới. Bệnh lây lan chủ yếu từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi đòn xóc (muỗi Anopheles). Ký sinh trùng sốt rét (KST SR) sống chủ yếu trong hồng cầu (HC) máu và gây bệnh toàn thân, có thể có tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện điển hình thường là cơn sốt rét, có kèm gan, lách lớn hoặc thiếu máu. Ngoài ra, còn có những thể nặng có thể gây tử vong như sốt rét thể não, sốt rét tiểu huyết sắc tố, suy thận, suy gan, trụy tim mạch.

* Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh – là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà. Biểu hiện:

 - Sốt cao đột ngột, liên tục, kéo dài 2-7 ngày.

 

doc 34 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 (VNEN) - Tuần 8 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỘNG THỰC HÀNH
1. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở.
- Đọc thầm 2 lần đoạn viết, tìm từ dễ viết sai.
- Tìm nội dung của đoạn viết.
- Trao đổi với bạn cách trình bày bài.
 Nhóm trưởng yêu cầu: 
- Các bạn dùng bút chì gạch chân tiếng viết sai trong bài
- Viết lại từ sai vào lề vở
2.Thực hiện các bài tập trong phiếu học tập:
 - Đọc thầm 2 lần nội dung bài văn.
- Viết các tiếng có chứa yê hoặc ya (vào vở)
- Trả lời câu hỏi phần b; nội dung 2
- Trao đổi kết quả và sửa cho nhau.
 Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc nối tiếp bài làm. 
- Bổ sung nhận xét cho bạn.
- Thống nhất kết quả báo cáo kết quả với cô giáo
3. Ghi vào vở tên của các loài chim trong mỗi tranh dưới đây.
- Lựa chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống
 Trao đổi kết quả và sửa cho nhau
 Nhóm trưởng :- Thống nhất kết quả.
- Nêu đặc điểm của mỗi loài chim trong tranh
- Thống nhất báo cáo kết quả với thầy cô.
* Ban học tập cùng chia sẻ:
 - Khi viết các tiếng có chứa yê, ya dấu thanh được đặt ở đâu?.
GV: Cách ghi dấu thanh: Khi viết các tiếng có chứa yê, ya dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính của.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Cùng người thân tìm các câu thơ có tiếng chứa tiếng yê hoặc ya .
 .
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
BÀI 22: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN.(T2)
I. Mục tiêu.
- Cách đọc, cách viết sô thập phân.
- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số và thành số thập phân.
II. Các hoạt động học.
*Khởi động :
 - Ban văn nghệ : Tổ chức cả lớp hát một bài.
 - Mời cô giáo vào tiết học.
* Hoạt động nối tiếp:
 - Ghi tên bài và đọc mục tiêu
Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp
A: HOAT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng. 
 - Đọc thầm 2 lần nội dung 2. 
 - Xác định bài gồm mấy yêu cầu.
 - Làm bài vào vở.
 - Trao đổi kết quả với bạn. Nhận xét và bổ sung cho bạn
 * Nhóm trưởng:
 - Lần lượt đọc kết quả.
 - Khi đọc số thập phân ta đọc như thế nào?
 - Nhận xét, bổ sung, báo cáo thầy cô
2. Viết các số thập phân.
 - Đọc nội dung 2.
 - Làm bài vào vở.
 - Trao đổi kết quả với bạn.
 - Giải thích cho bạn cách đọc.
 * Nhóm trưởng: - Lần lượt viết số thập phân vừa viết được ra nháp.
- Khi đọc số thập phân ta đọc như thế nào?
- Nhận xét bổ sung cho bạn.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo
3. Thực hiện nội dung:
 - Đọc nội dung 3
 - Muốn chuyển các phân số thành hỗn số ta làm như thế nào?
 + Chuyển 3 phân số thành hỗn số.
 + Chuyển 3 hỗn số vừa viết được thành số thập phân rồi viết vào vở.
 - Trao đổi kết quả với bạn.
 - Nhận xét, bổ sung cho bạn.
 * Nhóm trưởng:
 - Lần lượt đọc kết quả, nêu cách chuyển từ phân số thành hỗn số và thành số thập phân.
- Từ các số thập phân ta có thể chuyển thành các loại số nào?
