Giáo án VNEN Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017

ĐỊA LÝ: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên , địa hình, khí hậu, sông ngòi ; dân tộc,trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây nguyên, trung du Bắc Bộ.

- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan- xi- păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên,thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .

- Tự hào Tổ quốc ta giàu đẹp .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .

III. HOẠT ĐỘNG HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

Khởi động

- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.

=> GV giới thiệu bài:

- HS viết tên bài vào vở

- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp

 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Chỉ bản đồ, làm việc cả lớp

Việc 1: HS quan sát Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.

- Lên bảng chỉ trên bản đồ ĐLTNVN dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, các cao nguyên ở Tây nguyên, TP Đà Lạt

Việc 2: HS thực hiện

Việc 3: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

2. Làm việc theo nhóm (20')

Việc 1: HS đọc yêu cầu BT2 ở SGK

Thảo luận nhóm hoàn thành vào vở ghi

Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận.

Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án VNEN Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cảm theo nhóm
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành(2,3) trong sgk.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
*HSKG biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
*Điều chỉnh: Không làm bài tập 1.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, VBTTV
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động:
 - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
 - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2: Chọn từ nào trong ngoặc đơn ( đã, đang, sắp) để điền vào ô trống
 Tự làm vào vở BT 
- Em chia sẻ với các bạn trong nhóm .
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả, thống nhất chọn các từ điền vào ô trống phù hợp
Bài tập 3: Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ
 Em đọc đoạn văn, tự chữa lại theo y/c Bt.
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh kết quả của mình
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả bằng trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Em báo cáo kết quả với cô giáo
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 Em trao dổi với người thân về cách dùng các động từ : (đã , đang, sắp) trong khi nói
việc làm cụ thể
TOÁN: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU : 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.HS cả lớp hoàn thành bài 1a; bài 2a.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập để khởi động
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: a. So sánh giá trị của hai biểu thức
 GV viết lên bảng 2 biểu thức ( 2 x3) x 4 và 2 x (3 x4 ) 
Việc 1: NT điều khiển các bạn thực hiện tính ở bảng nhóm
Việc 2: Trình bày trước lớp kết quả tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức
 ( 2 x3) x 4 = 6 x4 = 24 và 2 x ( 3 x4 ) = 2 x 12 =24
 Vậy ( 2 x3) x4 = 2 x (3 x4)
b. So sánh giá trị của 2 biểu thức ( a x b) x c và a x( b x c) trong bảng
 Việc 1: NT điều khiển các bạn thực hiện tính ở bảng nhóm
 Việc 2: Trình bày trước lớp kết quả tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức
 Việc 3: rút ra kết luận ( a x b) x c = a x ( b x c)
 Khi nhân hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1a: Tính bằng hai cách 
- Cá nhân quan sát mẫu, đọc đề bài và tự làm vào vở bt. 
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 2a: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Cá nhân tự làm bài. 
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em chia sẻ với người thân kết quả bài làm của mình về tính chất kết hợp của phép nhân
TẬP ĐỌC CÓ CHÍ THÌ NÊN
I.MỤC TIÊU: 	
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ : Cần có ý, giữ vững mục tiêu đã chọn,không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời dược các CH trong SGK).
- Các em có ý thức rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết hướng dẫn luyện đọc 
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
 Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi 
