Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017

Tiết 4: Giáo dục kĩ năng sống

KIÊN ĐỊNH VÀ TỪ CHỐI

 I. MỤC TIÊU:

- Làm và hiểu được nội dung bài tập 4.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng kiên định và từ chối.

- Giáo dục cho học sinh có ý thức kiên định và từ chối đúng lúc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu ghi nhớ .

- GV nhận xét.

 2. Bài mới:

- Giới thiệu bài

 2.1 Hoạt động : Đóng vai

 Bài tập 4:

 - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Bài tập yêu cầu làm gì.

- Gọi 1,2 HS đọc đoạn đối thoại đã làm giờ trước.

- HS đóng vai Tuấn và Minh.

- Một vài nhóm lên thể hiện.

* Giáo viên chốt kiến thức: Chúng ta cần lựa chọn các câu từ chối sao cho phù hợp.

3. Củng cố- dặn dò:

- Chúng ta vừa học kĩ năng gì ?

-Về chuẩn bị bài tập còn lại.

- HS trình bày

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài.

- Đóng vai Tuấn và Minh.

- HS đọc đoạn đối thoại đã làm.

- Học sinh đóng vai theo nhóm 2. - Các nhóm trình bày kết quả.

- HS nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS trình bày.

 

doc 35 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 48 phút.
Bài giải:
 Thời gian ô tô đi trên đường là:
8 giờ 56 phút – (6 giờ 15 phút + 0 giờ 25 phút) = 2 giờ 16 phút = (giờ)
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
 45 x = 102 (km)
 Đáp số: 102 km.
Tiết 2: Kể chuyện
NHÀ VÔ ĐỊCH
I. MỤC TIÊU:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể, và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
 - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh bài kể chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể lại việc làm tốt của một người bạn.
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK
b. GV kể chuyện: 
- GV kể lần 1 và giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện ; giải nghĩa một số từ khó	
- GV kể lần 2, Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
c. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a. Yêu cầu 1:
- HS đọc lại yêu cầu 1.
- HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ truyện, kể chuyện trong nhóm 2 (HS thay đổi nhau mỗi em kể 2 tranh, sau đó đổi lại)
- Mời HS lần lượt kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- GV bổ sung, góp ý nhanh.
b. Yêu cầu 2, 3:
- Một HS đọc lại yêu cầu 2,3.
- GV nhắc HS kể lại câu chuyện theo lời nhân vật các em cần xưng “tôi” kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật.
- HS nhập vai nhân vật kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trong nhóm 2.
- Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi đối thoại với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, bình chọn
+ Người kể chuyện nhập vai đúng và hay nhất, hiểu truyện, trả lời câu hỏi đúng nhất. 
3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học. 
- 1 HS kể chuyện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh minh họa và đọc yêu cầu bài theo nhóm.
- Cả lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh minh hoạ.
- HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh.
- HS kể từng đoạn trước lớp.
- HS nhập vai kể chuyện trong nhóm 2.
- HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Thứ năm 27 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: Khoa học (đ/c Quỳnh)
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH 
I. MỤC TIÊU:
 - Thuộc công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).
 * Học sinh hoàn thành các bài tập 1, 3. 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học
2.2. Luyện tập:
*Ôn tập về tính chu vi và dt các hình:
- HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hbh, hình thoi, hình tròn.
- GV ghi bảng các công thức.
2.3. Luyện tập:
*Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS tóm tắt nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 ( Nếu còn thời gian )
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS tự đọc yêu cầu và làm bài tập 
- GV nhận xét, sửa chữa trong nhóm. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập
- 1 HS lên bảng, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS nêu
- HS ghi vào vở.
- HS nêu yêu cầu nêu cách làm.
- HS làm vào vở, sau đó đổi chấm chéo.
- Cả lớp nhận xét 
Bài giải:
a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là: 120 x = 80 (m)
 Chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
 (120 + 80 ) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là:
 120 x 80 = 9600 (m2)
 9600 m2 = 0,96 ha
 Đáp số: a) 400m
 b) 9600 m2 ; 0,96 ha.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả .
Bài giải:
Đáy lớn là: 5 x 1000 = 5000 (cm) 
 5000 cm = 50 m
Đáy bé là: 3 x 1000 = 3000 (cm)
 3000cm = 30 m 
Chiều cao là: 2 x 1000 = 2000 (cm)
 2000 cm = 20 m
Diện tích mảnh đất hình thang là:
 (50 + 30 ) x 20 : 2 = 800 (m2)
 Đáp số: 800 m2.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả .
Bài giải:
a) Diện tích hình vuông ABCD là:
 (4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích hình tròn là:
 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
 Diện tích phần tô màu của hình tròn là: 50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
 Đáp số: a) 32 cm2; b) 18, 24 cm2.
Tiết 3: Tập đọc
 NHỮNG CÁNH BUỒM
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
 - Học thuộc lòng bài thơ.
II. CHUẨN BỊ: Hình minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài út Vịnh và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Đọc nối tiếp lần 1, luyện đọc các tiếng khó.
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Đọc theo nhóm 3.
- GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc khổ thơ 1:
+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển?
+ Rút ý 1: 
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5:
+ Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
+ Rút ý 2:
- Cho HS đọc khổ thơ cuối:
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
