Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Sanh

Tiết 3- LTVC: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số tục ngữ, thành ngữ về trẻ em.

2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào các từ tích cực.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to để các nhóm HS làm bài tập 2,3.

- Ba, bốn tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT4.

III. Lên lớp:

A - Kiểm tra bài cũ

HS1 nêu hai tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ minh hoạ. HS2 làm BT2

B - Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu cảu tiết học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT1, suy nghĩ, trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng. GV chốt lại ý kiến đúng.

Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV phát bút dạ và phiếu cho các nhóm HS thi làm bài. Các em trao đổi để tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ em; ghi những từ tìm được vào giấy khổ to; sau đó đặt câu với các từ vừa tìm được.

- Đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.

Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trao đổi nhóm, ghi lại những hình ảnh so sánh vào giấy khổ to.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm tìm được, đặt được nhiều hình ảnh so sánh đúng, hay.

 

doc 17 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Hội trại là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi và bổ ích.
+ Các phần chính của trại gồm có:
- Cổng trại.
- Lều trại.
+ Vật liệu thường dùng để dựng trại: tre, nứa, lọ, vải, giấy màu, hồ dán, giấy,...
* Hoạt động 2: Cách trang trí trại
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra cách trang trí.
+ Trang trí cổng trại.
+ Trang trí lều trại.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài tập: tự chọn chủ đề để vẽ cổng trại hoặc lều trại của lớp, trang trí theo ý thích.
- GV gợi ý HS cách vẽ hình và cách trang trí: SGV trang 134
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét, xếp loại.
- GV tổng kết, khen gợi những HS có bài vẽ đẹp và động viên chung cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò
 - Dặn dò: Tìm hiểu và quan sát các hình ảnh về một đề tài mà em yêu thích.
Tiết 3- LTVC: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số tục ngữ, thành ngữ về trẻ em.
2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào các từ tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to để các nhóm HS làm bài tập 2,3.
- Ba, bốn tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT4.
III. Lên lớp:
A - Kiểm tra bài cũ
HS1 nêu hai tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ minh hoạ. HS2 làm BT2
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu cảu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT1, suy nghĩ, trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng. GV chốt lại ý kiến đúng.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV phát bút dạ và phiếu cho các nhóm HS thi làm bài. Các em trao đổi để tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ em; ghi những từ tìm được vào giấy khổ to; sau đó đặt câu với các từ vừa tìm được.
- Đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi nhóm, ghi lại những hình ảnh so sánh vào giấy khổ to.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm tìm được, đặt được nhiều hình ảnh so sánh đúng, hay.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét. HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng.
- Hai, ba HS đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng.
- HS nhấm HTL các thành ngữ, tục ngữ; thi HTL.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS nhớ lại kiến thức và dấu ngoặc kép để chuận bị học bài Ôn tập về dấu ngoặc kép.
Thứ tư ngày tháng . năm 2017
Ngày soạn :./  /2017
 Ngày giảng:.//2017	
Sáng
Tiết 1-Tập đọc: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
2. Hiểu ý nghĩa bài: Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A - Kiểm tra bài cũ
Hai HS tiếp nối nhau đọc bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời câu hỏi về bài đọc.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Giải nghĩa từ: ấu thơ.
b) Luyện đọc
- Một HS giỏi đọc bài thơ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ (2-3 lượt). GV kết hợp uốn nắn cách phát âm, cách đọc cho HS.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễm cảm bài thơ.
c) Tìm hiểu bài
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? (HS đọc thầm lại khổ 1 và 2, suy nghĩ, trả lời)
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên? (HS đọc thầm lại khổ 2 và 3, suy nghĩ, trả lời, GV chốt lại.
- Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? (HS đọc khổ thơ 3 suy nghĩ, trả lời. VD về câu trả lời đúng: Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
GV chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải dành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ củag bụt, của tiên...)
- Bài thơ nói với các em điều gì? (HS phát biểu, GV chốt lại: Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thể giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.)