- Nhận xét bổ sung cho bạn.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo
4. Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó.
- Đọc nội dung 
 - Làm bài vào vở.
 - Trao đổi kết quả với bạn, sửa cho nhau.
 *Nhóm trưởng:- Yêu cầu 2 bạn nêu kết quả bài làm
- Nêu cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân
- Nếu mẫu số là 10 thì phần thập phân có mấy chữ số?
- Nếu mẫu số là 100 thì phần thập phân có mấy chữ số?
- Nếu mẫu số là 1000 thì phần thập phân có mấy chữ số?
- Nếu mẫu số là 10 000 thì phần thập phân có mấy chữ số?
- Nhận xét bổ sung cho bạn.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
5. Điền giá trị của các chữ số vào bảng sau( theo mẫu)
- Đọc kĩ mẫu, làm bài vào vở.
- Trao đổi kết quả với bạn, nhận xét, bổ sung.
 * Nhóm trưởng:- Nối tiếp đọc kết quả.
- Dựa vào đâu xác định được giá trị của các chữ số.
- Nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến báo cáo thầy cô.
 *Ban học tập: - Nêu cách viết số thập phân.
- Nêu cách đọc số thập phân
- Từ số thập phân ta có thể chuyển thành những loại số nào?
- Dựa vào đâu để xác định được giá trị của các chữ số?
- Mời giáo viên chia sẻ.
 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
- Gv giao bài trang 86. 
 ----------------------------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
BÀI 8A: GIANG SƠN TƯƠI ĐẸP (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU
- Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
- GD học sinh bảo vệ môi trường: HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn mụi trường xanh sạch đẹp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
* Khởi động:
Ban học tập: -Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.
 - Mời cô giáo vào tiết học.
*Tiếp nối:
 - Ghi tên bài và đọc mục tiêu
Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. Thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập
- Đọc thầm và tìm dòng đúng nghĩa với từ “thiên nhiên”
- Gạch dưới những từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong các thành ngữ, tục ngữ
- Chia sẻ bài làm của mình
- Nhận xét, sửa lỗi cho nhau
 Nhóm trưởng yêu cầu: - Giải nghĩa các thành ngữ trong bài
5. Tìm những từ ngữ miêu tả không gian rồi viết vào phiếu hoặc vở
 - Đọc thầm và ghi lại những từ cần điền vào vở
 - Trao đổi kết quả bài làm và sửa lỗi cho nhau
 Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc nối tiếp bài làm
- Sửa lỗi, thống nhất kết quả
6. Đặt một câu với một từ vừa tìm được
 - Đặt câu vào vở
 - Trao đổi kết quả bài làm và sửa lỗi cho nhau
 Nhóm trưởng yêu cầu: - Các bạn đọc nối tiếp bài làm
- Sửa lỗi, thống nhất kết quả
7. Đặt miêu tả sóng nước trong mỗi ảnh dưới đây
- Đặt câu vào vở
- Trao đổi kết quả bài làm và sửa lỗi cho nhau
Nhóm trưởng yêu cầu: -Các bạn đọc nối tiếp bài làm. 
- Sửa lỗi, thống nhất kết quả, báo cáo thầy cô
8. Xếp các thẻ từ ngữ cho dưới đây vào bảng phân loại bên dưới
- Tìm từ phù hợp vào bảng phân loại
- Trao đổi kết quả bài làm và sửa lỗi cho nhau
Nhóm trưởng yêu cầu: -Các bạn đọc nối tiếp bài làm. 
- Sửa lỗi, thống nhất kết quả, báo cáo thầy cô
6. Mỗi em đặt một câu với một trong các từ ngữ ở hoạt động 8
- Đặt câu vào vở
- Trao đổi kết quả bài làm và sửa lỗi cho nhau
Nhóm trưởng yêu cầu: -Các bạn đọc nối tiếp bài làm. 
- Sửa lỗi, thống nhất kết quả, báo cáo thầy cô
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Cùng với người thân hoàn thành hoạt động ứng dụng trang 137
 -----------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
BÀI 8B: ÂM ÁP RỪNG CHIỀU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Đọc hiểu bài thơ Trước cổng trời
*Giáo dục HS bảo vệ môi trường : í thức giữ gìn quê hương luôn được xanh, sạch, đẹp.