+ Rút ý 3:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS 5 nối tiếp đọc bài thơ.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc hs về đọc bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS đọc toàn bài và nêu cách chia đoạn trong nhóm.
- HS đọc thành tiếng nối tiếp trong nhóm, nêu từ khó đọc.
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ:
- HS đọc bài, 1 nhóm đọc bài.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi
- HS phát biểu.
+ Hai cha con đang đi dạo trên bãi biển
+ Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng
+ Con mơ ước khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết về cuộc sống
+ Những mơ ước của người con.
+ Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
+ Cha nhớ đến ước mơ của mình thuở nhỏ.
- HS nêu.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
Tiết 4: Tập làm văn
 TRẢ BÀI VĂN: TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
 - Viết lại một đoạn trong bài cho đúng và hay hơn.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Một số HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2. Nội dung:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Môt số HS diễn đạt tốt.
+ Môt số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo kết quả.
c) Hướng dẫn HS chữa bài:
- HS nối tiếp đọc các nhiệm vụ 2, 3, 4. 
* Hướng dẫn chữa lỗi chung: GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn một số lỗi điển hình : bố cục, dùng từ, đặt câu .
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
- Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài đã chữa trên bảng.
* Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- GV trả bài cho từng học sinh.
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
* Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
* HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- 1 HS đọc, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Đọc tiếp nối.
- HS cùng sửa lỗi chung.
- 1 HS lên chữa trên bảng.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tính chu vi, diện tích của các hình đã học.
 - Biết giải các bài toán có liên quan đến tỉ lệ.
 * Học sinh hoàn thành các bài 1, 2, 4. 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2. Kiến thức:
*Bài tập 1: 
- Cho HS tự đọc yêu cầu và làm bài tập 
- GV nhận xét, sửa chữa trong nhóm. 
*Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở TL thống nhất đáp án.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: ( Nếu còn thời gian )
- HS nêu yêu cầu.
- TL HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài .
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả.
Bài giải:
a) Chiều dài sân bóng là:
 11 x 1000 = 11000 (cm)
 11000cm = 110m
 Chiều rộng sân bóng là:
 9 x 1000 = 9000 (cm)
 9000cm = 90m
 Chu vi sân bóng là:
 (110 + 90) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
 110 x 90 = 9900 (m2 )
 Đáp số: a) 400m; b) 9900 m2.
- HS làm bài vào vở thống nhất đáp án.
Bài giải:
 Cạnh sân gạch hình vuông là:
 48 : 4 = 12 (m)
 Diện tích sân gạch hình vuông là:
 12 x 12 = 144 (m2)
 Đáp số: 144 m2
- HS nêu yêu cầu. 
- HS làm vào vở.
Bài giải:
 Chiều rộng thửa ruộng là:
 100 x = 60 (m)
 Diện tích thửa ruộng là:
 100 x 60 = 6000 (m2)
 6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
 6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là: 55 x 60 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg.
- HS làm bài theo nhóm 2.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét 
Bài giải:
 Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
 10 x 10 = 100 (cm2) 
Trung bình cộng hai đáy hình thang là: (12 + 8) : 2 = 10 (cm)
 Chiều cao hình thang là:
 100 : 10 = 10 (cm)
 Đáp số: 10 cm.
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM)
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT 1): để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
 - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm ( BT 2).	
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại BT 2 tiết trước.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời một số HS đọc lại.
 *Bài tập 2:
- Mời 3 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn: Các em đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3:
- Mời 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 6.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm.
- 1 HS làm, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
*Lời giải :
Câu văn
Tác dụng của dấu hai chấm
Câu a
- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu b
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
*Lời giải:
a) Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
b) khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
c) thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
*Lời giải:
- Người bán hàng hiểu lầm ý khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
(hiểu nếu còn chỗ trên thiên đàng).
- Để người bán hàng khỏi hiểu lầm thì cần ghi như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
Tiết 3: Tập làm văn
KIỂM TRA VIẾT: TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
 - HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng .
II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài 
- Bốn đề bài của tiết viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết ôn tập về tả cảnh cuối tuần 31. Tiết học ở tuần trước, mỗi em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả cảnh theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn..
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- Kiểm tra HS chuẩn bị bài.
- GV nhắc HS :
+ Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
3. HS làm bài kiểm tra:
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết bài.
- Thu bài.
Tiết 6: Kĩ thuật
LẮP RÔ - BỐT 
I. MỤC TIÊU: 
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp rô - bốt.
 - Biết cách lắp và lắp được rô - bốt theo mẫu. Rô - bốt lắp tương đối chắc chắn. 