- Nội dung của bài là gì? (Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên).
d) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Ba HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễm cảm 1,2 khổ theo trình tự: GV đọc mẫu - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc. GV giúp HS tìm đúng giọng đọc từng khổ thơ, từ ngữ cần đọc nhấn giọng, chỗ ngắt giọng gây ấn tượng. Có thể chọn khổ thơ 1,2.
- HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Tiết 2-Toán: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
A.Mục tiêu: 
- Giúp HS:
+ Ôn tập, hệ thống một số dạng bài toán đã học.
+ Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán).
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : 
1. Tổng hợp một số dạng bài toán đã học (nêu như trong SGK).
2. Thực hành:
Bài 1: Bài này là dạng toán "Tìm số trung bình cộng". Trước hết yêu cầu HS tìm được số hạng thứ ba (quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba), chẳng hạn:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
	Từ đó tính đươc trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quảng đường là bao nhiêu ki lô mét: chẳng hạn:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
Bài 2: GV hướng dẫn HS đưa về dạng toán "Tìm hai số biét tổng và hiệu cảu hai số đó". Chẳng hạn:
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật (tổng chiều dài và và chiều rộng) là: 120 : 2 = 60 (m)
Hiệu của chiều dài và và chiều rộng là 10m.
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: (60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 35 - 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 35 x 25 = 875 (m2)
Đáp số: 875 m2
Bài 3: Gợi ý: Bài toán này là bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị, chẳng hạn:
Tóm tắt: Bài giải
3,2cm3 : 22,4g 1 cm3 kim loại cân nặng là:
4,5cm2 : ...g? 22,4 : 3,2 = 7 (g)
 4,5cm3 kim loại cân nặng là:
 7 x 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số: 31,5g
Chú ý: Có thể giải gộp vào một bước tính, như sau:
Khối kim loại 4,5cm3 cân nặng là:
22,4 : 3,2 x 4,5 = 31,5 (g)
3. Củng cố, dặn dò : 
- HS tự ôn kĩ các dạng toán điển hình đã học
- Giải bài số 5 SGK.
- Bài sau: Luyện tập. 
Tiết 3-Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Ôn tập, củng cố kỹ năng lập dần ý cho một bài văn tả người - một dàn ý đủ ba phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II - Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn ba đề văn.
- Bút dạ và ba tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý ba bài văn.
III - Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Chọn đề bài
- Một HS đọc nội dung BT1 trong SGK.
- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu đã viết ba đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng:
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
b) Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...).
c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- GV kiểm tra HS chuận bị; mời một số HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý 
- Một HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho ba HS.
- Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày, Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tự sữa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm (tránh đọc dàn ý). GV nhắc HS cần nối theo sát dàn ý nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dăn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sữa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết TLV sau.
Tiết 4-Khoa học: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
 ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. Mục tiêu: 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá. 
II. Đồ dùng:
- Hình trang 136, 137 SGK.
- Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay.
III. Các kĩ năng sống cần giáo dục.
 - Kĩ năng lựa chọn, xử lí thông tin để biết được một trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầu phục vụ con người; do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với môi trường đất.
 - Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên nhiều nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của đội “chuyên gia”.
 - Kĩ năng giao tiếp, tự tin với ông/bà, bố/mẹ, ... để thu thập thông tin, hoàn thiện phiếu điều tra về môi trường đất nơi em sinh sống.
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng (bài viết, hình ảnh, ...) để tuyên truyền bảo vệ môi trường đất nơi đang sinh sống.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Điều gì xảy ra, nếu rừng bị tàn phá ?
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm quan sát các hình trang 1,2 trang 136, trả lời câu hỏi:
? Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trông vào việc gì ?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm có hình ảnh thì kết hợp trình bày.
Chẳng hạn hình 1: Chi thấy trên cùng 1 địa điểm con người sử dụng đất để làm ruộng trước kia, còn ngày nay làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát.... 
GV: Nêu 1 số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