- Giáo dục HS quyền được tự hào về cảnh đẹp quê hương và bổn phận phải giữ gìn bản sắc, văn hoá quê hương .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC	
*Khởi động: Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài: bài ca đi học
- Ban học tập yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra hoạt động ứng dụng giờ trước
- Nhóm trưởng báo cáo
- Gọi 3 bạn đọc nội dung của hoạt động ứng dụng
- Mời cô giáo vào tiết học.
*HĐ nối tiếp: - Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.
- Ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.	
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát ảnh cổng trời.
 - Quan sát ảnh trang 138
- Nêu cảnh vật có trong ảnh
 - Nói cho nhau nghe
 Nhóm trưởng yêu cầu:
- Từng bạn chia sẻ
- Bạn thấy những gì khi quan sát ảnh cổng trời
- Qua các bức ảnh gợi cho bạn điều gì?
- Tại sao được gọi là cổng trời?
- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo
2.Nghe thầy cô đọc bài
 Lắng nghe cô đọc bài và phát hiên giọng đọc.
3. Đọc lời giải nghĩa
- Đọc thầm 2 lần lời giai nghĩa.
- Đọc cho nhau nghe
* Nhóm trưởng yêu cầu: - các bạn chia sẻ những từ còn chưa hiểu trong bài.
- Cùng giúp nhau giải nghĩa từ chưa hiểu (nếu có) bằng tra từ điển (nếu cần gọi thầy cô trợ giúp.
- Đặt câu với từ vừ tìm( nếu có)
4. Cùng luyện đọc
- Đọc 2 lần từng khổ thơ 
- Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau
* Cùng chia sẻ:
- Bài có mấy khổ thơ
- Nêu cách ngắt nhịp và các từ cần nhấn giọng
- Đọc tiêu chí:+ Đọc đúng các từ
 +Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ
 + Đọc nhấn giọng đúng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Nối tiếp nhau đọc đến hết bài
- Bình xét bạn đọc hay.
- Một bạn đọc toàn bài
 Nhận xét, báo cáo kết quả với thầy cô.
5. Thảo luận và trả lời câu hỏi
- Đọc 2 lần và trả lời câu hỏi
- Chia sẻ câu trả lời với bạn.
* Nhóm trưởng yêu cầu: chia sẻ câu trả lời trong nhóm 
- Nêu nội dung bài
- Thống nhất kết quả
*Ban học tập chia sẻ với cả lớp các câu hỏi trang 140 và nội dung của bài
- Viết một câu nói cảm nhận của mình khi đọc bài thơ
6. Học thuộc lòng khổ thơ em thích hoặc cả bài
- Đọc thầm 3 lần
- Đọc và sử lỗi cho nhau 
*Nhóm trưởng yêu cầu:
- Nối tiếp nêu khổ thơ mình thích và giải thích vì sao lại thích khổ thơ đó
- Lần lượt đọc khổ thơ ,hoặc cả bài
-Nhận xét và bình chọn bạn đọc
-Báo cáo kết quả với thầy cô
* Ban học tập chia sẻ với cả lớp các câu hỏi trang 140 và nội dung của bài
- Viết một câu nói cảm nhận của mình khi đọc bài thơ
- Mời cô giáo chia sẻ
ND bài: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu khó, hăng say lao động làm quê hương ngày càng giàu đẹp.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Đọc thuộc lòng cho người thân nghe bài thơ Trước cổng trời,
 ----------------------------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
BÀI 23: SÔ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU
- Em biết nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ( nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Khởi động :
 - Ban văn nghệ : Tổ chức trò chơi ra khơi.
1. MC giải thích rằng tất cả đang trên thuyền lênh đênh trên biển. Khi bão thì thuyền vỡ và chúng ta phải nhảy lên phao. Nếu phao quá tải thì sẽ chìm. Nếu phao trống thì sẽ lãng phí. Người chơi xếp thành vòng tròn và quay theo một chiều 
2. Giải thích khi nguời điều hành nói mưa phùn, mưa phùn... thì các người chơi đi đều và vỗ nhẹ lên vai người trước mưa rào, mưa rào... thì các người chơi đi đều và vỗ mạnh lên vai người trước. Khi người điều hành hô bão thì mọi người dừng lại. 
