Bài soạn môn học khối lớp 5 - Tuần 16

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.

- Đọc diễn cảm toàn bài văn.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y,.

- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ trang 153, SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

 

doc 42 trang Người đăng hong87 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối lớp 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến.
- HS trao đổi và nêu ý kiến. Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức vào ngày 1/5/1952.
+ Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước cảu các tập thể cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Các anh hùng được đại hội bầu chọn là: Cù Chính Lan; La Văn Cầu; Nguyễn Quốc Trị; Nguyễn Thị Chiên; Ngô Gia Khảm; Trần Đại Nghĩa; Hoàng Hanh
+ Một số HS trình bày trước lớp
3. Củng cố - Dặn dò
? Nêu nọi dung bài học .
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị ôn tập học kì 1
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe 
- HS chuẩn bị bài.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.............................................................................................................................
______________________________________________________________
Âm nhạc
Tiết16: Bài hát dành cho địa phương tự chọn
( GV chuyên soạn và giảng )
_______________________________________________________________________
Ngày soan: 30/12/2009
Ngày giảng: Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 78 :luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng tính một số phần trăm của một số.
- Giải các bài toán có lời văn liên quan tới tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 2,3 ( 77) 
? Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm như thế nào 
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tìm một số phần trăm của một số và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( 77 ) 
- GV yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
- GV chữa bài và ghi điểm HS
Bài 2 (77 ) 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gọi HS tóm tắt đề toán.
- Tính số ki-lô-gam gạo nếp bán được như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3 (77 ) 
- GV gọi HS đọc và tóm tắt bài toán.
- GV Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
Bài 4 (77 ) 
- GV gọi HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS nêu rõ phép tính để 5% cây trong vườn.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách nhẩm 5% số cây trong vườn.
- GV yêu cầu HS tìm mối liên hệ giữa 5% với 10% , 20% ; 25%.
- GV yêu cầu HS dựa vào 5% để tính 10% ; 20% ; 25% số cây trong vườn.
- GV nhận xét bài làm của HS
3 Củng cố dặn dò .
? Muốn tìm 1 số phần trăm của 1 số ta làm như thế nào 
- GV nhận xét tiết học, HS về hoàn thành bài tập .
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- 2 HS nêu .
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS làm bài vào vở , sau đó một HS đọc đề trước lớp để chữa bài.
a, 15% của 320kg là :
320 x 15 : 100 = 48(kg)
b, 24% của 235m2 là :
235 x 24 : 100 = 56,4 (m2)
c, 0,4% của 350 là :
350 x 0,4 : 100 = 1,4
- 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- 1 HS tóm tắt đề toán trước lớp.
- Tính 35% của 120kg chính là số ki-lô-gam gạo nếp bán được.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo nếp bán được là :
120 x 35 : 100 = 42 (kg)
Đáp số : 42kg
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc bài toán trước lớp.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Diện tích của mảnh đất đó là :
18 x 15 = 270 (m2)
Diện tích xây nhà trên mảnh đất đó là :
270 x 20 : 100 = 54 (m2)
Đáp số : 54m2
- 1 HS đọc đề toán.
- 5% cây trong vườn là : 
1200 x 5 : 100 = 60 (cây)
- Một số HS nêu trước lớp, sau đó thống nhất.
1200 x 5 : 100 = 1200 : 100 x 5 
 = 12 x 5 = 60
- 10% = 5% x 2
20% = 5% x 4 ; 25% = 5% x 5
- HS tính và nêu :
10% số cây trong vườn là :
60 x 2 = 120 (cây)
20% số cây trong vườn là :
60 x 4 = 240 (cây)
25% số cây trong vườn là :
60 x 5 = 300 (cây)
- Vài HS nêu .
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Kể chuyện
Tiết 16: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I . Mục tiêu
- Tìm và kể lại được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Biết sắp xếp các tình tiết trong truyện theo một trình tự hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.
- Nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- Lời kể tự nhiên sinh động, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
II. Đồ dùng dạy – học
Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể lại một câu chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 Các em đã được biết thế nào là một gia đình hạnh phúc. Trong tiết kể chuyện hôm nay, mỗi em hãy kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình mà em có dịp chứng kiến hoặc tham gia
2.2 Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
 - Đề yêu cầu gì ?