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
 Nghe 1 bạn đọc toàn bài. ( 7 câu tục ngữ)
 Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các đoạn trong bài; đọc từ khó ( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó) 
 Việc 2: Đọc và hiểu ngĩa từ chú giải, nghe Gv giải thích thêm một số từ khó 
 Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
HĐ 2. Tìm hiểu bài 
 Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK 
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. 
 Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
 Việc 3: Hiểu được lời khuyên của các câu tục ngữ
 HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm
Việc 1: Nghe HD luyện đọc
Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích vì sao cô giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó.
Việc 3: HS luyện đọc cá nhân, theo nhóm, đọc TL
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà chia sẻ với người thân ý nghia các câu tục ngữ và sưu tầm thêm các câu tục ngữ khác
Ôn L Toán : ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU: : Giúp học sinh :
- Biết và vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (Tích có không quá 6 chữ số). Giải được bài toán : Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của chúng.
- Vận dụng kiến thức để thực hành đúng, chính xác các bài tập 
* HSchậm: hoàn thành bài tập 1 đến 5; HS Hoàn thành làm thêm BT còn lại
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
: Bảng phụ, vở HD em tự ôn luyện Toán 4 – Tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi Đóng vai theo ND Tr 51 sách HD em tự ôn luyện Toán.... Củng cố: Tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân.... GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
Bài 1(Tr 52; 17): 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách HD em tự ôn luyện Toán và nêu góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
- HĐKQ : Chốt kiến thức về góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
 Bài 3 ( Tr 53): 
Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. 
* C cố: Phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
Bài 4 ( Tr 53): 4-5’
- Thảo luận nhóm đôi, Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. 
* C/ cố: Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán
Bài 6 ( Tr 54): 7-8’
-Yêu cầu Cá nhân làm bài, thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn thống nhất KQ, cử đại diện nêu, chia sẻ KQ trước lớp. HĐKQ : ...
* Chốt: Cách giải bài toán : Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của chúng.
Bài 8 ( Tr 55): 
- Cá nhân làm bài, nêu KQ, đổi chéo vở dò bài, HĐKQ: Thống nhất kết quả, nêu KQ giữa lớp. 
* C cố: Các bước thực hiện tính giá trị biểu thức có vận dụng phép nhân nhiều số với số có 1 chữ số. * YC HS năng khiếu Toán làm thêm BT vận dụng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 Chia sẻ với người thân một số BT vừa học trên.
 Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016
 (Dạy TKB thứ tư)
TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I.MỤC TIÊU :
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. HS cả lớp hoàn thành bài 1,2. 
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm
 III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức
1. HD phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0:
 Việc 1: Đọc phép nhân trên bảng lớp 1324 x 20.
 - Nghe GV hướng dẫn thực hiện : 
 1324 x 20 = 1324 x 2 x 10 = (1324 x 2) x 10 = 2648 x 10 = 26480
 - Thảo luận theo cặp và nêu: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải tích 2648
 Việc 2: Nghe HD cách đặt tính và tính : Viết số 0 vào bên phải của tích và thực hiện nhân với số có 1 chữ số
HS thực hiện ở bảng nhóm: đặt tính và tính
Nêu cách thực hiện
 2: Nhân các số tận cùng là chữ số 0 GV ghi bảng phép nhân 230 x 70 .
 Việc 1: Đọc phép nhân trên bảng lớp 
 HD thực hiện 
 230 x 70 = ( 23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7) x (10 x 10) = 161 x 100 = 16100
 - Thảo luận và nêu: Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích của 23 x 7
 Việc 2: Đặt tính và tính vào bảng nhóm, trình bày cách nhân
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
- Việc 1: Em thực hiện ở bảng con 
- Việc 2: Em trao đổi với bạn về kết quả và nêu cách nhân