3. Người MC hô Nhảy lên phao x người thì mọi người nhanh chóng hình thành đội x người và cầm tay nhau thành vòng tròn
4. Nếu người nào bị dư ra người đó nhận phần thưởng vừa hát vừa múa một bài.
Mời cô giáo vào tiết học.
* Hoạt động nối tiếp:
- Hs viết tên bài vào vở – đọc mục tiêu – chia sẻ mục tiêu trong nhóm
- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi “ghép thẻ”. 
 - Đọc thầm 2 lần
 - Viết các cặp phân số thập phân bằng nhau ra nháp.
 - Viết các cặp phân số thập phân vừa viết được thành số thập phân.
 - Nhận xét các cặp số thập phân vừa viết được.
 - Trao đổi kết quả với bạn.
 * Nhóm trưởng:
 - Nêu các cặp số thập phân và các số thập phân vừa viết được.
 - Các cặp số thập phận như thế nào với nhau?
 - Nhận xét, bổ sung, báo cáo thầy cô.
2. Thực hiện các nội dung( Nhóm trưởng lấy đồ dùng học tập)
- Đọc nội dung 2.
 - Lấy băng giấy hình 1 rồi tô màu 5 phần của băng giấy.
- Lấy băng giấy hình 2 rồi tô màu 50 phần của băng giấy
- So sánh phần đã tô màu của băng giấy.
- Viết phân số của phần tô màu rồi chuyển thành số thập phân.
- So sánh hai số thập phân vừa viết. 
- Những số nào gọi là số thập phân đặc biệt.
- Khi thêm hoặc bớt chữ số tận cùng ở bên phải phần thập phân ta được số như thế nào?
- Trao đổi kết quả câu trả lời với bạn.
 - Giải thích cho bạn khi thêm hoặc bớt chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân
*Nhóm trưởng:
- Những số thập phân như thế nào thì bằng nhau? Lấy ví dụ.
- Viết các số thập phân đặc biệt.
- Nhận xét bổ sung cho bạn.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo
3. Thực hiện nội dung:
- Đọc nội dung 3
 - Làm bài vào vở.
 - Trao đổi kết quả với bạn.
 - Nhận xét, bổ sung cho bạn.
 *Nhóm trưởng: - Lần lượt đọc kết quả và nêu cách làm.
- Nhận xét bổ sung cho bạn.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Thực hiện nội dung 1 và 2
 - Đọc nội dung 
- Làm bài vào vở.
 - Trao đổi kết quả với bạn, sửa cho nhau.
 * Nhóm trưởng: - Yêu cầu 2 bạn nêu kết quả bài làm
- Nhận xét bổ sung cho bạn.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo
 * Trưởng ban học tập:
- Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không?
- Khi thêm các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không?
- 3 bạn lên bảng viết 3 ví dụ
- Mời giáo viên chia sẻ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Gv giao bài trang 90. 
-------------------------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
BÀI 8B: ẤM ÁP RỪNG CHIỀU (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Lập được dàn ý, viết đoạn văn tả một cảnh đẹp của địa phương.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
*Khởi động:
 * Ban văn nghệ: tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: Đi chợ
- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng giờ học trước
- Mời cô giáo vào tiết học.
* Nối tiếp.
- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.
- Ban học tập chia sẻ mục tiêu trước lớp.
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em
- Đọc 2 lần nội dung 1
- Chọn một cảnh đẹp ở địa phương và nhớ lại những gì đã quan sát được
- Lập dàn ý theo gợi ý sau:
1. Mở bài
* Giới thiệu chung
+Cảnh em định tả là cảnh gì ? ở đâu? em đến thăm vào thời gian nào?
2.Thân bài
+ Nơi đó có những cảnh gì? cảnh vật nào gợi cho em ấn tượng nhất?
 (Miêu tả theo từng phần, từng bộ phận của cảnh, hoặc miêu tả sự biến đổi của cảnh vật theo thời gian)
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em
 - Trao đổi với bạn bài lập dàn ý và sửa cho nhau
- Để lập dàn ý bài văn tả cảnh bạn cần chú ý điều gì?
- Nối tiếp nhau đọc dàn ý 
- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.