- Gợi ý : Em cần kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm ở một gia đình mà khi sự việc sảy ra, em là người tận mắt chứng kiến hoặc em cũng tham gia vào buổi sum họp đó.
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý trong SGK
? Em định kể một câu chuyện về một buổi sum họp nào ? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b, Kể trong nhóm
- HS kể theo nhóm 4 HS, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm và nói lên suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Nêu được lời nói, việc làm của từng người trong buổi sum họp?
+ Lời nói việc làm của từng nhân vật thể hiện sự quan tâm, yêu thương đến nhau.
+ Em làm gì trong buổi sum họp đó ?
+ Việc làm của em có ý nghĩa gì ?
 + Em có cảm nghĩ gì sau buổi sum họp đó?
c, Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các em đã được nghe, được đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện. HS dưới lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp
- Theo dõi.
- Đ ề yêu cầu kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể. Ví dụ :
+ Gia đình tôi sống rất hạnh phúc. Tôi sẽ kể về buổi sum họp đầm ấm vào buổi chiều thứ sáu vừa qua khi bố tôi đi công tác về.
+ Tôi kể về buổi sinh hoạt đầm ấm của gia đình tôi nhân dịp kỉ niêm 10 ngày cưới của bố mẹ tôi.
+ Hàng năm, cứ vào chiều 29 hoặc 30 tết, con cháu lại tập trung ở nhà ông bà nội để ăn tất niên. Tôi xin kể về cuộc họp mặt đầm ấm của đại gia đình tôi cho mọi người nghe.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện.
- 5 đến 7 HS thi kể chuyện của mình trên lớp.
- Nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết học .
...............................................................................................................................................
Tập đọc
Tiết 32: Thầy cúng đi bệnh viện
 ( Theo Nguyễn Lăng) 
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ làm ảnh hưởng của phương ngữ: Cụ ún, lâu năm, một năm nay, lắm lúc, thuyên giảm, nể lời, lấy sỏi...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả cơn đau của cụ ún ; sự bất lực của các học trò khi cố cúng bái chữa bệnh cho thầy mà bệnh không giảm ; thái độ khẩn khoản của người con trai, sự tận tình của các bác sĩ, sự dứt khoát bỏ nghề thầy cúng của cụ ún.
- Đọc lưu loát toàn bài phù hợp với diễn biến truyện.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu được các từ : thuyên giảm,...
- Hiểu được nội dung bài: Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan, giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
Ii. đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 158, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài Thầy thuốc như mẹ hiền và TLCH.
+ Em thấy Hải Thượng Lãn Ông là thầy thuốc như thế nào ?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
+ Bài tập đọc cho em biết điều gì ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Em có biết cụ già trong tranh là ai không? Cụ là thầy cúng chuyên đi cúng để đuổi ma. Vậy mà thầy phải nhờ đến bệnh viện để chữa bệnh cho mình
2.2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- 1 học sinh đọc toàn bài:
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi.
- Là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái , không màng danh lợi .
- Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước ..
- HS nêu 
- Nhận xét
- Tranh vẽ hai người đàn ông đang dìu một cụ già. Cụ già nhăn nhó và đau đớn.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc toàn bài, lớp lắng nghe .
- HS: đọc bài theo trình tự :
+ HS 1: Cụ ún làm nghề ... nghề cúng bái.
+ HS 2 : Vậy mà gần ... không thuyên giảm
+ HS 3 : Thấy cha ... bệnh vẫn không lui.
+ HS 4 :Sáng hôm sau ... nên đi bệnh viện.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp từng đoạn. (đọc hai vòng)
- Theo dõi GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành các nhóm cùng đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Cụ ún làm nghề gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy cụ ún được mọi người tin tưởng về nghề thầy cúng.
+ Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào ? Kết quả ra sao ?
+ Cụ ún bị bệnh gì ?
+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ ún không chịu mổ, trốn viện về nhà ?
+ Nhờ đâu cụ ún khỏi bệnh ?
- Giảng : Cụ ún khỏi bệnh là nhờ có khoa học, các bác sĩ tận tâm chữa bệnh.
+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào ?