- Việc 3: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 2: Tính
- Việc 1: Em tự làm bài vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em cùng người thân tham khảo cách làm BT 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm,tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái (Ghi nhớ).Nhận biết tính từ trong đoạn văn ngắn( đoạn a hoặc đoạn b,BT1, mục III)dặt được câu có dùng tính từ (BT2). *HSKG thực hiện được toàn bộ BT1(mục III).
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết tính từ trong câu và đặt câu với tính từ.
- Các em biết dùng những tính từ để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái trong khi nói hoặc viết.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, VBTTV
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
 - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
 - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Đọc đoạn văn trong SGK: Cậu học sinh ở Ác-boa
- Việc 1: Tìm các từ trong đoạn truyện trên miêu tả:
 + Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i
 + Màu sắc của sự vật
 + Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật
 - Việc 2: Nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trao đổi, thống nhất câu trả lời, báo cáo với cô giáo.
 * Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
2. Ghi nhớ
- Cùng bạn thảo luận về các đặc điểm của tính từ
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: HS KG làm cả bài a và b. Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau	
- Em tự đọc 2 đoạn văn, viết ra giấy các tính từ có trong mỗi đoạn văn
- Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình.
 - Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn trình bày trước lớp
Bài tập 2: Viết một câu có dùng tính từ theo y/c BT	
- Em làm bài cá nhân: Đặt câu vào vở BT
 - Cùng với bạn bên cạnh chia sẻ câu văn của mình
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Kể một số tính từ em sử dụng hằng ngày
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2016
(Dạy TKB thứ 5)
HĐNG: ATGT Bài 2: VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU, RÀO CHẮN
I. MỤC TIÊU:: Giúp HS:
- Hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong GT.
- Nhận biết các loại vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn và xác định được đúng nơi có vạch kẻ đường cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng quy định. Biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.
- GDHS có ý thức đi đường cần chú ý QS đến mọi tín hiệu GT để chấp hành đúng luật Luật GT đường bộ đảm bảo ATGT.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV CB các biển báo hiệu GT đã học ở bài 1; 7 phong bì (trong mỗi phong bì đựng 1 BB đã học ở B1); 1 số hình ảnh bổ sung cho SGK; phiếu học tập cho cả lớp.
* HS QS những nơi có vạch kẻ đường và có những loại vạch kẻ đường nào.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BAN
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* HĐ1: Ôn các biển báo hiệu GT đã học: 8-10’
- Nhóm lớn TL, cử đại diện tham gia HĐ trước lớp..., đại diện các nhómlên dán 1 số BBGT đã học, đã nhìn thấy.... GV hỏi HS đã nhìn thấy BB đó ở đâu? Nêu ý nghĩa của BBGTđó?
- Cho HS QS nêu lại ND từng biển báo hiệu GT.
- Tổ chức trò chơi tiếp sức: GV chuẩn bị 11 BBGT đã học và 11 ý, nghĩa tương ứng chia cho 3 đội chơi, mỗi đội 4 em. Nghe hiệu lệnh các em chọn BB gắn đúng với ý nghĩa mỗi BBGT...
* Chốt: Phổ biến tầm quan trọng của việc QS và nắm được ND, ý nghĩa các BBGT trên đường đi học.Nhắc lại ý nghĩa các BBGT thường gặp:BB Cấm đi ngược chiều, BB nguy hiểm, BB chỉ dẫn
.* HĐ2: Tìm hiểu vạch kẻ đường: 8-10’
- Nhóm lớn TL, cử đại diện tham gia HĐ trước lớp.
- Nêu các câu hỏi cho HS trả lời: + Ai đã nhìn thấy vạch kẻ đường ?
+ Hãy mô tả các loại vạch kẻ đường (Vị trí, hình dánh, màu sắc)
+ Người ta kẻ các vạch kẻ đường đó để làm gì ? (Để phân chia làn xe, làn đường, hướng đi và vị trí dừng lại) * GV chốt sự cần thiết, ý nghĩa của vạch kẻ đường, vị trí các vạch kẻ khác nhau: vạch dừng xe, vạch giới hạn cho xe thô sơ, vạch liền, vạch đứt đoạn 
.* HĐ3: Tìm hiểu cọc tiêu, hàng rào chắn: 8-10’
* GT cho HS biết cọc tiêu qua tranh, GV giải thích“cọc tiêu„là cọc cắm ở mép đường các đoạn đường nguy hiểm giúp người đi đường biết giới hạn của đường...
- GV GT các dạng cọc tiêu hiện có trên đường qua tranh, ảnh.
