: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. Mục đích, yêu cầu::
1. Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết.
2. Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to .
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hướng dẫn HS làm bài
Bài tập 1: Một HS đọc nội dung BT 1.
- GV mời một HS đọc bức thư đầu, trả lời: Bức thư đầu là của ai? (Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.)
- GV mời một HS đọc bức thư thứ hai, trả lời: Bức thư thứ hai là của ai? (Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc-na-Sô.)
- HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui Dấu chấm và dấu phẩy, điền dấu chấm, dấu phẩy vào chổ thích hợp trong hai bức thư còn thiếu dấu. Sau đó viết hoa những chữ đầu câu. GV phát riêng bút dạ và phiếu đã viết nội dung 2 bức thư cho 3-4 HS.
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV mời một HS đọc lại mấu chuyện vui, sau đó trả lời câu hỏi về khiếu hài hước của Bớc-na Sô.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập; viết đoạn văn của mình trên nháp.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Phát phiếu cho các nhómlàm bài. Nhiệm vụ của các nhóm:
+ Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
+ Chọn một đoạn văn dáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn đó vào giấy khổ to.
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn. HS các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn. GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại kiến thức về dấu hai chấm, chuẩn bị cho bài ôn tập về dấu hai chấm.
giữa các đơn vị đơn gian. Bài 2: Cho HS làm bài rồi chữa bài.Khi chữa bài nên lưu ý HS, khi lấy số dư của hàng đơn vị lớn hơn để chia tiếp phải đổi sang hàng đơn vị bé hơn, chẳng hạn: 38 phút 18 giây 2 phút = 120 giây 138 giây 18 giây 0 6 6 phút 23 giây Bài 3: Cho HS tự giải rồi chữa bài. chẳng hạn: Bài giải: Thời gian người đi xe đạp đã đi là: 18 : 10 = 1,8 (Giờ) 1,8 giờ = 1 giờ 48 phút. Đáp số: 1 giờ 48 phút Bài 4: Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài giải: Thời gian ô tô đi trên đường là: 8 giờ 56 phút - (6 giờ 15 phút + 0 giờ 25 phút)= 2 giờ 16 phút 2 giờ 16 phút = giờ Quảng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là: Đáp số : 102 km 3. Củng cố, dặn dò : - Ôn các loại toán về số đo thời gian - Bài sau: Luyện tập về tính chu vi và diện tích một số hình. Tiết 2- Mỹ Thuật: TẬP VẼ QUẢ HOẶC LỌ HOA I. Mục tiêu: -Học sinh biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu - HS tập vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: SGK, SGV, vật mẫu (lọ hoa hoặc quả) 2. Học sinh: SGK, giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Nhận xét một số bài vẽ " Tập vẽ tranh đề tài ước mơ của em" 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số tranh vẽ lọ hoa hoặc quả để tạo cho HS hứng thú với bài học. - GV đặt một số câu hỏi gợi ý để HS nhận xét các bức tranh. - GV cùng HS trình bày vài mẫu gợi ý các em nhận xét: + Vị trí của các vật mẫu ( ở trước, ở sau, che khuất hay tách biệt nhau,...) + Chiều cao, chiều ngang của mẫu và của từng vật mẫu. + Hình dáng của lọ, hoa, quả. Màu sắc, độ đậm nhạt ở mẫu. + GV yêu cầu một số HS quan sát mẫu rồi nêu nhận xét của mình. Hoạt động 2: Cách vẽ - Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu và vẽ phác khung hình chung. - Phác khung hình của lọ, hoa, quả. - Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ hình lọ, hoa, quả. - Vẽ màu theo cảm nhận riêng ( có đậm, có nhạt). Hoạt động 3: Thực hành -GV yêu cầu HS quan sát mẫu và vẽ như đã hướng dẫn. -HS tự cảm nhận vẻ đẹp về hình, màu sắc của mẫu và vẽ theo cảm nhận riêng. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá -GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về: + Bố cục; Hình vẽ; Màu sắc - HS tự xếp loại các bài vẽ. - GV bổ sung và điều chính xếp loại. - GV nhận xét chung tiết học, khen gợi những HS có bài vẽ đẹp, nhắc nhở và động viên những HS chưa hoàn thành bài. 3. Củng cố, dặn dò - Sưu tầm tranh, ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách báo, tạp chí,... - GV nhận xét tiết học Tiết 3-LTVC: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) I. Mục đích, yêu cầu:: 1. Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết. 2. Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to . III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn HS làm bài Bài tập 1: Một HS đọc nội dung BT 1. - GV mời một HS đọc bức thư đầu, trả lời: Bức thư đầu là của ai? (Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.) - GV mời một HS đọc bức thư thứ hai, trả lời: Bức thư thứ hai là của ai? (Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc-na-Sô.) - HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui Dấu chấm và dấu phẩy, điền dấu chấm, dấu phẩy vào chổ thích hợp trong hai bức thư còn thiếu dấu. Sau đó viết hoa những chữ đầu câu. GV phát riêng bút dạ và phiếu đã viết nội dung 2 bức thư cho 3-4 HS. - HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV mời một HS đọc lại mấu chuyện vui, sau đó trả lời câu hỏi về khiếu hài hước của Bớc-na Sô. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập; viết đoạn văn của mình trên nháp. - GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Phát phiếu cho các nhómlàm bài. Nhiệm vụ của các nhóm: + Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn. + Chọn một đoạn văn dáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn đó vào giấy khổ to. + Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn. - Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn. HS các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn. GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại kiến thức về dấu hai chấm, chuẩn bị cho bài ôn tập về dấu hai chấm. Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2017 Ngày soạn :23/ 4 /2017 Ngày giảng:26/4/2017 Tiết 1-Tập đọc: NHỮNG CÁNH BUỒM I. Mục đích, yêu cầu:: 1. Đọc lưu loát, diễn cảm từng bài; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với người con; ngắt giọng đúng nhịp thơ. 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào với người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ Hai HS tiếp nối nhau đọc bài út Vịnh, trả lời câu hỏi về bài đọc. B - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Những cánh buồm 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Giải nghĩa từ: trầm ngâm, thầm thì, lênh khênh. b) Luyện đọc: - Một hoặc hai HS khá, giỏi đọc toàn bài thơ. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (2-3 lượt). GV kết hợp sữa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu ba chấm. - HS luyện đọc theo cặp - Một, hai HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bài thơ. GV lưu ý giọng đọc cho học sinh: ; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với người con; ngắt giọng đúng nhịp thơ. c) Tìm hiểu bài - Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. - Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con. + HS đọc khổ thơ 2,3,4,5. GV dán lên bảng tờ giấy ghi những câu thơ dẫn lời nói trược tiếp của cha và của con trong bài + HS tiếp nối nhau thuật lại cuộc trò chuyện (bằng lời thơ) giữa hai cha con. - Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì? (HS đọc lại khổ thơ cuối, trả lời: Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.) d) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ - Năm HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 khổ thơ. GV hướng dẫn HS thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ. - Cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2,3. - HS nhẩm HTK từng khổ, cả bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. * Nội dung bài là gì? Cảm xúc tự hào với người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Tiết 2-Toán: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi và hình tròn). II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ : 2. Bài mới : 1. Ôn tập các công thức tính chu vi, diện tích một số hình GV treo bảng phụ (hoặc giấy khổ lớn) có ghi công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông,hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn (như trong SGK), rồi cho HS ôn tập, củng cố lại các công thức đó. 2. Thực hành Bài 1: GV cho HS tự làm rồi chữa bài (nếu cần) Lưu ý: Sau khi cho HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, cân gợi ý để HS Thấy trước hết cần phải tìm chiều rộng khi đã biết chiều dài, để từ đó tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Chẳng hạn: Bài giải: a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là: Chu vi khu vườn hình chữ nhật là: (120 +80) x 2= 400 m b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là: 120 x 80 = 9600 (m2) 9600m2 = 0,96ha Đáp số: a) 400m ; b) 9600 m2 ; 0,96ha Bài 2: Yêu cầu học sinh biết