- Báo cáo kết quả với thầy cô
2.Dựa theo dàn ý đã lập viết một đoạn văn miêu tả vảnh đẹp ở địa phương em
- Đọc 2 lần gợi ý trang 141
- Chọn đoạn và viết vào vở theo gợi ý
- Đọc và sửa lỗi cho nhau
Cùng chia sẻ
- Khi viết đoạn văn cần viết theo trình tự nào ? bạn cần chú ý điều gì?
 - Nối tiếp nhau đọc đoạn văn 
- Đọc tiêu chí
+ Viết đúng bố cục đoạn văn
+ Dùng từ hợp lí, câu văn đủ ý, diễn đạt rõ ràng
+ Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật khi miêu tả
- Nhận xét, bình chọn bạn viết tốt
* Ban học tập gọi đại diện nhóm chia sẻ đoạn văn hay trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- Mời cô giáo chia sẻ
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Đọc đoạn văn đã viết ở lớp cho người thân nghe. Chuẩn bị câu chuyện đã nghe( đã đọc ) giữa con người với thiên nhiên
 ---------------------------------------------------------------
GIÁO DỤC LỐI SỐNG
BÀI 7: VƯỢT QUA CĂNG THẲNG ( T2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
- Ứng dụng một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc sống và biết chia sẻ, hướng dẫn bạn bè, người thân cùng thực hiện.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
*Khởi động: 
- Ban văn nghệ: Tổ chức cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”. 
- Ban học tập:
 + Chia sẻ: Nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.
 + Mời cô giáo vào tiết học.
*Tiếp nối:
 - Ghi tên bài và đọc mục tiêu
 - Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
3.Ý nghĩa của kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
 - Làm bài tập sau:
Khoanh tròn vào chữ cái trước những ý kiến mà em tán thành;
KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh được những cảm xúc tiêu cực, có hại cho sức khỏe của bản thân
KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh được những hành động, việc làm tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến học tập, công việc của bản thân.
KN ứng phó với căng thẳng giúp mọi người tránh được mâu thuẫn.
KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hòa bình, không sử dụng bạo lực.
KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta làm việc, học tập hiệu quả.
KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
 - Trao đổi với bạn kết quả bài .
* Nhóm trưởng yêu cầu:- Chia sẻ những ý kiến mà bạn tán thành
- Thống nhất, báo cáo thầy cô.
* Gv: KN ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp chúng ta ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng, bảo vệ sức khỏe của bản thân, góp phần học tập, làm việc hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hòa bình, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh.
4. Hạn chế tình huống gây căng thẳng.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Chúng ta có thể làm gì để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống?
 - Trao đổi với bạn các câu trả lời.
* Nhóm trưởng yêu cầu: - Lần lượt các tình huống.
- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo
* Gv: - Thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí.
- Sống có kế hoạch.
- Biết đặt mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân
- Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân ý nghĩa của kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
 -----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
BÀI 8B: ẤM ÁP RỪNG CHIỀU (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU
- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
* GD cho HS bảo vệ môi trường: HS thấy được vai trò to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người từ đó luôn có ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên xung quanh không nên khai thác tài nguyên một cách bừa bãi , lãng phí . 
- GD cho HS học tập theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ: Bác Hồ là người rất yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
 *Khởi động: Ban văn nghệ cho cả lớp chơi trò chơi: Nhóm bảy,nhóm ba
 -Ban học tập cho cả lớp chia sẻ phần hoạt động ứng dụng của bài trước.
- Mời cô giáo vào tiết học.
*HĐ nối tiếp- Ghi tên bài và đọc mục tiêu
- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Chuẩn bị
- Đọc 2 lần nội dung và gợi ý trang 142
- Nhớ và viết vào vở tên truyện, nội dung cốt truyện
- Kể cho bạn nghe và nêu ý nghĩa câu chuyện 
4. Kể câu chuyện trong nhóm
* Nhóm trưởng yêu cầu: 
- Lần lượt kể cho nhau nghe và nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận xét lời kể và cách kể chuyện cho bạn 
- Đọc tiêu chí : + Câu chuyện đúng với chủ đề
 + Thuộc truyện, kể đúng trình tự diễn biến sự việc
 + Biết thể hiện ngữ điệu động tác phù hợp
 + Nêu đúng ý nghiã câu chuyện
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay
- Báo cáo kết quả với thầy cô
5. Kể chuyện trước lớp
- Ban học tập yêu cầu đại diện 2 nhóm kể trước lớp, nêu ý nghĩa của truyện
- Nhận xét cách kể của bạn 
+ Để kể được câu chuyện hay bạn cần lưu ý điều gì?
+ Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
- Nhận xét,thống nhất câu trả lời
- Mời cô giáo chia sẻ
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Cùng với người thân hoàn thành hoạt động ứng dụng trang 143
----------------------------------------------------
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
BÀI 24: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN (T1)
I. MỤC TIÊU
- Em biết: So sánh hai số thập phân.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 *Khởi động:
 - Ban văn nghệ: Tổ chức các bạn chơi trò chơi “ Làm theo tôi làm, không làm theo tôi nói”: Cách chơi : Cả lớp đứng thành vòng tròn. Khi tôi hô đưa tay lên cao nhưng tay tôi lại ở dưới thì các bạn phải làm ngược lại lời tôi là tay để ở dưới – ai mà đưa tay lên cao là sai. Các bạn làm sai sẽ được thưởng lò cò 1 vòng quanh lớp.
- Ban học tập: Chia sẻ nội dung Hoạt động ứng dụng giờ trước.
- Mời cô giáo vào tiết học.
*Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu
 - Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: 
- Đọc thầm 2 lần nội dung 1.
- Hỏi các bạn thành tích nhảy xa, ghi vào bảng trong nháp.
- Chỉ ra bạn nào nhảy xa nhất. 
- Trả lời: Tại sao biết bạn đó nhảy xa nhất?
- Trao đổi với bạn kết quả vừa thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
Nhóm trưởng yêu cầu: - 2 bạn đọc kết quả vừa thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
- Bạn nào thành thành tích kém nhất? 
- Tại sao bạn biết?
- Thống nhất, báo cáo thầy cô.
2. Thực hiện các nội dung:
- Đọc thầm 2 lần nội dung 2.
- Thực hiện lần lượt các yêu cầu trong hoạt động a
- Đọc kĩ hoạt động b và trả lời câu hỏi
 + Vì sao 0,7 > 0,3?
 + Chữ số 7 và chữ số 3 thuộc hàng phần nào?
- Trao đổi với bạn câu trả lời.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
Nhóm trưởng: 
- 2 bạn đọc số thập phân chỉ phần đã tô mầu của băng giấy.
- Số thập phân nào lớn hơn?
- Bạn có nhận xét gì về chữ số ở phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân
- Nêu cách so sánh hai số thập phận vừa viết?
- Thống nhất, báo thầy cô giáo
3. Đọc kĩ nội dung và giải thích cho bạn nghe..
- Đọc kĩ nội dung 3, trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Để so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau ta làm thế nào?
+ Nếu phần nguyên bằng nhau ta so sánh hàng phần nào? 
+ Nếu phần nguyên và hàng phần mười của hai số đều bằng nhau ta so sánh hàng phần nào? 
- Trao đổi câu trả lời với bạn. 
- Nhận xét, bổ sung cho nhau.
Nhóm trưởng:
+ Để so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau ta làm thế nào? Lấy ví dụ?
+ Để so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau ta làm thế nào? Lấy ví dụ? 
- Nêu cách so sánh hai số thập phân.
- Thống nhất báo cáo với thầy cô.
4. So sánh hai số thập phân:	
 - Làm bài vào vở
- Giải thích cách so sánh.
- Trao đổi kết quả với bạn, giải thích cách so sánh.
- Nhận xét bổ sung cho bạn
 Nhóm trưởng: - 2 bạn lần lượt đọc kết quả bài làm.
- Giải thích cách so sánh. 
-Thống nhất, báo cáo thầy cô
* Ban học tập: - Viết 2 số thập phân trên bảng, yêu cầu 1 bạn lên điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. Giải thích cách so sánh 2 số thập phân.
- Khi so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào?( gọi 2 bạn)
- Mời giáo chia sẻ.
Gv: Khi so sánh hai số thập phân ta so sánh lần lượt các hàng trong hai số đó, chữ số hàng của bên số nào lớn hơn thì bên ấy lớn hơn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Cùng người thân viết 5 số thập phân rồ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_TUAN_VNEN_TUAN_8_L5.doc