* GT cho HS biết rào chắn qua tranh, Rào chắn có tác dụng ngăn không cho người, vật và xe qua lại. GV giải thích có 2 loại rào chắn: Rào chắn cố định và rào chắn di động. 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Kể lại ND vừa học cho bố mẹ và người thân nghe
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến về người thân theo đề bài.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
- Giáo dục H một số kĩ năng sống
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên : Bảng phụ gợi ý nội dung cần trao đổi.
- Vở ôli
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
 - HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Phân tích đề bài
 Việc 1: Em đọc đề bài
 Việc 2: Cùng bạn trong nhóm phân tích đề bài 
 Việc 3: Báo cáo ý kiến của em trước lớp, nghe cô giáo bổ sung thêm về y/c của đề bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HD HS thực hiện cuộc trao đổi.- 
 Việc 1: Em đọc gợi ý 1( Tìm đề tài trao đổi)
 Việc 2: Đọc trên bảng phụ đã viết sẵn tên một số nhân vật trong truyện
 Việc 3: HS nói nhân vật mình chọn trước lớp
 Đọc gợi ý 2 và 3 ( Xác định nội dung , hình thức trao đổi.
- Em cùng bạn dóng vai thực hành trao đổi và lần lượt đổi vai nhau.
 Từng cặp Hs thi đóng vai trao đổi trước lớp. Các nhóm cùng cô giáo nhạn xét, góp ý bổ sung và bình chọn nhóm thực hành trao đổi hay nhất,
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Em trao đổi với người thân về một nguyện vọng của mình.
TOÁN ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG
I.MỤC TIÊU 
- Biết đề-xi-mét- vuông là đơn vị đo diện tích. Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông. Biết được1dm2 = 100 cm2. 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. HS cả lớp thành bài 1,2,3.
- Giáo dục HS cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình vuông có cạnh 1 dm, Bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ khởi động. 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức
1. Giới thiệu đè-xi-mét vuông: Đẻ đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đề-xi-mét vuông. Đề-xi-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 dm Viết: dm2
Việc 1: Quan sát hình vuông có cạnh dài 1 dm được xếp đầy 100 hình vuông nhỏ 
( diện tích 1 cm2 ), 
 Việc 2: đọc đè-xi-mét vuông. 1 dm2 = 100cm2
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Đọc:
 - Việc 1: Em cùng bạn bên cạnh đọc các số đo bằng đơn vị đè-xi-mét vuông 
 - Việc 2: Em cùng chia sẻ cách đọc với các bạn trong nhóm.
 - Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo trước lớp 
Bài 2: Viết theo mẫu
- Việc 1: Em đọc và viết số có kèm đơn vị đo dm2 vào vở BT 
- Em trao đổi với bạn về kết quả 
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 3 Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 Em tự làm bài vào vở BT
 - Chia sẻ trong nhóm
- Ban học tập kiểm tra kết quả bài làm của các nhóm
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 Em tự hoàn thành bài tập 4
¤LTV: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - §äc và hiểu câu chuyện Hai cha con và con lừa. Hiểu được tình huống 2 cha con dễ bị lay động bởi những ý kiến của người khác.
 - Tìm được danh từ, động từ, từ láy trong đoạn văn. Viết được bức thư hoặc bài văn kể chuyện.
- Gi¸o dôc häc sinh yªu thÝch môn học.
* HS làm BT1; 2; 3; 5. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ; Sách “ Em tự ôn luyện TV4 – Tập 1”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BAN
* Khởi động: 
- QS tranh Tr 61 ( TL em tự ôn luyện TV) và Thảo luận với bạn: Đoán các sự việc được thể hiện trong tranh.Nêu KQ; Gv YC cá nhân trả lời câu 2.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Làm các BT trang 56 đến 60
1. Luyện đọc và tìm hiểu: Câu chuyện Hai cha con và con lừa.(
Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài. 
Việc 2: HĐ nhóm đôi: Thảo luận ND các câu hỏi Tr 56; 57; 58.
Việc 3: -HĐ nhóm lớn: Nhóm trưởng thống nhất KQ, cử đại diện nêu trước lớp.
2/ BT2 (58): (5-6 phút) - Cá nhân làm bài, thảo luận nhóm đôi, nêu KQ, Lớp HĐKQ, chữa bài, GV chốt KT đúng... ( Thực hiện nếu còn thời gian)
Củng cố: Khái niệm về từ láy; phân biệt từ láy với từ ghép.
3/ BT3 (58): (5-6 phút) - Cá nhân làm bài, thảo luận nhóm đôi, nêu KQ, Lớp HĐKQ, chữa bài, GV chốt KT đúng... 