* Kết luận: Nguyên nhân làm cho đất thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiếu diện tích đất ở hơn. Khoa học phát triển, đời sống con người cao nên diện tích đất được khai thác để lập các khu vui chơi giải trí, phát riển công nghiệp.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: HS phân tích nguyên nhân làm cho môi trường đất ngày càng suy thoái.
- Cách tiến hành
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm thảo luận câu hỏi:
- Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá hoc, thuốc trừ sâu đến môi trường đất ? 
- Nêu tác hại cuat rác thải đối với môi trường đất ?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: - Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng bị thu hẹp:
- Dân số gia tăng, nhu cầu chổ ở, lương thực tăng....
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, xử lý rác không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường đất. 
IV. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh đọc thông tin SGK.
- Liên hệ việc xử lý rác không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường đất. 
- Bài sau: Tác động con người đến môi trường không khí và nước.
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
A.Mục tiêu: 
- Giúp HS:
+ Ôn tập, hệ thống một số dạng bài toán đã học.
+ Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán).
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : 
1. Tổng hợp một số dạng bài toán đã học (nêu như trong SGK).
2. Thực hành:
Bài 1: Bài này là dạng toán "Tìm số trung bình cộng". Trước hết yêu cầu HS tìm được số hạng thứ ba (quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba), chẳng hạn:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
	Từ đó tính đươc trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quảng đường là bao nhiêu ki lô mét: chẳng hạn:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
Bài 2: GV hướng dẫn HS đưa về dạng toán "Tìm hai số biét tổng và hiệu cảu hai số đó". Chẳng hạn:
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật (tổng chiều dài và và chiều rộng) là: 120 : 2 = 60 (m)
Hiệu của chiều dài và và chiều rộng là 10m.
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: (60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 35 - 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 35 x 25 = 875 (m2)
Đáp số: 875 m2
Tiết 2- Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Ôn tập, củng cố kỹ năng lập dần ý cho một bài văn tả người - một dàn ý đủ ba phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II - Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Chọn đề bài
- Một HS đọc nội dung BT1 trong SGK.
- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu đã viết ba đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng:
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
b) Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...).
c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- GV kiểm tra HS chuận bị; mời một số HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý 
- Một HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho ba HS.
- Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày, Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý. Mỗi HS tự sữa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm (tránh đọc dàn ý). GV nhắc HS cần nối theo sát dàn ý nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dăn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sữa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết TLV sau.
Tiết 3 - Âm nhạc: TẬP BIỂU DIỄN HAI BÀI HÁT 
TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC, HOA CHĂM PA. ÔN TĐN SỐ 6
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Tập biểu diễn 2 bài hát.
- Biết hát kết hợp với các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn giai điệu bài TĐN số 6.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Nội dung 1. Ôn tập bài hát. Tre ngà bên Lăng Bác.
- HS hát bài Tre ngà bên Lăng Bác kết hợp gõ đệm theo phách. GV phân công một tổ gõ đệm nhẹ nhàng.
- Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.
+ Đồng ca. Bên Lăng bác thêu hoa.
+ Lĩnh xướng. Rất trong ngân nga.
+ Đồng ca. Một khoảng trời tre ngà.
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
2. Nội dung 2. 	 Ôn tập bài hát. Hoa chăm pa.
-HS hát bài Màu xanh quê hương kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc
-HS hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
+Nhóm 1.Hoa chăm pa..tôi kết thân bạn đời.
+Nhóm 2. Hoa đẹp chăm pa.. đời
-Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
3. Nội dung 3. 	 Ôn tập TĐN số 6.
- Luyện tập cao độ.
+ HS đọc cao độ các nốt Đô-rê-mi-son.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu.
+ Gõ lại tiết tấu TĐN số 6.
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ tiết tấu. Đổi lại phần trình bày.
+ Nhóm cá nhân trình bày.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày.
+ Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
+ Nhóm, cá nhân trình bày.
4 .Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Động viên HS cố gắng học tập âm nhạc.
Thứ năm ngày tháng . năm 2017
Ngày soạn :./  /2017
 Ngày giảng:.//2017	
Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kỷ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : 
Bài 1: Gợi ý: Bài toán này có dạng "tìm hai số biết hiệu và tỉ số cảu hai số đó". 
 Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là:
13,6 : (3 - 2) = x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là: 	
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Lưu ý:HS có thể nhận xét tổng số phần bằng nhau chính là số phần diện tích của hình tứ giác ABCD (3+ 2 = 5 (phần)), mà một phần cính là hiệu diện tích hình tứ giác ABED và hình tam giác BEC (là 13,6 cm2). Từ đó tính được diện tích hình tứ giác ABCD là:
13,6 x 5 = 68 (cm2)
Bài 2: Gợi ý: Trước hết tìm số HS nam, số học sinh nữ dựa vào dạng toán "Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó".(Tổng ở bài này là 35, tỉ số là )
Theo sơ đồ, số học sinh nam trong lớp là:
35 : (4 + 3) =15 (học sinh)
Số học sinh nữ trong lớplà:
35 -15 = 20 (học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hưn số học sinh nam là:
20 - 15 = 5 (học sinh).
Lưu ý: HS có thể nhận xét: Hiệu số học sinh nữ và nam là 1 phần, mà tổng số học sinh là 7 phần (3 + 4 = 7). Từ đó tìm dược hiệu số học sinh nữ và nam là:
35 : 7 = 5 (học sinh).
Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách "rút về đơn vị", chẳng hạn:
Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9(l)
Tiết 2 –LTVC: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kỹ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ giấy khổ to viết nội dung cần nghi nhớ về hai tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Ba, bốn tờ giấy để HS làm BT3.
III. Các hoạt động dạy – học:
A - Kiểm tra bài cũ
Hai HS làm bài tập 2, BT4, tiết LTVC Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài tập 1: Một HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV mời 1 HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. GV dán tờ giấy đã viết nội dung cần ghi nhớ; mời 1 HS nhìn bảng đọc lại.
- GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những chổ phải điền dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ từng câu văn, phát hiện chổ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
- HS làm bài - đọc thầm từng câu văn, điền dấu ngoặc kép vào chổ thích hợp
trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét; sau đó dán lên bảng một tờ phiếu; mời một HS lên bảng điền dấu ngoặc kép vào đúng chỗ. GV giúp HS chỉ rõ ta s dụng của từng dấu ngoặc kép.
Bài tập 2: Hs đọc nội dung bài tập
- GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn đã có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của em là đọc kĩ, phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này trong dấu ngoặc kép. 
- Cách thực hiện tiếp theo tương tự BT1.
 Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở hoặc VBT. GV phát riêng bút dạ và giấy cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả, nói ró tác dụng của mỗi dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm đoạn viết đúng.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn - nói rõ những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép. GV chấm vở một số em.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài.
Tiết 3-Kỹ thuật: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( TIẾT 1)
I.Mục tiêu:
- Lắp được mô hình đã chọn.
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II.Chuẩn bị:
- Mô hình lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Lên lớp:
*Hoạt động 1: Học sinh chọn mô hình lắp ghép
- Giáo viên cho các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu học sinh quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
IV.Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài học
Thứ sáu ngày tháng . năm 2017
Ngày soạn :./  /2017
 Ngày giảng:.//2017	
Sáng
Tiết 1 - Địa lí: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
I.Mục tiêu:
 -Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, Phi, mĩ
-Nhớ được tên của một số quốc gia của các châu lục.
-Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
II.Lên lớp:
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1: Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò: Đối đáp nhanh
Bước 2: Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày 
*Hoạt động 2: Làm theo nhóm
Bước 1: Học sinh thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b SGK.
Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp
- Giáo viên kẻ bảng thống kê lên bảng và giúp học sinh điền đúng kiến thức vào bảng.
Tiết 2-Tập làm văn: TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
I.Mục đích, yêu cầu:
HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II - Đồ dùng dạy học:
Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước).
III - Các hoạt động dạy – học:
1.Giới thiệu bài
Trong tiết hoc trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng một bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
2. Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc 3 đề bài trong SGK
- GV nhắc HS:
+ Ba đề bài văn đã nêu của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có th

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 S.doc