+ Bài học giúp em hiểu điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- Kết luận : Bài học giúp chúng ta hiểu thêm một số khía cạnh nữa của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người, đó là đấu tranh chống lạc hậu, mê tín dị đoan của một số người. Qua việc của cụ ún, người dân hiểu rằng cúng bái không chữa khỏi bệnh mà chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 3 đoạn :
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn 3.
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc thầm và trả lời các câu hỏi của bài.
+ Cụ ún làm nghề thầy cúng.
+ Khắp bản gần xa, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề.
+ Khi mắc bệnh, cụ chữa bệnh bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình cũng không thuyên giảm.
+ Cụ ún bị sỏi thận.
+ Vì cụ sợ mổ và cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.
+ Cụ ún khỏi bệnh nhờ các bác sĩ ở bệnh viện mổ lấy sỏi ra cho cụ.
+ Câu nói của cụ ún chứng tỏ cụ đã hiểu ra rằng thầy cúng không thể chữa bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc và bệnh viện mới làm được điều đó.
+ Bài học phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan của một số bà con dân tộc và giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, HS cả lớp ghi lại nội dung của bài vào vở.
- Đọc bài, tìm cách đọc hay.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài ? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và soạn bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- 1 HS nêu .
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*/Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
..............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Địa lí
Tiết 16: Ôn Tập
I. Mục Tiêu:
 Giúp HS ôn tập và củng cố, hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
- Dân cư và các ngành kinh tế Việt Nam.
- Xác định trên bản đồ 1 thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước,
II. Đồ Dùng Dạy - học
- Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố.
- Các thẻ từ ghi tên các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các Hoạt Động Dạy - Học Chủ Yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
- GV gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó 
+) Thương mại gồm các hoạt động nào. Thương mại có vai trò gì?
+) Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu.
+) Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào?
- gv nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về các kiến thức, kĩ năng địa lí liên quan đến dân tộc, dân cư và các ngành kinh tế của Việt Nam.
- 4 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi .
- HS lắng nghe .
Hoạt Động 1: Bài tập tổng hợp
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4- 6 HS cùng thảo luận, xem lại các lược đồ từ bài 8-15 để hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Bài 16: Ôn Tập
Nhóm.....................
Các em hãy cùng thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Điều số liệu, thông tin thích hợp vào ô trống.
a) Nước ta có   dân tộc.
b) Dân tộc có dân số đông nhất là dân tộc   sống chủ yếu ở  
c) Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở   .
d) Các sân bay quốc tế của nước ta là sân bay
..........................................................................................................................
e) Ba thành phố có cảng biển lớn nhất nước ta là:
 ở miền bắc..
 ở miền trung.
 ở miền nam..
2) Ghi vào ô □ chữ Đ trước câu đúng, chữ s cho câu sai.
  a)Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên .
  b)ở nước ta , lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất .
  c) Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi , lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng .
  d) Nước ta có nhiều nghành công nghiệp và thủ công nghiệp.
  e) Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.
  g) Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
- GV nhận xét sửa chữa câu trả lời cho HS.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao các ý, a, e trong bài tập 2 là sai.
- 2 nhóm cử học sinh đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp, cả lớp theo dõi và báo cáo kết quả.
- HS lần lượt nêu trước lớp:
a) Câu này sai vì dân cư nước ta tập chung đông ở đồng bằng và ven biển, thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên.
e) Sai vì đường ô tô mới là đường có khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách lớn nhất nước ta và có thể đi đến mọi địa hình, mọi ngóc ngách để nhận và trả hàng. Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất trong vai trò vận chuyển ở nước ta.
Hoạt động 2: Trò chơi những ô chữ kì diệu
- Chuẩn bị:
+) 2 bản đồ hành chính Việt Nam ( không có tên các tỉnh ).
+) Các thẻ từ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:
+) Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội một lá cờ (hoặc chuông).
+) GV lần lượt đọc câu hỏi về mỗi tỉnh, HS 2 đội dành quyền trả lời bằng phất cờ .
+) Đội trả lời đúng nhận một ô chữ có ghi tên tỉnh đó và gắn lên đồ của mình (gắn đúng vị trí).
+) Trò chơi kết thúc khi giáo viên đọc hết các câu hỏi.
+) Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng tên các tỉnh trên bản đồ.
- Các câu trả hỏi:
1) Đây là 2 tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.
2. Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.
3. Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ.
4. Tỉnh này khai thác than nhiều nhất nước ta.
5. Tỉnh này có nghành công nghiệp khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta.
6. Sân bay Nội Bài nằm ở thành phố này.
7. Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
8. Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
9. Tỉnh này nổi tiếng vì có nghề thủ công làm tranh thêu.
10. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở tỉnh này.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
Củng cố - Dặn dò
- Sau những bài đã học, em thấy đất nước ta như thế nào?
- GV nhận xét giờ học,dặn dò học sinh về ôn lại các kiến thức, kĩ năng địa lý đã học và chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________________________________
Thể dục
Tiết 31:Bài thể dục phát triển chung
Trò chơi " Lò cò tiếp sức "
I. Mục tiêu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện hoàn thiện bài.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân chơi. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương Pháp
1.Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng theo vòng tròn quanh sân tập.
- Xoay các khớp, cổ tay, vai, cổ chân, khớp gối và hông, do giáo viên hoặc cán sự điều khiểm.
*) Kiểm tra bài cũ nội dung do giáo viên chọn.
2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung:
- Thi thực hiện động tác phát triển chung: 
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức” : 
3 Phần kết thúc
- Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn)
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung
6 - 10'
1 - 2'
1'
2 - 3'
1 - 2'
18-22
10-12'
2 x 8
hay
4 x 8
3 - 4'
2 x 8 nhịp
5 - 6' 
1 lần
1 - 2 
4 - 6'
 X
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- GV sửa sai cho HS, nhịp nào nhiều HS tập sai thì GV ra hiệu cho cán sự ngừng hô để sửa rồi mới cho HS tập tiếp.
- GV quan sát, hướng dẫn HS tập còn sai.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại cách chơi.
+ Cả lớp chơi thử
+ Chơi chính thức. Sau mỗi lần chơi chính thức, giáo viên cần có hình thức khen và phạt. Trước khi cho học sinh chơi, GV nhấn mạnh hơn yêu cầu về tổ chức, kỉ luật như người bật được xa nhất.
 X
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
...............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Ngày soạn: 1/12/2009
Ngày giảng: Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009 
Toán
Tiết 79 : Giải toán về Tỉ số phần trăm ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
- Vận dụng cách tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó để giải các bài toán có liên quan.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 3,4 ( 77 ) 
? Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm như thế nào 
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
Trong giờ học toán này chúng ta sẽ tìm cách tính một số khi biết một số phần trăm của số đó.
2.2. Hướng dẫn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó
a) Hướng dẫn tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420
- GV nêu ví dụ : Số học sinh nữ của một trường là 420 em và chiếm 52,5% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh ?
- GV hướng dẫn HS làm theo các yêu cầu sau :
+ 52,5% có số học sinh toàn trường là bao nhiêu em ?
* Viết bảng : 52,5% : 420 em
+ 1% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em ? 
 1% : ......em ?
+ 100% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em 
 100% : ....em ?
- Như vậy để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh toàn trường là 420 em ta làm như thế nào ?
- GV nêu : Thông thường để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh đó là 420 em ta viết gọn như sau :
420 : 52,5 x 100 = 800 (em)
hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800 (em)
b) Bài toán về tỉ số phần trăm
- GV nêu bài toán: Năm vừa qua một nhà máy chế tạo được 1590 ô tô. Tính ra nhà máy đã đạt 120% kế hoạch. Hỏi theo kế hoạch nhà máy dự tính sản xuất bao nhiêu ô tô ?
- Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi : Em hãy nêu cách tính một số khi biết 120% của nó là 1590.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( 78 ) 
- GV gọi HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2( 78 ) 
- GV yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3 ( 78 )
- GV Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS khá tự nhẩm, sau đó đi hướng các HS kém cách nhẩm.
3. Củng cố dặn dò 
? Muốn tìm 1 số biết 52,5 % của nó là 420 ta làm như thế nào 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị .
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- 2 HS nêu .
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán trước lớp.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
+ là 420 em.
+ HS tính và nêu : 
1% số học sinh toàn trường l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5thu.doc