- Củng cố: Khái niệm về danh từ , động từ; phân biệt danh từ với động từ.
 4/ BT 5 (59) - Hoạt động nhóm lớn: Cá nhân đọc, nhóm đôi thảo luận để xây dựng cốt truyện phù hợp, cử đại diện nêu trước lớp, cá nhân cùng chia sẻ ND cốt chuyện; GV giảng thêm, NX tuyên dương các HS có ND, ý tưởng đặt tên cho câu chuyện hay.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân nội dung vừa ôn luyện, HTBT còn lại.
LỊCH SỬ : NHÀ LÍ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
- Đối với HS cả lớp: 
+ Nêu được những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
+ Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
- Đối với HSKG: Kể được các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
- Giáo dục HS tự hào và biết ơn những người anh hùng dân tộc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK
- Bản đồ HCVN
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- HS viết tên bài vào vở
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Nhà Lý- sự nối tiếp nhà Lê 
Việc 1: HS đọc SGK từ'' Năm 1005.... nhà Lý bắt đầu từ đây''
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
? Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình nước ta như thế nào?
? Vì sao Lê Long Đĩnh mất, trều đình lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
? Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
Việc 2: Thảo luận trả lời câu hỏi.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long 
Việc 1: HS quan sát Bản đồ hành chính VN
Thảo luận nhóm :
? Chỉ Đại La,(Ninh Bình), Thăng Long( Hà Nội)
? Năm 1010 vua Lý quyết định dời đô ra đâu?
? So với Hoa Lư vùng đất Đại La có những gì thuận lợi?
? Vua Lý nghĩ thế nào khi dời đô ra Thăng Long?
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận.
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình.
=> Kết luận: Năm 1010 vua Lý dời đô ra Thăng Long. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.
3. Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
Việc 1: HS quan sát hình minh hoạ, làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:
? Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?
Việc 2: HS trả lời
Việc 3: GV nhận xét, bổ sung.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Sưu tầm tranh ảnh về Thăng Long.
 Thứ bảy ngày 5 thánh 11 năm 2016 
(Dạy TKB thứ sáu)
TOÁN MÉT VUÔNG
I.MỤC TIÊU : 
- Biết Mét- vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo “mét vuông”. m2 
- Biết được 1m2 = 100 dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2.
 HS làm được BT 1,2 (cột 1), bài 3
- Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1 dm2
III. HOẠT ĐỘNG HỌC. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. 
 - HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức
1. Giới thiệu mét vuông: GV giới thiệu hình vuông có cạnh 1m.
 Việc 1: Quan sát hình, nghe giới thiệu: mét vuong là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m. đọc là mét vuông. Viết: m2
 Việc 2: Đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và thảo luận mối quan hệ:
 1m2 = 100 dm2 và ngược lại
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Viét theo mẫu
 Việc 1: HS đọc đề bài và viết theo mẫu
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích các làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 2 (cột 1): Viết số thích hợp vào chõ chấm
 Việc 1: HS đọc đề bài và vào vở ô li
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài 3: 
 Đọc bài toán, nêu tóm tắt.
 Phân tích bài toán cùng bạn và nêu cách giải trong nhóm
 Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp, thống nhất cách giải đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
Em cùng người thân tính diện tích miếng bìa có các kích thước theo hình vẽ ở BT 4
CHÍNH TẢ (Nhớ-viết) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I.MỤC TIÊU : 
- Nhớ viết đúng bốn khổ thơ đầu trong bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”;Trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- HS cả lớp hoàn thành bài tập 2a/b. *HSKG làm đúng yêu cầu BT3 trong SGK (viết lại các câu)
- Các em có ý thức viết đúng và trình bày sạch đẹp.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, VBTTV 
III HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Trao đổi về nội dung bài thơ
Việc 1: Nghe GV giới thiệu bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_11.doc