 - Với HS khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô- bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. CHUẨN BỊ: - Mẫu rô - bốt đã lắp sẵn. 
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài: 
- GV nêu câu hỏi 
– Gọi HS trả lời:
+ Nêu các bước lắp Rô - bốt?
- GV nhận xét - đánh giá.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Học sinh tiếp tục hoàn 
thành sản phẩm.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Gọi HS đọc những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm trong SGK tr 90..
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm: 
+ Tốt
+ Hoàn thành .
+ Chưa hoàn thành .
- Những HS hoàn thành SP trước thời hạn
và đảm bảo kĩ thuật đánh giá ở mức tốt .
III. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần
thái độ học tập và kĩ năng lắp ráp rô - bốt.
- Hướng dẫn HS tháo các chi tiết và xếp 
đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
- Tiết sau tiếp tục mang bộ lắp ghép 
KT và chuẩn bị học bài “ Lắp ghép mô 
hình tự chọn”.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- GV quan sát giúp đỡ những em vẫn còn lung túng.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Dựa vào tiêu chuẩn, đánh giá sản phẩm của bạn.
- HS lắng nghe và thực hiện
Tiết 7: Toán
ÔN TẬP: CÁC PHÉP TÍNH 
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
 - Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân số thập phân, một số nhân 1 tổng, giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.
 - Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ. Hệ thống bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra :
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
-Gv hướng dẫn HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 65,8 x 1,47	b) 54,7 - 37
c) 5,03 x 68	d) 68 + 1,75
Bài tập 2 : 
Mỗi chai nước mắm chứa 1,25 lít. Có 28 chai loại 1, có 57 chai loại 2. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít nước mắm?
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 6,953 x 3,7 + 6,953 x 6,2 + 6,953 x 0,1
b) 4,79 + 5,84 + 5,21 + 4,16
Bài tập 4 : ( HSNK )
Chiều rộng của một đám đất hình chữ nhật là 16,5m, chiều rộng bằng chiều dài. Trên thửa ruộng đó người ta trồng cà chua. Hỏi người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ cà chua biết mỗi mét vuông thu hoạch được 6,8kg cà chua.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
96,726. b)17,7
342,04 d) 69,75
Bài giải :
 Tất cả có số lít nước mắm là:
 1,25 x ( 28 + 57) = 106,25 (lít)
 Đáp số : 106,25 lít
Bài giải :
a) 6,953 x 3,7 + 6,953 x 6,2 + 6,953 x 0,1
= 6,93 x (3,7 + 6,2 + 0,1)
= 6,93 x 10.
= 69,3
b) 4,79 + 5,84 + 5,21 + 4,16
 = (4,79 + 5,21) + (5,84 + 4,16)
 = 10 + 10
 = 20
Bài giải :
Chiều dài của một đám đất hình chữ nhật là: 16,5 : = 49,5 (m)
Diện tích của một đám đất hình chữ nhật là: 49,5 x 16,5 = 816,75 (m2)
Người ta thu hoạch được số tạ cà chua là: 
 6,8 x 816,75 = 5553,9 (kg)
 = 55,539 tạ
 Đáp số: 55.539 tạ
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 6: Khoa học
 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU: Ôn tập về:
 - Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
 *GD BVMT: Mức độ tích hợp toàn phần: 
+ Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. + Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phù hợp với khả năng).
II. CHUẨN BỊ: Hình trang 130, 131 SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:
- Môi trường là gì? Môi trường được chia làm mấy loại? đó là những loại nào? 
- Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2.2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
+ Cả nhóm cùng quan sát hình t 130,131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong các hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
- Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận: SGV trang 199.
2.3. Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
- Bước 1: GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 người.
+ Hai đội đứng thành hai hàng dọc.
+ Khi GV hô “Bắt đầu”, lần lượt từng thành viên lên viết tên một tài nguyên thiên nhiên.
+ Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của tài nguyên đó là thắng.
- Bước 2: HS tiến hành chơi – Phân định thắng – thua.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
-HS trình bày.
* Đáp án:
- Tài nguyên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên 
- Hình 1: Gió, nước, dầu mỏ
- Hình 2: Mặt trời, động, thực vật
- Hình 3: Dầu mỏ.
- Hình 4: Vàng
- Hình 5: Đất.
- Hình 6: Than đá
- Hình 7: Nước
- Nghe GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Tiến hành chơi.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 5: Khoa học
VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG
 ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
 - Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
 * GD BVMT: Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường tự nhiên trong lành.
II. CHUẨN BỊ: Hình trang 132, SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: - Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng?
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2.2. Hoạt động 1: Quan sát 
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 6 
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 130 để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
+ Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận: SGV trang 203.
3. Hoạt động 2: 
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
- Cho HS theo nhóm 4.
- Hết thời gian chơi, HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
- Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? (Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ ô nhiễm).
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. 
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Đáp án:
Hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_lup_5_tuan_32_1617.doc