Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số kết hợp với nhận xét - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi

Đổi mới kiểm tra, đánh giá cùng với các thành tố khác (mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, quản lí, tổ chức thực hiện) tạo nên một chỉnh thể của đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của quá trình đổi mới giảo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học (ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) xác định rõ về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học như sau:

1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập.

2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải:

- Đảm bảo tính toàn diện, khoa học, khách quan, trung thực.

- Căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ cảu từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, từng cấp học để xây dựng công cụ thích hợp.

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

- Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá kh

 

docx 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số kết hợp với nhận xét - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN 28: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC BẰNG ĐIỂM SỐ
KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT
Đổi mới kiểm tra, đánh giá cùng với các thành tố khác (mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, quản lí, tổ chức thực hiện) tạo nên một chỉnh thể của đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của quá trình đổi mới giảo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học (ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) xác định rõ về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học như sau:
1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập.
2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải:
- Đảm bảo tính toàn diện, khoa học, khách quan, trung thực.
- Căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ cảu từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, từng cấp học để xây dựng công cụ thích hợp.
- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
- Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
3. Các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử & Địa lí được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên; các môn học và hoạt động giáo dục khác được đánh giá bằng nhận xét của giáo viên.
Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học cũng xác định: “Chuẩn kiến thức kĩ năng là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình tiểu học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục”.
1. Đổi mới đánh giá kết quả học tập ở tiểu học thông qua đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét
Việc đánh giá kết quả học tập bằng điểm số ở tiểu học có những ưu điểm và hạn chế sau:
a) Ưu điểm
- Giáo viên đã sử dụng các loại hình đánh giá: thường xuyên, giữa học kì, cuối học kì, cuối năm học.
- Biết kết hợp các loại hình đánh giá để phân loại học lực của học sinh.
- Nội dung đánh giá đã chú ý tới cả kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Một số giáo viên đã chú ý nhận xét từng bài làm của học sinh bên cạnh việc cho điểm.
b) Hạn chế 
- Nội dung đánh giá: Thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức.
- Cách đánh giá: Chỉ chú trọng đánh giá bằng điểm số mà thiếu nhận xét cụ thể. Chưa chú trọng đánh giá từng cá thể. Đề kiểm tra chỉ tập trung vào trọng tâm của chương trình, thiếu sự phân hóa theo năng lực học sinh.
- Công cụ đánh giá: Đề kiểm tra chủ yếu là kiểm tra viết với hình thức tự luận, do đó còn thiếu khách quan (đánh giá phụ thuộc vào người chấm) và không thể bao quát đủ những kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng giai đoạn học tập. Các đề kiểm tra chưa góp phần phân loại học lực học sinh một cách rõ rệt.
- Việc sử dụng kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế. GV và nhà trường chỉ dùng kết quả điểm số để phân loại học lực học sinh và xét thi đua.
- Người đánh giá: Giáo viên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng đánh giá.
c) Cách điều chỉnh
Với mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo ra con người chủ động, sáng tạo, sớm thích nghi với lao động, hòa nhập thế giới và góp phần phát triển cộng đồng, việc đánh giá cần được đổi mới toàn diện và đồng bộ trên những mặt sau:
- Đổi mới mục đích đánh giá kết quả học tập
Thứ nhất, xác nhận kết quả học tập ở từng giai đoạn của quá trình học tập, ở các môn học trong từng kì, từng năm học ở cấp Tiểu học theo từng lĩnh vực nội dung học tập đã được quy định trong chuẩn môn học và trong chương trình tiểu học.
Thứ hai, cung cấp những thông tin chính xác, quan trọng về quá trình dạy học các môn học cho giáo viên và ban giám hiệu nhà trường, cho các cán bộ quản lí môn học ở những cơ quan quản lí giáo dục (phòng, sở, bộ). Trên cơ sở xử lí những thông tin này, các cơ quan quản lí giáo dục có những quyết định đúng đắn, kịp thời tác động tới việc dạy học các môn học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Đổi mới nội dung đánh giá kết quả học tập
Nội dung đánh giá kết quả học tập phải bao quát đầy đủ những nội dung học tập của môn học được quy định trong chương trình tiểu học và trong quy định về trình độ chuẩn của các môn học. Chương trình có bao nhiêu hợp phần kiến thức và kĩ năng thì cần đánh giá đủ hợp phần kiến thức và kĩ năng đó. Đề kiểm tra không những phải thể hiện đủ các kiến thức và kĩ năng mà còn phải thể hiện đúng mức độ của các kiến thức kĩ năng thái độ học tập mà trình độ chuẩn quy định.
- Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập
Khi đánh giá bằng điểm số, cần chú trọng đánh giá bằng lời và nhận xét cụ thể.
- Đổi mới công cụ đánh giá kết quả học tập
Có nhiều công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi công cụ có những ưu thế riêng trong việc kiểm tra, đánh giá từng lĩnh vực nội dung học tập. Ở tiêu học sử dụng chủ yếu hai công cụ đánh giá là: đề kiểm tra viết, trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận; các loại mẫu quan sát thường xuyên hoặc định kì. 
2. Sự khác nhau trong cách đánh giá kết quả học tập các môn học bằng điểm số trước đây và hiện nay
Đánh giá
Trước đây
Hiện nay
Mục đích
- Đánh giá để nhận định, chứng minh về kết quả học tập của học sinh.
- Đánh giá để nhận định về kết quả học tập của học sinh.
- Đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Nội dung
đánh giá
- Đánh giá cả kiến thức, kĩ năng, thái độ nhưng thiên về khả năng tái hiện kiến thức.
- Chú trọng tới cả kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kết hợp giữa đánh giá khả năng tái hiện kiến thức và khả năng sáng tạo của học sinh.
Cách
đánh giá
- Đánh giá bằng điểm.
- Đánh giá mang nặng tính đồng loạt.
- Đánh giá bằng điểm (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử & Địa lí) và đánh giá bằng nhận xét (các môn còn lại).
- Chú ý tới việc đánh giá từng cá nhân.
Công cụ
đánh giá
- Đề kiểm tra viết và chủ yếu bằng câu hỏi tự luận.
- Đề kiểm tra viết có kết hợp giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Người
đánh giá
- Giáo viên đánh giá học sinh
- Giáo viên đánh giá học sinh
- Học sinh đánh giá học sinh.
--------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxMODULE_TH_28_THI_THI.docx