tính độ dài thực của mảnh đất rồi tính diện tích, chẳng hạn: Đáy lớn là : 5 x 1000 = 5000(cm) 5000cm =50m Đáy bé là: 3 x 1000 = 3 000 (cm) 3000 cm = 30 m Chiều cao là: 2 x 1000 = 2000 (cm) 2000cm = 20 m Diện tích mãnh đất hình thang là: (50 + 30) x 20: 2 = 800 ( m2) Bài 3: Vẽ sẳn hình trên bảng. GV có thể gợi ý để HS làm: Diện tích hình vuông ABCD bằng 4 lần diện tích hình tam giác vuông BOC, mà diện tích hình tam giác vuông BOC có thể tính được theo hai cạnh. Diện tích hình vuông ABCD là: (4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2) Diện tích phần đã to màu hình tròn bằng diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông ABCD. Diện tích hình tròn là: 4 x4 x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần đã tô màu của hình trònlà: 50,24 -32 = 18,24 (cm2) 3. Củng cố, dặn dò : - HS nhắc cách tính chu vi và diện tích một số hình đã học. - Bài sau: Luyện tập. Tiết 3 -TLV: TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT I. Mục đích, yêu cầu: : - HS nắm được cấu tạo bài văn tả con vật - Nhận biết được các lỗi sai của mình và sửa sai II. Đồ dùng dạy học: - Bài văm mẫu của học sinh lớp trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HOC 1 - Kiểm tra bài cũ: - Một, hai HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh, nhận xét. 2 - Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Nhận xét kết quả bài viết của HS GV viết lên bảng lớp đề bài của tiết Viết bài văn tả con vật (tuần 30): Hãy tả một con vật mà em yêu thích; hướng dẫn HS phân tích đề: kiếu bài (tả con vật), đối tượng miêu tả (con vật với những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng bên ngoài, về hoạt động). - Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - Những ưu điểm chính. VD: Xác định đúng đề bài (tả một con vật mình yêu thích); Bố cục (đủ ba phần; trình tự miêu tả hợp lý); ý (đủ, mới, lạ, thể hiện sự quan sát có cái riêng), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng). - Những thiếu sót, hạn chế. 3. Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho từng HS. - Hai HS tiếp nối nhau đọc các nhiệm vụ 2,3,4 của tiết Trả bài văn tả con vật. a) Hướng dẫn HS chưa lỗi chung - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viêt trên bảng phụ. - Một HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tưh chữa trên nháp. - HS cả lớp trao đổi về bài chữa. GV chữa lạo cho đúng (nếu sai). b) Hướng dẫn HS sữa lỗi trong bài. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riềng sáng tạo của HS. - HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. d) HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV tới. Tiết 4-Khoa học: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI I. Mục tiêu: - Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. - Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. II. Đồ dùng: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: Kể 1 số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của những tài nguyên đó. 2.Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát Mục tiêu: SGV/201. Cách tiến hành: H. làm việc nhóm 6/. Quan sát hình ở SGK/132: hỏi những gì thảo luận và hoàn thành vào bảng (ở phiếu GV in sẵn). - H. trình bày kết quả làm việc nhóm - nhóm khác bổ sung. GV kết luận: HS đọc mục bạn cần biết SGK/133. Hoạt động 2: Trò chơi "Nhóm nào nhanh hơn". Mục tiêu: SGV/203. Cách tiến hành: - Hỏi theo nhóm 4. - Hoàn thành nội dung phần trò chơi SGK/133 - HS trình bày; HS nhận xét. - Nhóm nào viết được nhiều, đúng yêu cầu thắng. - Tuyên dương nhóm hoàn thành. - HS thảo luận câu hỏi cuối SGK/133. 3.Củng cố: - Cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Dặn dò: Học bài, vận dụng đẻ nhắc nhở với mọi người có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Chuẩn bị bài 65. Buổi chiều: Tiết 1 – Luyện toán: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi và hình tròn). II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ : 2. Bài mới : Bài 1: Vẽ sẳn hình trên bảng. GV có thể gợi ý để HS làm: Diện tích hình vuông ABCD bằng 4 lần diện tích hình tam giác vuông BOC, mà diện tích hình tam giác vuông BOC có thể tính được theo hai cạnh. Diện tích hình vuông ABCD là: (4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2) Diện tích phần đã to màu hình tròn bằng diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông ABCD. Diện tích hình tròn là: 4 x4 x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần đã tô màu của hình trònlà: 50,24 -32 = 18,24 (cm2) 3. Củng cố, dặn dò : - HS nhắc cách tính chu vi và diện tích một số hình đã học. Tiết 2 – TLV: TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT I. Mục đích, yêu cầu: : - HS nắm được cấu tạo bài văn tả con vật - Nhận biết được các lỗi sai của mình và sửa sai II. Đồ dùng dạy học: - Bài văn mẫu của học sinh lớp trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HOC 1 - Kiểm tra bài cũ: - Một, hai HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh, nhận xét. 2 - Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Nhận xét kết quả bài viết của HS GV viết lên bảng lớp đề bài của tiết Viết bài văn tả con vật (tuần 30): Hãy tả một con vật mà em yêu thích; hướng dẫn HS phân tích đề: kiếu bài (tả con vật), đối tượng miêu tả (con vật với những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng bên ngoài, về hoạt động). - Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - Những ưu điểm chính. VD: Xác định đúng đề bài (tả một con vật mình yêu thích); Bố cục (đủ ba phần; trình tự miêu tả hợp lý); ý (đủ, mới, lạ, thể hiện sự quan sát có cái riêng), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng). - Những thiếu sót, hạn chế. 3. Hướng dẫn HS chữa bài a) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riềng sáng tạo của HS. - HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. b) HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV tới. Tiết 3-Âm nhạc: BÀI HÁT DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: - Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đều giọng bài hát “ Khăn quàng thắp sáng bình minh”. - Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát Khăn quàng thắp sáng bình minh. - Nhạc cụ đệm, gõ. III. Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Dạy bài hát: Khăn quàng thắp sáng bình minh. - Giới thiệu bài hát, nội dung bài hát - GV hát mẫu - Hướng dẫn học sinh đọc lời ca - Dạy hát từng câu - HS hát nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu. - GV sửa cho hs nếu hát chưa đúng. * Hoạt động 2: - Hát kết hợp vận động phụ họa - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo phách hoặc tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn học sinh vừa đúng hát vừa nhún chân nhịp nhàng. 4. Củng cố, dặn dò: - GV cho hs hát lại bài hát. - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà tiếp tục hát thuộc bài hát đã học. Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2017 Ngày soạn :24/ 4 /2017 Ngày giảng:27/4/2017 Buổi chiều: Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kỷ năng tính chu vi, diện tích một số hình. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ : 2. Bài mới : Bài 1: GV hướng dẫn HS dựa vào tỉ lệ bản đồ 1 : 1000, HS tìm được kích thước thật của sân bóng, rồi áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật để tính, chẳng hạn: a) Chiều dài sân bóng là: 11 x 1000 = 11 000 (cm); 11000cm = 110 m. Chiều rộng sân bónglà: 9 x 1000 = 9000 (cm); 9000cm = 90m. Chu vi sân bóng là: (110 +90) x 2 = 400 (m) b) Diện tích sân bóng là: 110 x 90 = 99 00 (m2) Bài 2: GV hướng dẫn HS từ chu vi hình vuông, tính được cạnh hình vuông, rồi tính được diện tích hình vuông, chẳng hạn: Bài giải Cạnh sân gạch hình vuông là: 48 : 4 = 12 (m) Diện tích sân gạch hình vuông là:12 x 12 = 144 (m2) Đáp số: 144m2 3. Củng cố, dặn dò : - HS nhắc cách tính chiều cao của hình thang - Về nhà làm các bài tập còn lại Tiết 2 –LT&CÂU: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm) I. Mục đích, yêu cầu:: 1. Củng cố kiếm thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó. 2. Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm. II. Đồ dùng dạy học: - Một tờ phiếu viết lời giải BT2 (xem mẫu ở dưới). - Bút dạ và 2 - 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung để HS làm BT3 (xem mẫu ở dưới). III. Các hoạt động dạy – học: 1. Dạy bài mới 1. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài. - GV dán lên bảng lớp tờ phiếu nội dung cần nhớ về dấu hai chấm; mời 1 - 2 HS nhìn bảng đọc lại: - HS suy nghĩ, phát biểu. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2, Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 2. - HS đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xá định chổ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bọi phận đúng sau là lời giải thích đê dặt dấu hai chấm. - HS phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết lời giải. Bài tập 3: HS đọc nội dung BT3. - Cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu, làm bài vào vở hoặc VBT. - GV dán lên bảng 2 - 3 tờ phiếu; mới 2-3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại hai tác dụng của dấu hai chấm. - GV nhận xét về tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng. Tiết 3-Kĩ thuật: LẮP RÔ – BỐT (TIẾT 3) I. Mục tiêu: học sinh biết: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô–bốt. - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt. II. Chuẩn bị: - Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra việc lắp ráp các bộ phận của học sinh trong tiết học trước. 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Lắp rô-bốt (Tiết 3) * Các hoạt động: + Lắp ráp rô – bốt - HS lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK. - GV nhắc học sinh lưu ý khi lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. - Nhắc học sinh kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rô- bốt. + Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - GV nhắc học sinh tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh thực hành tốt trong giờ học - Dặn HS chuẩn bị cho bài sau. Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2017 Ngày soạn :25/ 4 /2017 Ngày giảng:28/4/2017 Tiết 1-Địa lí: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được những tiềm năng, tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Quảng Trị II. Lên lớp: 1.Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nêu đặc điểm vị trí địa lí, khí hậu của tỉnh Quảng Trị? 2.Bài mới: *Giới thiệu bài: Địa lí địa phương - Tài nguyên đất: Có 3 nhóm đất: Cồn cát, phù sa, phe ra lít. - Tài nguyên rừng: Rừng Quảng Trị đa dạng và phong phú. Rừng tự nhiên có khoảng: 101467,76 ha, rừng trồng có 48333,5 ha - tài nguyên biển: Quảng Trị có bờ biển dài 75 km có nhiều bãi tắm đẹp. - Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú: + Mỏ đá vôi, mỏ ti tan, nước khoáng Tân Lâm. 3.Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. - Về nhà học bài và xem bài mới Tiết 2-TLV: TẢ CẢNH (Kiểm tra viết) I. Mục đích, yêu cầu: HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Đồ dùng dạy học: - Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước). - Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài - Một HS đọc 4 đề bài trong SGK. - GV nhắc HS: + Nêu viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước. + Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sữa (nếu cần). Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 3. HS làm bài 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học Tiết 3-Toán: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học. II. Lên lớp: .Bài mới: 1. Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - GV cho HS nêu lại các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương (theo hình vẽ trong SGK). 2.Thực hành: - GV cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài 1: GV hướng dẫn HS tính diện tích cần quét vôi bằng cách: tính diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà, rồi trừ đi diện tích các cửa. Chẳng hạn: Diện tích xung quanh phòng học là: (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2) Diện tích trần nhà là: 6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích cần quét vôi là: 84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2) Đáp số: 102,5 (m2) Bài 2: GV hướng dẫn rồi cho HS tự làm bài và chữa bài. Chẳng hạn: a)Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000 (cm2) b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình hộp lập phương. diện tích giấy màu cần dùng là: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2) Lưu ý: GV có thể làm một hình lập phương cạnh 10 cm bằng bìa có dán giấy màu để minh hoạ trực quan và cho HS biết thể tích hình đó chính là 1dm3 (1000cm3). Bài 3: Yêu cầu HS trước hết tính thể tích bể nước. Sau đó tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể. Bài giải Thể tích bể là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3) Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ 3.Củng cố, dặn dò : - HS nhắc cách tính thể tích hình hộp chữ nhật - Về làm bài tập số 4 - Bài sau: Luyện tập. Tiết 4-HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua, nắm phương hướng hoạt động tuần tới. Ôn m
Tài liệu đính kèm: